Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Jack Ma đang bị chính quyền TQ đập tơi tả vì dám láo, đụng đến quyền lực cao nhất của chính phủ là quyền quản lý tiền. Thực ra một chính quyền được hình thành không phải dựa trên chủ quyền lãnh thổ mà dựa trên 2 quyền tối thượng là In tiền và Thu thuế. 


Một sai lầm nữa của Jack Ma là quên mất khái niệm nền tảng của đạo Khổng và văn hóa Trung Hoa, và đó là tính Chính Danh. 

Và việc này còn nhắc lại quan điểm của thầy lâu nay ai cũng biết: Doanh nhân chỉ là bọn nghịch cứt, không thể so sánh với Chính trị gia được. Chú Hỏa có hàng ngàn cái nhà mặt tiền SG, Bạch Thái Bưởi tiền muôn bạc vạn, vậy bây giờ để lại được gì, có ai biết không? Trong khi các chính trị gia còn lưu danh muôn đời. 

Tại sao lại vậy? Vì Chính trị gia là người tập hợp lực lượng. Một chính trị gia giỏi không làm việc vì tiền hoặc vì rất nhiều tiền, họ chỉ có mục đích tập hợp được lực lượng xã hội. 

Còn kinh doanh chỉ là một trò chơi, hồi bé chúng ta nghịch cứt, rồi lớn lên đi làm ăn kiếm tiền thì chúng ta cũng nghịch cứt thôi, chỉ là đống cứt rất to. Và thực ra cứt càng to càng thối mà thôi.

Đôi khi các doanh nhân hơi hiểu nhầm về mình, nghĩ mình là những người có thể cứu giúp nhân loại và thay đổi một hệ thống! Cần những chính phủ điều chỉnh họ lại đúng chỗ, như TQ đang làm.

 Chào anh Thắng và mọi người trong nhóm, như thường lệ, trong một ngày cao hứng Trực xin đóng góp một chút góc nhìn cá nhân về thị trường tài chính.

Chúc anh Thắng và mọi người nhiều thành công và sức khỏe nhé.

Việt Nam E-SHARE – Kinh tế học bình dân

TG: https://www.facebook.com/truc.nguyenhuu.330/ 

KỲ 9: CÓ NÊN MUA BẤT ĐỘNG SẢN 2020???

“Bất động sản sau dịch Covid như một chiếc lò xo đang nén lại sẽ bật tung mạnh mẽ sau dịch…thị trường sẽ tiếp tục tăng giá…”, Trực xin trích dẫn một đoạn văn khá thú vị trên một bài viết về thị trường Bất động sản tại chuyên trang CafeF.

Dĩ nhiên đây chỉ là một trong một loạt các bài viết nhằm mục đích định hướng thị trường và giữ chân các nhà đầu tư cũ, mời chào các nhà đầu tư mới rằng “thị trường bất động sản vẫn…ngon, vẫn còn tăng giá tiếp”

Hơn 10 năm lăn lộn ở khắp nơi trong thị trường tài chính, bất động sản, mình khẳng định đến 96,69% rằng thị trường bất động sản đang bước vào một chu kì giảm tốc, có chút đi xuống. Chẳng có gì mới lạ hay mang tính chất tiên đoán gì cả, lên rồi lại xuống chứ có khó gì đâu. (Chứ lên hoài ai mà chịu nổi phải không các anh em?)

Nói về bất động sản thì có vô vàn thứ, hôm nay Trực sẽ chia sẻ một góc nhìn của riêng mình;

1. Thị trường nhan nhản sự dối trá, ra rả những lời rao bán hàng hạng bét

- Thị trường đầy các chủ đầu tư “uy tín”. Có một sự thật hiển nhiên rằng trước khi mất sạch thì ai ai cũng có cái gọi là Uy tín rất to và đầy.

Vài lời hứa tiêu biểu cho Uy tín mà các chủ đầu tư thường không giữ được là “mau chóng có sổ hồng”, “bàn giao nhà sau…vài tháng”, mới đây đang nổi lên là lời hứa “công ty cam kết lợi nhuận tối thiểu 12% trong 12 tháng”…kiểu kiểu như thế.

- Nếu có ai đó hỏi rằng mua mảnh đất này làm gì? Có không ít người sẽ bảo rằng mua để bán lại cho người khác chứ cũng đâu biết làm gì. Khá hài hước nhưng chắc chắn rằng có ai đó đang cố gắng biến bạn trở thành “người khác” kế tiếp.

- Mua nhanh sản phẩm dự án này, dự án kia tại thành phố này hay tỉnh kia vì giá đang còn rẻ, tiềm năng lớn, kế hoạch hạ tầng đã được phê duyệt rồi….vân vân...mây mây các kiểu.

Nào là con đường cao tốc, nào là bến cảng, sân bay, nào là sân Golf hay du thuyền,... những cái “sắp”, “sẽ” có thể xa vời hơn các bạn nghĩ nhiều.

Ví dụ nhé: Cao tốc Bến Lức – Long Thành khởi công năm 2014 đến giờ chưa biết khi nào xong, cầu Cát Lái, cầu Bình Khánh, đã phê duyệt kế hoạch xây dựng chủ trương từ những năm 2003, Nhơn Trạch đã sốt đất tới 3 lần và vẫn chưa thấy gì ngoài việc nhiều người lỡ cầm nhà Sài Gòn ôm đất Nhơn trạch đã phải bán nhà Sài Gòn ra Nhơn Trạch ở để đi Phà cho mát. Sân bay Long Thành cũng thế, Quốc hội đã thông qua từ 2015, đó quả thật là một ý tưởng tuyệt vời nhưng từ ý tưởng đến thực tiễn vẫn còn xa, thậm chí xa rất là xa. Ngày hôm nay khởi công cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, là một người miền Trung, Trực thật sự mong con đường này sẽ được sớm hoàn thành, để khỏi bò bò trên quốc lộ 1A vừa chậm vừa nhiều Pikachu.

Thủ Đức, Quận 9 lại đang sốt xình xịch vì đại dự án Thành Phố Thủ Đức dù tất cả chỉ vừa mới bắt đầu.

Một vài người sẽ nói “chúng tôi không nói dối, chúng tôi chỉ chưa nói hết sự thật mà thôi”, dĩ nhiên đó là quan điểm riêng của mỗi người, ăn cây nào sẽ phải rào cây ấy. Nhưng với những nhà đầu tư cá nhân hay người mua bất động sản để ở, chúng ta cần phải biết đâu là rủi ro, đâu là cơ hội, và liệu nó có đáng như vậy không?

2. Trong năm 2020 và 2021 phân khúc bất động sản nào sẽ không giảm:

- Nhà, đất ở riêng lẻ có sổ hồng riêng tại các đô thị, khu tập trung đông dân cư, nhiều công ăn việc làm, chắc chắn sẽ không giảm giá, có thể sẽ tăng hay giảm một ít trong biên độ khoảng ±10%, tùy cách bạn trả giá có tốt hay không. Người bán có cần tiền gấp hay không?

- Các căn hộ chung cư có sổ hồng riêng giá ≤2,5 tỷ, dĩ nhiên giá càng rẻ hơn thì càng có khả năng tăng giá được một ít nữa Lý do đơn giản, nhu cầu rất lớn trong khi nguồn cung ngày càng khan hiếm vì nhiều lý do.

3. Phân khúc bất động sản nào sẽ phải giảm giá cắt lỗ?

- Dẫn đầu danh sách chắc chắn là Condotel: Món đầu tư thời thượng này thì chắc Trực không cần nói gì nhiều thêm. Muốn thoát hàng thời điểm này và 2021 vẫn khó, cắt lỗ trên 20% thì may ra.

- Thứ 2 là một loại bất động sản nghỉ dưỡng khác như Second home (Căn nhà thứ 2), “bố khỉ” – tôi nghĩ thế, chẳng hiểu ai mang cái khái niệm này về Việt Nam nhỉ? Nghe có vẻ rất thông minh và “Tây” nhưng các bạn biết không? Đây quả thực là một trò đùa lớn, sự thật là tương lai sẽ phủ toàn màu đen huyền ảo lên kì vọng của đa số các nhà đầu tư phân khúc này. Không cần đến tương lai quá xa, hiện tại nghe đâu nhiều căn nhà thứ 2 này đang được cắt lỗ để thu hồi vốn về. Cắt lỗ ít thì chẳng ai mua, còn cắt sâu quá thì đau…Dạng này cũng lỗ ước tính trên 20%

- Kế tiếp là căn hộ cao cấp đã có nhà nhưng chưa có sổ hồng, lý do nó lỗ cũng chỉ bởi kì vọng hoàn toàn khác thực tế khi nó sau khi bàn giao thì hoàn toàn không “cao cấp” như đã quảng cáo. Tiền thì đã bỏ ra mua rồi, hỗi hận đã muộn màng, cho thuê giá rẻ thì hư hao nhà. Dọn vào ở thì một số chủ nhân cũng không có nhu cầu vì chính ra khi mua thì cũng không có nhu cầu ở, mua bán là chính thôi.

Nếu tài chính tốt, không vay ngân hàng thì khỏe thôi, tiếp tục đợi, còn lỡ vay nhiều quá thì cắt lỗ để bán cho người có nhu cầu ở thật cho nhanh cũng có thể là một sự lựa chọn.

Dạng này cắt lỗ không nhiều, cũng sẽ giảm khoảng 10%

- Các bất động sản là nhà ở cao cấp như Villas, biệt thự, biệt phủ, lâu đài…hiển nhiên các đại gia, thiếu gia, phú nhất đại, phú nhị đại, khi còn ở đỉnh cao danh vọng thì vung tiền như nước, các khu biệt thự, nhà khố khép kín giá hàng chục tỷ, trăm tỷ đều được bán sạch. Đa số những dòng tiền khổng lồ này có thể không được đúc kết từ công sức lao động hay mồ hôi nước mắt của họ, còn tiền đó là từ công sức của ai thì ai-cũng-biết-là-ai-đấy.

Các bất động sản dạng này có thể giảm rất sâu vì nhu cầu thực trong thời điểm bất động sản trầm lắng rất ít, gọi nôm na là kén khách mua. Nếu muốn bán nhanh thì giảm giá phải tính bằng con số hàng tỷ đồng là thường, còn giảm giá từ 100 tỷ xuống còn 70 tỷ nếu mua ngay cũng không phải là chuyện hiếm, dù chỉ 20-30% nhưng tương ứng với số cắt lỗ vài chục tỷ là thường.

- Đất nền vùng ven và những cục nợ tương tự (https://bit.ly/E-share-ky-2) như trong kỳ 2 Trực đã đề cập khá rõ, nếu bạn cần tiền muốn bán thì lỗ 20% cũng là bình thường, tốt nhất đừng dính vào cực khổ cho mình thêm.

4. Có nên mua bất động sản lúc này hay không?

Đây là câu hỏi Trực đã được hỏi nhiều nhất. Câu trả lời thật ra cũng đơn giản

+ Mua ở: Lúc này hay lúc nào có tiền, bạn đi xem vài chục căn nhà vừa túi tiền, pháp lý rõ ràng thì cứ mua.

+ Mua đầu tư cũng tương tự, kiếm mảnh đất hay căn nhà nào vừa túi tiền, gần khu dân cư rồi mua nó. Vay ngân hàng cũng được, sao cho hàng tháng nếu có góp ngân hàng thì cũng chỉ nên chiếm khoảng 50% tổng số tiền dư ra mỗi tháng là khỏe. Cho thuê được mỗi tháng một ít càng tốt, hoặc để nó nằm đấy cũng không sao.

+ Còn các loại hình bất động sản khác, kiểu “thả gà ra đuổi” hay “thà người đừng hứa” thì có thể cần xem xét kỹ hoặc dẹp luôn khỏi suy nghĩ chi cho nặng đầu, dành thời gian đọc sách hay trồng cây còn có ý nghĩa hơn.

Kết luận:

1. Đừng quá kì vọng vào tương lai:

Ai cũng biết bất động sản có khuynh hướng tăng dần theo thời gian, điều đó là chắc chắn nhưng vấn đề nằm ở chỗ là bạn cần biết kì vọng thời gian của mình là bao lâu? 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm bạn đợi được không?

Và chi phí của nó có đáng hay không đáng? Khi gánh nặng tài chính và tinh thần của các bạn là thứ khó mà đo đếm được. Mua các bất động sản hiện thực với giá hiện thực các bạn chắc chắn lời, còn đi mua bất động sản hiện thực với giá của tương lai rồi mất công chờ đợi mỏi mòn. Lỡ cái tương lai ấy không đến thì sao?

Ví dụ: Mới đây tin Vingruop về Long an làm bất động sản Bến Lức vụt tăng ào ào, mọi người cùng kì vọng và bỏ tiền hiện tại ra mua giá trị trong tương lai. Rồi đùng một cái Vingruop rút lui, tức là cái tương lai đã bị thay đổi, tiền đã bỏ ra mua tương lai cũng tan thành mây khói. Dĩ nhiên đất vẫn còn đó và sau này vẫn sẽ tăng, nhưng bao lâu? và bao nhiêu? thì không ai biết.

2. Quá khứ chỉ có một nhưng tương lai là vô hạn.

Quan trọng nhất lại là Hiện tại, tiền còn cầm trong tay bạn là của bạn, những gì chúng ta mua sẽ tạo nên tương lai của chính mình. Khỏi cần kì vọng hão huyền chi cho mệt.

Nên nhớ dù Vàng và Đất đai là 2 thứ tài sản hữu hình lớn nhất của loài người nhưng vẫn có vô số nhà đầu tư thua lỗ, quá khứ đã có nhiều người thua lỗ, hiện tại và tương lai vẫn cứ là sẽ có. Công thức thua lỗ vẫn là “mua đỉnh và bán đáy”, ai cũng kì vọng rằng mình có thể “mua đáy và bán đỉnh” nhưng thường thì ngược lại.

Hôm nay tới đây thôi, mọi người muốn trao đổi thêm về góc nhìn nào thì comment bên dưới nhé.

Chào thân ái và chúc may mắn!


 Alibaba và Con Quỷ Đỏ

Nhiều tin nhắn cho lão PP từ các tinh hoa kinh tế Việt Nam đã yêu cầu lão chém chút về hiện tượng Jack Ma hiện tại, bởi Jack Ma là thần tượng lập nghiệp của họ và muốn biết sự thật nằm bên trong sự kiện này. Dưới con mắt của một nhà phân tích thời cuộc vỉa hè kết hợp những trải nghiệm, lão PP cũng múa may vài dòng để các bạn trẻ có cái mà nhấm nháp cà phê sáng..
Trong khi công bố cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba và cuộc triệu tập thẩm vấn thứ hai với Ant Group, các nhân viên thực thi pháp luật từ đội điều tra của Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường đã cắm chốt tại trụ sở Alibaba ở Hàng Châu, họ nắm quyền điều tra thẩm vấn và tìm kiếm các bằng chứng liên quan tại trụ sở công ty.
Vào ngày 26 tháng 12, Pan Gongsheng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đã tổ chức một cuộc họp báo để tiết lộ kết quả cuộc thẩm vấn với Ant Group, ông nói rằng Ant Group tồn tại các vấn đề bao gồm: cơ chế quản trị doanh nghiệp chưa hoàn thiện, nhận thức pháp luật lỏng lẻo, coi thường các yêu cầu quy định giám sát và quản lý, tồn tại hành vi mua bán chênh lệch giá, sử dụng lợi thế thị trường để loại bỏ các đồng nghiệp cùng kinh doanh một sản phẩm, gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và gây ra khiếu nại từ người tiêu dùng.
Một số chuyên gia phân tích rằng nếu Alibaba bị phát hiện lạm dụng cơ chế chi phối thị trường, theo quy định của Luật chống độc quyền của Trung Quốc, Alibaba có thể bị ra lệnh dừng các hoạt động bất hợp pháp, tịch thu thu nhập liên quan và nộp 1% -10% tiền phạt từ tổng doanh thu của năm trước. Theo các báo cáo, nếu Alibaba tính doanh thu là khoảng 510 tỷ NDT trong năm tài chính trước đó, tiền phạt sẽ lên tới 51 tỷ NDT.
Việc chống độc quyền của ĐCSTQ là treo đầu dê bán thịt chó, thôn tính một doanh nghiệp cá thể mới là mục tiêu của họ. Sau khi Alibaba (Viết tắt: Ali) bị răn đe, sẽ đến lượt Tencent, và cứ thế tiếp tục cho đến khi mọi lo ngại của Đảng được giải tỏa.
Chính phủ Cộng sản Trung Quốc đã chính thức rút ra “Thượng phương bảo kiếm” cho các nhà hành pháp của họ chỉ thẳng vào Tập đoàn Ali với danh nghĩa là chống lũng đoạn nhưng mục đích cuối cùng là để đánh quỵ Ali và cụ thể nữa là Jack Ma, tuyệt đối không để doanh nghiệp tư nhân bành chướng vô hạn.
Tập đoàn lũng đoạn lớn nhất Trung Quốc là ai? Đó là ĐCSTQ! Trung Cộng ở mọi nghành nghề, mọi nơi mọi chốn đều kiểm soát chặt chẽ và lũng đoạn tuyệt đối. 1,4 tỷ người dân Trung Quốc phụ thuộc vào ĐCSTQ để kiếm cơm. Còn kẻ nào độc quyền bằng Đảng?
Ali chỉ sở hữu mảng bán lẻ trực tuyến, Ant Group liên quan đến các khoản vay vi mô, cũng là chuyện hai ba năm nay, so với các doanh nghiệp quốc doanh lớn và ngân hàng thì thực sự không đáng kể, chỉ là muối bỏ biển. ĐCSTQ không thể dung túng Ali, không chỉ vì các ngân hàng vừa và nhỏ dựa vào Ali để tồn tại, cũng không phải Ali chỉ đào xới chân tường các ngân hàng quốc doanh lớn. Nguyên nhân quan trọng hơn là Ali đã quá bành chướng khiến Đảng không yên tâm.
Alibaba phục vụ hàng trăm triệu người Trung Quốc, nắm được rất nhiều thông tin cá nhân và có thể sử dụng dữ liệu lớn này như một công cụ để tác động đến dư luận bất cứ lúc nào. ĐCSTQ cai trị Trung Quốc và không hề sợ một nhóm người nhỏ làm rối loạn, mà sợ nhất là một đám đông có quy mô lớn. Khi có quá nhiều người sẽ dễ xảy ra rắc rối và dư luận sẽ bị lên men, quá nhiều người thì rất dễ mất kiểm soát, điều này sẽ làm lung lay địa vị thống trị của ĐCSTQ.
Năm đó, ĐCSTQ thẳng tay đàn áp Pháp Luân Công vì các cuộc biểu tình xung quanh Trung Nam Hải. Tính toán đằng sau đó là nỗi sợ hãi sự bành trướng không giới hạn của Pháp Luân Công. Pháp Luân Công tuyên bố có hàng chục triệu tín đồ, một đám đông như vậy khiến ĐCSTQ cảm thấy bất an, phải phá bỏ nó và khiến hàng chục triệu người không tập hợp được vào với nhau, như vậy Đảng mới ngủ ngon giấc.
Hiến chương 08 là một tuyên ngôn đầu tiên có chữ ký của hơn 350 trí thức và nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc nhằm thúc đẩy cải cách chính trị và dân chủ trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Lưu Hiểu Ba sáng kiến.
Không có nhiều người ký vào Hiến chương 08, nhưng nền tảng dư luận xã hội rất đáng sợ, vì vậy, Lưu Hiểu Ba phải bị bắt và bị kết án, và nhóm đã ký chữ ký phải bị giải tán và như các hảo hán Lương Sơn Bạc bị triều đình chiêu hồi, thằng chết, thằng đi tu, thằng đi buôn chó, thằng tự kỷ...có vậy Đảng mới yên tâm. Chứ để các con giời tụ tập lại làm loạn chỉ tổ nhức đầu còn thậm chí Đảng còn bị lật đổ.
Vì vậy, số phận của Ali đã bị định đoạt hay đã được lập trình kể từ ngày họ khuếch trương nhanh chóng. Nếu Ali không mở rộng và chỉ kinh doanh ở Hàng Châu hoặc Chiết Giang, nếu họ không vươn xa hơn lĩnh vực bán lẻ, Ali sẽ không gặp khó khăn. Rắc rối của Ali là Jack Ma quá thông minh và vô độ. Trong con mắt của Đảng cho rằng, thằng mặt choắt này tham không biết điểm dừng, cho nó bú sữa chương bụng rồi mà vẫn tay mân vú, miệng vẫn mút tiếp, thật đáng ghét. Mặt khác dưới trướng Ma lại có quá nhiều tướng tá tinh nhuệ, bọn yêu ma quỷ quái này biến hoá vô biên, có khả năng khai thiên lập địa, một khi động chạm đến lợi ích cội nguồn của Đảng, uy hiếp đến sơn hà của Đảng, thì lúc ấy hung nhiều cát ít, sử lý sẽ rất tốn kém. Chi bằng nhân lúc nó chưa mọc đủ lông cánh để trở thành đại bàng thì vặt mẹ nó lông để nó chỉ là một con gà ăn thóc quanh quẩn cối xay thì hơn.
Mặt khác, chúng ta phải hiểu rằng cải cách và mở cửa của ĐCSTQ chưa bao giờ là để cứu Trung Quốc, mà chỉ để cứu ĐCSTQ. Nếu nền kinh tế của Trung Quốc sụp đổ và thế giới hỗn loạn thì sự cai trị của ĐCSTQ sẽ sụp đổ. Bởi vậy, Đảng đã nhìn nhận rõ rằng, phải cho dân chúng ăn no mặc đẹp, mọi người an phận thủ thường, không còn yêu cầu về chính trị, như vậy, giang sơn của Đảng mới bền vững lâu dài.
Trong lúc khó khăn nhất, Đặng Tiểu Bình đã nhờ người Mỹ giúp đỡ, mở cửa kinh tế tư nhân, cho phép một số người Trung Quốc làm giàu trước (thực tế là để Thái tử Đảng giàu trước), sau đó lợi ích sẽ lan toả ra thiên hạ. Bằng cách này, ĐCSTQ đã được cứu thoát khỏi bờ vực của thần chết. Cho đến ngày nay, ĐCSTQ đã có được một chỗ đứng quá vững chắc, có nhiều tiền thì tiếng nói cũng oách. Câu thành ngữ “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” dùng cho Trung cộng lúc này rất chuẩn. Đến Mỹ họ cũng đã dám đối đầu, thì một doanh nghiệp tư nhân trong bàn tay của họ là cái đinh! Họ không còn phải lo lắng về sự sụp đổ kinh tế nữa.
Nhân đây kể luôn, qua một giai đoạn trừng trị và phong tỏa Úc (Australia). Hôm qua, thủ tướng Úc Scott John Morrison đã phải lên truyền hình xoa dịu Trung Quốc và tuyên bố sẽ “không chọn bên đứng” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trung Quốc là thị trưởng lớn nhất về kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 36% giá trị xuất khẩu của Úc. Úc xuất khẩu sang Mỹ và Nhật tổng cộng lại cũng không bằng một thị trường này. Cách trừng trị của Trung Cộng cũng đặc biệt, không cần rườm rà như Mỹ phải họp hành thông qua này nọ. Chỉ cần Tập Cận Bình búng ngón tay:” Nhắn Hải quan không cho họ nhập thứ này thứ kia” là bên dưới răm rắp làm theo. Úc bị thiệt hại vô cùng trong giai đoạn vừa rồi và đành xuống nước. Như vậy, chúng ta có thể thấy đòn kinh tế của Trung Quốc thực sự có hiệu quả. Thế giới phải đối mặt với thằng nhà giàu lưu manh kể ra cũng ức chế. Và nay, đến lượt doanh nghiệp trong nước cũng bị ức chế lo sợ như Jack Ma vậy. Bởi đến lúc này, giá trị của việc lợi dụng kinh tế cá thể để thúc đẩy kinh thế đất nước chỉ còn lại rất ít.
Kinh tế cá thể luôn tồn tại nhiều vấn đề nan giải trong quản lý, luôn có những kẻ thành công nhưng bướng bỉnh, không dễ xử lý như cán bộ các cấp nằm trong tay trung ương bắt buộc phải phục tùng. Ngoài ra, các đại gia tư nhân đang chinh Nam chinh Bắc, với nền tảng kinh tế vững chắc, cộng thêm là trình độ quản lý và công nghệ thuần thục của họ là của cải vô hình. Để bọn này bành trướng sau khi chúng thành công chỉ đem vạ vào thân Đảng. Sự kết thúc của Ali chính xác là cái kết từ thành công.
Nếu Jack Ma ngoan ngoãn nghe lời thì tốt hơn, đáng tiếc Ma lại rất kiêu ngạo, không để chính quyền lọt vào mắt mình. Ma đã từng giương giương tự đắc bay sang Mỹ và là người Trung Quốc đầu tiên vào nhà Trắng chúc mừng Trump lên ngôi Tổng thống 4 năm trước. Ma còn mạnh miệng sẵn sàng đổ tiền ủng hộ Trump phát triển doanh nghiệp trong nước của Mỹ. Đây là một sai lầm của Ma trong việc thăng bằng “tình yêu” giữa Tập Cận Bình và Trump. Điều này, Ma làm không tốt bằng các nhà ngoại giao Việt Nam. Lúc ấy, lão PP đã định cầm điện thoại gọi Ma qua Việt Nam ít nhất sẽ được huấn luyện kỹ năng ngoại giao qua các “chuyên gia” vỉa hè Hà Nội.
Trước áp lực hiện tại, Ma đã nhận rõ nguy cơ và đã nhũn như con chi chi mà giương cờ trắng đầu hàng. Ma nói rằng chỉ cần chính phủ muốn, Ma có thể chuyển giao Ant Group cho họ ​​bất cứ lúc nào. Thật không may, đã quá muộn, dạ dầy của Đảng đã quá lớn nên “đàn kiến ​- Ant Group” không đủ lót dạ. Cái mà Đảng muốn chén phải là Tập đoàn Alibaba.
ĐCSTQ không sợ Ali khó thu phục, nhưng lo rằng Ali có hàng trăm triệu người đi theo ủng hộ, làm không tốt sẽ gây công phẫn, đe dọa đến chính quyền, vì vậy mọi việc phải làm từ từ, để người dân Trung Quốc dần dần điều chỉnh tâm lý và quen với cách mần thịt các nhà tư bản đỏ của Đảng. Rất có thể, sau khi xóa sổ Ali, sẽ đến lượt Tencent, cứ thế tiếp tục cho đến khi ĐCSTQ được giải tỏa hoàn toàn về những nguy cơ tiềm ẩn.
Đảng Cộng sản vốn là cộng sản, tài sản là của chung, “Thiên Hạ Quy Nhất”. Mọi thứ mà Đảng đã cho đi thì đều có thể lấy lại bất cứ lúc nào, và lễ hội cuồng nhiệt về kinh tế cá nhân đã đến hồi kết. Tương truyền, Jack Ma đã bị hạn chế xuất cảnh, và bây giờ, nếu có thể rút lui hoàn toàn mà không phải ngồi tù như Nhậm Chí Cường thì đã quá là may mắn, có thể nên mổ gà để cảm tạ thần linh được rồi. ( Một tòa án Trung Quốc ngày 22-9 tuyên ông Nhậm Chí Cường - trùm bất động sản Trung Quốc và là người từng chỉ trích thẳng thắn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - 18 năm tù vì tội danh "tham nhũng, hối lộ và biển thủ công quỹ". Ủy ban này cho biết ông Nhậm "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật", cáo buộc ông làm "mất niềm tin", "không tuân thủ đường lối của Đảng về các vấn đề nguyên tắc quan trọng, bôi nhọ hình ảnh của Đảng và nhà nước cũng như không ngay thẳng, trung thành với Đảng").
Giá cổ phiếu của Ali ở Hoa Kỳ và Hồng Kông đã giảm mạnh, và tài sản của họ đã bốc hơi hai nghìn tỷ đô la Hồng Kông. Liệu Jack Ma có hối hận khi phê phán chế độ ngân hàng nhà nước tại cuộc họp ở Hàng Châu tháng 10 vừa rồi? Lão tin là không. Với sự thông minh của Ma, anh ta từ lâu đã nghe thấy tiếng mài gươm của Đảng. Anh đã nghiệm thấy ngày tận thế của mình từ lâu, và việc chỉ trích này của anh, với ý đồ khiến Đảng nhận ra việc anh ta làm là có ích cho hệ thống ngân hàng và sự phát triển kinh tế trong nước. Từ đó mà Đảng sẽ xét lại, tha thứ, cứ để anh biểu diễn. Lập luận của anh là vậy, nhưng trứng không thể khôn bằng vịt. Cũng như có nhiều kẻ do ghen ghét, bực tức với cách chém gió của lão, thỉnh thoảng như con thiêu thân nhảy vào dậy lão về Đạo, về Hán học, về viết lách. Việc làm như vậy chỉ là dã tràng xe cát biển đông, chỉ mất công vô ích.
Những đại Phú hộ ở Hong Kong sẽ có nỗi lo sợ như Jack Ma không? Lo trước đi là vừa, bởi ĐCSTQ đã bắt đầu tung ra hồ lô để thắt chặt kinh tế tư nhân, thu hồi nguồn tiền “bóc lột” từ xương máu nhân dân. Tương lai đối nội cũng như đối ngoại sẽ gặp khó khăn, ngày tốt đẹp không còn nữa, và ngày mà Đảng sờ gáy các ông lớn ở Hồng Kông cũng không xa. Nên sớm học tỷ Phú Lý Gia Thành mà cao chạy xa bay.
Lão PP từng có suy nghĩ thiển cận rằng, chính phủ ta nên dành một hòn đảo để tập hợp các nhà tư bản, các tinh anh của Hồng Kông sang đó, xây dựng một đặc khu kinh tế Hồng Kông mới, để Trump làm đảo chủ. Như vậy giúp người giúp ta, 700 nông hộ cũng có một chốn đi về “mát mặt anh hào” bởi ngưỡng mộ lão Trump quá xá.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

 

Hiểu thế nào về quản trị, quản lý và lãnh đạo?

Nguyễn Hữu Long* - 12:05, 11/09/2019

TheLEADERQuản trị, quản lý và lãnh đạo là ba khái niệm khá phổ biến hiện nay nhưng do nội hàm của từng khái niệm chưa được giải thích rộng rãi nên chúng thường được dùng lẫn lộn với nhau ở nhiều nơi, ngay cả trong các văn bản chính thức cũng như tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo.

Nội hàm ba khái niệm rất khác biệt

“Quản trị công ty” (Corporate Governance) và “Các nguyên tắc quản trị công ty” (Corporate Governance Principles, viết tắt là CGP) là khái niệm rất quan trọng và phổ biến ở những công ty cổ phần, đặc biệt là những công ty đại chúng, công ty niêm yết, nơi có nhiều cổ đông (shareholders) tham gia và có nhiều mối quan hệ phức tạp với nhiều đối tượng liên quan khác (stakeholders).

Theo OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế), các nguyên tắc chính trong quản trị bao gồm: Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả; quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; đối xử bình đẳng đối với cổ đông; vai trò của các bên liên quan trong quản trị công ty; công bố thông tin và tính minh bạch; trách nhiệm của hội đồng quản trị

Như vậy, quản trị công ty đề cập đến những vấn đề cao hơn công tác quản lý điều hành thường nhật của một giám đốc hay tổng giám đốc và các cấp quản lý trong công ty; thường tập trung vào những hoạt động liên quan đến khuôn khổ pháp lý, điều lệ công ty, quyền lợi cổ đông và các bên liên quan, đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, vấn đề minh bạch trong hoạt động công ty…

Trong khi đó, quản lý công ty (Corporate Management) tập trung vào công tác quản lý điều hành thường nhật, ví dụ như các hoạt động quản lý chiến lược, thiết kế mô hình kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, nhân sự, hoạch định và tổ chức triển khai các hoạt động marketing, thương hiệu, bán hàng, tài chính, kế toán, nguồn nhân lực, sản xuất, cung ứng, quản lý chất lượng…), và hoạt động họp hành, phân công, kiểm soát, đánh giá, giải quyết công việc sự vụ hàng ngày .

Hiểu thế nào về quản trị, quản lý và lãnh đạo?
Chuyên gia Nguyễn Hữu Long, Sáng lập Group Phát triển doanh nghiệp Việt

Còn lãnh đạo (leadership) là nghệ thuật gây ảnh hưởng, tạo động lực và tạo điều kiện cho người khác đi theo định hướng của mình để góp phần vào sự hiệu quả và thành công của tổ chức. Lãnh đạo là chỉ ra những việc đúng để làm, còn quản lý là làm việc đúng cách, đúng phương pháp. Lãnh đạo tập trung vào tầm nhìn, định hướng, sức thu hút, ảnh hưởng, nghệ thuật dùng người, đạo đức, uy tín, nhân cách người lãnh đạo… 

Nhà lãnh đạo không nhất thiết phải biết quản lý nhưng nhà quản lý ít nhiều phải có tố chất và kỹ năng lãnh đạo (vì phải làm việc với con người).

Quản lý không đồng nhất với quản trị, quản trị không đồng nhất với lãnh đạo và lãnh đạo không đồng nhất với quản lý. Ba thứ này tuy khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau và thường chồng lấn lên nhau.

Một người đóng ba vai, lợi hay hại?

Trong thực tế vận hành doanh nghiệp, rất nhiều công ty, dù có sự tham gia của nhiều cổ đông nhưng lại không quan tâm mấy đến vấn đề quản trị công ty, mà chủ yếu tập trung vào công việc quản lý điều hành hàng ngày. Do vậy, khi kêu gọi vốn hay phát triển lớn hơn, họ sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất, các nhà đầu tư sẽ ngại đầu tư khi biết công ty không áp dụng các chuẩn mực quản trị công ty theo các nguyên tắc nêu trên, trong đó nguyên tắc công bố thông tin và minh bạch là rất quan trọng. Họ không muốn rót tiền vào một công ty “hai ba sổ”, không rõ ràng về tài chính, kinh doanh, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan…, vì cảm thấy không an toàn cho đồng tiền đầu tư của họ.

Thứ hai, ở một số công ty vợ chồng mâu thuẫn trong kinh doanh, hay tranh chấp giữa những người thân trong gia đình, bạn bè, tuy có nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng cũng có thể là do thiếu các nguyên tắc quản trị công ty, không minh bạch trong vấn đề tài sản, tiền bạc, lợi nhuận; không phân định rõ ràng vai trò, trách nhiệm, quyền lợi, quyền hạn của các cổ đông (dù là vợ chồng, người thân, hay bạn bè) trong công ty, dẫn đến ai cũng muốn nắm quyền và tự cho mình có quyền quyết định.

Thứ ba, khi mời gọi người mới tham gia góp vốn để trở thành cổ đông, người mới cũng sẽ ngại vì thấy không minh bạch, quyền lợi của mình không đảm bảo, có thể thiếu công bằng trong đối xử cổ đông và có thể mất an toàn về mặt tài chính khi tham gia.

Việc tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý cũng rất cần thiết. Ví dụ một công ty có ông chủ (sở hữu cổ phần lớn nhất) giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời kiêm luôn chức tổng giám đốc. Người này thường đóng một lúc ba vai trò - lãnh đạo cao nhất (trong vai trò người chủ sở hữu lớn nhất), quản trị (trong vai trò chủ tịch HĐQT) và quản lý (trong vai trò tổng giám đốc).

Người này phải tự tách biệt ba vai trò này của mình trong hành vi ở những hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, khi vạch định hướng, tầm nhìn cho công ty thì đóng vai trò nhà lãnh đạo cao nhất. Khi xây dựng thiết chế, nguyên tắc quản trị công ty thì đóng vai trò nhà quản trị công ty. Khi quản lý điều hành thường nhật các hoạt động thì đóng vai trò nhà quản lý công ty.

Nếu như có thể tách biệt các vai trò này ra thì sẽ tốt hơn. Ví dụ, người chủ doanh nghiệp chỉ giữ vai trò người lãnh đạo cao nhất để đưa ra định hướng, tầm nhìn và thuê CEO về thực hiện công việc quản lý. Có công ty còn đưa cả người ngoài vào làm chủ tịch HĐQT thay cho ông chủ.

Công ty càng lớn, các ông chủ, bà chủ càng quá tải và không đủ sức đảm đương hết các vai trò. Do vậy, họ thường tách riêng ra và giao cho những người có năng lực, kinh nghiệm và tính cách phù hợp đảm nhiệm. Đó là xu hướng phát triển chung của những tập đoàn, công ty lớn trên thế giới.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Hữu Long, Chuyên gia kinh tế, sáng lập Group Phát triển doanh nghiệp Việt

Sáng sớm, nhận được tin nhắn của một thành viên nhỏ tuổi ở một tỉnh miền Trung. Em bảo em đang bối rối, hoang mang, không biết định hướng cuộc đời mình nên làm gì. Tôi post lại bài này cho thành viên mới gia nhập và thành viên ít theo dõi tham khảo. Người đọc rồi, cũng nên đọc lại và suy nghĩ thêm! Người đi làm hay muốn khởi nghiệp đều nên đọc!

======

Để thành công, bạn làm gì cũng cần ít nhất 3 thứ: Năng lực, Đam mê, và Thị trường.

👉 NĂNG LỰC bao gồm kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc, và thái độ đối với công việc mà bạn định làm. Nếu không tự mình có năng lực (ví dụ tự mình nấu món phở ngon), bạn phải tự xây dựng dần, hoăc đi mua năng lực, hay hợp tác để lấy năng lực của người khác. Trong năng lực, THÁI ĐỘ là phần quan trọng nhất! Bạn có kiến thức, kỹ năng tuyệt vời, nhưng thái độ thiếu nghiêm túc, hời hợt, lười biếng, cẩu thả... thì sẽ khó thành công! 

👉 ĐAM MÊ có thể có ngay từ đầu hoặc hình thành trong quá trình thực hiện công việc. Không có đam mê, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Nhờ đam mê, bạn sẽ vượt qua khó khăn, say sưa với công việc, và nhờ đó mới theo đuổi nó lâu dài.

👉 THỊ TRƯỜNG là nhu cầu của người khác (khách hàng) đối với thứ bạn tạo ra từ công việc. Nếu bạn khởi nghiệp kinh doanh thì phải chọn loại SPDV nào có thị trường hiện hữu hoặc tiềm năng đủ lớn (market size), và tăng trưởng tốt (market growth). Nếu bạn làm ra spdv tuyệt hảo mà không ai cần, hoặc nhu cầu quá ít thì bạn sẽ khó mà bán được. Ngay cả khi bạn theo đuổi nghề ca sĩ và khởi nghiệp trong nghề ca hát, mà dòng nhạc bạn chọn không có thị trường thì bạn cũng sẽ vất vả, lao đao để kiếm sống. Bạn đi làm thuê cho một công ty thì cũng vậy. Hãy chọn nghề mà xã hội có nhu cầu!

👉 Cuối cùng, bên cạnh 3 thứ quan trọng là NĂNG LỰC, ĐAM MÊ, THỊ TRƯỜNG, có một cái thứ 4 còn quan trọng hơn, bao trùm lên 3 cái vừa nói, đó là LƯƠNG TÂM. 3 vòng tròn năng lực, đam mê, và thị trường phải nằm trọn trong vòng tròn lương tâm. Làm gì cũng phải nhớ đến 2 chữ LƯƠNG TÂM! 

Khi chọn đúng 3 vòng tròn trên, ít nhiều bạn sẽ thành công. Vòng tròn thứ 4 giúp bạn thành công BỀN VỮNG!

Chúc bạn khởi nghiệp hay chọn nghề đều đạt thành công bền vững!

Long Nguyen Huu - Group PTDNV


 Khác biệt hay là chết!

Đó là câu nói nổi tiếng của Jack Trout (Differentiate or die) - nếu không khác biệt, bạn sẽ chết.

Còn tôi nói vui: Khác biệt đi rồi chết! (Differentiate, and you will die). Lập luận của tôi là bạn cứ đi tìm sự khác biệt đi. Rồi bạn sẽ càng mau chết, nếu sự khác biệt đó tạo ra giá trị cảm nhận cho khách hàng nhỏ hơn không hay thấp hơn so với đối thủ. Và thực tế nhiều SPDV rất khác biệt, rất độc đáo, nhưng rồi cũng chết vì không tạo ra giá trị cảm nhận dương và cao hơn cho khách hàng (so với đối thủ).

Có nguời cho rằng tôi không hiểu đúng về sự khác biệt. Sự khác biệt theo họ phải có tính lâu dài và đủ lớn; phải đem lại lợi ích lâu dài cho khách hàng, và phải độc đáo, khó bắt chước… Thưa, tôi rất hiểu sự khác biệt rất cần như vậy. Nhưng kể cả khi sự khác biệt có được đầy đủ các yếu tố này thì SPDV vẫn sẽ chết nếu giá trị cảm nhận của khách hàng về nó là không đủ lớn. Vậy giá trị cảm nhận là cái quái quỷ gì mà ghê gớm vậy?

Giá trị cảm nhận là hiệu số tổng lợi ích mà SP mang lại cho khách hàng trừ đi tổng chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua và sử dụng SP.

Customer Perceived Value = Total Customer Benefit – Total Customer Cost

Mặc dù sự khác biệt có thể làm cho tổng lợi ích tăng thêm, nhưng nếu tổng chi phí bỏ ra vẫn cao hay còn cao hơn nữa, thì giá trị cảm nhận của khách hàng vẫn thấp, và SP vẫn có thể chết!

Nhiều người chỉ hiểu và mong muốn sự khác biệt ở khía cạnh lợi ích (mà chưa chắc sự khác biệt đã làm tăng tổng lợi ích, thậm chí có khi còn làm giảm, vì khi tập trung vào lợi ích khác biệt này, ta phải hy sinh các lợi ích khác). Họ không quan tâm đến khía cạnh chi phí của khách hàng, bao gồm chi phí tiền bạc, thời gian, năng lượng và tâm lý... Vậy nên những sự khác biệt bất cập càng nhanh chóng dẫn đến cái chết cho SPDV (thực tế đã minh chứng!).

Không phải sự khác biệt làm nên chiến thắng, mà chính là GIÁ TRỊ CẢM NHẬN mới là yếu tố sống còn. Giống như khi chinh phục một cô gái, không phải ngoại hình đặc sắc, hay tài sản cực khủng, hay học vấn cực cao của bạn quyết định sự thành công. Thành công là khi CẢM NHẬN TỔNG THỂ của cô gái về bạn cao hơn các chàng trai khác. Mà cảm nhận tổng thể, một lần nữa, phụ thuộc vào cả hai khía cạnh được và mất của cô gái khi chấp nhận chọn bạn.


Giáng sinh buồn cho Alibaba.

Bác Jack bị chính quyền TQ táng 1 phát nặng, bắt đầu điều tra thao túng thị trường vì vị thế độc quyền Alibaba. Giá cổ phiếu đi cái rẹt. CNBC và Bloomberg mô tả sự kiện này như một cú đánh của chính quyền vào tình trạng độc quyền của Big tech TQ.

Nhưng dân tình ở Trung đồn với mình câu chuyện khác. Số là hồi năm trước bác Jack đã đạp trúng đuôi của 1 bác trong Bộ chính trị (kiểu cướp đồ ăn trong chén của kinh-tài bác kia, lại vừa lên TV chọc) và 1 bác trong team nguyên lão, kiểu là phe bảo thủ. Nên các bác kia ghim hận. 

Năm nay do phe của Vương Kỳ Sơn bị dính phốt, bác Tập có vẻ xìu xìu với vụ bắt hối lộ và bắt đầu quay qua phe bảo thủ mà có sân sau. Sự trỗi dậy của phe này là sẽ bụp ngay mấy bạn mới nổi mà ăn nói văng mạng như bác Jack - được cho là thuộc phe cấp tiến hơn đang giành chén cơm của phe kinh-tài của họ.

Cho nên dự đoán của giang hồ ngành tài chính ở TQ sẽ có thể có một sự xoay chiều từ "đả hổ tham nhũng" sang "đả hổ công nghệ". Chung qui lại, phe cầm quyền của bác Tập phải đè bất cứ con hổ nào có vẻ đang vượt qua khuôn khổ mà bác muốn. 

Làm kinh-tài cho TQ thì tốt, nhưng phải "ngoan". Không thì vừa bị đánh, vừa bị đem ra giáo dục như Alibaba và Ant. Regulator công khai cho biết sẽ ra giáo dục ban lãnh đạo của Ant trong mấy ngày tới (Caixin dùng chữ "lecture") vì tội hôm trước lãnh đạo của Ant mới bảo "mấy cụ lỗi thời rồi, xê ra em làm".

Nghe đồn 1 trong các cổ đông chiến lược của Ant đang muốn thoái lui. 

Bài học cho các anh 4.0 ở VN, đừng có đi đâu mà đạp đuôi các bác 0.4. Làm ăn mướn chỗ người ta thì đừng có ngang tàng mà lên tiếng dạy dỗ. Các bác nhịn không có nghĩa là các bác không có răng. 

Dạo này các tech ngang tàng và kiêu ngạo toàn cầu đang bị dàn thủ cựu ở khắp nơi cắn xé nát bét. EU, Mỹ thì dập big Tech, Trung thì đóng cửa đánh con. Dùng cùng 1 bài "chống độc quyền".

Chủ yếu các bác đang dạy các em "who's the boss". Chỉ là TQ thì quá lộ liễu thôi.

=====

Bạn mình ở TQ nó đoán oánh vài bữa thì sẽ tha cho Alibaba thôi. Kiểu dằn mặt cho nhớ. Nên nó kêu đợi vài bữa đi rồi hốt hàng. 

Mình thì ko biết gì chính trị TQ, nhưng mình nghĩ Tencent chắc ăn hơn. Một bạn hay phát biểu lung tung như anh Jack là nó ăn vào xương rồi, khó mà đổi lắm. Trừ khi bứng anh đi.

Các bạn không thích đọc tiếng Anh có thể tham khảo bài trên Zing ở dưới. Đoạn cuối hấp dẫn:

"Cuộc 'đàn áp' hiện tại là lời nhắc nhở của chính quyền với doanh nhân Trung Quốc: 'Các vị có thể giàu có. Các vị có thể có một công ty khổng lồ. Nhưng các vị phải chơi theo luật của chúng tôi", ông Andrew Polk, đồng sáng lập kiêm Trưởng bộ phận Nghiên cứu Kinh tế tại Trivium China (Bắc Kinh), nhận xét.

 QUẢ TRỨNG “MAPHIA” Ở VIỆT NAM

                                           BAO GIỜ NỞ 

Cả thế giới đang dõi theo mối quan hệ đang xấu đi giữa chính phủ TQ và công dân thượng thặng tỉ phú Jack Ma chủ tập đoàn Alibaba.

Có vẻ như một cuộc điều tra hình sự là điều không thể tránh khỏi.

Mối quan hệ giữa các chính phủ và giới tài phiệt luôn phức tạp, câu hỏi luôn là giới tài phiệt có lũng đoạn chính phủ không và hành động của chính thể.

Xin trân trọng giới thiệu bài trả lời mang tính tổng luận của Tiến sĩ Lê Kiên Thành về vấn đề này.

      ( Trích)            Viêt nam đã có maphia thực thụ chưa, từ bao giờ( hay bao giờ sẽ có ) là câu chuyện mà tôi và nhà báo Tô Lan Hương bàn luận và chia sẻ trên tờ NGHỆ THUẬT MỚI vào khoảng 9/ 2012, khi kỳ họp lịch sử Hôi nghị TW 6, khoá 11 sắp kết thúc. Với nội dung nhạy cảm ấy, in xong, cả toà soạn nín thở. Kết quả thật bất ngờ: Ban TTVH TW đề nghị được cấp một số lượng lớn để phát cho những người tham gia hội nghị và những lời khen ngợi hiếm có.

Vào giữa thập niên 80, tôi đang học ở Liên Xô. Tình hình chính trị, xã hội bề ngoài có vẻ bình thường. Bất ngờ trên tờ báo Văn hóa có bài viết phản ánh về phiên đại hội đầu tiên của mafia Liên Xô khiến đất nước này rung chuyển. Bài báo viết, đại hội này được tổ chức tại cảng Ô-đét-xa có đại diện mafia quốc tế đến dự. Sau đại hội, mafia Liên Xô đã cử đại biểu đi họp mafia quốc tế... Sau này Liên Xô sụp đổ, mafia Nga mọc lên như nấm tạo nên một thế giới tội phạm, khủng bố, bắt cóc, bắn giết tàn khốc... hơn hẳn mafia Mỹ hay Ý và các nước trên thế giới. Người ta nghi ngờ rằng mafia Nga đã hình thành từ trong lòng chế độ XHCN.

Thế giới có hai loại mafia: mafia cổ điển, là những mafia phát sinh ở tầng lớp dưới đáy xã hội, bắt đầu với việc đi bảo kê bài bạc, đĩ điếm, tầng lớp mafia đó có thể có cung điện nguy nga, có nhiều quyền lực ngầm, nhưng họ vẫn ở ngoài vòng xã hội. Họ không bao giờ bước vào được giới thượng lưu, không bao giờ có những ảnh hưởng có thể chi phối được giới thượng tầng của đất nước. Nó và một số cá nhân trong chính quyền có thể có những mối liên hệ làm ăn, chia sẻ lợi nhuận, nhưng chắc chắn nó và chính quyền vẫn luôn ở vị trí đối lập nhau. Nhưng mafia của nước Nga xuất phát từ tầng lớp thượng lưu, từ những người có tiền, có quyền trong xã hội. Nên mafia của Nga, khi nó hình thành đã tạo ra một thứ mafia không giống mafia cổ điển và hung dữ hơn các mafia cổ điển, nó làm những chuyện tàn bạo hơn mọi mafia cổ điển khác. Đó chính là mafia hiện đại.

Câu chuyện trên muốn nói rằng: chúng ta đừng quá mải mê chống các nguy cơ bên ngoài mà bỏ quên nguy cơ nội tại. Chúng ta có nhiều nét tương đồng với thể chế Liên Xô cũ. Trong đó có sự tương đồng về tư duy phòng chống mafia. Tư duy đó là kẽ hở cho chúng hình thành... Cách đây 5 năm, (2007 ),tôi đã từng đặt ra vấn đề “Quả trứng mafia Việt Nam bao giờ nở?”, nhưng vì nhiều lý do, vấn đề đó tôi chưa có điều kiện chia sẻ trên báo chí. Tôi đặt ra vấn đề này, và có liên hệ với sự hình thành mafia ở nước Nga. Người ta nói ở Việt Nam, mafia chính là trùm giang hồ Năm Cam. Nhưng thật ra Năm Cam có phải là mafia không? Không phải! Mafia theo đúng nghĩa của nó là không phải.

Tôi định nghĩa mafia là một xã hội thu nhỏ có tổ chức hẳn hoi, chặt chẽ, nó có “luật pháp” riêng của nó, và cái “luật pháp” này tồn tại song song với luật pháp của một đất nước. Cái “luật pháp” của nó cũng rất chặt chẽ, vì nó ảnh hưởng quyết định sự tồn vong, sự sống còn của nó. Mafia bao năm qua vẫn tồn tại ở cả những nước tiên tiến nhất, bởi vì nó có kết cấu chặt chẽ như một “xã hội mafia”. Những Năm Cam, Dung Hà như ở Việt Nam, tôi nghĩ đó mới chỉ là những liên kết, những móc nối để cùng chia sẻ lợi ích, lãnh thổ, dựa vào nhau để sống, chưa phải là một xã hội mafia. Nhưng đến một lúc nào đó, những nhóm liên kết này sẽ thấy rằng nếu họ không tổ chức lại, họ sẽ bị đánh sập, và cái đó chính là cái nguy cơ hình thành một xã hội mafia, như mafia Nga. Tôi chỉ sợ điều đó sẽ xảy ra ở Việt Nam, và tôi nghĩ ở Việt Nam, đang có “quả trứng mafia” đó rồi, chỉ là bao giờ nó sẽ nở? Việc chúng ta cần phải làm là làm sao ngăn chặn, không cho nó có cơ hội được nở!

PV: Khi ông suy nghĩ về vấn đề “quả trứng mafia ở Việt Nam bao giờ nở?” từ 5 năm trước, cho đến thời điểm này, ông đã nhìn thấy “quả trứng mafia” đó ở đâu trong xã hội Việt Nam, hay đó chỉ là sự thổi phồng, lo xa?

LKT: Không phải là lo xa, không chỉ là cảnh báo mà tôi thấy hồn vía mafia đã ngay bên chúng ta. Chúng ta chưa nhìn tận mắt, bắt tận tay bởi vì Việt Nam hiện chưa có mafia thực thụ. Nó mới đang là hồn vía lượn quanh “quả trứng” mafia sắp nở mà thôi. Nói ra cụ thể thì rất khó. Nhưng từ trong tài chính, sản xuất, xây dựng, nói chung là tất cả các lĩnh vực của nước ta, tôi đều nhìn thấy những mầm mống, những điều kiện để có thể phát sinh những “quả trứng” đó, giống như Liên Xô trước đây. Ở những nước như Việt Nam, mafia không đi lên từ đĩ điếm, từ thuốc phiện, vì con đường đó sẽ rất lâu, mà có lẽ nó đi lên từ những tầng lớp khác, đó mới là điều nguy hiểm. Nói tóm lại, “quả trứng mafia” hình thành ở những nơi có lợi nhuận, chính xác hơn thì phải là những nơi siêu lợi nhuận, và nó chỉ chờ cơ hội để “nở”!

Xét những vụ trọng án trong 20 năm qua, ta thấy sự xuất hiện những tổ hợp tội phạm có tính chất “tiền mafia”. Đó là chính khách, quan chức liên minh với xã hội đen. Các vụ án kiểu này ngày một lớn về quy mô, chặt chẽ về tổ chức, nguy hiểm về hành vi và trầm trọng về tác hại. Những vụ Trần Đàm, Khánh “trắng”, Năm Cam... và PMU 18 đã cho thấy: một số chính khách nắm giữ một số bộ phận quan trọng của đất nước như thứ có mặt trong liên minh với những ông trùm trong nhiều lĩnh vực. Trên thực tế, chúng ta cũng thấy có rất nhiều những chính khách cấp cao có hàng tá con nuôi, con đỡ đầu, em kết nghĩa hay “hàng đàn” cháu “xã hội”... là những “đại gia” tài sản kếch sù, quyền lực khuynh đảo nhưng làm ăn đầy tai tiếng, không học hành, không địa vị, thậm chí xuất thân từ lưu manh. Họ có quan hệ với nhau từ kín đáo đến công khai.

PV: Nói như vậy tức là nguy cơ mafia đã hiển hiện?

LKT: Hiện chúng ta chưa có mafia là do chúng chưa “chín muồi”. Sự “chín muồi” đó thường hình thành theo những quy luật chung và dựa vào “thời cơ” riêng của chúng tại mỗi quốc gia. Quy luật chung là: xã hội phát triển đến đâu thì tội phạm phát triển đến đó. Ví dụ khi tham nhũng hay bảo kê mà chúng có vài tỷ đồng, chúng sẽ mua bất động sản. Có vài chục tỷ thì gửi ngân hàng nhưng khi có tới vài trăm, vài ngàn tỷ đồng thì chúng sẽ rửa tiền, sẽ chuyển ra nước ngoài. Tương tự như vậy, người ta đánh bạc, cá độ ở mức nhỏ thì có thể chơi ở cơ quan, ở khu phố, ở Hà Nội hay ở Việt Nam nhưng đến một mức khổng lồ thì phải chơi với những nhà cái quốc tế... Đó là sự lớn dần tự nhiên của tội phạm...

Mặt khác, đứng trước sự đấu tranh của xã hội, đến một ngày nào đó, giới tội phạm dù siêu quyền lực cũng sẽ hiểu rằng chúng không phải là bất khả xâm phạm. Và theo luật sinh tồn, chúng sẽ phải tìm cách tự bảo vệ... Nghĩa là chúng sẽ tự ý thức, tự chuyển đổi tư duy. Cơ hội để chuyển từ tư duy đến thực tế của chúng không khó bởi chúng có tiền và quyền lực. Một phần tài sản của đường dây tội phạm vụ PMU 18 đã có thể gấp 5-7 lần thu ngân sách cả năm của một tỉnh. Với lượng tài chính ấy, với quyền ấy thì chúng có thể làm được rất nhiều việc về mặt tổ chức... Một khía cạnh nữa là những tổ chức tội phạm quốc tế không ngừng mở rộng địa bàn, chân rết khắp thế giới. Chúng giống như các nhà đầu tư mở rộng thị trường. Đến một ngày chúng sẽ có mặt ở Việt Nam. Kẻ đón rước chúng chính là những tổ chức tội phạm đang có trong nước.

Chúng ta không nên lầm hiểu là xã hội XHCN của mình tự thân đã có “vắc-xin” phòng ngừa mafia. Theo tôi, nếu một Nhà nước XHCN có quá nhiều tham nhũng, không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự thoái hóa cán bộ cũng như dùng người kém đức tài thì xã hội ấy còn màu mỡ cho mafia hơn là xã hội tư bản. Hiện nay nhiều người cho rằng mafia Việt Nam là một cái bóng rất xa xôi. Có người tránh nhắc đến nó, sợ như một sự cố tình tiêu cực hóa vấn đề. Chống rửa tiền là công việc cần nhất, dễ nhất và cũng là đầu tiên nhất để chống mafia, thế nhưng đến nay chúng ta sau nhiều năm hội nhập toàn diện nhưng vẫn chưa có Luật này. Nghị định chống rửa tiền đã ban hành gần như chỉ để đối phó với đòi hỏi hội nhập. Hiện chúng ta vẫn nhận bất cứ đồng tiền nào gửi vào ngân hàng. Các quy chế công khai minh bạch tài sản cán bộ, công chức hay các hiện tượng “doanh nghiệp ngoài khơi”, “công ty gia đình” không có biện pháp khống chế hữu hiệu... Những điều đó thể hiện một tư duy quá chủ quan với mafia.

Có nhiều chính sách của chúng ta hiện nay chưa ổn, tôi nghĩ không phải do trình độ, mà có thể là vì một động cơ khác. Tôi rất không hiểu sao chúng ta lại không cảnh giác trước những việc đó. Vừa rồi việc Nhà nước độc quyền vàng SJC cũng là một việc tôi cho là không ổn. Những chính sách dạng như vậy sẽ là điều kiện, là “môi trường” để những nhóm lợi ích, hoặc nếu như chưa có nhóm lợi ích thì sẽ thúc đẩy sự ra đời của các nhóm lợi ích để lợi dụng chính sách đó. Nghĩa là chúng ta đang tạo ra môi trường, tạo ra cơ hội để hình thành những nhóm lợi ích đó. Hoặc có thể, biết đâu đó, những nhóm lợi ích đó đã có sẵn rồi.

PV: Vậy chúng ta phải làm gì để ngăn chặn nguy cơ “quả trứng” sẽ nở?

LKT: Chúng ta không thể đi từng nơi, tiêu diệt từng “quả trứng”, vì chúng ta tiêu diệt được “quả trứng” này, sẽ có một “quả trứng” khác mọc lên ở chỗ đó hoặc ở một nơi khác. Cách duy nhất là chúng ta không cho những “quả trứng” ấy có môi trường để “nở”, không cho mafia có bất cứ cơ hội nào để hình thành ở Việt Nam. Đây là thách thức toàn cầu, không chỉ của riêng Việt Nam. Người ta mới dừng ở mức khống chế nó càng nhiều càng tốt. Theo tôi thì nguyên tắc lớn nhất trong các vấn đề xã hội của nhân loại là hãy để cho nhân loại tự lo liệu. Nhân loại ở đây hiểu theo nghĩa người dân. Tức là không có bộ máy nào bảo vệ xã hội tốt hơn chính người dân. Nói ngắn gọn là chỉ có xã hội dân chủ, sự làm chủ thực sự của người dân, mới có thể chống mafia tốt nhất. Họ sẽ giám sát các quan chức chính quyền, sẽ loại bỏ những đối tượng có vấn đề. Tóm lại họ có nhiều cách làm tốt để bảo vệ quan chức chính quyền khỏi rơi vào tay ma quỷ hay ma quỷ lọt vào chốn công đường. Khi cắt rời được quyền lực nhà nước khỏi quyền lực tội ác thì việc khống chế nó trở nên dễ dàng hơn.

        Pv: Xin cám ơn ông.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

 Trả bài:

Bđs tăng giảm theo quy luật nào?

Ai là nhà cái của thị trường bđs?

Hòa viết bài rất đơn giản. Tuy nhiên muốn hiểu sâu và nhanh thì mọi người cần tạm reset kiến thức về số 0, vì đa phần mấy cái bà con biết từ báo chí sách vở chiên gia thì toàn tầm bậy không hà.

Mọi thứ trên đời này, kể cả bđs, tăng giảm theo công thức đơn giản vầy:

Lượng tiền trong thị trường = giá cả x lượng hàng

Vất mịa mấy cái lý thuyết cung cầu hay phân tích tào lao đi. Hiểu nhiêu đây thôi. Tiền vô nhiều, vế trái tăng, nếu lượng hàng giữ nguyên thì giá cả tăng để phương trình cân bằng và ngược lại.

Trong thị trường bđs, cung tiền tăng khi nào? Khi mấy ông đầu cơ đi vay tiền mua bđs chớ khi nào nữa. Lúc đầu trong thị trường lượng tiền là T tương đương với lượng hàng là H. Ông nhà cái chơi trò thổi giá 1 chỗ nào đó lên, vậy là mấy ông đầu cơ thấy đầu tư bđs ngon quá, lập tức đi vay.

Ông A cầm cố cái nhà đang có, lấy ra 1 tỉ chẳng hạn, mua bđs. Lúc này ngân hàng tạo ra một lượng tiền trên máy tính bằng đúng 1 tỉ. Sau đó ổng lại lấy tiền này, mua 1 bđs khác với giá 3 tỉ, vay ngân hàng 2 tỉ, cầm cố đúng cái bđs vừa mua. Lúc này ngân hàng lại tạo ra thêm 2 tỉ nữa trên máy tính.

Thấy hay không? Nhờ ông A đó mà ngân hàng thương mại nó bơm được vào thị trường bđs tổng cộng là 3 tỉ đó.

Việc này được lập lại bởi nhiều nhà đầu cơ khác nhau, làm bđs tăng giá vùn vụt. Đây là nguyên nhân cốt lõi của việc giá nhà tăng gấp 3, gấp 5, gấp 10 lần trong một thời gian ngắn từ 2014-2018.

Bọn làm bđs đa phần chả biết gì cả. Chúng nó sẽ nói bạn giá nhà tăng là do kinh tế phát triển, người ngày càng đông bla bla...các yếu tố đó có ảnh hưởng tới bđs, nhưng rất nhỏ, không đáng kể. Giá nhà tăng vèo vèo là do ngân hàng chúng nó cho vay với đòn bẩy lớn bao nhiêu thôi.

Ở VN đòn bẩy cho thị trường này là khoảng 70% trên giá trị căn nhà. Ai đi mua nhà đều biết. Vậy tính ra nếu bạn có 1 đồng, thì bạn được vay tầm 2 đồng nữa để mua bđs. Vế trái tăng thì vế phải tăng theo thôi.

Vậy ai là nhà cái của bđs? Còn ai ngoài mấy đứa bơm tiền vào thị trường, chính là các ngân hàng thương mại. Mà các ngân hàng thương mại thì hoạt động dựa trên sự điều phối của ngân hàng trung ương. Nên nhà cái đương nhiên là ngân hàng trung ương rồi.

Vậy nhà cái điều khiển thị trường như nào. Dễ ẹt. Vào thời điểm nền kinh tế đang phát triển, mọi người ăn nên làm ra, ai cũng có của để dành, thì NHTW giảm lãi suất vay, tạo đủ điều kiện để bà con gom tiền đi mua bđs => bơm tiền vào thị trường => bđs tăng giá.

Tới lúc bà con đã vay quắc cần câu rồi, đòn bẩy được kéo căng hết sức rồi, dân chúng có nhiêu tiền thì đã nạp thẻ hết vào bđs rồi, thì NHTW tăng lãi suất cho vay lên.

Lúc này ai cũng vay một đống, trả lãi mệt mỏi, thì buộc phải bán bớt bđs ra. Mà bán thì làm gì có ai mua nữa, vì tiền ngoài thị trường đã cạn. Nên bđs đó bị ngân hàng thu hồi => lượng tiền máy tính tương đương khoản vay bị xóa => bđs giảm giá hàng loạt.

Tui tính viết ví dụ thực tế ra mà dài quá, ớn viết, người đọc ớn đọc. Nên thôi. Tạm vậy đã nha.

 ĐI LÀM RỒI MỚI HIỂU


1. Đi làm rồi mới hiểu mỗi một đồng tiền bố mẹ kiếm được đều không hề dễ dàng. Hóa ra cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng cả, khi bạn cảm thấy nó dễ dàng, nhất định là đang có người thay bạn gánh vác lấy phần không dễ dàng ấy.

2. Đi làm rồi mới hiểu bản thân chúng ta không có gì đặc biệt, chúng ta không phải cái rốn của vũ trụ, hay là nhân vật chính của một bộ phim, ngưng bắt mọi người luôn quan tâm và chú ý đến mình.

3. Đi làm rồi mới hiểu ngoài việc đánh giá con người qua đạo đức và phẩm chất, người ta còn đánh giá con người dựa trên thu nhập.

4. Đi làm mới hiểu nhiều kiểu người, và mình không biết được từ miệng của người khác mình có bao nhiêu PHIÊN BẢN. Người ngay thẳng thì họ góp ý, giúp đỡ, thậm chí bỏ thời gian để hướng dẫn mình; người hay để ý, "nhiều chuyện" chỉ quan sát đằng sau, gom từng tí tí một để góp nhặt thành một câu chuyện "li kì" để kể với người khác.

5. Đi làm rồi mới hiểu ở đâu cũng có người dễ ưa và người khó ưa. Chúng ta bắt buộc phải thay đổi để chấp nhận môi trường. Chúng ta có thể đảm bảo rằng đã tìm được một công việc tốt, đúng với sở thích của mình, thu nhập khá nhưng chúng ta không thể đảm bảo môi trường đó mình phù hợp. Bỏ ngay ý nghĩ sẽ có một công ty môi trường “tốt”, sếp “tốt”, đồng nghiệp “tốt”, cả công ty “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

6. Đi làm rồi mới hiểu đồng nghiệp, có thể nói 1 là 1 trước mặt chúng ta, nhưng sau lưng lại 1 thành 3. Sếp, có thể với những nhân viên nổi bật sẽ xử sự dịu dàng, còn với những nhân viên tầm trung thì cuộc đối thoại chỉ cụt lủn vài dòng, mà chủ yếu là những yêu cầu và mệnh lệnh.

7. Đi làm rồi mới hiểu có những lúc người mệt mỏi, ốm đau hay tâm trạng cảm xúc như rối loạn nhưng vẫn phải đi làm. Chỉ vì mấy chữ “Miếng cơm, manh áo”.

8. Đi làm rồi mới hiểu: "Cuộc sống cũng tựa như một ván bài, nếu may mắn được chia những quân bài tốt sẽ chẳng sao cả nhưng nếu không may mắn nhận được quân bài tốt thì hãy nên học cách trở thành người chơi bài giỏi".

9. Đi làm rồi mới hiểu con người có nhiều mặt chứ không phải hai mặt. Cứ cho là "dòng đời xô đẩy" đi, vì nghĩ như thế, ít ra, mình còn cảm thấy yên lòng để tập trung vào mục tiêu của chính mình.

Vì vậy, chẳng việc gì phải bận tâm người ta nói gì, nói thế nào, có mệt thì dừng lại nghỉ một chút, khỏe rồi ngày mai lại dồn năng lượng vào công việc thôi!

Nguồn: st

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

 Công thức xác định tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ

Bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 trước 2 năm bầu cử tổng thống:
1, Đảng nào kiểm soát lưỡng viện Quốc Hội: Hạ Viện 435 ghế - đại diện 435 phiếu đại cử tri và Thượng viện 100 ghế - đại diện 100 ghế đại cử tri. Đặc khu Columbia có 3 phiếu đại cử tri mặc dù không có một đại diện nào ở Quốc hội Hoa Kỳ. Tổng là 435 + 100 + 3 = 538 phiếu đại cử tri. Tổng tổng Mỹ sắp tới thuộc về Đảng đó với phiếu đại cử tri > 300 như Trump là 304
Ví dụ: Tháng 11-2014, đảng Cộng Hòa kiểm soát Hạ Viện và Thượng Viện nên tháng 11-2016, tổng thống Mỹ thuộc Cộng Hòa : Trump
2, Đảng nào kiểm soát Hạ Viện, chưa kiểm soát Thượng viện nhưng Tổng số ghế trong Hạ Viện, Thượng viện của Đảng đó > Tổng số ghế trong Hạ Viện, Thượng viện của Đảng còn lại. Tổng thống Mỹ sắp tới thuộc về Đảng đó
Ví dụ: tháng 11-2018, Đảng Dân Chủ kiếm soát Hạ Viện (222 ghế) và Thượng Viện (45 ghế). Tổng là 267 ghế.
Tháng 11-2018, Đảng Cộng Hòa kiểm soát Thượng Viện (53 ghế) và Hạ Viện (199 ghế). Tổng là 252 ghế.
Do đó tháng 11-2020, tổng thống Mỹ sẽ thuộc về phe Dân chủ vì 267 ghế > 252 ghế và kết quả phiếu đại cử tri thắng < 300 phiếu
3, Giữa tháng 8 của năm bầu cử 2 đảng sẽ chọn ra ứng viên tranh cử Tổng thống. Người nào đại diện cho Đảng nào là chúng ta biết tên của tổng thống Mỹ sắp tới luôn.
Quynh Anh Nguyen, Huỳnh Xuân Lãm and 33 others

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

 

Truyền kỳ bà Năm Lũng: Bán bún có đất đai ngàn tỷ

Bà Năm Lũng không giàu như chú Hỏa, nhưng cách mua bán đất và trở thành giàu có đến nghìn tỷ thì giống nhau: người từ gánh ve chai, người từ gánh bún gạo.

Người ta làm được 8 đồng thì tiêu 3 để dành 5, có người tiêu 5 để lại 3.

Còn bà năm Lũng thì khác hơn thông lệ, bà ấy có 8 đồng thì mượn thêm 2 đồng nữa cho chẵn một chục đồng, chấp nhận ăn mắm ăn muối, sống kham khổ để tích lũy tài sản, cho đến khi bị đột tử, khối tài sản để lại nghìn tỷ đồng đã có thời bị tranh chấp quyền thừa kế làm tốn rất nhiều bút mực của báo giới.

Bà Năm Lũng cùng những anh chị em của mình kế thừa nghề làm bún gạo từ mẹ cha để lại từ trước năm 1975.

Truyền kỳ bà Năm Lũng: Bán bún có đất đai ngàn tỷ

Bà Năm Lũng thuở sinh thời cùng với họ hàng người thân.

Người được cho là rất rõ hành trình trở thành đại gia nghìn tỷ đồng của bà năm Lũng - chủ cơ sở bún gạo Hiệp Lợi là ông Nguyễn Văn Hoàng, Hội phó ngoại giao miếu Hòa Tây, ở sát cơ sở Hiệp Lợi 2 chuyên sản xuất bún gạo khô và nui các loại hiệu Long Phụng. Miếu Hòa Tây là di tích lịch sử cấp thành phố. Miếu được xây dựng vào năm 1981, thờ 3 võ tướng triều Nguyễn hy sinh trong kháng chiến chống Pháp gồm Bùi Văn Khoa, Nguyễn Văn Sốc và Trần Văn Lý.

Theo tâm tình của ông Hoàng, trước 1975 ông làm công cho mẹ bà Năm Lũng, khi bà này mất thì ông tiếp tục làm cho bà được một thời gian rồi ra làm riêng.

Hành trình của bà Năm Lũng trở thành đại gia 1.000 tỷ bắt đầu phải kể đến vào những năm cuối thập niên 80. Khi nhiều tập đoàn tan rã, đất đai của đoàn viên ngày trước bị gom về một mối, nay của ai trả người nấy, nhiều vô kể, rộng mênh mông. Lúc bấy giờ sẵn có tiền, lại là người thức thời nên bà Năm Lũng đã tung tiền tậu đất. Theo lời ông Hoàng, vì đất rẻ nên bà ấy mua rất nhiều. Có điều đáng nể là bà ấy không mua đất có diện tích nhỏ mà mua toàn những lô đất rộng hàng nghìn, hàng chục nghìn mét vuông. Thời đó đất rộng, người thưa, người ta bán đất theo kiểu công 1.000m2, mẫu 10.000m2, nên bà Năm Lũng tha hồ thu gom. Ai cần tiền, ai có đất rộng, ai bán rẻ là bà ấy tung tiền thu mua với phương châm chỉ mua vào chứ không bán ra.

Một người quen của ông Hoàng, góp chuyện: "Lúc đầu bà Năm Lũng mua đất với diện tích lớn là để tận dụng làm sân phơi bún. Sau bà ấy nhạy bén nhận thấy người rồi sẽ đông, đất thì không nảy nở thêm được nên cứ nhắm đất có diện tích lớn mà mua. Đất rộng quá, không bỏ phí, khi đất có giá thì bà Năm Lũng lên chiến dịch khai thác, bà ấy xây phòng trọ, lập nhà xưởng cho thuê. Tiền cho thuê nhiều lô đất làm nhà xưởng và hàng trăm phòng trọ ước tính mỗi tháng bà Năm cũng thu về cả tỷ đồng. Nên chuyện bà ấy có cả nghìn tỷ là không có gì quá lạ".

Cũng theo lời kể của ông Hoàng, khoảng năm 1990, giá đất ở khu vực quận Tân Phú, trước là quận Tân Bình rất rẻ. Có những lô đất ngày trước bà Năm Lũng mua chỉ có 15 cây vàng, sau này khi giá trị nhà đất lên đến đỉnh cao thì lô đất chưa đến 20 cây vàng leo thang đến hơn 1.000 cây, thậm chí còn hơn thế nữa. Về điều này, ông Thạch Đa Đạt, một người cháu họ của bà Năm Lũng khẳng định hoàn toàn chính xác. Ông Đạt bật mí, khoảng trước năm 1990, đất trống ở quận Tân Bình, đặc biệt tại khu vực phường Hiệp Phú bây giờ nhiều vô kể. Đất nhiều quá, nhiều gia chủ cứ để mặc, ai muốn bao chiếm cũng được, cho ở nhờ đặng giữ đất vô tư. Và cũng vì lúc ấy chưa mấy ai ý thức được đất hoang với ao nước, cỏ dại mọc um tùm mai này sẽ hóa vàng nên bà Năm Lũng đã tung tiền mua. "Hồi năm 1990, tôi từng làm mối cho cô Năm mua lô đất 16 cây vàng. Đến năm 2005, có người trả đến 3.000 cây vàng", ông Đạt nói.

Truyền kỳ bà Năm Lũng: Bán bún có đất đai ngàn tỷ

Nhiều vùng đất thuộc khu vực Tân Phú, Bình Tân ngày xưa là của bà Năm Lũng đã mua.

Trong trí nhớ của bà con lối xóm, bà Năm Lũng là một người giàu có, nhưng sống vô cùng giản dị. "Tui chỉ biết là bà ấy giàu, bà ấy có nhiều nhà đất thôi, chứ có bao nhiêu thì sao mà biết được. Nhưng điều mà tôi và bà con ở đây ai cũng biết, ai cũng rõ là tuy giàu có như vậy nhưng bà Năm Lũng sống giản dị, không có kiểu phách lối của kẻ ỷ mình có nhiều tiền của mà khoe vàng đeo đỏ người, tiêu pha hoang phí, hay đánh bóng mặt tiền, gặp bà con lối xóm là xem thường, khinh khi".

Ông Lê Văn Quới, sinh năm 1968, ngụ trên đường Tô Hiệu, tặc lưỡi: "Hồi bà ấy còn sống, nhìn chẳng thể nghĩ là bà ấy giàu có lắm tiền vàng. Ai mà quen cái kiểu trông mặt bắt hình dong đảm bảo lầm hàng ngay. Ở vùng này ai chả biết cái hình ảnh của bả, đi dép nhựa sờn cũ, chạy chiếc xe Dream lùn cũ mèm, mặc bộ quần áo cũng cũ mèm".

Ông Quới kể, có lần bà Năm đi siêu thị dừng lại bên cái ghế massage hỏi giá, nghe cô tiếp thị nói "đắt lắm, đến 6-7 chục triệu bác không mua nổi đâu" thì bà cười chẳng nói gì. "Lấy hết thông tin rồi, bà về gọi điện, người ta mang máy đến giao, đi cùng có cô tiếp thị làm nhiệm vụ hướng dẫn cách sử dụng. Đến lúc gặp bả, cô ấy chưng hửng xin lỗi rối rít bảo… không ngờ”.

Năm năm trước khi mất, bà năm Lũng để lại lò bún cho em gái là bà Bảy Mảnh. Một nữ công nhân có gần 20 năm làm việc ở lò bún này tặc lưỡi: "Không phải vì mình là người làm công mà khen chủ chứ thực sự thì chị em bà Năm, bà Bảy sống tốt lắm. Làm việc ở đây, lương thì không quá cao nhưng chế độ đàng hoàng, không phải lo thuê mướn chỗ ngủ nghỉ. Cũng không sợ tăng ca, phạt vạ. Khi đau bệnh cũng được bà chủ quan tâm hỏi han, cho tiền mua thuốc men, đỡ đần chi phí điều trị".

Còn cô hàng nước ở đầu lối vào cơ sở thì kể rằng, tuy là phụ nữ nhưng bà Năm Lũng có cốt cách đàn ông, ý chí mạnh mẽ, quyết đoán, làm việc dứt khoát, nói một là một, không có kiểu cò kè bớt một thêm hai. “Bà ấy sống nói chung cũng tương đối khép kín, ít giao du, gặp ai thì bà ấy cười, hỏi thăm vài câu rồi tất bật đi làm việc. Giàu vậy chứ bà ấy lúc nào cũng làm việc quần quật, làm lụng còn hơn người làm của mình. Chẳng bao giờ thấy bà ấy nghỉ ngơi hay đi du lịch. Nói chung tui thấy bà ấy đúng là mẫu người tham công tiếc việc để làm giàu từ cuộc hành trình xuyên Việt của bún ta”, cô nhớ lại.

(Theo Tiêu dùng 24 - Kinh tế đô thị)

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/truyen-ky-ba-nam-lung-ban-bun-co-dat-dai-ngan-ty-336855.html

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/qua-3-vu-kien-co-gai-1000-ty-dong-van-la-an-so-1431690453.htm

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

 You want to know

what money sounds like?

Go to a trading floor on Wall Street.


Name of the game.

Move the money from

your client's pocket into your pocket.

Right.

But if you make your clients

money at the same time,

it's advantageous to everyone. Correct?

No.

Number one rule of Wall Street.

Nobody...

I don't care if you're Warren Buffett

or if you're Jimmy Buffett.

Nobody knows if a stock is gonna go up,

down, sideways, or in fucking circles.

Least of all stockbrokers, right?

It's all a fugazi.

You know what a fugazi is?

Fugayzi. It's a fake.

Fugayzi, fugazi,

it's a whazy, it's a woozy, it's...

Fairy dust. It doesn't exist.

It's never landed. It is no matter.

It's not on the elemental chart.

It's not fucking real.

- Right?

- Right.

Stay with me.

We don't create shit.

We don't build anything.

No.

So if you got a client

who bought stock at eight

and it now sits at 16,

he's all fucking happy.

He wants to cash in, liquidate,

take his fucking money and run home.

- You don't let him do that.

- Okay.

- 'Cause that would make it real.

- Right.

No. What do you do?

You get another brilliant idea.

A special idea.

Another "situation." Another stock

to reinvest his earnings and then some.

And he will, every single time.

Cause they're fucking addicted.

And you just keep doing this,

again and again and again.

Meanwhile, he thinks

he's getting shit rich,

which he is, on paper.

But you and me, the brokers,

we're taking home cold hard cash

via commission, motherfucker.

Right.








Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

 





John Murphy là ai?

John Murphy là nhà phân tích kỹ thuật của trang web StockCharts.com (một trang web hàng đầu về kiến thức trading) và là một tác giả, nhà báo chuyên mục và diễn giả rất nổi tiếng về chủ đề Phân tích kỹ thuật. Bài viết Ten Laws of Technical Trading (10 quy tắc giao dịch phân tích kỹ thuật) là những khuyến nghị mà John đưa ra cho những người mới biết đến phân tích kỹ thuật. Chúng dựa trên hơn 30 năm kinh nghiệm giao dịch và các câu hỏi/nhận xét mà ông đã nhận được từ nhiều đối tượng khác nhau trong nhiều năm.

10 quy tắc giao dịch phân tích kỹ thuật quan trọng nhất mà John Murphy đưa ra

1. Nghiên cứu xu hướng dài hạn

Hãy bắt đầu việc phân tích biểu đồ với khung tuần và tháng để nhận định về xu hướng dài hạn. Sau đó chúng ta sẽ chuyển xuống những khung thời gian thấp hơn để xem xu hướng trên những khung thời gian này có thuận theo xu hướng dài hạn hay không.

2. Xác định và đi theo xu hướng chính

Xu hướng có nhiều dạng: xu hướng dài hạn, xu hướng trung hạn và xu hướng ngắn hạn. Hãy quyết định xem bạn nên đi theo xu hướng nào và lựa chọn biểu đồ cho phù hợp. Nếu giao dịch theo xu hướng trung hạn, bạn có thể xác định xu hướng chính trên biểu đồ tuần; sau đó chuyển xuống khung ngày để tìm điểm vào lệnh. Đối với xu hướng ngắn hạn, khung thời gian để xác định xu hướng có thể là khung hàng ngày; và những khung thời gian trong ngày (1 phút, 5 phút, 10 phút, 30 phút, 1 giờ, 4 giờ) được dùng để giao dịch.

3. Xác định hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ là một mức hoặc vùng thường hình thành từ đáy trước đó và là nơi lý tưởng để đặt lệnh mua. Kháng cự là một mức hoặc vùng thường hình thành từ đỉnh trước đó và là nơi lý tưởng để đặt lệnh bán. Khi kháng cự bị phá vỡ, nó chuyển thành hỗ trợ; và giá có xu hướng retest (quay lại) mức hỗ trợ mới này. Tương tự, khi hỗ trợ bị phá vỡ, nó chuyển thành kháng cự; và giá thường retest mức kháng cự mới này.

4. Đo lường phần trăm điều chỉnh giá

Giá thường điều chỉnh/thoái lui một lượng phần trăm nhất định so với sóng tăng/giảm trước đó trước khi xu hướng chính tiếp tục. Mức thoái lui tối thiểu thường là 1/3 so với xu hướng chính; mức thoái lui tối đa là 2/3. Các mức Fibonacci thoái lui quan trọng (38%, 50% và 62%) được sử dụng phổ biến để dự báo các điểm xoay chiều và cũng là nơi trader đặt lệnh mua/bán thuận theo xu hướng trước đó.

5. Vẽ đường xu hướng

Đường xu hướng là một trong những công cụ biểu đồ đơn giản và hiệu quả nhất. Đường xu hướng tăng là một đường dốc lên đi qua 2 đáy. Đường xu hướng giảm là một đường dốc xuống đi qua 2 đỉnh. Một đường xu hướng đáng tin cậy cần đi qua ít nhất 3 đỉnh/đáy. Đường xu hướng tồn tại càng lâu và đi qua càng nhiều đỉnh/đáy, nó càng quan trọng. Một khi đường xu hướng bị phá vỡ, xu hướng có thể đảo chiều.

6. Sử dụng đường trung bình động

Đường trung bình động cho chúng ta biết xu hướng hiện tại còn hiệu lực không và củng cố sự đảo chiều xu hướng. Tất nhiên, nó không báo trước sự đảo chiều. Tín hiệu giao dịch theo sự giao cắt giữa một đường trung bình động ngắn kỳ và một đường trung bình động dài kỳ được sử dụng khá phổ biến. Ngoài ra, tín hiệu giao cắt giữa giá và một đường trung bình động cũng là một tín hiệu được áp dụng trong nhiều chiến lược giao dịch. Đường trung bình động hoạt động tốt nhất khi thị trường có xu hướng.

7. Theo dõi chỉ báo dao động

Trong khi đường trung bình động giúp chúng ta nhận định xu hướng và sự thay đổi trong xu hướng, các chỉ báo dao động như Stochastic hay RSI là công cụ để xác định tình trạng quá mua/quá bán – thời điểm mà một sự đảo chiều có thể xảy ra. Chỉ báo dao động hoạt động tốt nhất trong thị trường đi ngang; tuy nhiên, tín hiệu quá mua/quá bán cũng được dùng làm tín hiệu giao dịch trong thị trường có xu hướng. Ngoài ra, tín hiệu phân kỳ từ chỉ báo dao động là một cảnh báo về sự đảo chiều xu hướng tiềm năng.

8. Giao dịch theo chỉ báo MACD

Đường trung bình hội tụ phân kỳ (MACD) là sự kết hợp giữa chỉ báo xu hướng và chỉ báo dao động. Tín hiệu tăng giá xuất hiện khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu (EMA 9 kỳ) và cả 2 đường nằm trên mức 0. Tín hiệu giảm giá xuất hiện khi MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu và cả 2 đường nằm dưới mức 0. MACD-Histogram biểu thị sự thay đổi của đường MACD so với đường tín hiệu; phân kỳ từ MACD-Histogram cũng là một tín hiệu cảnh báo đảo chiều tiềm năng.

9. Đánh giá sức mạnh xu hướng với chỉ báo ADX

Chỉ báo ADX cho thấy thị trường đang có xu hướng hay không. Xu hướng mạnh lên khi đường ADX dốc lên; ngược lại xu hướng là yếu hoặc đi ngang khi đường ADX dốc xuống. Một khi định vị được điều kiện thị trường hiện tại, trader có thể đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp và biết nên sử dụng chỉ báo theo xu hướng hay chỉ báo dao động.

10. Nhận thức được tầm quan trọng của khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch là công cụ củng cố cho nhận định về xu hướng. Một xu hướng tăng bền vững nên đi kèm với khối lượng giao dịch lớn vào những ngày tăng giá. Việc khối lượng giảm báo hiệu sự suy yếu của xu hướng hiện tại. Trường hợp tương tự cũng đúng với xu hướng giảm.

Kết luận về các quy tắc giao dịch của John Murphy

Để cải thiện kỹ năng phân tích kỹ thuật đòi hỏi trader cần luyện tập, nghiên cứu thường xuyên và luôn rút ra kinh nghiệm. Điều quan trọng là đức tính kiên trì không ngừng học hỏi.

– John Murphy

Tham khảo: Stockchart