Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014




Phương châm của Soros :

Trong kinh doanh, việc đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền.

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014


Khủng Hoảng hay Chiến Tranh
Nguyễn Cường

Năm 2008 sắp qua đi để lại cho chúng ta quá nhiều ấn tượng. Chắc chắn rằng trong vài thập niên tới, lịch sử sẽ không quên nhắc lại sự kiện “Khủng hoảng Tài chánh 2008” như một biến cố trọng đại không riêng gì cho nước Mỹ.  Điều đáng nói đây không phải chỉ đơn giản là vấn đề khủng hoảng tài chánh mà là những hậu quả chính trị tiếp nối theo sau cuộc khủng hoảng, sẽ tác động mạnh đến nhiều quốc gia trên thế giới toàn cầu hoá này. Học giả hay các sử gia đời sau có thể sẽ coi đây là một cuộc chiến tranh chống khủng bố vừa đi vào chung cuộc bằng trận đánh cuối cùng!

Trên lý thuyết  chiến tranh quy ước dùng con người và sử dụng các loại vũ khí tiêu diệt lẫn nhau để dành chiến thắng, trong khi chiến tranh kinh tế chỉ cần dùng các phương tiện kinh tài để thanh toán nguồn tài nguyên yểm trợ đối phương.  Cả hai đều cho ra kết quả tương tự như nhau. Cụ thể đơn giản:


Nếu chiến tranh vũ khí quy ước dùng chiến thuật bao vây và chặn đường tiếp liệu của đối phương, thì chiến tranh kinh tế dùng cách bao vây thương mại và cấm vận hàng hoá. Nếu chiến tranh quy ước áp dụng chiến thuật “biển người” đánh thí quân, dành ưu thế cho bên nào có quân số đông hơn, thì chiến tranh kinh tế dùng cách cho “đốt cháy nhà hết để thí tiền” và sau cơn bão lửa, bên giàu còn tiền của thì xây lại nhà khác để tiếp tục đời sống mới, còn bên nghèo nếu có trở thành “trắng tay” thì ráng chịu! Tuy chiến tranh quy ước dùng cách đánh thí quân có phần thiếu nhân đạo, nhưng trong chiến tranh kinh tế chống khủng bố thì lại có kết quả rất tốt vì “Của đi thay người”.

Ngược dòng thời gian trở lại cách đây 21 năm, cũng với một cuộc khủng hoảng thị trường (Wall Street) làm chấn động cả thế giới mà mãi cho đến nay các nhà nghiên cứu kinh tế vẫn còn thắc mắc về nguyên nhân!  Mặc dù không có một tín hiệu rõ rệt gì báo cho biết trước, ngày thứ Hai 19/10/1987, thị trường Wall  với chỉ số (Dow Jones) thình lình giảm xuống hơn 22%, một kỷ lục chưa từng xảy ra, ngay cả với khủng hoảng 1929. Tuy không rõ nguyên nhân nhưng các sử gia vẫn có thể ghi nhận được một số các sự kiện “hậu chấn” tiếp nối xảy ra theo sau do ảnh hưởng của vụ khủng hoảng 1987:

-  Các thị trường chứng khoán ở Âu Châu cũng đồng loạt sụt giảm trong ngày đó và chỉ duy nhất xảy ra trong ngày “Thứ Hai Đen”(Black Monday) thôi, khác với 1929 (hay 2008) là thị trường sút giảm theo tỷ lệ ít hơn (5-10 %) trong vài lần và kéo dài nhiều tuần lễ liên tiếp nên không có yếu tố bất ngờ! 

-  Trong vòng 3 năm sau, hàng trăm các nhà băng nhỏ và “Quỹ tiết kiệm” (Savings and Loans) lần lượt bị phá sản do làm ăn với độ rủi ro cao (High Risk) vì chánh sách thả lỏng (deregulation) của Tổng thống Reagan&Bush. Điều đáng ghi nhận là đa số “Quỹ tiết kiệm” này lại được hỗ trợ bằng những nhà băng tư nhân hay các tập đoàn tài chánh nước ngoài!(?)

- Để giải thích sự kiện các nước XHCN Đông Âu và Liên xô tan rã, các sử gia hiện thời cho rằng nguyên nhân chính là vì không chịu nổi gánh nặng chi phí thi đua vũ trang cùng Mỹ, mà quên mất sự kiện là các quỹ dự trữ ngoại tệ và đầu tư gián tiếp của Liên bang sô Viết cũng như các nước trong khối XHCN đã bị thất thoát một cách trầm trọng (!?) qua các dịch vụ ngân hàng quốc tế trong cuộc khủng hoảng 1987!

Cuộc chiến chống khủng bố vào đầu thế kỷ 21 này khác nhiều so với chiến tranh lạnh. Thoạt nhìn thấy dễ như lấy đồ trong túi nhưng không đơn giản chút nào, do đối phương không hoàn toàn xuất đầu lộ diện một cách công khai. Nếu như trong du kích chiến nguồn tiếp liệu phần nhiều đến từ người dân địa phương trong phạm vi nhỏ hẹp của quốc gia, thì chiến tranh khủng bố lại có nguồn tiếp liệu kể cả hậu thuẫn tài chánh đến từ những cư dân ở khắp nơi trên thế giới.

Đi xa hơn nữa là những nguồn tiền kín đáo đó lại được gián tiếp đầu tư trong nhiều tập đoàn tài chánh quốc tế tại Mỹ này. Còn gì chắc ăn hơn khi bỏ tiền đầu tư vào các cơ sở tài chánh lâu đời của nước Mỹ. Thật là tinh vi đến nỗi một chiến lược gia đã so sánh cuộc chiến chống khủng bố như cuộc chiến đấu với con rắn có rất nhiều đầu, chém được đầu này thì đầu khác lại mọc lên!

Nhưng “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”! Bên khủng bố dùng chiến thuật liều mạng nổ bom tự sát để gây tổn thất cho đối phương, thì bên chống khủng bố chọn cách hy sinh của cải tiền bạc, kích nổ quả bom kinh tài làm cho phá sản để bóp nghẹt kinh tế, tiêu diệt nguồn tài chánh đang yểm trợ cho quân khủng bố.

Kết quả như nhau, nhiều người đã bị vạ lây chết oan do bom khủng bố nổ, cũng giống như trường hợp nhà bị mất giá, tài sản bị tiêu tan  một cách oan uổng do quả bóng bất động sản vỡ tan. Tất cả đều là nạn nhân vô tình của “Đạn lạc tên bay” trong chiến tranh. Bởi vậy, nếu ai có mất tiêu vài trăm ngàn đô la vì mua nhà không đúng lúc hay cổ phiếu bị mất giá thình lình, thì cũng đừng lấy làm buồn. Đó chính là chu toàn nghĩa vụ dân sự cho đất nước trong thời chiến tranh, thay vì là gởi chồng con hay anh em ra chiến trường để hy sinh!

Cuối cùng rồi tất cả cũng tuân theo luật “Bảo tồn năng lượng” của khoa Vật lý. Của cải hay tài sản cũng chỉ là một dạng của năng lượng từ lao động trí óc hay thể xác, chẳng bị “bốc hơi” mất đi đâu hết mà chỉ là một sự hoán đổi hay chuyền tay nhau giữa những cá nhân và tập đoàn tài chánh. Cụ thể thí dụ đơn giản sau đây:

-  Ông A mua nhà 200 K, vào thời điểm nhà lên giá, bán cho ông B 350 K, lời 150 K. Một thời gian sau ông B bán cho ông C lúc giá nhà lên cao nhất là 400 K, lời 50 K.

-  Khi nhà xuống giá còn 200 K, ông C trả lại cho nhà băng và chịu mất 40 K tiền đặt cọc. Nhà băng phát mãi bán nhà 200 K, chịu lỗ 160 K.

-  Tổng kết lại là nhà băng và ông C chịu lỗ 200K và số tiền đó chạy vào túi của hai ông A và B. Sau cùng, nếu nhà nước có bỏ ra vài trăm tỷ để cứu nguy cho những nhà băng hay những “khổ chủ” như ông C, thì cũng như chính phủ đã tự nguyện trả một số tiền cho hai ông A và B.

Thí dụ trên minh chứng cho thấy tiền chỉ luân lưu chuyển giao cho chủ nhân khác chứ không bốc hơi biến mất đi đâu cả! Cùng một giải thích cho thị trường Wall Street và các cổ phần bị mất giá. Người thắng là người bán cổ phần ra sớm nhất, còn người thua là những ai bán ra sau cùng, chủ nhân của các cổ phần hiện đang cư trú ở nước ngoài! 

Thắc mắc còn lại là khủng hoảng thị trường 1929 thuộc về loại chiến tranh nào? 

Câu trả lời chính xác: Đó không phải là “Chiến tranh” mà là một cuộc “Cách mạng” thứ 2 của nước Mỹ. Đúng ra, cách mạng đầu tiên 1776 của nước Mỹ chỉ giành được độc lập về chính trị, nhưng kinh tế tài chánh kể cả văn hoá giáo dục vẫn còn quá non trẻ và bị lệ thuộc vào mẫu quốc rất nhiều. Hơn cả trăm năm sau cách mạng 1776, đa số các cơ sở tài chính hay nhà băng lớn của Mỹ vẫn còn nằm trong tay của các tập đoàn tài phiệt Âu châu. Trong vụ khủng hoảng 1929, nguyên nhân chính là do dân chúng Mỹ quá lo sợ và mất tin tưởng vào các nhà băng hay các trương mục tiết kiệm, đồng loạt chen nhau đi rút tiền ra, làm cho nhiều ngân hàng bị phá sản vì không có đủ tín dụng để hoạt động. Phản ứng dây chuyền, các công ty sản xuất hàng hoá không thể vay nợ ngân hàng để tiếp tục kinh doanh nên phải đóng cửa và sa thải hàng triệu công nhân.

Hậu quả giống nhau sau các cuộc khủng hoảng kinh tế hay chiến tranh quy ước là có nhiều chính phủ cũng như chế độ cầm quyền trên thế giới bị thay đổi hay sụp đổ do bi thua trận hay không vượt qua những khó khăn kinh tế về sau gây ra.      

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên!?  

Nguyễn Cường
Sacto, 12/2008

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Hãy TIN đi rồi sẽ THẤY, 

chớ đừng THẤY rồi mới TIN.

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014


Giáp Văn Dương

1. Một ngày giữa tháng tư, tôi có việc gia đình phải lưu đêm trong bệnh viện Bạch Mai. Đêm nằm nghe rất nhiều tiếng trẻ gào khóc từ khoa Nhi vọng lên, sau đó một hồi lại thấy tiếng bố mẹ kêu gào thảm thiết. Tôi hỏi ra mới biết là đang có dịch sởi. Nhiều trẻ đã không chống chọi được. Những tiếng gào khóc mà tôi nghe thấy có nguyên do như vậy.

Tôi bắt đầu hoảng hốt, vì suốt mấy ngày liền, ngày nào cũng cho hai bé con nhà mình vào ra bệnh viện thăm thân, lượn qua lượn lại đúng khu vực đó. Mỗi ngày hai lượt diễu qua ổ dịch mà không mảy may hay biết. Lý do là người ta đã “giấu dịch”, không thông tin cho đại chúng rõ ràng. 

Tôi bắt đầu lưu tâm đến việc này, trước hết vì sức khỏe của chính con mình, và thấy tình hình chẳng sáng sủa hơn chút nào. Dịch hay không dịch, người dân cần phòng tránh thế nào, không có bất cứ thông tin chính thức nào từ Bộ y tế, trong khi tin tức ngoài luồng, tin trên mạng xã hội cho thấy số ca nhiễm sởi ngày càng nhiều, con số tử vong ngày càng tăng. 

Chỉ đến khi PPT Vũ Đức Đam đi thực tế vì biết tin nhiều trẻ chết quá, do một bác sĩ ở bệnh viện Nhi Trung ương đưa lên facebook, thì thông tin về sởi mới có lý do bùng nổ. 

Một ngày sau, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến mới vi hành. Truyền thông về dịch sởi mới chính thức đi vào dòng chính. Khi đó, đã có hơn 7000 ca với 108 trẻ tử vong. Một con số gây sốc cho bất cứ người bình thường nào. 

Vậy mà trong hoàn cảnh đó, Bộ Y tế còn loay hoay tranh cãi về việc có dịch hay không, rồi nên công bố dịch hay thông báo dịch. Với người dân thì công bố hay thông báo thì thì có khác gì nhau. Đó chẳng qua là trò chơi chữ của những người thích đùn đẩy. Sự đùn đẩy đó không hề là giải pháp chống dịch đang nước sôi lửa bỏng, mà chỉ để che chắn trách nhiệm của người hữu trách.

Sau đó, người đứng đầu bộ y tế có đăng đàn giải thích nguyên nhân bùng phát dịch sởi. Trong bốn nguyên nhân được đưa ra thì ba nguyên nhân thuộc về phía người dân, do thiếu hiểu biết và hành xử không hợp lý, nguyên nhân còn lại là do thời tiết.

Bộ Y tế vô can!

Còn nhớ trước đó vài tháng, việc tiêm vắc-xin Quinvaxem đã làm hàng chục trẻ chết, nhưng vẫn không truy ra được trách nhiệm của những người đứng đầu. Mọi việc được giải thích là diễn ra đúng quy trình. 

Trẻ chết đúng qui trình. Còn Bộ Y tế vô can!

Không chỉ tìm cách chứng minh rằng mình vô can, những quan chức Bộ y tế còn thể hiện sự vô cảm cao độ, chẳng hạn ngày 21/7/2013, khi tham dự lễ khởi công xây dựng tháp chuông của nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio Linh, người đứng đầu bộ y tế đã không bớt chút thời gian để an ủi gia đình của ba trẻ sơ sinh tử vong do tiêm vắc-xin viêm gan B ở cùng địa phương chỉ trước đó chỉ một ngày. 

Vẫn biết, không phải bệnh nào người thầy thuốc cũng chữa được, nhưng có một thứ người thầy thuốc lúc nào cũng có thể làm được, đó là an ủi con người, nhất là những người đang phải đối mặt với cái chết. 

Nhưng người đứng đầu bộ y tế đã không hiểu được điều đơn giản này, không phải vì thiếu lí trí, mà vì vô cảm và vô trách nhiệm. 

2. Những ngày này truyền thông quốc tế dành sự quan tâm đặc biệt đối với vụ chìm phà Sewol ở Hàn Quốc, làm hơn 300 người chết và mất tích. 


Sự chú ý của truyền thông không chỉ bởi đây là một tai nạn hằng hải đau lòng, mà còn bởi cách ứng xử của người Hàn Quốc trong thảm họa. 

Cả nước Hàn Quốc cảm thấy có lỗi vì bất lực trước nỗi đau của gia đình các nạn nhân. Thủ tướng Hàn Quốc đã từ chức. Ông nói: “Thay mặt chính phủ, tôi xin lỗi vì đã để xảy ra nhiều vấn đề, từ việc ngăn cản tai nạn xảy ra, đến việc xử lý thảm họa trong thời gian đầu”.

Trước đó vài ngày, Hiệu phó Kang Min Kyu của trường cấp 3 Danwon, nơi có 325 học sinh khối 11 trên chuyến phà này, đã tự tử và để lại một bức thư tuyệt mệnh, bày tỏ sự dằn vặt khi mình sống sót còn các học sinh lại thiệt mạng. Ông đã nhận trách nhiệm với tư cách người khởi xướng chuyến dã ngoại này.

So với câu chuyện về dịch sởi làm chết hơn 100 trẻ diễn ra trong cùng khoảng thời gian, hoặc vụ tiêm vắc-xin Quinvaxem làm chết hàng chục trẻ năm trước ở Việt Nam, thì những người có trách nhiệm ở Hàn Quốc hành xử khác hẳn. Vì sao vậy?

Còn nhớ, trong thời gian theo học ở Hàn Quốc trước đây, một trong những câu hỏi tôi băn khoăn nhiều là vì sao họ phát triển nhanh như vậy, khi chỉ vài chục năm trước thôi, họ cũng vừa thoát khỏi chiến tranh như mình, từ cùng mức xuất phát điểm như mình, cả trong kinh tế lẫn văn hóa?

Ngoài những lý do vĩ mô liên quan đến thể chế, đặc biệt là sự chuyển mình từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ đã gieo mầm tác phong và chuẩn mực lãnh đạo mới, thì một trong những câu trả lời mà tôi nhận được là những người đứng đầu của đất nước họ rất có trách nhiệm với việc mình làm. Nếu không làm được đến nơi đến chốn thì họ sẽ từ nhiệm, thậm chí tự sát để bảo toàn danh dự.

Trách nhiệm này không chỉ dừng ở việc đảm bảo chất lượng công việc, mà còn ở việc làm gương cho người khác noi theo.

Càng lên cao thì sự làm gương này càng có ý nghĩa lớn và càng được nhấn mạnh. Có lẽ các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc biết rõ một nguyên tắc của việc trị quốc: thượng bất chính, hạ tắc loạn. Vì thế, làm gương đã trở thành một nguyên tắc lãnh đạo. 

Khi không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc thấy rằng mình chưa làm hết trách nhiệm, do sơ suất hay do thiếu năng lực, họ sẽ chủ động từ nhiệm. Việc này không chỉ giúp bảo vệ danh dự cá nhân, giữ uy tín cho bộ máy công quyền, mà còn như một sự làm gương cho các thế hệ kế tiếp noi theo. 

Điều này lại một lần nữa được chứng minh trên thực tế trong vụ chìm phà Sewol. Đây là một thảm họa ngoài dự kiến của chính phủ Hàn Quốc. 

Họ đã và đang tiếp tục cứu hộ cứu nạn, với nguồn lực cao nhất, ròng rã trong nhiều ngày trời. Nhưng kết quả không như mong đợi, vì sự chậm trễ của một số người ở lúc khởi đầu, và vì các lý do khách quan như các dòng hải lưu rất mạnh và bùn đất đã ngăn cản việc cứu hộ.

Thủ tưởng Hàn Quốc đã nhận trách nhiệm bằng cách từ nhiệm. Còn thầy hiệu phó thì nhận trách nhiệm bằng chính mạng sống của mình.

Nhìn xa hơn, vào năm 2009, cựu tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đã nhảy núi tự sát vì cáo buộc tham nhũng liên quan đến mình và các thành viên trong gia đình. Ông đã tự sát để nhận trách nhiệm: “Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình. Tôi xin lỗi vì đã làm phiền các bạn”. 

Vậy thì vì sao những người Hàn Quốc này lại từ chức hoặc tự sát như vậy? Câu trả lời là thông qua đó họ nhận trách nhiệm vì đã để xẩy ra những việc này, dù trong nhiều trường hợp, đó là những việc ngoài tầm kiểm soát của họ. 

Nhưng sâu xa hơn, câu trả lời sâu xa hơn là vì họ có lòng tự trọng. Với các nhà lãnh đạo, tài năng là cần thiết. Nhưng cần thiết hơn nữa là phải biết xấu hổ, phải có chút lòng tự trọng.

Người dân không cần các vị phải làm đầy tớ của nhân dân, cũng không cần các vị phải tự sát như thầy hiệu phó trường Danwon hay cựu tổng thống Roh Moo-hyun, chỉ cần các vị làm người bình thường, biết xấu hổ và có chút lòng tự trọng để nhận lãnh trách nhiệm và để dừng lại khi cần thiết.
"Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục lần này được ví như một trận đánh lớn. Nhưng chưa đánh, đã rơi vào thế vỡ trận", TS Giáp Văn Dương nêu quan điểm.

Nhận xét về đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015”, TS Giáp Văn Dương, người xây dựng trường học trực tuyến GiapSchool cho rằng, đề án không chạm đúng trọng tâm của giáo dục và gây lãng phí.
Ông phân tích, trọng tâm của giáo dục là việc học chứ không phải là việc dạy hoặc nội dung chương trình. Với việc học thì có ba câu hỏi cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào?" và “Học để làm gì?”
Từ trước đến nay, giáo dục vẫn luôn đặt "Học cái gì?" làm trọng tâm, vì vậy sách giáo khoa rất quan trọng và ông thầy là hiện thân của chân lý. Đề án đổi mới giáo dục lần này muốn chuyển sang cách tiếp cận "Học thế nào?" với mong muốn nâng cao năng lực cho học sinh bằng cách đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, lẽ ra phải dành thời gian đầu tư đổi mới phương pháp dạy và học thì Bộ lại đang dành rất nhiều tiền để đầu tư cho sách giáo khoa và nội dung chương trình. "Như vậy, đề án con này đã tự mâu thuẫn với đề án lớn là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục", TS Dương nhận xét.
[Caption]
TS Giáp Văn Dương.
Khoản tiền dự toán của đề án cũng quá lớn với đề xuất hơn 34.000 tỷ đồng, lại trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, khi chính phủ dự kiến vay 400.000 tỷ đồng để trả nợ và tiêu dùng trong năm 2014 này. Nhưng chỉ riêng đề án này đã xin 34.000 tỷ. Vậy đề án có khả thi về mặt tài chính? Còn rất nhiều đề án ở các lĩnh vực khác cũng rất cấp bách, như y tế đang quá tải, người bệnh phải chen chúc ở cả hành lang bệnh viện, rất cần đầu tư.
"Thế nên, Chính phủ phải cân đối chứ không thể lãng phí khoản tiền quá lớn mà hiệu quả mang lại không rõ. Đề án hay mà không có tiền thực hiện thì cũng phải dừng, nữa là một đề án rất sơ sài và tiêu tốn rất nhiều tiền", người sáng lập cổng học tập trực tuyến nhận xét.
Dành nhiều thời gian nghiên cứu và thực hành trong nhiều môi trường giáo dục khác nhau, ông Dương cho rằng, để thực hiện đề án thành công, Bộ Giáo dục cần phải khảo sát xã hội về thực trạng giáo dục hiện thời, về hiệu quả của việc sử dụng sách giáo khoa hiện hành. Bên cạnh đó, cần thành lập Hội đồng chuyên gia giáo dục độc lập và giao việc soạn thảo đề án đổi mới giáo dục cho hội đồng này. Đề án cần phải phân tích được tính khả thi, khả năng huy động tài chính và lộ trình thực hiện, đánh giá tác động xã hội... chứ không phải chỉ sơ sài trong khoảng hai chục trang giấy như dự thảo Bộ vừa trình thường vụ Quốc hội.
"Nếu không làm kịp một đề án tốt, chúng ta có thể lui lại đến kỳ họp sau mới trình Quốc hội. Tại sao phải làm ở kỳ họp này nếu đề án chưa tốt và biết là sẽ gây lãng phí lớn? Nếu Bộ Giáo dục cứ chạy đua để được thông qua trong kỳ họp này thì chính là Bộ đang mắc bệnh thành tích - căn bệnh mà Bộ đang kêu gọi phải chống", ông Dương nói.
Theo ông, dù là thực hiện Nghị quyết Trung ương thì cũng nên cân nhắc bởi trước đó, đã có các nghị quyết tương tự về thanh niên, về tam nông, về trí thức và về nguời Việt ở nước ngoài đã được ban hành và triển khai, nhưng đều không mang lại kết quả gì đáng kể. "Vậy làm sao có thể tin tưởng nghị quyết lần này sẽ được triển khai thành công?", TS Giáp Văn Dương đặt câu hỏi.
Trong khi đó cấu trúc chương trình thì lại không có gì thay đổi, vẫn 5 năm tiểu học, 4 năm THCS, 3 năm PTTH, vẫn thầy đó, trò đó, cách làm đó, tư duy đó, cơ chế đó, thì có thêm một bộ SGK mới cũng không có tác dụng gì.
TS Dương đánh giá giải trình của Bộ Giáo dục về việc sử dụng 34.000 tỷ đồng là "coi thường dư luận". Đối với một số tiền lớn từ thuế của dân, Bộ Giáo dục không cho được một bảng kê chi tiết về những lĩnh vực cần sử dụng mà chỉ nêu "khái toán". Muốn sửa chữa một căn phòng hết vài triệu đồng còn phải kê khai chi tiết nữa là một đề án hàng chục nghìn tỷ.
Hơn nữa, đề án là "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa" nhưng số tiền dành cho sách giáo khoa chỉ hơn 100 tỷ đồng, chiếm một phần rất nhỏ tổng kinh phí của đề án. "Tôi có cảm giác như Bộ Giáo dục đang dùng sách giáo khoa như một con mồi, để câu một con cá rất to - đó là mua sắm trang thiết bị dạy học và những việc không thực sự cần thiết khác nữa", ông Dương thẳng thắn.
Từ những phân tích trên, TS Giáp Văn Dương đề xuất, Bộ Giáo dục chỉ nên hoàn thiện chương trình khung chuẩn quốc gia, nêu yêu cầu học sinh học hết mỗi bậc học phải có kiến thức và kỹ năng tối thiểu gì. Từ đó, để các tổ chức tư nhân, các nhà xuất bản tự do viết sách giáo khoa trên cơ sở chương trình khung chuẩn đó. Hội đồng chuyên gia giáo dục độc lập sẽ thẩm định các bộ sách này và cho phép được sử dụng giảng dạy nếu đạt yêu cầu. Như vậy, Bộ sẽ không tốn xu nào mà còn có được nhiều bộ sách chất lượng vì các nhóm làm sách cạnh tranh nhau.
"Nhìn giải trình đề án của bộ thấy cứ bồng bà bồng bềnh, không tin được. Trước đó nói là 962 tỷ để viết sách, nay lại là 105 tỷ. Vậy chi phí viết sách thực sự là bao nhiêu? Nếu tôi tập hợp nhóm bạn bè là các nhà giáo và nhà khoa học, chỉ cần 1/1.000 con số này, thậm chí không có, chúng tôi vẫn có thể viết sách được”, ông Dương khẳng định.
Tuy nhiên, nếu Bộ nhất quyết làm sách giáo khoa thì hãy tách việc này ra khỏi trang bị cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm... không thể cứ mỗi lần đổi sách giáo khoa mới lại vứt đi mua lại, trong khi những đồ dùng của lần đổi mới trước còn đang đắp chiếu. Các đồ dùng dạy học này, như dụng cụ thí nghiệm vật lý, hóa học, máy tính, máy chiếu… đều đa dụng chứ không phải được thiết kế riêng biệt cho một bộ sách nào. Vậy tại sao lại phải mua mới hoàn toàn? Đối với những trường học thiếu trang thiết bị, cần hỗ trợ gì thì trình lên để Sở xét duyệt và cấp kinh phí trang bị theo năm tài khóa.
"Tôi đã có một cuộc khảo sát nhỏ với học sinh cấp 3 và sinh viên đại học về mục đích của việc học thông qua câu hỏi: Học để làm gì? Khoảng 80% các em chưa từng đặt ra câu hỏi này cho bản thân, tức là chưa biết mục đích của việc học là gì. Nhưng khi trao đổi kỹ hơn thì các em trả lời: Học để thi. Học như một quán tính: hết cấp 1 thì lên cấp 2, 3 rồi vào đại học. Một số em nói học vì bố mẹ bảo học. Một số khác nói thẳng học chẳng biết để làm gì", TS Dương nói và cho hay cần phải đổi mới cách thi trước để dẫn đến đổi mới cách học bởi hiện nay học để thi vẫn là mục đích chủ đạo.
Ông cũng cho rằng, một trong những lí do thất bại của Bộ SGK hiện hành được dẫn giải là do trình độ giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của sách. Thế nhưng Bộ lại đang phạm phải chính cái lỗi đó, khi biên soạn bộ sách giáo khoa mới và phải dùng rất nhiều tiền để đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện có để đáp ứng yêu cầu của sách mới. "Vậy tại sao lại tiếp tục lặp lại sai lầm? Lẽ ra SGK mới phải viết cho khớp với trình độ giáo viên chứ không phải cao hơn để rồi phải đào tạo lại cấp tập trong vài tháng hè?", ông Dương nói thêm.
Kỳ vọng chỉ trong 1-2 mùa hè đào tạo lại mà biến hàng triệu giáo viên từ không đáp ứng được yêu cầu của sách giáo khoa, sang đội ngũ giỏi giang khác hẳn về chất là chuyện không tưởng. Vì vậy, chỉ còn giải pháp là chấp nhận hiện trạng để khởi đầu cải cách. Xuất phát từ hiện trạng của đội ngũ giáo viên mà biên soạn sách ở mức độ phù hợp. Sau đó tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học theo cách tiếp cận “Học thế nào?” và lý tưởng hơn là “Học để làm gì?”. Theo ông Dương, người dạy không giỏi về chuyên môn cũng có thể đào tạo được học trò giỏi hơn mình khi biết cách khơi mở cách học cho trò. Khi đó, thầy sẽ nâng đỡ học trò để các em tự khám phá và hình thành tri thức, kỹ năng cho mình, thay vì bị thầy nhồi nhét bắt học thuộc.
Ông Dương cũng cho rằng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ví lần đổi mới này như trận đánh lớn, nhưng giáo dục đang ở thế vỡ trận bởi chưa đánh mà đã loạn, mỗi người một ý, giải trình lung tung. Thứ trưởng nói qua sông thì phải lụy đò, nhưng thời đó đã qua rồi. Thời nay, nếu đò không an toàn người ta sẽ không đi.
“Tiền không phải yếu tố quan trọng nhất. Trong giáo dục, con người là yếu tố trung tâm. Con người là khởi đầu và đích đến của giáo dục. Một đề án đổi mới giáo dục chỉ có thể thành công nếu nó hình dung rõ ràng sản phẩm đầu ra, tức là con người hướng đến với những phẩm tính cần phải có. Và xa hơn là một xã hội mà mọi người muốn được sống trong đó, do những con người đó xây dựng nên. Thế nhưng, trong đề án đổi mới lần này của Bộ Giáo dục, hình bóng con người lại rất mờ nhạt. Chỉ thấy tiền, sách và trang thiết bị dạy học. Thế nên, tôi càng không tin đề án sẽ thành công", TS Dương nhận định.
Hoàng Thù
y

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014


Có lẽ nhiều bạn đã biết về Paypal cũng như công dụng và hạn chế của nó. Nếu ai chưa biết thì mình giới thiệu sơ qua về Paypal. Paypal là 1 cổng thanh toán trực tuyến phổ biến thế giới và hiện nay có rất nhiều website cho phép thanh toán trực tuyến thông qua tài khoản Paypal để mua hàng trên mạng. Paypal sẽ giúp lên kết đến số tiền có trong các tài khoản ngân hàng (Band Account), thẻ tín dụng (Credit Card), thẻ ghi nợ (Debit Card)… để tiến hành các giao dịch.
Theo xu thế tiến bộ của thời đại thì việc thanh toán trực tuyến là điều khó tránh khỏi, vậy tại sao không tạo 1 tài khoản Paypal ngay từ bây giờ để dùng cho các giao dịch trực tuyến sau này. Ở các nước tiến bộ, Paypal cho phép người dùng gởi tiền vào để mua sắm hoặc rút tiền ra từ số tiền trong Paypal (dành cho những người buôn bán trên mạng) để có tiền mặt sử dụng.
Đối với Việt Nam, với danh hiệu “lỗ đen Internet” lẫy lừng nên việc Paypal không cho phép tài khoản ở Việt Nam rút tiền là điều không lấy làm lạ ^^. Tuy nhiên, do sức ép cùng với nhu cầu mở rộng giao dịch trực tuyến nên cách đây mấy tháng thì các tài khoản Paypal Việt Nam đã có thể rút tiền được từ tài khoản Paypal rồi. Đồng nghĩa với việc bạn có thể nhận tiền hoặc kinh doanh trực tuyến thông qua tài khoản Paypal.
Sau 1 thời gian kiểm nghiệm, mua sắm, xin tiền vô tài khoản và rút tiền thành công từ paypal với tài khoản ở Việt Nam, nay mình viết bài này nhằm chia sẽ tới các bạn những kinh nghiệm trong việc sử dụng paypal để mua sắm, buôn bán Online mà không sợ ràng buộc như trước. Bài này mình sẽ tập trung vào 1 số trọng điểm chính sau:

1> Tạo tài khoản paypal ở Việt Nam
2> Verify địa chỉ Email cho tài khoản Paypal.
3> Đăng ký thẻ VISA Debit để giao dịch.
4> Kết hợp & Xác nhận thẻ vào tài khoản Paypal để thực hiện các giao dịch.
5> Một Hóa đơn minh họa thanh toán thành công bằng tài khoản Paypal.
6> Rút tiền ngược từ tài khoản Paypal về thẻ để sử dụng.

1> Tạo tài khoản paypal ở Việt Nam

Hình 1-1: Nhấn vào liên kết Sign Up để đăng ký tài khoản paypal
Hình 1-2: Chọn quốc gia Việt Nam và loại tài khoản bạn cần tạo. Có thể tạo Personal để mua hàng. Loại tài khoản này bạn có thể thay đổi sau cũng được. Nhấn nút Get Started để bắt đầu.
Hình 1-3: Tới bước này, bạn nhập các thông tin về tài khoản cần tạo. Sau đó nhấn nút Agree and Create Account. Nếu thông tin bạn nhập đúng và đầy đủ thì tài khoản của bạn sẽ được tạo và sẽ tới bước kế tiếp.
Hình 1-4: Tới trang này có nghĩa là bạn đã đăng ký thành công tài khoản Paypal. Bước này Paypal hỏi bạn có muốn gắn thẻ thanh toán của bạn vào Paypal bây giờ không, nếu bạn chưa có thẻ thì nhấn vào liên kết Go to My Account để vào trang nhà của bạn.
Hình 1-5: Lần đầu tiên bạn login thì Paypal sẽ tới trang thiết đặt câu hỏi bảo mật để sau này có thể phục hồi lại tài khoản nếu có trục trặc gì. Paypal sẽ cho bạn set 2 câu hỏi. Hoàn tất và nhấn Submit để vào trang quản lý tài khoản.
Hình 1-6: Đây là giao diện trang tài khoản của bạn. Chú ý mũi tên màu đỏ chỉ là nói tài khoản của bạn chưa được xác nhận. Bạn để ý cái box bên phải có 2 cái link Confirm email address và Confirm my debit or credit card. Mình sẽ hướng dẫn các bạn xác nhận lần lượt từng phần trong các bước tiếp theo.

2> Verify địa chỉ Email cho tài khoản Paypal

Hình 2-1: Sau khi đăng ký tài khoản thì Paypal sẽ gởi 1 email với nội dung như trên. Trong email sẽ có phần mã xác nhận (là 20 chữ số) trong phần CONFIRMATION CODE.
Hình 2-2: Bạn đăng nhập vào Paypal, nhấn vào liên kết Confirm email address để tiến hành xác nhận Email.
Hình 2-3: Nhấn vào liên kết mà mũi tên màu đỏ chỉ, để tới trang nhập mã xác nhận mà bạn nhận được trong email.
Hình 2-4: Nhập mã xác nhận trong email vào đây rồi nhấn Confirm
Hình 2-5: Nếu mã xác nhận bạn nhập là hợp lệ thì bạn sẽ thông báo là đã xác nhận email thành công. Các bước tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành liên kết thẻ ngân hàng vào tài khoản Paypal

3> Đăng ký thẻ VISA Debit để giao dịch.

Hình 3-1: Trước tiên bạn cần đến các trung tâm giao dịch của ACB để làm thẻ VISA Debit, chi phí hình như 100k/năm. Bạn nên nhớ 1 số vấn đề sau khi đi đăng ký thẻ. a>bạn cần nạp vào thẻ khoảng 100K để sau này paypal tiến hành thanh toán thử để xác nhận thẻ. b>Kêu họ tạo cho bạn 1 tài khoản online để kiểm tra tình trạng thẻ thông qua chức năng login trên trang acb.com.vn. c> Hỏi các thông tin về SWIFT CODE, mã thẻ...để sau này khai báo trong Paypal. Nếu không sau này mỗi lần không biết mà hỏi thì cực lắm. Các ngân hàng khác thì mình chưa thử, chỉ test mỗi ACB và đã thành công.

Hình 3-2: Hình dạng thẻ VISA Debit của ACB phát hành. Một số thông tin bạn cần biết đó là: Mã thẻ (16 chữ số), tên chủ tài khoản, ngày hết hạn và mã an toàn để tiến hành các giao dịch.
Hình 3-3: Nếu bạn có tài khoản do bên ngân hàng cấp thì có thể login tại trang acb.com.vn để vào xem tình trạng thẻ.
Hình 3-4: Đây là trang xem số dư trong thẻ của mình. Ở đây mình đã nạp 200K vào tài khoản để tiến hành kết nối với Paypal. Lưu ý: quá trình kết nối với Paypal là miễn phí, ban đầu họ charge bạn 1 số tiền (1.95usd) rồi sau đó sẽ refund lại cho bạn. Tới phần sau các bạn sẽ biết cụ thể hơn. Như vậy là bạn đã có đủ thông tin về thẻ cũng như 1 ít tiền trong thẻ. Tiếp theo bạn chỉ cần Gắn thẻ vào Paypal và xác nhận nữa là bạn có thể thanh toán, mua bán, gởi nhận tiền thông qua Paypal rồi.

4> Kết hợp & Xác nhận thẻ vào tài khoản Paypal để thực hiện các giao dịch

Hình 4-1: Bạn đăng nhập hoặc trở về My Account (như hình 2-2), bạn nhấn vào liên kết Link and confirm my credit or debit card để tới trang này. Bạn tiến hành nhập các thông tin trên thẻ rồi nhấn Save and Continue để qua bước xác nhận.
Hình 4-2: Tới bước này là bạn đã liên kết được thẻ VISA Debit của mình vào Paypal rồi (hoàn thành 50% nhiệm vụ). Sau khi liên kết thành công, Paypal sẽ gởi cho bạn 1 cái email như hình 4-3 để báo cho bạn biết. Nhiệm vụ còn lại khá phức tạp là Xác nhận thẻ này cho Paypal để Paypal hiểu các giao dịch sau này sẽ sử dụng thẻ VISA Debit của bạn. Nhấn Continue để tiến hành Xác nhận. Quá trình xác nhận diễn ra như sau: đầu tiên Paypal sẽ lấy (charge) của bạn $1.95, bạn phải kiểm tra trong phần đăng nhập thẻ trên ACB để biết có giao dịch với Paypal hay không và tìm 4 con số như chỉ dẫn, sau đó vào lại phần xác nhận thẻ và nhập 4 con số này vào như bước 4-6.
Hình 4-3: Email Paypal thông báo là bạn đã liên kết thẻ vào tài khoản Paypal
Hình 4-4: Email Paypal đưa các chỉ dẫn các bước Xác nhận tài khoản VISA của bạn.
Hình 4-5: Nếu làm theo đúng tiến trình (chờ khoảng 1,2 ngày) thì bạn vào trang quản lý thẻ của ACB sẽ thấy dòng giao dịch như trên..chú ý phần chi tiết 1234PAYPAL..., 1234 chính là con số mà bạn đang chờ đợi ^^.
Hình 4-6: Sau khi có được 4 con số ở bước 4-5, bạn vào liên kết Confirm my card và nhập 4 con số này vào ô PayPal code và nhấn Submit. Ở đây mình nhập 5678. Trong trường hợp bạn bị kẹt ở bước 4-5 (giống mình), có nghĩa là chờ hoài không thấy giao dịch từ Paypal qua ACB, thôi đừng hy vọng nữa, bạn có thể vô trang Confirm này nhấn vào nút Resend PayPal Code để nó charge lại 1 lần nữa, yên tâm, dù có hay không thì sau nay nó charge bạn bao nhiêu thì nó sẽ trả lại hết cho bạn và bỏ vào PayPal balance.
Hình 4-7: Sau khi nhấn Submit, nếu làm đúng trình tự và nhập đúng số thì bạn sẽ được đưa tới trang My Account với thông báo là họ sẽ trả tiền lại (refund) cho bạn trong khoảng 24 tiếng nữa. Chờ đợi nhé !
Hình 4-8: Lưu ý, sau khi Confirm đầy đủ (bước 2,bước 4) thì chỗ mũi tên màu đỏ nói là bạn đã Verify, vậy là ổn rồi. Tuy nhiên hiện tại tiền vẫn chưa vô vì mình chụp hình này là lúc tiền Paypal chưa refund vô kịp. Bạn lưu ý mũi tên màu xanh, bạn đang ở loại tài khoản Personal (như đã tạo lúc đầu), bạn nhấn vào liên kết Upgrade để chuyển lên tài khoản Premier, yên tâm, miến phí ^^. Quá trình Upgrade đơn giản nên mình không minh họa ở đây.
Hình 4-9: Hình này có nghĩa là bạn đã được PayPal trả tiền ($1.95) và tài khoản của bạn đã ở Premier và đã được xác nhận (Verified). Chúc mừng bạn, như vậy là bạn đã bắt đầu đi mua sắm online được rồi. Nếu bạn muốn biết PayPal xử lý thế nào với PayPal balance và tiền trong thẻ VISA của bạn thì xem bước 5 để xem 1 hóa đơn mà Paypal thanh toán

5> Một Hóa đơn minh họa thanh toán thành công bằng tài khoản Paypal

Hình 5-1: Trong hình này bạn sẽ thấy được cách mà Paypal thanh toán giúp bạn. Đây là hóa đơn mình mua 1 Domain trên trang godaddy.com. Tổng đơn hàng này là $7.67 USD. Đầu tiên Paypal sẽ charge tiền trong PayPal Balance trước (trong trường hợp này trong PayPal mình chỉ còn có $1.32), nếu không đủ thì paypal tiến hành charge số tiền còn lại vào số tiền trong thẻ mà bạn đã liên kết trong bước 4. Đơn giản và dễ hiểu đúng không nào ^^.

6> Rút tiền ngược từ tài khoản Paypal về thẻ để sử dụng

Nếu bạn muốn rút tiền từ PayPal balance thì đầu tiên bạn phải chuyển tiền từ PayPal balance vào tài khoản VISA Debit của bạn, sau đó chỉ cần ra ATM của ACB rút thôi, cũng không phức tạp lắm. Mình sẽ hướng dẫn các bạn.
Hình 6-1: Bạn nhấn vào liên kết Withdraw trong trang My Account như trên.
Hình 6-2: Tới đây bạn nhấn vào liên kết mà mũi tên chỉ.
Hình 6-3: Lần đầu tiên bạn cần nhập các thông tin về ngân hàng thì mới chuyển tiền từ Paypal qua được. Ở đây có 1 số thông tin mà bạn cần phải nhập. Những thông tin như Bank name, SWIFT code thì bạn phải hỏi nơi phát hành thẻ mới biết. Do đó ở bước 3, mình đã khuyên các bạn hỏi 1 lần luôn. Đối với ACB, Account number chính là số thẻ luôn. Các ngân hàng khác thì không rành.
Hình 6-4: Sau khi thêm ngân hàng thành công, bạn sẽ được chuyển qua trang rút tiền. Ở đây bạn có thể xem tỷ giá hiện tại thời điểm mà bạn đang muốn rút. Nếu đồng ý thì cứ nhập số tiền vào vào nhấn Continue để sang bước xác nhận. Lưu ý, đối với USD thì tối thiểu $10 USD mới chuyển được.
Hình 6-5: Đây là thông tin xem lại trước khi bạn nhấn Submit là hoàn tất quá trình chuyển từ Paypal balance sang tài khoản trong thẻ VISA ACB. Lưu ý phí chuyển tiền là 60K sẽ được trừ vào số tiền mà bạn chuyển. Nếu xem hình thì bạn sẽ thấy nếu mình chuyển $10 USD thì thẻ VISA của mình chỉ được có 116,891VND.
Hình 6-6: Đây là màn hình MyAccount sau khi bạn đã chuyển tiền, nhìn vào bảng các giao dịch bạn sẽ thấy 1 giao dịch chuyển tiền. Chờ 2-4 ngày thì tiền sẽ được chuyển vào thẻ VISA Debit của bạn.
Enjoy Online Shopping!


Xem thêm thông tin: http://neobuxvietnam.webnode.vn/news/thanh-toan-v%C3%A0-rut-ti%E1%BB%81n-t%E1%BB%AB-t%C3%A0i-kho%E1%BA%A3n-paypal-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam/
Tạo trang web cá nhân miễn phí: http://www.webnode.com

Bài viết này mình giới thiệu cách chuyển tiền từ tài khoản Paypal về tài khoản ngân hàng Việt Nam. Bạn nào chưa có tài khoản Paypal hay chưa biết Paypal để làm gì thì click vào đây

I. Cập nhật thông tin tài khoản

Bước 1: Sau khi đăng nhập vào tài khoản PayPal của bạn thì bạn click vào phần Profile và chọn “Add/Edit Bank Account”.
Bước 2: Click nút Add và nhập các thông tin cần thiết theo mẫu yêu cầu của PP. Trong bước này các bạn cần chú ý nhập chính xác tất cả các trường, đặc biệt là 2 trường Bank namevà SWIFT code.
Swift của một số ngân hàng:
ANZ: ANZBVNVXXXX
ACB: ASCBVNVXXXX
BIDV: BIDVVNVXXXX
EAB: EACBVNVXXXX
Techcombank: VTCBVNVXXXX
VCB: BFTVVNVXXXX
VietinBank: ICBVVNVXXXX
Chú ý: 3 ký tự cuối trong dãy số Swift thường là mã chi nhánh và cũng chính là 3 số đầu tiên trên tài khoản ATM của bạn. Nhưng thực ra, bạn có thể không điền 3 kí tự cuối đó cũng không sao.

Bước 3: Đây là bước rất quan trọng, các bạn phải nhập chính xác từng chữ, số. Đặc biệt là trường “Bank name”. Các bạn phải nhập tên trùng với tên đã đăng ký trên thẻ. Khi đã nhập xong hết các trường, các bạn click vào nút Add bank account để hoàn tất.


Account Number: bạn nhập số tài khoản ngân hàng vào, nếu bạn dùng thẻ VisaPrepaid của ACB, bạn nhập 16 số mã thẻ Visa.

II. Rút tiền về ngân hàng Việt Nam

Sau khi đã thêm thông tin về các tài khoản ngân hàng của bạn, việc rút tiền từ PP về chính các ngân hàng đã đăng ký đó sẽ rất thuận tiện và dễ dàng.

Bước 1: Sau khi đã đăng nhập vào PP, tại menu chính của cửa sổ My account  thì các bạn click vào liên kết Withdraw rồi click tiếp vào Withdraw to your bank account





Bước 2: Các bạn nhập số tiền cần rút về (Amount) rồi chọn Ngân hàng sẽ nhận (To), cuối cùng bấm nút Continue để chuyển.


Bước 3: Một cửa sổ mới hiện ra và đưa ra các thông tin chi tiết của chứng từ rút về, các bạn click nút Submit để hoàn thành.


Bước 4: PP sẽ hiển thị thông báo mới cho bạn tình trạng là tiến trình đang được xử lý. Các bạn click vào liên kết Go to My Account để trở về xem tình trạng tài khoản của bạn sẽ thấy một chứng từ âm số tiền của bạn. Đó chính là trạng thái mà PP đã chấp nhận xử lý. Thời gian xử lý thường khoảng 2 ngày và 2 ngày tiếp bạn có thể ra ngân hàng nhận tiền.

Chú ý: PP sẽ lấy phí chuyển tiền là 60.000 VNĐ cho mỗi lần chuyền về Bank tại Việt Nam. Thời gian khoảng từ 2 đến 4 ngày. Ngoài ra, bạn còn phải trả phí giao dịch cho ngân hàng, khoảng 20000 vnd (tùy ngân hàng).
Chúc các bạn thành công rút tiền thành công !


Sưu tầm


Nếu bạn muốn chơi MMO(Make Money Online) thì 2 điều kiện bắt buộc cần có là tài khoản paypal và thẻ Visa debit.Tài khoản paypal để nhận tiền từ các việc mình làm,còn thẻ Visa debit để chuyển tiền từ Paypal về tài khoản ngân hàng của mình.

Cách tạo tài khoản Paypal.

1.Đầu tiên,bạn truy cập vào trang trang chủ paypal ,chọn Sign Up Now.Nó sẽ hiện ra bảng sau:

PERSONAL:dành cho khách hàng chỉ có mua hàng trực tuyến. Bạn bị giới hạn nhận và gửi tiền trong 1 tháng là 500$ , bạn không thể fund tiền trực tiếp từ vào balance của bạn . Ưu điểm của loại này là tỉ lệ limit thấp.

PREMIER 
dành cho những ai mua/bán trực tuyến, có cả nhận và chuyển tiền. Tỉ lệ bị limit luôn ở mức cao.

BUSINESS: 
dành cho kinh doanh với số lượng chuyển khoản lớn. Loại này dành có các công ty , tổ chức hay nhóm cá nhân. Đặc điểm của nó là không bị giới hạn tiền nhận , gửi. Có thể login account từ nhiều IP mà không sợ limit.
*Limit (bị hạn chế giao dịch, không thể rút, gửi/nhận tiền) hiểu một cách đơn giản là Paypal sẽ hạn chế việc sử dụng tài khoản của bạn trong thanh toán cho đến khi bạn xác minh các thông tin cần thiết. Trong thời gian đó, tài khoản bạn không thể gửi tiền hoặc rút tiền được nữa, nhưng vẫn có thể nhận tiền.(Xem nguyên nhân và cách hạn chế TẠI ĐÂY )


2. Tại bước thứ 2, bạn cần điền đầy đủ mọi thông tin cá nhân. Lưu ý bạn phải điền thật chính xác từ địa chỉ, tên tuổi, và số điện thoại, để tiện giải quyết các rắc rối sau này. Bước này, bạn chưa cần phải nhập các thông tin thẻ. Address Line 1 và Line 2 bạn điền vào địa chỉ nhà của bạn, ghi tiếng Việt không dấu, City điền vào Quận, huyện, thị xã, còn State/Region bạn điền vào tỉnh, thành phố. điền Postal Code .
Bước điền tên là quan trọng nhất.VD mình tên Mai Ngọc Anh thì sẽ điền như sau:
First name: Anh
Middle name: Ngoc
Last name: Mai

Đây là bảng zipcode dành cho các tỉnh thành:
An Giang=94000
Bà Rịa Vũng Tàu=74000
Bạc Liêu=99000
Bắc Kạn =17000
Bắc Giang=21000
Bắc Ninh=16000
Bến Tre=83000
Bình Dương=72000
Bình Định=53000
Bình Phước=77000
Bình Thuận=62000
Cà Mau=96000
Cao Bằng=22000
Cần Thơ – Hậu Giang=92000
Đà Nẵng=59000
ĐắkLắk – Đắc Nông=55000
Đồng Nai=71000
Đồng Tháp=93000
Gia Lai=54000
Hà Giang=29000
Hà Nam=30000
TP. Hà Nội=10000
Hà Tây=31000
Hà Tĩnh=43000
Hải Dương=34000
TP. Hải Phòng=35000
Hoà Bình=13000
Hưng Yên=39000
TP. Hồ Chí Minh=70000
Khánh Hoà=57000
Kiên Giang=95000
Kon Tum=58000
Lai Châu – Điện Biên=28000
Lạng Sơn=20000
Lao Cai=19000
Lâm Đồng=61000
Long An=81000
Nam Định=32000
Nghệ An=42000
Ninh Bình=40000
Ninh Thuận=63000
Phú Thọ=24000
Phú Yên=56000
Quảng Bình=45000
Quảng Nam=51000
Quảng Ngãi=52000
Quảng Ninh=36000
Quảng Trị=46000
Sóc Trăng=97000
Sơn La=27000
Tây Ninh=73000
Thái Bình=33000
Thái Nguyên=23000
Thanh Hoá=41000
Thừa Thiên Huế=47000
Tiền Giang=82000
Trà Vinh=90000
Tuyên Quang=25000
Vĩnh Long=91000
Vĩnh Phúc=11000
Yên Bái=26000

Sau khi điền xong bạn bấm Agree and Create Account.

Paypal sẽ gửi tới mail đăng ký đoạn code để Active tài khoản. 

Paypal có 2 loại tài khoản:

ACCOUNT UNVERIFY (bất kể personal,premier,buiness): 
# max gửi là 100$-1000$ (tùy thuộc tài khoản, có thể là yahoo(100$), gmail (500-1000$) trong suốt quá trình sử dụng tài khoản
# max rút tiền về tài khoản ngân hàng vietnam là 500$ trong 1 tháng. và 3000$ trong suốt quá trình sử dụng tài khoản.

Nếu ko Verify(xác nhận) vẫn có thể sử dụng các tính năng cơ bản của PayPal là nhận và chuyển tiền. Tuy nhiên, có thể sẽ bị hạn chế số tiền gửi và nhận. Không cần xác nhận bạn thẻ ngân hàng vẫn có thể rút tiền về ngân hàng.
ACCOUNT VERIFIED : ko có giới hạn gửi, nhận, rút tiền

Cách verify(xác minh) tài khoản Paypal.
các bank được hỗ trợ tốt nhất khi verify paypal theo thứ tự:
1/ ACB
2/ EXIMBANK
3/TECHCOMBANK

Nạp tối thiểu 50000 VNĐ vào tài khoản(thẻ visa). Paypal sẽ lấy 1.95$~44000VNĐ trong tài khoản thẻ, để xác minh tài khoản paypal của bạn(số tiền đã bù trừ khi lần đầu xác minh nếu ko thành công, sẽ xác minh lại lần 2) 
Ko nên verify bằng vietcombank, chỉ có thể withdraw(rút tiền) về mà thôi

Bạn tìm tới chỗ Status: Unverified Get verified

Nhấn vào Get verified sẽ tới trang điền thông tin

First name,Last name( tự có sẵn) 
Card type: tùy chọn 
Card number: 16 số trên thẻ 
Expiry date : ngày hết hạn , ví dụ trên thẻ ghi là 04/14( 04 / 2014)
Security code : 3 số cuối đằng sau của thẻ ( ví dụ: 305 )
Billing address: để nguyên

Nhấn continue , và tiếp tục,


sau 1 phút => tối đa 2 ngày,(paypal sẽ lấy 1.95 từ tài khoản thẻ, bạn call lên bank hoặc trong internet banking sẽ có code gồm 4 chữ số để comfirm 

Vậy là bạn đã tạo xong tài khoản Paypal.


Cách tạo thẻ Visa Debit.

Thẻ Visa Debit/Credit dùng để xác nhận tài khoản Paypal.Ngoài ra khi mua hàng hay thanh toán trên mạng,nếu thiếu tiền thì Paypal sẽ rút tiền từ thẻ Visa Debit/Credit để thanh toán.
Hiện có 2 ngân hàng là ACB và Eximbank khi làm thẻ Visa Debit sẽ có tài khoản ngân hàng với số tài khoản trùng với 16 số thẻ, nhờ vậy bạn có thể tiết kiệm thời gian, không phải mở thêm tài khoản ngân hàng nữa.Còn các ngân hàng khác bạn phải mở tài khoản ngân hàng riêng.Tài khoản ngân hàng chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là RÚT TIỀN về Việt Nam, và đây cũng là cách duy nhất.
Như mình đã nói ở trên,2 ngân hàng tốt nhất khi verify Paypal và các tiện ích khác là ACB và Exim.Hiện nay ACB đang có 1 số vấn đề nên mình dùng Exim.Link đăng kí ở dưới:
http://www.eximbank.com.vn/dichvuquamang/DangKy.aspx?ftype=4&act=1

- Để làm thẻ VISA/Master Card: bạn chỉ cần mang CMND ra ngân hàng và bạn sẽ được một phiếu khai thông tin cá nhân, bạn chỉ cần khai chính xác các thông tin rồi nộp lại, đóng thêm khoảng 100.000 vnd là phí thường niên. Khoảng vài ngày đến 1 tuần là sẽ có thẻ.
- Mở tài khoản ngân hàng: cũng tương tự với làm thẻ. Khi đã mở bạn sẽ có số tài khoản ngân hàng, và để rút tiền bạn cần có SWIFT CODE và tên quốc tế của ngân hàng bạn đã mở.