Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Thực hiện mua bán CP
Bạn nên nhớ xu hướng của CP phụ thuộc 40% vào tình hình thị trường chung, 30% vào ngành,và 30% vào chính CP đó (Cohen)

Nếu bạn chọn lĩnh vực phù hợp và có được hướng đi của thị trường chứng khoán một cách rộng rãi, công việc của bạn đã hoàn thành. Ngay cả khi bạn có được hướng thị trường ngay và mua cổ phiếu tốt, bạn đã hoàn thành.
Tuy nhiên đây là một số hướng dẫn từ phân tích an ninh của Graham và Dodd. Có ba khía cạnh để xem xét khi xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán của bạn

- Giá trị của một cổ phiếu phụ thuộc vào những gì nó có thể kiếm được trong tương lai.

- Các cổ phiếu phổ thông tốt là những cổ phiếu có xu hướng tăng.

- Cổ phiếu tốt sẽ chứng minh các khoản đầu tư tốt và sinh lời.

Mua và giữ không có nghĩa là không bao giờ bán. Ngay cả Warren Buffett cũng đánh giá danh mục đầu tư của mình và bán những CP thua lỗ hoặc kiếm lợi nhuận từ những cổ phiếu mà ông tin là có giá trị hơn.

Nhưng đó là phần khó khăn mà hầu hết mọi người không tập trung vào - Khi nào bán?

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Từ Tâm thức nghèo đói đến Tỉnh thức.

Trong hàng ngàn năm ở khắp nơi trên địa cầu, chỉ một số ít người là sống trong dư giả và sung túc, còn lại hầu hết nhân loại sống trong nghèo đói và thiếu thốn những nhu cầu căn bản nhất. Bởi vậy, tâm thức đói nghèo nó hằn sâu trong ADN, lẩn trong tiềm thức mà nếu không cẩn thận dù giàu có có đến đâu bạn cũng sẽ bị nó trồi lên quật ngã.

Nói đâu xa, thế hệ cha mẹ ông bà, đã trải qua nạn đói năm 1945 và thời bao cấp. Ngay cả cái ăn cũng không có, nó hình thành nên cái tư duy thiếu hụt, lo sợ, keo kiệt hay tiết kiệm thái quá. Hồi sinh viên tôi đi dạy thêm từng gặp một gia đình mà người mẹ mua những gì tốt nhất, chén dĩa đẹp bằng men mạ vàng, xoong nồi xịn.. Các thứ đẹp đẽ  ấy lại cất đi để dành cho con trai lớn lên dùng còn gia đình vẫn sử dụng đồ cũ, mẻ. Ấy là do tâm thức đói nghèo mà ra, luôn lo sợ mất mát, không dám sống cho hiện tại.

Khi bạn bị kềm tỏa bởi tâm thức đói nghèo, dù bạn có gom góp của cải đầy bồ, cách này hay cách khác bạn sẽ lại đánh mất nó. Tiền bạc chỉ ở lại với người xứng đáng với nó.

Ngày nay , sau nhiều năm cố gắng, rất nhiều người đã không còn phải lo cái ăn , cái mặc và sống sung túc. có người cứ đi du lịch mãi đến phát ngán, ăn chơi tiêu xài mà chẳng biết mình để làm gì, có đại gia cặp hết chân dài này đến chân dài khác tìm vui trong lạc thú.. Họ không thấy niềm vui và an bình thực sự, mà thay vào đó là sự trống rỗng, không biết tiếp theo sẽ là gì, một tâm thức nghèo nàn đúng nghĩa đen.

Hành trình linh hồn và tỉnh thức sẽ cho chúng ta giàu có cả bên ngoài và bên trong. Thế kỷ này là thế kỷ của tỉnh thức, bạn nhận ra chưa, rất nhiều người đang thức tỉnh, rất nhiều người đang nói về tâm linh , những cuốn sách tâm linh sẽ sớm thay thế sách self help và sách làm giàu. Và rồi loài người mới sẽ đến, với tâm thức đã được biến đổi để sống an lành và yêu thương nhau, trong nhất thể.

Chúc các bạn cuối tuần an nhiên!!!

Cảm ơn anh  Paul Điệp về bài viết rất hay.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

NGUYÊN LÝ CỦA SỰ BẤT CÔNG


Tại một trường trung học, một người thầy giáo muốn dạy cho học sinh hiểu về đặc quyền và thái độ xã hội, một khái niệm đôi khi còn khó hiểu với ngay cả người lớn. Ông tổ chức một trò chơi.

Đầu tiên, ông đặt trước bục giảng một thùng rác. Sau đấy, ông yêu cầu tất cả học sinh vo tròn một tờ giấy và ném vào thùng rác ấy:

- Các bạn là đại diện cho các tầng lớp của xã hội. Mỗi người đều có một cơ hội để trở nên giàu có và bước chân vào tầng lớp cao tầng, bằng cách ném cục giấy các bạn có trên tay vào cho bằng được thùng rác này, với điều kiện là bạn phải ngồi yên ở vị trí mình.

Các học sinh bắt đầu ném. Một số sự phàn nàn nhanh chóng xuất hiện, khi họ nhận thấy điều không công bằng của trò chơi này.
Rất nhanh, các em biết rằng những người ngồi bàn đầu là người có kết quả tốt hơn.

- Đấy chính là đặc quyền. Có phải những lời phàn nàn hầu như đều xuất phát từ phía sau không? Và các em cũng có nhận thấy những người ngồi phía trước đều không cảm thấy bận tâm về đặc quyền họ được hưởng không? Họ chỉ quan tâm đến viên giấy mình đã nằm trong thùng rác hay chưa. Đó cũng chính là cách người giàu suy nghĩ, thầy giáo trả lời.

- Các em ngồi đây, nhận được sự giáo dục này cũng chính là một đặc quyền. Chỉ hy vọng, các em hãy sử dụng đặc quyền ấy để phấn đấu đạt được những gì mình thực sự mong muốn, cũng như có cái nhìn bao dung hơn, với những người không được may mắn bằng.

- Các em thấy đấy, một số bạn ngồi khu vực đầu ném ra ngoài, đồng thời một số bạn ở khu vực phía sau nhưng lại ném thắng. Đó có thể là sự may mắn, có thể là biệt tài, như các bạn đang chơi bóng rổ thì sẽ ném tốt hơn. Cuộc sống vốn dĩ cũng vậy, cũng có một số đặc quyền còn vượt trội hơn đặc quyền xuất thân, ví dụ như nhan sắc, trí tuệ hay tài năng chẳng hạn…

Như thế, các em cũng phải hiểu, nếu phải sinh ra ở xuất phát điểm thấp, ngồi ở phía xa hơn và không có một biệt tài gì cả, bắt buộc các em phải cố gắng nhiều hơn, hoặc may mắn nhiều hơn, mới có thể đạt được sự sung túc. Hãy suy nghĩ về xuất thân và giấc mơ của chính mình. Lưu ý, suy nghĩ để cố gắng hơn chứ không phải suy nghĩ để bóp méo giấc mơ lại.

Còn riêng những em ngồi bàn đầu, có phải một số em ném không trúng không? Đúng vậy! Các em sinh ra trong môi trường tốt không có nghĩa là các em sẽ có kết thúc tốt. Các em chỉ có xác suất tốt hơn thôi.

Mọi rủi ro trong cuộc sống đều có thể sẽ tước đi đặc quyền của em bất kỳ lúc nào…

Nhưng, các em biết không, cái đánh mất đi, chắc chắn nhất, đó chính là thái độ của các em. Các em chểnh mảng các em sẽ phải trả giá. Cha mẹ các em có thể lo cho các em ngồi đây học, nhưng họ không thể nào học thay cho các em được.

Cuộc đời các em là do các em tự quyết định, các em luôn phải “tự ném” trong tất cả các quyết định sau này, khi các em đã có thể tự lập.

Cả lớp im lặng.
Thầy hỏi tiếp:
- Có bạn nào ngồi ở sau lớp ném trúng vào rổ không?
- Dạ, không ạ!

- Vậy tại sao mỗi lần vào lớp, các em đều cố ngồi thụt về phía sau, đùn đẩy nhau lên bàn đầu? Các cơ hội trong cuộc sống không phải lúc nào cũng đến.

Nếu giả sử, hôm nay chiếc rổ này đúng là cơ hội đổi đời thật sự, việc các em cứ rúm ró đằng sau lớp học thế kia, có phải là đã chối bỏ đặc quyền của mình hay không? Mà nếu đúng cái rổ này là cơ hội thật sự, thì nó sẽ không bự như vậy đâu.

Cơ hội thật sự trong cuộc sống rất khó tìm. Chúng ta có gần 30 học sinh, cái gọi là vị trí trung tầng của xã hội này cũng có thể chỉ dành cho một vài người trong đây thôi. Hãy luôn mang tâm thế sẵn sàng trong bất kỳ cơ hội được học hỏi nào!

Nào, thôi, bây giờ chúng ta sẽ qua tình huống tiếp theo. Thầy sẽ mang cái rổ này từ phía đầu lớp đi đến giữa lớp. Xong! Các em ngồi bàn đầu có ý kiến gì không?

- Kỳ quá thầy ơi!
- Thế còn các em, thầy mang đến sát bên em thế này, em có cảm giác như thế nào?
- OK! Thầy!

- Đúng đó! Thật ra, bất cứ hình thái xã hội nào cũng đều muốn hướng tới sự phát triển toàn diện hơn. Nhưng muốn và được cần rất nhiều thứ. Họ sẽ dịch chuyển các chính sách để mang lại tổng lợi ích nhiều hơn, theo – cách – họ – nghĩ. Tất nhiên điều đó sẽ tước đi đặc quyền của các tầng lớp khác.

Có hai điều cần lưu ý.

Điều đầu tiên, khi gặp bất kỳ sự kiện nào sau này, các em hãy cẩn thận với động cơ của họ. Khi một tầng lớp mất đi quyền lợi, hay cảm thấy không xứng với thứ mình nhận, cách nhìn nhận của họ sẽ rất tiêu cực. Đừng để sự tiêu cực ấy cuốn mất bản thân mình đi.

Bài học thứ hai, là chính thầy. Thầy chỉ dạy các em Toán, thầy không phải là nhà tâm lý học, nhân chủng học, phân loại học, địa hình học gì gì đó. Thầy mang rổ thầy đến đây là bởi vì thầy chỉ thấy đây là nơi phù hợp nhất. Có thể là do thầy thấy anh này đẹp trai, cô này đẹp gái, con bé này đi học đầy đủ, hay thằng này hay lau bảng cho thầy. Thầy cư xử hoàn toàn cá nhân. Thầy bước đến đây là do suy nghĩ và nhận thức thầy là đến đây. Sự phản đối của mấy đứa trên kia, thầy vốn không quan tâm. Thế, các em có nên dựa vào thầy không?

- Thật ra, “Ai từ bỏ tự do để đổi lấy an toàn là người không xứng đáng được tự do và cũng không xứng đáng được an toàn.”(Benjamin Franklin). Tự cường bản thân vẫn chính là phương pháp đúng đắn nhất. Đúng, quyết định của thầy vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến các em! Nhưng không có nghĩa là các em hoàn toàn bị động với thầy. Các em có thể xun xoe nịnh nọt thầy, các em cũng có thể luyện kỹ năng “bắn rổ ba điểm”. Các em có thể ở lại. Các em có thể rời đi. Làm rắn, làm đại bàng, hay làm bọ chét trên thân đại bàng cũng được, thì các em cũng đã có cơ hội leo lên đỉnh. Chứ nếu mãi mãi bị động, mãi mãi phụ thuộc, e rằng rất khó! Vẫn là lưu ý, đã là tự chủ thì phải tự chủ trong tâm trí, tự chủ bằng tri thức của chính mình. Đừng vì một ý kiến phiến diện cá nhân mà quyết định, kể cả đó là ý kiến của thầy.
-St-
Www.greenecolife.vn

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

5 ĐỜI CHỒNG VẪN CÒN ...ZIN 🤣🤣🤣

🤔 Một cô gái công tác ở Tổng cục chính trị sau khi ra tòa ly dị người chồng thứ 5, cô đề nghị tòa xác nhận cho cô vẫn còn " zin". Tòa yêu cầu cô cho biết rõ lý do thì cô òa khóc và nói:
- Em khổ lắm... mang tiếng là 5 đời chồng nhưng em có được cái nào đâu?

🚫 Đời chồng thứ nhất của em là anh cán bộ tuyên huấn: NÓI MÀ KHÔNG LÀM!

🚫 Đời chồng thứ hai là anh kế hoạch: VẠCH RA MÀ KHÔNG THỰC HIỆN!

🚫 Đời chồng thứ ba là anh cán bộ bảo tàng: KHÔNG SỜ VÀO HIỆN VẬT!

🚫 Đời chồng thứ tư là anh cán bộ bảo mật, lúc nào cũng: NIÊM PHONG CHẶT!

⁉️⁉️ Rút kinh nghiệm 4 đời chồng trước. Xem phim hình sự em thấy các anh hình sự là con người của hành động... vì vậy em quyết định lấy anh hình sự - Tưởng ngon! Nhưng anh lúc nào cũng: GIỮ NGUYÊN HIỆN TRƯỜNG... 🤣

😝 Thế là đã kết hôn 5 lần nhưng em vẫn còn... zin.

Nghe đương sự trình bày, tòa chấp nhận lời đề nghị hợp lý đó nhưng hỏi thêm:

- Nếu đi bước nữa thì đương sự chọn đối tượng nào?

Lập tức cô gái trả lời:

🔵 Lần này em sẽ lấy anh đạp xích lô vì CỨ LÊN LÀ ĐẠP! 🤣🤣🤣😄

Lời bình: Cơ chế chính sách nó ảnh hưởng đến hôn nhân một cách khủng khiếp thế đấy.

(Ảnh: Đương nhiên là minh họa rồi.)

Tiêu Điểm.
Cuộc chiến Founder và quỹ đầu tư
Coteccons vs kusto, ba huân vs vinacapital,... kha khá các cuộc chiến âm thầm giữa quỹ đầu tư và Founder.
Khoan bàn đến sự phức tạp, tuy nhiên có một việc cơ bản là đa số thiếu một chiến lược gọi vốn và kế hoạch phát triển cũng như tư vấn để chọn nhà đầu tư phù hợp, và thực sự không hiểu nhà đầu tư muốn gì , cơ bản nhà đầu tư đều có kì hạn đầu tư 5-10 năm tuỳ và họ mong muốn lợi nhuận trên khoản đầu tư hơn là mục tiêu dài hạn.
Khi chọn nhầm nhà đầu tư giống như hôn nhân không hạnh phúc , ai cũng tung chiêu , Founder tìm cách phòng thủ xây dựng sân sau nhà đầu tư phủ quyết thay quyền điều hành.
Tuy nhiên dù thế nào thì đám đông sẽ ủng hộ nhà đầu tư chứ ít khi ủng hộ Founder , khi bạn không làm hài lòng nhà đầu tư thì bạn sẽ khó đấy.
Nên cần có sự chuẩn bị kĩ đừng để rơi vào tình trạng của anh Dương coteccons. Thực tế anh Dương làm quá thô và uy tín mất trầm trọng.

Dominic Vũ
Coteccons-Ricons, thùng gạo hai đáy của ông Nguyễn Bá Dương ?

Nội chiến Coteccons dạo gần đây đang là tâm điểm thời sự kinh tế. Sau cổ đông lớn Kusto (cổ đông nắm 17,55% vốn Coteccons) đến lượt The8th Pte.Ltd gửi yêu cầu bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT của hai ông sếp Coteccons Nguyễn Bá Dương và Nguyễn Sỹ Công. Trước đó là động thái từ Thành Công (chiếm 14,67%), Ma Dao Trading Pte.Ltd (chiếm 2,15%).

Các pháp nhân ngoại này cho rằng ông Nguyễn Bá Dương và đồng sự âm thầm xây dựng công ty “sân sau” là Ricons và vài công ty khác rồi chuyển những gói thầu ngon cơm về cho công ty vừa là thầu phụ vừa lại là đối thủ chính của Coteccons.

Điều này có nghĩa là bộ sậu Coteccons đã gọi vốn ngoại góp gạo thổi cơm chung. Nhưng thùng gạo của Coteccons có một “ngăn mật” ở đáy, đó chính là Ricons do nhóm này điều khiển, linh động chuyển dòng tiền hoặc lợi nhuận âm thầm.

Những năm gần đây, mặc dù là một pháp nhân con nhưng sức khoẻ tài chính và độ hấp dẫn của Ricons lớn hơn so với DN mẹ. Lợi nhuận ròng sau thuế của Ricons năm 2015 mới chỉ bằng 11% lợi nhuận ròng sau thuế của Coteccons nhưng chỉ vài năm đã tăng lên thành 51% trong năm 2019. Doanh thu và lợi nhuận của Ricons cũng tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2013-2018, từ mức 1.300 tỷ năm 2013, đã tăng lên 9.300 tỷ đồng vào năm 2018. Lợi nhuận của Ricons trong cùng năm đạt 430 tỷ, gấp 14 lần so với thời điểm 5 năm trước đó.

Trong khi đó, suốt 3 năm qua, lợi nhuận của Coteccons gần như đứng yên ở mốc 1500 tỷ đồng, không tương xứng vị thế một gã khổng lồ trong lịch vực xây dựng, có thị trường rộng lớn khắp nước.

Nội chiến Coteccons không chỉ là chuyện trong nhà ông lớn này. Đó là một xung đột kinh tế thường thấy khi quỹ ngoại vác vốn vào sân chơi thôn làng. Coteccons, một con thiên nga đẹp đẽ đã bị vắt vào chân một con đỉa Ricons hút máu, rất nhẹ nhàng êm ái nhưng khả năng “đột tử” của vật chủ rất cao.

Đó là cuộc chơi không chỉ bôi đen một thương hiệu lớn mà còn là một bộ mặt môi trường đầu tư bị vấy bẩn. Cuộc chiến đương nhiên còn dai dẳng khi bộ sậu Coteccons đang cãi chày cãi cối. Tuy nhiên, điểm kết thúc của nó, có thể nhìn thấy trước là sự tan vỡ liên minh và tì vết cho một Ricons đang hút những con bạc từ OTC.

Đỉnh điểm có thể là khác nữa, vì tổng số cổ phần của Kusto trực tiếp hoặc uỷ thác nắm giữ trong Coteccons là 35% và họ đương nhiên sẽ không chấp nhận một con thiên nga bị khô máu.

Quan chức có sân sau hút tiền quốc gia, chủ DN có sân sau hút máu partner, toàn những vẻ đẹp tiềm ẩn !

Ảnh: Ông trùm Coteccons Nguyễn Bá Dương

Nguyễn Tiến Tường
Fb dinh thế hien
Công ty cổ phần đại chúng niêm yết : MA thù địch - Thành viên HĐQT độc lập - Vai trò Ban Kiểm soát

(Các anh em phóng viên chỉ cần xem đoạn P/S cuối cùng nhe)

Hôm qua có cuộc tranh luận khá mạnh với đàn em về Case "lật đổ chủ tịch kiêm người sáng lập Conteccons)". Việc một người sáng lập tạo nên một công ty đứng đầu về xây dựng trên Sàn niêm yết, được nhiều cổ đông lớn, trong đó có có quỹ đầu tư tài chánh tham gia, mà bị các cổ đông lớn lật đổ do họ chiếm cổ phần chi phối (51 - 65%), thì cũng rất đáng tiếc, do vậy người đàn em phê phán nhóm lật đổ cũng là hợp lẻ....

Nhưng cuộc tranh luận của tôi không nằm trong người lãnh đạo đúng, hay nhóm lật đổ đúng, mà tôi muốn các nhà báo phải nhìn nhận công ty CP đại chúng niêm yết đúng như "cuộc chơi của nó" và đúng với "sân chơi TTCK", được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế (trừ xứ ta), và nhờ đó tạo ra hệ thống kinh doanh  thông tin khổng lồ của báo chí, truyền thông, ....

1. Khi một người (hoặc nhóm) sáng lập công ty quyết định đưa công ty thành đại chúng niêm yết thì phải biết rỏ luật chơi của nó, trong đó có M&A thù địch; có nghĩa là bất kỳ ngày đẹp trời nào cũng có thể xuất hiện một tay vô danh tiểu tốt tới phòng chủ tịch xèo ra số cổ phiếu sở hữu chi phối (51 - 65%) và yêu cầu mình phải từ chức. Nó có vẽ rất đắng, nhưng luật chơi là như thế; luật chơi đã được xây dựng từ khoa học kinh tế tài chánh, luật pháp bảo vệ sở hưu và thực chứng kinh nghiệm phát triển TTCK, mà nhờ đó làm nên các doanh nghiệp và nền kinh tế hùng mạnh của các  quốc giá phát triển, mà xứ ta cố học theo nhưng 20 năm nay vẫn còn lẹt đẹp vì cứ nghĩ lùi. Do vậy người sáng lập lãnh đạo công ty một khi đã quyết định niêm yết, thì phải luôn bảo đảm nhón ủng hộ mình có 51% cổ phiếu. Một khi không có đủ số cp ủng hộ thì phải chấp nhận "có thể bị mời rời ghế".

Một công ty niêm yết muốn không bị M&A thù địch, nhưng không muốn cá nhân (hoặc nhóm nồng cốt) chiếm 51%; thì cần phải có 1, 2 quỹ đầu tư tài chánh tham gia. Đơn giản vì  các Quỹ này đầu tư trung hạn, và không bao giờ thâu tóm hoặc tiếp tay thâu tóm thù địch (do tính chất của Quỹ phải như vậy). Nếu các quỹ này không ok trước chiến lược kinh doanh của mình, họ sẽ thoái vốn và nhóm lãnh đạo luôn được ưu tiên mua trước.

2. Quỹ đầu tư tài chánh "bược lòng" thoát vốn, dấu hiệu công ty sẽ suy thoái hoặc nhóm lãnh đạo có nguy cơ mất quyền !

Quỹ đầu tư tài chánh khi không bằng lòng cách điều hành của nhóm lãnh đạo mà góp ý không được; thì họ sẽ thoái vốn để tránh sự thua lổ, hoặc bị cổ đông của họ phê phán. Lúc này, nếu nhóm lãnh đạo không mua lại cổ phần của họ thì rất có nguy cơ nhóm cổ đông lớn khác mua và thâu tóm. STB là điển hình, khi IFC và ANZ thoái vốn vì không đồng ý cách điều hành có tính lợi ích cá nhân của ông chủ tịch kiêm ngưởi sáng lập, thì sau đó một thời gian,  người chủ tịch buộc phải rới chức vì không cón đủ 51% phiếu ủng hộ....

Trường hợp khác, nếu thấy nhóm lãnh đạo điều hành không trung thực, có lợi ích riêng; mà Quỹ đầu tư tài chánh không thể thoái vốn vì giá xuống quá và không có người mua đủ lượng cổ phiếu. Lúc này, cực chẳng đã họ phải liên kết với các cổ đông lớn khác để đủ số lượng cổ phiếu nhằm lấy  quyền lãnh đạo bảo vệ cho giá trị đầu tư của họ (một nhiêm vụ quan trọng nhất đối với các cổ đông của Quỹ).

....Nói "cực chẳng đã" vì phương thức đầu tư của các Quỹ đầu tư tài chánh đại chúng không bao giờ được phép kết hợp để chiếm một công ty nhằm trục lợi, điều này tự nó sẽ làm tan rả Quỹ đầu tư, trừ khi họ có đủ thông tin xác nhậm nhóm lãnh đạo tư lợi làm thiệt hại công ty...

VẤN ĐỀ THÀNH VIÊN HĐQT ĐỘC LẬP VÀ BAN KIỂM SOÁT :

Theo luật chơi TTCK, hai nhóm này phải có để bảo đãm sự kiểm soát, giám sát hoạt động công ty cp niêm yết được minh bạch, bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ....

......với Ban KS thì hầu như từ lâu vẫn được xem là "người nhà" của nhóm lãnh đạo, nên vai trò Ban KS của các cty niêm yết xứ ta rất nhạt nhòa, kể cả các NHTM cổ phần niêm yết, vốn rất cần ban KS mạnh và trung thực; và như vậy việc ban KS của Conteccons lên tiếng xem như một case cần thiết để nhắc nhở vai trò ban KS rất quan trọng nếu TTCK VN muốn phát triển "tử tế"....

Một nhóm thứ hai là thành viên HĐQT độc lập, cái này 8 năm trước được UBCK yêu cầu bắt buộc các công ty cp đại chúng phãi thực hiện, xem như một nguồn lực mới bảo vệ nhà đầu tư. Ở các nước phát triển, chức danh này, các công ty thường mời những chuyên gia nổi tiếng về tài năng và uy tin tham dự để giúp công ty và làm cho các nhà đầu tư yên tâm. Tuy nhiên, ở xứ ta thì chức danh này lại được chỉ định cho đàn em, người nhà của nhóm lãnh đạo, nên cuối cùng nhóm lãnh đạo có ý đồ cũng đã vô hiệu hóa một quy định cần thiết của UBCKNN.

P/S (đoạn này anh em phóng việc đọc nhe) :

Tui đang có một case thâu tóm còn ly kỳ, hấn dẩn hơn case Contescon; một vợ chồng ít tên tuổi đã bỏ 300 tỷ, để cuối cùng thâu tóm được một công ty có giá trị thực (giá trị chuyển thành tiền) 2000 tỷ của một công ty đại chúng có uy tín, ngay khi chiếm quyền họ đã yêu cầu trưởng ban KS từ chức, sa thải cô KTT lâu năm trung thực của công, sau đó sa thải hàng loạt nhân viên kỳ cựu, mục tiêu của họ là mua để xẻ thịt công ty chứ không phải mua để phát triển tăng giá cổ phiếu kiếm lời. Do vậy họ cố tình đạp giá cp xuống thật thấp, khiến gần 25% cổ phiếu của các cổ đông kỳ cựu từ ngày đầu công ty thành lập, đang bị mất giá hàng trăm tỷ đồng, không thể bán được.....

....case này không chỉ có vấn đề thâu tóm, mà còn đặt ra hàng loạt vấn đề như "Quỹ công đoàn" và "Quỹ phúc lợi" có giá trị vài chục tỷ là của CBCNV hay của chủ sở hữu, và khi nắm 65% họ đã cho sai thải 90% CBCNV, và như thế họ đương nhiên sở hữu trọn gói 2 quỹ này,...

Nếu anh em nhà báo nào quan tâm vui lòng inbox với tui, tui sẽ chọn khoảng 3 bạn của 3 báo thực sự quan tâm để cung cấp thông tin và sẽ giúp gặp người lãnh đạo sáng lập công ty bị thâu tóm thù địch để trao đổi, bảo đảm tin bài hay theo nhiều góc độ...

GHI CHÚ :
M&A thù địch là một thuận ngử tài chánh thuần túy, hàm ý phe thâu tóm không thỏa thuận được với nhóm lãnh đạo hiện tại, nên buộc dùng cổ phần chi phối để chuyến quyền lãnh đạo.

Thuật ngử này không hiểu theo nghĩa Phe thâu tóm là xấu, gian lận hay làm trái pháp luật.


Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

KHÔNG TRANH CÃI KHI KHÔNG CÙNG HỆ GIÁ TRỊ

Sáng nay nhiều anh chị inbox cho tôi nội dung anh Hoàng Linh (Báo Tuổi Trẻ) viết là “10 người mất mạng sau cơn mưa... là kiểu đùa vô văn hoá”. Ai cũng tỏ ra sốt ruột và lo lắng cho tôi vì sợ tôi bị mất văn hoá.

 Tôi lại bật cười.

Có một sự thật không thể thay đổi rằng, mỗi người có một hệ giá trị khác nhau. Mà nguyên tắc là khi không cùng hệ giá trị thì chỉ nên tôn trọng như tôn trọng sự khác biệt, tuyệt đối không nên tranh luận. Bởi đã khác hệ giá trị rồi thì tranh luận đến chết cũng không thống nhất được ai đúng ai sai.

Đại gia đình tôi ở quê, hầu như đàn ông trong nhà đều mê bóng đá, chỉ có cậu Năm không mê. Khi cả nhà tập trung luộc bắp coi một trận World Cup, cậu Năm ghé 5 phút và chán nản bỏ đi, bảo “mấy chục thằng tranh nhau quả bóng, sao không mua mỗi đứa một quả”. Tôi không thể nói với cậu rằng bóng đá hay lắm, nó hay vầy hay vầy, vì tranh cãi là vô ích.

Một người bạn của tôi ngạc nhiên khi thấy tôi có thể thức thâu đêm coi trực tiếp một trận quần vợt 4 tiếng đồng hồ. Bảo “có trái bóng nhỏ đánh qua đánh lại, có gì hay mà coi say mê vậy”. Tôi không thể ngồi tranh cãi rằng nó hay lắm, nó hay vầy hay vầy. Vì nói cũng vô ích.

Hai năm gần đây, bạn tôi chuyển qua chơi golf. Vợ anh ấy cằn nhằn, bảo đó là trò cuốc đất vô bổ và rửng mỡ. Bạn tôi không có cách nào giải thích cho vợ hiểu và tin rằng môn golf nó thú vị thế nào.

Tương tự, con người có nhiều tính cách và nhiều hệ giá trị khác nhau để theo đuổi và hạnh phúc với nó. Có những người hài hước và có những người không hài hước. Lại có những người hài hước kiểu này nhưng cũng có những người hài hước kiểu khác.

Stt tối qua tôi viết (Hơn 10 người mất mạng sau cơn mưa tại TP.HCM...) là một trò đùa câu chữ. Thời điểm này, trong 404 biểu tượng cảm xúc mà người đọc gửi đến, có đến 251 biểu tượng ha ha, tức là họ thấy hài hước và vui vẻ, 117 biểu tượng thích, 3 biểu tượng thả tim, 5 biểu tượng phẫn nộ. Điều này thể hiện, đa số người đọc cảm thấy nó vui vẻ. Nếu anh Hoàng Linh bảo tôi vô văn hoá thì xin chia buồn với 251 người đã thả ha ha, vì các anh chị cũng vô văn hoá như Trần Triều rồi 😅.

Hôm qua, có anh Lê Đức Dục (Báo Tuổi Trẻ) và anh Đức Hiển (Báo Pháp Luật) dẫn stt của tôi về trang của mình, sau đó các page khác dẫn về khiến lượng người tiếp cận nội dung này rất đông.

Theo quan điểm chủ quan của tôi, anh Hoàng Linh không phải là người hài hước hoặc hài hước theo một cách rất khác với tôi. Đọc các bài viết của anh Linh thì không thấy hài hước nhiều.

Vậy tôi mạnh dạn cho rằng, tôi và anh Linh không cùng hệ giá trị với nhau. Tôi theo đuổi phong cách hài hước và cảm thấy hạnh phúc với bạn đọc riêng của mình- những người cùng hệ giá trị với tôi, có thể dễ dàng hiểu và đồng cảm cách viết của tôi.

Còn anh Linh có một hệ giá trị khác mà tôi cũng khó mà hiểu được. Cũng như anh Linh khó mà hiểu được tôi. Tôi không có cách nào giải thích được sự hài hước của mình khi anh Linh cảm thấy nó không hài hước.

Quan điểm của tôi trong việc này là:

-Tôn trọng quan điểm riêng của anh Linh (cho rằng tôi vô văn hoá) và cảm ơn anh Linh đã cho tôi biết thêm một quan điểm mới.

- Có văn hoá là có văn hoá mà không có văn hoá là không có văn hoá. Nếu đang có văn hoá mà anh Linh bảo vô văn hoá thì vẫn là có văn hoá, vì văn hoá là một giá trị, không thể bị mất đi vì một lời người khác nói.
- Tôi không tranh luận với anh Linh là việc đùa của tôi có văn hoá hay vô văn hoá, vì hệ giá trị khác nhau thì tuyệt đối không tranh cãi.

Cuối cùng, tôi rất hạnh phúc khi khiến ít nhất 251 người cười (hiển thị trên FB của tôi) và tin rằng mình không vô văn hoá. Các bạn thân mến của tôi đừng lo lắng nhé. Cuộc sống là vậy, luôn có sự khác biệt, có người này người kia. Quan trọng nhất là được làm điều mình thích mà không phương hại đến ai.

Nhà báo Trần Triều
Vụ ông cụ đầu tư 600 tỷ vào Cocobay là ví dụ điển hình của đòn bẩy tài chính, một thứ mà dân chơi chứng khoán, bất động sản rất hay dùng. Tiện thể, thầy chỉ cho các em xem nó là như nào.

Đúng như từ đòn bẩy, kỹ thuật đầu tư này sẽ cho bạn mua số hàng có giá trị lớn hơn nhiều lần so với vốn bạn có. Ví dụ bạn có 1 tỷ đồng, người ta sẽ cho bạn vay thêm 2 tỷ để mua 3 tỷ tiền hàng, với lãi suất 10% chẳng hạn, và sau một thời gian nhất định, giả dụ 1 năm, sẽ có 2 trường hợp sau.

 1. Hàng tăng giá 30% lên 3.9 tỷ, bạn bán đi. Trả lại ngân hàng 2 tỷ vốn, 200 triệu lãi. Bạn còn lãi 700 triệu. Coi như lãi 70% trên vốn.

 2. Hàng giảm giá 30% còn 2.1 tỷ, bạn không muốn bán cũng phải bán. Trả lại ngân hàng 2 tỷ vốn, 200 triệu lãi. Bạn còn nợ 100 triệu.

Trường hợp 2 được bọn Mỹ đặt cho một cái tên rất mỹ miều và rùng rợn là margin call. Có cả phim, mời gúc.

 Khi bạn được mời mua nhà, mời mua cổ phiếu, mời đầu tư, cò luôn trình bày phương án 1 cho bạn, và luôn lờ đi phương án 2.

 Tuy nhiên đời không như mơ. Rất nhiều nhà đầu tư, nếu như không muốn nói là đa số, rơi vào trường hợp 2. Đừng nghĩ họ ngu nhé, có một cao thủ ngành tài chính, tóc bạc phơ dù còn rất trẻ, cũng đang ngồi tù vì vậy đó.

 Ông cụ mua 600 tỷ Cocobay cũng làm vậy thôi: Vốn gần 200 tỷ, vay 402 tỷ, mua 600 tỷ tiền nhà với hy vọng có dòng thu nhập 60 tỷ mỗi năm và nhà lên giá. Lãi vay ngân hàng thì mỗi năm phải trả độ 45 tỷ. Ví dụ nhà lên giá thành 1000 tỷ thì cụ bỏ túi ngon ơ 400 tỷ lãi trên vốn 200 tỷ.

Cụ chả ngọng đâu. Nhưng làm sao cụ giỏi bằng 3 tay chơi lão luyện là ngân hàng, nhà nước và chủ đầu tư được. Cụ chỉ là con gà trong ván tá lả đủ 4 tay.

 Sau 2 năm êm đềm hạnh phúc, dòng tiền của cụ cân bằng đẹp như mơ. Cụ lấy tiền thuê nhà trả lại vừa đủ cho ngân hàng, thì đùng một cái, chủ bảo thôi xoá bài làm lại, chơi ván khác.

 Thành ra bây giờ cụ có 600 tỷ tiền ảo, cụ vay 330 tỷ (trả được hơn 70 tỷ vốn rồi), và cụ phải trả mỗi năm khoảng 35 tỷ lãi cho ngân hàng. Nhưng chủ đầu tư dừng trả lãi cho cụ.

Bây giờ vòng quay tài chính bắt đầu đè bẹp cụ. Chỉ một năm nữa, cụ sẽ vay ngân hàng thành 365 tỷ, chưa kể nếu cụ nợ quá hạn, lãi suất siêu cao, cụ có thể bị nợ đến 402 tỷ.

Nhà cụ thì ảo, 600 tỷ đó thực ra giá trị thật tối đa 200 tỷ. Cụ bán cho là được 300 tỷ đi. Cụ trả ngân hàng xong vẫn nợ 102 tỷ, còn 200 tỷ vốn của cụ thì mất trắng. Mà cụ cứ càng kiện cáo cụ càng chết, vì nhà cụ bán không ai dám mua. Ngân hàng thì nó nắm luật bằng 1000 cụ. Money never sleeps. Cụ cần thời gian, còn ngân hàng và chủ đầu tư không có gì ngoài thời gian. Kiện 2 năm chứ 10 năm chúng nó vẫn hầu cụ được.

Thế mới tài.

 À tài ở đây là ba thằng kia, không phải cụ. Mà người ta có câu: Khi người có tiền gặp người có kinh nghiệm, thì người có kinh nghiệm sẽ có tiền và người có tiền sẽ có kinh nghiệm.

 Chỉ lo là không biết cụ còn thời gian để xài kinh nghiệm không, vì chu kỳ bất động sản là 10 năm...

 Bài tập về nhà: Tìm trong tranh ở trên xem con nào là Cụ, con nào là chủ đầu tư, con nào là ngân hàng,...

Thiên Lương
MUA BĐS: CẦN ĐÓNG VAI NGƯỜI... TỪ TỐN


Ông anh chuyên gia kinh tế dùng cụm từ “chàng khờ đi mua đất”, hay dẫn câu thành ngữ “trâu chậm uống nước đục” để nói lên bối cảnh người người bán bán, nhà nhà mua mua bất động sản hiện nay.

Ổng khuyên: cần tỏ ra khờ một chút, chậm một chút, đừng bao giờ nôn nóng xuống tiền ngay lập tức, nhất là khi tham gia mấy cái event nghìn người tụ hội.

Có tiền đừng sợ thiếu hàng

Một người bạn kể, có lần anh ấy tham gia một buổi bán căn hộ được tổ chức hoành tráng của nhiều sàn tại khách sạn 5 sao ở quận 1. Khi bắt đầu tung ra rổ hàng đầu tiên, MC chương trình công bố mức chiết khấu 3% và tặng ngay 5 chỉ vàng cho chỉ riêng 100 khách hàng đầu tiên đặt bút ký hợp đồng đặt cọc ngay tại sự kiện.

“Ban đầu còn chần chừ, nhưng khi tới lượt khách hàng thứ 90, tim tao bắt đầu đập mạnh. Tao sợ hụt mất chiết khấu 3%, và không còn được tặng 5 chỉ vàng, nên liền ký ngay tức khắc để đứng top 100 khách mua đầu tiên”, anh bạn kể.

“Tuy nhiên, sau đó, tao được biết ai ký hợp đồng đặt cọc cũng được chiết khấu 3% và đều được tặng 5 chỉ vàng”, anh bạn nói thêm.

Điều kỳ lạ là, càng về sau, theo công bố của MC, tần suất khách hàng ký hợp đồng đặt cọc càng nhiều. Nhưng khi hỏi các seller thì rổ hàng còn rất nhiều chỗ trống.

Vài ngày sau, một người bạn khác của tôi vẫn mua được căn hộ vị trí tốt, giá tốt, chiết khấu cao.

Dọn cỗ từng mâm

Câu thành ngữ “Ăn cỗ đi trước” có lẽ đã lỗi thời. Bây giờ, khách VIP thường từ tốn đến sau, nhưng rút lẹ.

Bất kỳ một dự án bất động sản nào, vị trí tốt luôn được chủ đầu tư xem là “hàng cúng”. Hàng cúng để sau, để lâu và ngon nhất.

Một dự án ra hàng mới đây, tại event, chủ đầu tư đưa ra chương trình bán hàng cực kỳ hấp dẫn. Mua căn lớn tặng ngay xe Honda SH 150i, 3 chỉ vàng, 3 năm phí quản lý… Tổng giá trị quà tặng trên 100 triệu đồng, không tính vào hợp đồng nên khách nào lướt sóng, lời ngay khoản này.

MC chuyên nghiệp dẫn dắt khiến nhiều khách hàng luôn tay ký tá.

Đến khi chương trình lắng xuống, chủ đầu tư tiếp tục bung ra hàng loạt căn vị trí đẹp, khiến nhiều khách đã ký mua những căn ra trước nuối tiếc.

Một seller bật mí: Bung ra căn đẹp ngay từ đầu, căn xấu còn lại ai mua. Kiểu tách dọc thân con cá ra, có xương có thịt, người sau vẫn còn thịt mà ăn. Tôi thì ví: Cách bán hàng kiểu “dọn cỗ từng mâm”. Mâm lên sau đôi khi lại có “món độc”, để anh em thân tình có cái “nhâm nhi”.

Quay lại lời khuyên của ông anh chuyên gia kinh tế. Tôi rất đồng tình khi ổng bảo: Càng nôn nóng xuống tiền, càng dễ hớ. Mua nhà đất cần người đồng hành có tâm.

(Bài viết thể hiện góc nhìn vui tươi:))
Ảnh: Fb. nguyễn Lê

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

4 thành kiến quan trọng nhất
Hôm nay tôi sẽ cố gắng và cho bạn thấy làm thế nào bốn thành kiến mà tôi đã viết về tác động sớm mỗi giai đoạn ra quyết định trong đầu tư.

· Xác nhận sai lệch (confirmation bias): Xu hướng bỏ qua thông tin mâu thuẫn với niềm tin trước đó hoặc tìm kiếm thông tin xác nhận niềm tin trước đó.

· Theo đám đông (Herding) : Còn được gọi là "hiệu ứng bandwagon", chăn gia súc là xu hướng cho các cá nhân bắt chước hành động của một nhóm lớn hơn.

· Xu hướng neo (Anchoring bias): Xu hướng dựa quá nhiều vào phần thông tin đầu tiên nhận được.

· Hiệu ứng ngược (Disposition): Nhà đầu tư có xu hướng bán CP lãi quá sớm và giữ CP lỗ quá lâu.

Điểm khởi đầu cho một nhà đầu tư bán lẻ bắt đầu với niềm tin về việc anh / cô ấy đã quyết định được điều gì. Và sau đó họ tìm kiếm thông tin để xác nhận niềm tin đó.
Họ nghĩ rằng họ có thể hiểu hoặc phân tích tác động của sự phá hoại đối với nền kinh tế Ấn Độ, hoặc lợi ích của việc thực hiện GST hoặc lạm phát sẽ tác động như thế nào đến quyết định của RBI trong chính sách tín dụng tiếp theo.

Đôi khi niềm tin cũng bắt nguồn từ đám đông, tức là một đồng nghiệp, bạn bè hay hàng xóm có "rõ ràng" đã kiếm được nhiều tiền từ ý tưởng đó và bạn không thể bị bỏ lại phía sau.

Các nhà đầu tư cũng tin rằng họ có thể đánh giá chính xác tác động của tất cả điều này lên thu nhập của một công ty, trong lĩnh vực này và sau đó cũng có thể thể hiện điều này thành một vị trí tức là mua hoặc bán hoặc nắm giữ.Hầu hết thời gian mua nó.

Và một khi họ nhận được một số thông tin hỗ trợ niềm tin trước đây của họ, họ nhận được rất nhiều sự gắn bó với điều đó. Và thậm chí nếu tình cờ họ nhận được thông tin ngược lại họ sẽ thấy khó để bỏ qua thông tin trước đó.

Trần Anh Tuấn

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

TƯ VẤN VIÊN BẢO HIỂM LƯU Ý: KHÔNG KHÁCH HÀNG NÀO CẦN BẠN "ĐÁNH DẤU, TÔ ĐẬM" TIN TỨC BỆNH TẬT, CHẾT CHÓC !
(Góc nhìn từ khách hàng và lý do khiến họ không mua bảo hiểm dù thấy cần)



Hôm qua trong lúc chia sẻ chủ đề bán hàng cho gần 20 người, mình đặt hai câu hỏi liên quan đến bảo hiểm:

1. Không tính đến trường hợp không có tiền, tại sao các bạn không mua bảo hiểm ?

80% những người ngồi trong khán phòng cho rằng "Không có gì đảm bảo cho chuyện khi mình qua đời có người mang một cục tiền đến cho gia đình mình".

2. Điều gì khiến bạn ghét bảo hiểm ?

90% cho rằng ghét cay ghét đắng cách tiếp cận vấn đề của nhân viên tư vấn. Có một bạn nói "Bản thân có mua bảo hiểm nhưng rất ghét cái kiểu bán hàng của họ"

TẠI SAO KHÔNG TIN ?

Chuyện người này người kia bị tư vấn lừa để ký cho bằng được hợp đồng (tư vấn viên không cung cấp thông tin đầy đủ nên khi có chuyện không lấy được tiền) không phải hiếm. Trong thời đại rất dễ bóc phốt bây giờ thì 1 thành 10, 10 thành trăm, trăm thành ngàn lượt views hay share có thể chỉ trong vòng 30 phút. Đây là điểm đầu tiên khiến người ta bị lung lay niềm tin vì vốn dĩ người ta tin vào người đã mua hàng và review sản phẩm/dịch vụ hơn là người bán hàng. Không tin thì không mua.

Quá ít người cho khách hàng nhận được "Sự đảm bảo" như thể cầm nắm được. Những lời cam kết "Tôi sẽ hỗ trợ trọn đời, chúng ta quen biết lâu rồi nên tôi không lừa bạn" chưa bao giờ làm cho khách hàng cảm thấy thực sự yên tâm vì "Bạn không lừa tôi nhưng chắc gì công ty không lừa tôi ?". Khi SỰ ĐẢM BẢO không vượt qua được NỖI LO tiền "bay vào hư vô" thì người ta sẽ ngần ngại ra quyết định và xếp bảo hiểm vào danh mục "KHÔNG ƯU TIÊN". Tuy nhiên ngoài một số tấm hình đền bù ít ỏi thì gần như không thấy tư vấn bảo hiểm nào cho khách hàng thấy "MÌNH LÀ CHUYÊN GIA TRONG VIỆC ĐÒI NỢ CÔNG TY DÙM KHÁCH" hay "MÌNH LÀ CHUYÊN GIA XỬ LÝ BỒI HOÀN" hoặc "MÌNH LÀ NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG GIÚP KHÁCH LẤY TIỀN NHANH NHẤT". Đây mới là điều khách hàng cần ở tư vấn viên bảo hiểm. Khách hàng không cần những lời khuyên "Lỡ bạn có gì thì ai lo cho gia đình" vì họ tự biết rồi, chẳng qua họ không tin bảo hiểm nên mới không mua và quyết định "tự bảo hiểm" bằng cách khác.

TẠI SAO GHÉT ?

1. Tại suốt ngày bị dạy dỗ "Nếu bạn không có bảo hiểm thì gia đình bạn sẽ ra sao ?"

2. Tại suốt ngày bị chửi xéo "Bạn nói mình không có tiền chi trả cho bảo hiểm, vậy tiền đâu đóng viện phí ?"

Trong khi đó "SỰ ĐẢM BẢO" và "TIỀN Ở ĐÂU ĐỂ ĐÓNG PHÍ" thì không ai chỉ dẫn, không ai cam kết. Chưa đủ niềm tin mà còn bị "cà khịa" thì ai mà không ghét, ghét sẽ không mua. Khách hàng sẽ tự lên công ty mua nên cần hoặc tìm đến người họ không thấy "bị lên lớp" mua. Thế là càng Post tin, càng mất khách mà không biết. Khách hàng thừa biết họ luôn cần kế hoạch dự phòng, nhưng họ không chọn bảo hiểm mà chọn ngân hàng hay đầu tư chỗ khác là vậy.

3. Tại thấy tư vấn viên bảo hiểm vô cảm trước nỗi đau người khác hoặc "đạo đức giả". Gần đây có một cô gái MC rất trẻ, rất đẹp dính phải căn bệnh ung thư quái ác. Cuối bài báo phỏng vấn người ta hỏi "Em tiếc nuối điều gì nhất ? thì cô trả lời "Chưa mua bảo hiểm". Ôi thôi, thế là hàng loạt tư vấn viên chụp hình lại, bôi xanh bôi đỏ ĐÚNG PHẦN NÀY rồi up lên facebook (Thấy tai hại của chuyện không có bảo hiểm chưa ? Thấy hối hận chưa ?) với mong muốn tất cả khách hàng mình đều đọc và thay đổi tư duy về bảo hiểm. Trong một phút MUỐN thỏa mãn cảm xúc cá nhân vì dồn nén quá lâu (Do không có hợp đồng, do gặp khách hàng tiêu cực vè bảo hiểm) , tư vấn viên cho khách hàng thấy rõ "bên trong của mình không giống bên ngoài" => Mất vĩnh viễn khách hàng đã đọc Post. Không tin ư ? Đọc lại post xem bao nhiêu "Khách hàng chưa ký hợp đồng" bấm vô nút like ? Hay toàn đồng đội like dạo cho nhau.

Trong khi đó chỉ cần Post "Mọi người ơi, ăn uống cẩn thận nha vì ung thư không chừa ai" hay một dòng đồng cảm với nỗi đau của người ta rồi dán cái link bên dưới là xong. Khách tự click vô đọc, tự thấy cái dòng cuối cùng đó và nghĩ tích cực hơn về bảo hiểm. KHÁCH HÀNG KHÔNG CẦN BẠN TÔ ĐẬM ĐỂ LƯU Ý. Cùng một thông tin nhưng khách hàng sẽ cảm nhận chúng ta có thật sự quan tâm họ không qua cách "sử dụng thông tin đó". Ai quan tâm thật, ai giả vờ "mèo khóc chuột" để bán hàng sẽ thấy ngay. Tất nhiên là trong lúc chưa thấy có chuyên gia xử lý rủi ro như ở phần "TẠI SAO KHÔNG TIN ?" đã đề cập ở trên thì họ sẽ chọn một tư vấn "thật sự biết quan tâm" đồng hành.

Đọc xong thấy tự ái, thấy ghét người viết thì cứ làm theo cách cũ và gặt lấy kết quả cũ. Còn muốn bán tốt hơn, muốn nhiều người xin gia nhập đội thì hãy biết quan tâm và biến mình thành "Chuyên gia xử lý vấn đề đền bù cho khách". Đó mới là điều khách cần. Họ không cần nghe "Bảo hiểm rất quan trọng nữa".

Tái bút,

Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.

P/S: Thay vì chỉ trích tư vấn bảo hiểm, hãy cmt những lý do khiến bạn không tin hoặc ghét bên dưới nhé. Người ta phải biết vướng ở đâu mới sửa chỗ đó.

Khi tôi nói tôi muốn học về kinh doanh, thì mentor của tôi yêu cầu tôi tự xác định bản thân ở đâu trong #Kim_Tứ_Đồ theo định nghĩa của bác #RobertKiyosaki.

Kim tứ đồ này do Robert Kiyosaki lập ra - ông là cha đẻ của bộ sách #DạyConLàmGiàu nổi tiếng - ông định nghĩa 4 nhóm người kiếm ra tiền đơn giản bằng sơ đồ 4 góc (ngoại trừ tiền thừa kế và các nguồn không minh bạch khác). Đây là định nghĩa thay đổi mạnh mẽ nhận thức của mình.

BẠN Ở ĐÂU TRONG KIM TỨ ĐỒ BÊN DƯỚI⁉️

1/ Nhóm E (Employees) là những người lao động làm công ăn lương: công thức kiếm tiền của họ là: SỨC LAO ĐỘNG CỦA HỌ * THỜI GIAN CỦA HỌ = $ . Đây là nhóm chiếm đa số trong xã hội. Họ dành rất nhiều thời gian và sức lao động của mình để làm thuê kiếm tiền. Những từ thường được nghe từ nhóm này là ”một công việc ổn định”, “tôi không quan tâm nhiều đến tiền bạc”, “sự bảo đảm”, “chế độ phúc lợi”….

Đa số là kiếm được ít tiền, có thể một trong số họ kiếm được nhiều tiền nhưng đổi lại mất rất nhiều thời gian và không có thời gian chăm sóc cho chính bản thân gia đình họ. Khi đến tuổi về hưu sức lao động không còn thì bản thân họ cũng không thể kiếm được tiền nữa.

Họ bao gồm tất cả những ai đang đi làm thuê cho người khác, từ những giám đốc, trưởng phòng của những công ty lớn (không nắm trong tay cổ phần công ty) cho đến công nhân, giáo viên, nhân viên văn phòng.

2/ Nhóm S (Self-employees) là những người tự bỏ vốn ra để đầu tư với quy mô nhỏ, công thức kiếm tiền của họ là: SỨC LAO ĐỘNG CỦA HỌ * THỜI GIAN CỦA HỌ * TIỀN DÀNH DỤM CỦA HỌ = $. Đây là nhóm “tự làm lấy”, có ý thức độc lập, không thích lệ thuộc vào người khác. Họ khá hơn nhóm E ở trên ở chỗ là có tiền dành dụm để tự kinh doanh mặc dù mà họ vẫn là lao động chính và vẫn mất rất nhiều thời gian, công sức để làm việc.

Đặc điểm của họ là ” không ai làm việc đó tốt hơn tôi ” hoặc ” tôi làm theo cách của tôi ”,  gặp phải khó khăn khi thuê người khác làm việc cho họ , chỉ bởi vì trong đầu luôn tâm niệm không ai làm giỏi bằng họ. Cũng như nhóm E, nếu họ ngừng làm việc thì nguồn thu nhập cũng không còn. Họ bao gồm những chủ tiệm kinh doanh nhỏ ( như bán lẻ, tạp hoá,..), chuyên gia nhiều năm , những người có trí thức họ ra làm kinh doanh riêng như luật sư , bác sĩ .

3/ Nhóm B (Business) là những người chủ doanh nghiệp, công thức kiếm tiền của họ là: THỜI GIAN NGƯỜI KHÁC * SỨC LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI KHÁC * TIỀN CỦA HỌ * TIỀN CỦA NGƯỜI KHÁC = $. Đây là nhóm bao gồm những người làm chủ công ty hoặc doanh nghiệp lớn.

Họ hoàn toàn đối lập so với nhóm S vì họ biết tận dụng người khác, chia sẻ công việc với quan niệm ” Tại sao lại gánh lấy công việc đó trong khi có thể thuê người khác giỏi hơn làm việc này cho mình ?” . Họ có kĩ năng kinh doanh, có rất nhiều tiền và thời gian rảnh làm những điều họ thích trong khi người khác làm việc cho họ. Chỉ 1 số ít người nhóm S là có thể sang được nhóm B, còn lại đa phần đều bị kẹt ở bên trái kim tứ đồ.

4/ Nhóm I (Investment) là những nhà đầu tư, công thức kiếm tiền của họ là: TIỀN CỦA HỌ * TIỀN CỦA NGƯỜI KHÁC = $. Đây là nhóm chiếm số lượng ít nhất trong xã hội, không tạo ra giá trị của cải vật chất gì nhưng họ lại giàu có nhất, kiếm được nhiều tiền và không phải lao động vất vả.

Họ là những người dùng tiền để làm ra tiền, không phải làm việc vì tiền sẽ làm việc cho họ. Tiền của họ kiếm được không tỉ lệ thuận với thời gian và công sức mà họ bỏ ra.

Chúng ta ai cũng ít nhất thuộc về một trong 4 nhóm người ở trên. Việc chúng ta nằm ở đâu trong kim tứ đồ trên sẽ quyết định đến nguồn thu nhập đem lại cho bản thân. Đa số chúng ta thường xuất phát ở bên trái kim tứ đồ với việc đi làm thuê cho người khác hoặc tự mình kinh doanh nhỏ. Chỉ có rất ít trong số đó là có thể vượt sang bên phải. Vấn đề ở đây không phải là không ai muốn bước chân sang nhóm  B và I, mà là để sang tới đó bạn cần phải thay đổi bản thân rất nhiều, cả về tư duy lẫn hành động.

Ví dụ:

- Một: Bác sĩ có thể làm công, gia nhập vào đội ngũ bác sĩ trong 1 bênh viện lớn hay tổ chức y tế, bằng cách này vị bác sĩ sẽ nhận được lương hàng tháng từ bệnh viện hoặc tổ chức y tế đó.

- Hai: Vị bác sĩ đó cũng có thể lựa chọn kiếm tiền như 1 người làm tư bằng cách mở phòng khám riêng, thêm 1 vài y tá và có bệnh nhân cho riêng mình.

- Ba: Hoặc có thể trở thành một doanh nhân, làm chủ một bệnh viện tư, thuê đội ngũ bác sĩ về làm cho bệnh viện của mình. Vị bác sĩ có thể xem xét khả năng với 1 người điều hành bệnh viện của mình. Như thế, vị bác sĩ có thể làm chủ kinh doanh mà không làm việc trong đó. Hoặc bất cứ ngành nghề nào đó mà không cần liên quan đến ngành y.

- Bốn: Vị bác sĩ có thể trở thành 1 cổ đông cùng vốn để kinh doanh cùng người khác, hoặc các công cụ đầu tư khác như: chứng khoán, trái phiếu, bất động sản.

===============


Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020


SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH LÀM GIÁ VÀ PHÂN PHỐI CỦA 1 ĐỒNG COIN

Dành cho những người chưa hiểu cuộc chơi và đặc biệt là cho những người mới. Vì giai đoạn này tuy dịch bệnh diễn biến phức tạp, chính trị bất ổn, chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng, kinh tế đang suy thoái trầm trọng, người người thất nghiệp, tương lai mù mịt nhưng thị trường tài chính chung lại khởi sắc lạ kỳ. Crypto cũng đang chung nhịp đập của cơn sóng này. Có lẽ nhiều người thất nghiệp quá, ở nhà kg biết làm gì thấy việc giao dịch dễ kiếm tiền quá nên đổ xô lao vào bất chấp mọi rủi ro mặc dù bản thân chưa có một chút kiến thức về tài chính cũng như về thị trường mình tham gia. Bài này chia sẻ riêng cho thị trường crypto vì hiện nay mình thấy rất nhiều bạn mới và cả những bạn từ các thị trường khác đang lao vào thị trường này với 1 giấc mơ rất đẹp.

Đầu tiên dự án ra mắt đồng coin với 1 white paper thật đẹp, một số hình ảnh marketing bắt mắt, một vài event hoành tráng … để kêu gọi nhà đầu tư và sau đó bỏ một ít tiền để lên sàn.

Quy tắc đầu tiên. Muốn đẩy giá thì cần phải có thật nhiều coin ( để kiểm soát nguồn cung trong thị trường) và 1 lượng usd tương đối. Còn muốn dump thì chỉ cần có thật nhiều coin là được.

TH1: Nếu dự án bình thường thì chả ma nào mua. Số coin nằm hết ở tay chủ dự án, investor này nọ. Dự án sẽ sử dụng MM(market maker) để tạo volume ảo đẩy giá lên cao sau đó cho nó rơi xuống sâu. Lần đầu đám đông nhìn thấy sẽ cảm thấy tiếc nuối, nghĩ rằng dự án xịn nên nó tăng giá mạnh nhưng kg dám vào vì lỡ đò, nhưng khi nó xuống thấp thì sợ là shitcoin bơm thổi. Lần thứ 2 nó bơm lên thì đám đông lại tiếc nuối và tự hứa với lòng nếu nó xuống nữa sẽ mua vào. Và nó tiếp tục cho rơi xuống, đám đông bâu vào và chủ dự án xả được một lô hàng. Nó sẽ làm như vậy đến khi hết số coin mà tụi nó nắm giữ và thả trôi cho đám đông ôm nó với 1 kỳ vọng về một giấc mơ tự do tài chính nào đó.

TH2: Nếu dự án khá ổn hoặc xịn xò thì các quỹ sẽ ôm vào và thực hiện quá trình bơm thổi cùng chung với dự án. Quá trình cũng tương tự như trên nhưng sẽ kg quá tàn khốc vì được phân tán ra cho cộng đồng và vẫn sẽ giữ lại được mức giá tương đối so với giá trị của nó . Mục đích cuối cùng của các quỹ cũng chỉ là usd chứ kg phải là đồng coin nào cả. Hết chu kỳ nó vẫn cash ra usd và chờ mua lại với giá rẻ hơn thôi. Chả có cái gọi là nhà đầu tư giá trị trong thời điểm này đâu. Chỉ có những người dùng cần sử dụng đồng coin đó cho 1 tính năng gì đó trong hệ sinh thái thì mới thật sự là holder thôi. Hãy phân tích kỹ lưỡng các giá trị nội tại để chọn mức GIÁ MUA thấp hơn hoặc tương đương GIÁ TRỊ của đồng coin đó thì mới mong tài khoản tăng trưởng mạnh và bền vững.

TH3: Dự án shitcoin. Dự án sẽ lên những sàn nhỏ, bơm tới mức mà lòng tham đám đông kg thể kìm chế và nhảy vào mua và tụi nó sẽ xả hàng bất chấp. Vì cỡ nào nó cũng lời. Rác đổi thành tiền thì giá nào nó cũng lời thôi. Nên nhiều ae kêu là mua dạng xổ xố thì thực chất là đang từ thiện cho mấy thằng lừa đảo đó.

Túm Lại:
Mỗi thị trường tài chính nó có cái riêng của nó. Đừng nên đem mô hình và lý thuyết của các thị trường khác gắn kết vào thị trường này. Nếu chỉ thuần ptkt và nhìn chart bên thị trường crypto thì sẽ chịu rủi ro rất lớn vì hơn 98% dự án hiện tại của crypto toàn là bánh vẽ. Nhìn cái chart từ đỉnh tụt về đáy rồi đi ngang tưởng lầm tích luỹ thì chỉ có vỡ mồm. Vì lúc này chỉ có đám đông “tích luỹ” chứ chả có cá mập hay cá ốm nào mua đâu. Các quỹ lớn thường rất cẩn trọng trong việc đánh giá dự án và mức độ rủi ro khi đầu tư. Chỉ có 1 số ít cá nhân với mộng tưởng chèo lái thị trường thì trước sau cũng thất bại vì những thứ không có giá trị không bao giờ tồn tại lâu dài được.
Thị trường crypto hiện nay chưa có sự giám định hay bảo hộ của pháp luật nên ae cẩn trọng thẩm định về chất lượng dự án trước khi xuống tiền. Trong thị trường tài chính thì hãy nghĩ tới việc GIỮ TIỀN trước khi nghĩ tới việc KIẾM TIỀN nhé.  Đặc biệt là trong giai đoạn này cực kỳ nhạy cảm này.

P/s: Đợi chờ 1 cú big short vào gần cuối tháng 6.
Fb Phạm Hưởng

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

Có cạm bẫy mang tên "Nhàn hạ"


Có một con chuột rơi vào trong một cái hũ toàn là gạo. Nó cảm thấy cuộc sống thật an nhàn và thế là nó chỉ ở yên đấy rồi hưởng thụ, mà không nghĩ đến việc rời đi..

Thế rồi cứ ngày này qua ngày khác, chuột ở trong hũ, ăn dần những hạt gạo cho đến một ngày, hũ cạn hết gạo: lúc này nó mới phát hiện ra nó đang ở sâu dưới đáy hũ nên không thể nào ra ngoài được nữa. Nó đành lực và khóc.

Bạn nên ghi nhớ: Ở trong độ tuổi có thể chịu đựng được thử thách của cuộc sống đừng lựa chọn "An Nhàn".

"TUỘT DỐC THÌ DỄ, MÀ LEO DỐC THÌ KHÓ"

St.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

YÊU START-UP !

Bọn Start-up coi cái công ty mới mở ra như là con guộc của tụi nó á. Mà đã là con thì phải yêu thương, phải chăm bẵm, phải dành thời gian thật là nhiều đúng hôn nè ? Rồi nuôi con thì đâu có tính giờ giấc, đâu có tính cuối tuần nên tụi nó cứ cắm đầu cắm cổ vô công việc miết thôi. Chả hiểu vì cái gì, chắc là vì đam mê hay đam mỹ gì đó.

Đùng một cái bạn nhảy vô cuộc đời của bọn nó với tư cách là người yêu nè, bồ bịch nè, cơm nè, phở nè,...Thế là cái tình yêu của bọn nó bị chia ra làm hai phần ngay và luôn. Mấy bữa đầu thì không sao, nhưng càng về sau bọn Start-up sẽ cảm thấy mọi thứ dường như không ổn vì đã bỏ bê đứa "con guộc" của mình quá nhiều. Tụi nó bắt đầu thấy có lỗi với bản thân, thấy có lỗi với hoài bão và ước mơ của mình nên bắt đầu cân bằng lại mọi thứ một cách rất lý trí. Thời gian dành cho chuyện yêu đương cũng vì thế mà ít đi dần.

Bạn không hiểu, bạn bắt đầu suy diễn bọn nó hết yêu bạn, bạn bắt đầu nghi ngờ và ghen tuông lung tung, bạn tủi thân, bạn phàn nàn, bạn cáu gắt. Cuối cùng cả hai End Game chỉ trong vài nốt nhạc. Bạn quay về thế giới của mình, bọn Start-up quay về với đứa con guộc của tụi nó.

BỌN START-UP SẼ CẢM THẤY MỆT MỎI, QUÁ TẢI KHI PHẢI DÀNH THỜI GIAN QUÁ NHIỀU CHO NHỮNG THỨ KHÔNG NẰM TRONG DANH MỤC CÔNG VIỆC.

Người bình thường thấy vui với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, bọn Start-up ngồi trong bàn nhậu (không phục vụ cho mục đích kinh doanh) chỉ 30 phút là muốn đứng lên rồi.

Người bình thường thấy ngồi tám với bạn bè lâu ngày không gặp 2 - 3 tiếng thật là sướng, bọn Start-up ngồi đúng 15 phút là cảm thấy mọi thứ nhạt toẹt và hết hứng.

Nếu bạn đã có con rồi bạn sẽ hiểu ngay cảm giác của tụi nó. Bạn thấy sốt ruột khi để đứa con mấy tháng tuổi nằm ở nhà một mình thế nào thì bọn nó cũng cảm thấy như thế khi bỏ bê công việc. Bạn chỉ thoải mái khi ôm con theo tụ tập, nhưng bọn nó đâu thể ôm công việc theo những cuộc vui.

Vậy nên không phải chỉ trong chuyện hẹn hò yêu đương, bất kể cuộc hẹn nào không phục vụ cho công việc đều làm bọn nó tuột hứng hết chỉ sau thời gian rất ngắn. Muốn kéo dài cuộc hẹn, muốn ngồi lâu với bọn nó thì chỉ có cách lôi chuyện kinh doanh, chuyện thị trường, chuyện xây dựng đội ngũ, chuyện huy động vốn ra mà nói. Đó mới là thứ bọn này muốn dành thời gian thao thao bất tuyệt.

VỚI CÁI ĐỨA SUỐT NGÀY CẢM THẤY CĂNG THẲNG KHI BỊ CHIẾM DỤNG THỜI GIAN THÌ LIỆU CÓ RẢNH ĐỂ BẮT CÁ NHIỀU TAY KHÔNG ?

Tất nhiên cuộc đời luôn có ngoại lệ. Đối với Startup nếu xảy ra chuyện bắt cá này thì lý do duy nhất để giải thích là "Bạn chỉ là đứa để qua đường", còn nếu đã yêu nghiêm túc thì không có cửa cho mấy đứa thứ 3 chen vô đâu. Ngay cả chuyện dành thời gian cho bản thân, dành thời gian cho bạn mà bọn nó còn "keo kiệt" thì có đách chuyện bọn này bỏ ra thêm một phút nào cho người khác đâu.

Vậy nên để yêu bọn Start-up lâu dài thì đừng làm cho bọn nó có cảm giác bị kiểm soát, bị ràng buộc, bị chiếm dụng quá nhiều thời gian. Càng cột lại càng dễ đứt gánh. Cứ thả cho bọn nó chạy rông ngoài đường và dành thời gian cho công việc, tự khắc bọn nó thấy thoải mái hơn, thấy có lỗi khi không dành thời gian cho bạn rồi tự điều chỉnh. Đừng có coi ba cái phim ngôn lù kiểu "Bỏ mọi thứ vì yêu em/anh" rồi huyễn hoặc mình. Ngôn lù là thuốc giảm đau dành cho bọn không có bản lĩnh, bị tổn thương và bất lực chứ làm gì có thật mà tin. Thực tế luôn đầy gai nhọn.

VẬY THÌ LÀM SAO BIẾT BỌN NÓ CÓ THẬT SỰ YÊU MÌNH KHÔNG ?

Em yêu anh Start-up kia mấy tháng rồi và thấy hoang mang quá. Em bị sốt nằm một chỗ mà ổng cũng bận không ghé qua nhà được. Vậy ảnh có yêu em không ?

Câu trả lời chắc chắn là không rồi. Bọn Start-up có thể tiếc thời gian, có thể cắm đầu vô công việc, có thể không cho bạn cảm giác lãng mạn như bạn MUỐN. Tuy nhiên khi bạn sốt, khi bạn cần sự chăm sóc thì bọn nó sẽ có mặt ngay vì lúc này thứ tự ưu tiên đã được đổi chỗ rồi. Cái gì "Quan trọng và khẩn cấp" sẽ được đẩy lên làm trước, mấy việc khác làm sau. Nghĩa là bạn nằm bẹp một chỗ mà không thấy bóng dáng tụi nó nghĩa là "Bạn méo quan trọng", ngưng ảo tưởng và chia tay đi.

Đến đây chắc bạn đã xác định được mình nên yêu tiếp hay không và nên làm gì để duy trì mối quan hệ của mình. Nếu vẫn còn kiểu:

- Sao anh/em không dành thời gian đi chơi với nhau ?

- Sao 14/2; 8/3 anh/em không sắp xếp thời gian gặp nhau, nhìn người ta tủi thân quá.

- Sao cuối tuần mà anh/em méo đến ?

- Anh/em yêu công việc hơn yêu Em/anh phải không ?

Thì kiếm đứa vô công rỗi nghề, đứa có tư duy ổn định không cầu tiến, đứa không có khát vọng gì lớn, đứa đang thất nghiệp, đứa cả đời chỉ làm nhân viên lèng xèng mà yêu. Lèm bèm với bọn Start-up chỉ chuốc lấy tổn thương về mình vì bọn nó sẽ nói lời chia tay cái rẹt trong 1 nốt nhạc.

Tái bút,

Thợ sửa ống nước kiêm tổ chức Team Building để Building Team.

P/S: Nhìn biểu đồ trước khi chọn, chọn rồi cấm lèm bèm 🤣
Theo Phong Nguyễn

Tứ khoái thời bao cấp
Ăn: miếng ăn thời đó cực quan trọng, nói nhanh là đói khổ. Gà giờ bị chê ăn chua chứ trước chỉ có giỗ chạp, lễ tết mới có gà ăn dù nhà nào cũng nuôi vài con gà. Nhà nào ăn gà nhiều không dám chặt mà phải xài kéo cho êm, kẻo hàng xóm biết, dị nghị, tai mắt nhân dân mà.

Ngủ: Được cái làm lụng mệt nhọc, ăn ít nên ngủ dễ. Nhà tôi 05 người, phòng 12m2, kê 01 giường đôi 3 xà, 2 giường đơn phải cưa ngắn lại cũng chiếm 1/2 nhà. May đồ đạc còn lại ít nên trông cũng ok. Vậy đã là ngon, cậu tôi, nhà 04 người ở Hà nội còn phải ở gầm cầu thang khu Kim liên cả chục năm.

Đụ: thử tưởng tượng tất tần tật trong một gian phòng thì sinh hoạt sẽ ra răng. Đi nhẹ nói khẽ còn chưa đạt yêu cầu mà phải đạt chuẩn đi không dấu, nấu không khói, tàng hình,...đại khái khuya con cái ngủ hết, khẽ khàng làm tình trong tư thế không cử động mạnh, không gây tiếng động, không cọt kẹt giường vì giường 3 xà rất ọp ẹp, khi sướng cấm được rên la, hi hi, quiet first. Vẫn sướng chán so với ở nhà vách liếp, rất nhiều trường hợp bị vạch liếp xem con heo video clip miễm phí. Cũng vì chuyện này mà hàng xóm biết hết, biết hết.

Ẻ: hố xí 2 ngăn, văn minh nhất quả đất, trên ị, đưới lấy phân. Nơi tôi ở gần Lũng, làng hoa Hải phòng nên đội quân 2 thùng 1 đèn rất đông đảo nhưng chưa oai bằng dân Thủy nguyên
Đứng trên phà Bính anh thề
Chưa lấy được cứt chưa về Thủy nguyên

Thú thật khi xem giải worldcup ở Namphi nghe tiếng kèn vuvu zì đó tôi nghe như tiếng nhặng chuồng xí.

Blog trần Tuấn anh