Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

 Trước giờ tôi ít khi bàn chuyện người nổi tiếng, nhưng hôm nay sẽ phá lệ một tí.


Interacial marriage - hôn nhân khác chủng tộc BẢO ĐẢM sẽ xảy ra vấn đề. Trong cùng một quốc gia, kết hôn nam bắc trung nam trung bắc còn vấn đề thì Việt Nam lấy nước ngoài chắc chắn sẽ xảy ra chuyện. Tuy nhiên, ở trong trường hợp hôn nhân của người mẫu, hoa hậu, ca sĩ, vấn đề lại LỚN HƠN NỮA. Nó dính đến CÁI TÔI. 

Đầu tiên, ai cũng có cái tôi. Ai cũng muốn khẳng định bản thân, tôi xịn, tôi xứng đáng đc A B C D. Cái tôi của người nổi tiếng thì LỚN hơn hẳn người bình thường. Tôi đã là hoa hậu, là người mẫu, là người nổi tiếng, tôi phải ít nhất cũng ăn ở đây, đi xe này, mặc bộ đồ kia. Rất ít hoa hậu người mẫu mà lại nghĩ "thôi, mình chạy xe đạp ghẻ đi chơi cũng đc, cần gì đi xe hơi". Đây không phải là chê bai gì cả, mà là phân tích tâm lý cho các bạn hiểu.

Còn cái tôi của anh chồng miền Tây? Lộn, anh chồng người Mỹ, Âu, Úc? Cái tôi đó nằm ở superior genes, là chiều cao, là mũi thẳng, là mắt xanh, là cư bụ... Cái tôi đó nằm ở tiềm năng kinh tế, nước tao mạnh, đồng tiền tao powerful, passport tao đi nước khác éo cần xếp hàng ngoài trưa nắng xin xỏ visa... Nó cũng nằm ở tầng tiềm thức, ở phần tao da trắng, tao xịn hơn mày, da vàng. Không phải anh nào cũng vậy, nhưng hầu hết các bạn da trắng đến từ phương Tây đều hiểu cái sức mạnh làn da của mình. White privilege.

1 cuộc hôn nhân giữa 2 cái tôi kiểu này chắc chắn sẽ gây ra xung đột. Hoá giải xung đột như thế nào phần lớn nằm ở mức độ yêu thương và khả năng nhận biết, tiếp thu và thay đổi sao cho không đánh mất bản thân nhưng vẫn xây dựng đc một gia đình ấm êm bất chấp khác biệt về văn hoá. 

Người thường lấy người nước ngoài thì ít bị vấn đề này. Vì một cô gái bình thường ít khi nào đặt nặng vấn đề "tôi đẹp nên tôi phải đc yêu thương nâng niu ch


ìu chuộng", thứ suy nghĩ tàm xàm ba láp đc giới trẻ tung hê. Bản năng họ biết, hôn nhân thành công là do cả 2 bên vun đắp, cho nên người bình thường ít ai vỡ mộng lắm. 

Với đám nước ngoài nó không có cái kiểu lấy vợ là ngôi sao về thì nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa kiểu VN đâu. Trong hôn nhân, chúng ta bằng nhau.

Tôi không quen biết Hoàng Oanh , trên đây chỉ là phần bắt bệnh chung cho người nổi tiếng. Nếu có gì sai sót không đúng với cô thì tôi xin lỗi trước nhé. 

Mà nói cũng tức ghê. Xưa tôi thích cô gì hoa hậu xong cô lấy 1 anh giáo viên tiếng Anh, rồi mấy bạn hoa hậu người mẫu VN lấy trai nước ngoài tèng tèng không, tức dễ sợ tức. Our best species for normal foreign guys 🥺 puồn

Nguồn: Mr Dưa leo

 Nhắc lại kinh nghiệm bất bại trong đầu tư chứng khoán:

1. Bán sạch 1 tuần trước Noel (15/12)

2. Không giữ cổ nào khi sang tháng 5


Dĩ nhiên, cho những cổ phiếu đầu tư dài hạn thì khác. Giá xuống rất thấp là cơ hội để gom và giữ. Nhưng chỉ dành riêng cho cổ phiếu đầu tư giá trị.


Giải thích thêm về 2 kinh nghiệm đó/


1. Bán sạch 1 tuần trước Noel (15/12)


TTCK Việt Nam có đặc thù thú vị là người Việt thích rút tiền về ăn Tết. Nên thời gian gần Tết (sau Tết tây trước Tết ta) là giai đoạn mà đa phần người Việt bán ra để rút tiền lo sắm sửa tặng biếu Tết và còn lại gửi ngân hàng lấy 1 tháng tiền lãi. 


Cộng hưởng với việc các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ chốt hiệu quả hoạt động của quỹ vào 31/12. Mà các bạn nước ngoài thường nghỉ Noel dài từ 24/12 năm trước đến 2/1 năm sau nên tuần trước đó họ sẽ chốt lời cho những con đã lời và hạn chế mua vào khi chưa cần thiết. Lưu ý rằng động lực này là rất lớn, vì đội ngũ quản lý quỹ được thưởng năm dựa trên con số lợi nhuận này (số tiền lên đến 20% tổng lợi nhuận trong năm hoặc hơn). 


Thêm một yếu tố khác là khoảng giữa và cuối tháng 12, VNExpress sẽ làm thống kê những người giàu nhất sàn chứng khoán trong năm. Do vậy, nhiều người giàu nhưng muốn né “danh tiếng” sẽ bán ra trước giai đoạn này. 


Quá trình này lặp đi lặp lại trong 20 năm qua đã tạo nên một “nét đẹp văn hoá” của TTCK Việt Nam là nên bán trước 15/12 cho dù có đang uptrend cỡ nào. 


2. Không giữ cổ nào khi sang tháng 5


Đây lại là một quan sát mang tính quốc tế chứ không chỉ đúng cho thị trường Việt Nam. 


Kết quả kinh doanh của một năm (được kiểm toán) sẽ được có trong khoảng tháng 4-5 của năm. Cộng với KQKD của quý 1 (chưa kiểm toán) thì đây sẽ là cơ sở để họp ĐHCĐ. HĐQT và BĐH nào cũng muốn ĐHCĐ được thuận lợi nhất có thể vì liên quan đến chỉ tiêu năm tới, thưởng năm cũ, phát hành cổ phiếu/trái phiếu mới, đầu tư dự án mới… Do vậy, sẽ cố gắng hết sức để các TIN TỐT được ra hết trong giai đoạn trước ĐHCĐ này. 


Kết quả là Q2 và Q3 sẽ chẳng còn tin gì tốt để mà ra. Nên giá cổ phiếu, trừ vài trường hợp ngoại lệ, còn lại sẽ giảm trong giai đoạn từ sau ĐHCĐ đến trước khi có KQKD Q3. 


Việc này lặp đi lặp lại trong cả trăm năm và lại càng làm cho kinh nghiệm này thêm đúng. 


Do vậy, bán tháng Năm và canh mua lại ngay trước khi có KQKD Q3 (thường là sẽ hóng tin phi chính thức trước) khoảng tháng 9-10 mỗi năm là hiệu quả nhất.  


Dĩ nhiên, đó là khi bạn đầu tư ít. Chứ bạn là cổ đông lớn thì sẽ không thể làm được điều đó. 


Vài dòng chia sẻ.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022


 Thiên Lương Thứ hai, ngày 25/04/2022 10:23 AM (GMT+7)
Aa Aa+
Các nhà đầu tư kỳ cựu, các quỹ đầu tư lớn luôn quan tâm đến những người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Dù người lãnh đạo tối cao của doanh nghiệp có tài giỏi đến đâu, nhưng không đủ đạo đức kinh doanh thì sớm muộn doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy làm sạch thị trường là điều tối cần thiết.

Hiếm có nơi nào mà niềm tin và hy vọng có ý nghĩa lớn như trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu trên thị trường thực ra chỉ phản ánh niềm tin và hy vọng của cổ đông.

Những thông tin một công ty vẫn cung cấp ra thị trường như sản phẩm mới, dự án mới, kế hoạch phát triển, mức lãi lỗ dự kiến – đều chỉ là niềm tin và hy vọng mà thôi. Vậy nên mới có những công ty lỗ rất lớn hoặc lãi rất nhỏ mà giá trị còn cao hơn nhiều lần so với những công ty lãi ổn định. Một ví dụ không thể hay hơn về điều này là công ty Tesla.


Cần rất nhiều năm để gầy dựng niềm tin vào một doanh nghiệp hay một doanh nhân.

Nếu người ta đã tin tưởng vào tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp thì mọi con số như lợi nhuận sau kiểm toán, doanh thu… đều chỉ có tác động rất nhỏ đến giá cổ phiếu. Ngược lại, nếu niềm tin đã mất rồi thì giá cổ phiếu sẽ lao dốc bất chấp mọi số liệu báo cáo lạc quan nhất. 

Bức tranh hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam phần nào thể hiện rõ ràng điều này. Sau khi một loạt chủ doanh nghiệp phải vào tù vì thổi giá cổ phiếu và các hoạt động phạm pháp khác, lập tức giá cổ phiếu rơi nhiều lần so với giá đỉnh. Có những cổ phiếu mất đến 80% giá trị, kéo theo vô số nhà đầu tư xuống đáy sâu, làm họ khiếp sợ với thị trường chứng khoán.

Nếu như cách đây chưa lâu, nhiều chuyên gia còn lạc quan với dự báo VNIndex có thể lên 1800 trong năm 2022, thì hiện nay đã có những dự đoán bi quan là nó sẽ rơi về 1200 thậm chí sâu hơn.

Vấn đề không phải từ chính hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, vì không có một doanh nghiệp nào tự dưng sụp đổ sau một đêm, đánh mất 80% tài sản trong vài tháng. Trong điều kiện bình thường, sẽ cần một quá trình rất dài để doanh nghiệp suy sụp như vậy. Nhưng chỉ cần niềm tin mất đi và theo nó là hy vọng cũng tan biến, giá trị doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sẽ lập tức bay hơi.

Một yếu tố quan trọng nữa cần chú ý đến là khi doanh nghiệp bị mất uy tín với cổ đông và khiến cho giá cổ phiếu xuống quá nhanh thì doanh nghiệp ấy cũng mất khả năng huy động vốn. Mọi khoản vay đều bị ngân hàng và trái chủ tìm cách thu hồi lại. Việc mất nguồn vốn sẽ lập tức đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Chưa nói đến chuyện các khách hàng cũng tự động từ bỏ doanh nghiệp do không muốn liên lụy và mất niềm tin vào sản phẩm.

Tìm lại niềm tin khi nhà đầu tư đang khiếp sợ - Ảnh 2.

Những diễn biến thị trường thời gian qua

Mọi yếu tố này tạo ra tác động hủy diệt kép, tàn phá doanh nghiệp trong nháy mắt. Chúng làm cho công sức hàng ngàn con người sau nhiều năm lao động bị đổ sông đổ bể.

Chính vì vậy, các nhà đầu tư kỳ cựu, các quỹ đầu tư lớn luôn quan tâm đến những người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Câu nói: Có tài mà không có đức thì cũng vô dụng – cực kỳ đúng ở đây. Dù cho người lãnh đạo tối cao của doanh nghiệp có tài giỏi đến đâu, nhưng không đủ đạo đức kinh doanh thì sớm muộn doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong nhiều trường hợp, thậm chí doanh nghiệp còn phải thay lãnh đạo khi ông ta gặp phải chuyện bê bối đời tư, không liên quan đến công việc kinh doanh. Doanh nghiệp phải làm vậy để bảo vệ niềm tin của cổ đông.

Và thị trường rất khắc nghiệt, dù cũng rất bao dung, mọi lỗi lầm của chủ doanh nghiệp đều gây ra những hậu quả khôn lường.

Tương lai nào cho thị trường?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong thời kỳ suy yếu sau những tháng dài tăng trưởng ngoạn mục. Sự tăng trưởng ấy có nhiều nguyên nhân: Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tốt trong môi trường kinh tế ngày càng tốt và ổn định ở Việt Nam; nguồn vốn giá rẻ từ người dân do ngân hàng chỉ huy động với lãi suất quá thấp; hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ thời cơ, sợ thua thiệt khi thấy thị trường tăng giá không ngừng. 

Và một điểm quan trọng nữa là hiệu ứng có thể gọi là động cơ vĩnh cửu: Một doanh nghiệp đầu tư vào cổ phiếu của chính mình hoặc doanh nghiệp con của mình trong hệ sinh thái. Khi giá cổ phiếu tăng lên, đem lại lợi nhuận thì chính doanh nghiệp sẽ được định giá lại. Tất cả tạo ra một hiệu ứng thúc đẩy giá cổ phiếu lên không ngừng.

Ví dụ một doanh nghiệp A nào đó, đang kinh doanh rất bình thường trong mảng hoạt động chủ yếu và truyền thống của mình, với lãi hằng năm khoảng 10 tỷ đồng. Nhưng họ mua lại cổ phiếu của mình, giả dụ 10 triệu cổ phiếu với giá 5 ngàn đồng, mất 50 tỷ, và khi cổ phiếu này lên đến mức giá 50 ngàn đồng thì họ sẽ lãi đến 450 tỷ đồng.

Điều này khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp của họ tăng lên thêm 450 tỷ đồng, cao gấp hàng chục lần so với những năm trước, và lập tức được thị trường định giá lại, đưa nó lên những đỉnh cao mới. Và một lần nữa, khoản lãi tự doanh này sẽ tác động ngược lại lên giá cổ phiếu. Gần như một hiệu ứng cộng hưởng khi đoàn quân đi đều bước qua một cây cầu sắt.

Nhưng khi cây cầu thị trường sụp đổ thì tất cả những ai tham gia vào ở mức đỉnh đều sẽ mất gần như toàn bộ tài sản.

Thực ra kiểu tự doanh cổ phiếu chính mình như vậy rất khó tồn tại lâu dài. Cũng như một động cơ vĩnh cửu không thể chạy mãi được nếu không có trợ lực từ bên ngoài, một doanh nghiệp chỉ tăng trưởng nhờ tự doanh cổ phiếu chính mình sớm muộn cũng sẽ suy sụp.

Đó cũng là lời lý giải cho hiện tượng "cây thông" ở các mã cổ phiếu đặc biệt. Chúng buộc phải tăng, buộc phải có nguồn vốn mới đổ vào, đến khi chúng không tăng được nữa thì chúng sẽ lập tức sụp đổ.

Chắc chắn đó chỉ là hiện tượng đơn lẻ. Ở Việt Nam vẫn có vô số doanh nghiệp lành mạnh, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, và kiếm tiền rất tốt nhờ hệ thống chuyên nghiệp của mình.

Tuy nhiên, với một thị trường còn non trẻ thì tâm lý người dân hết sức quan trọng. Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp lớn vẫn đang hoạt động cực kỳ lành mạnh và tốt đẹp, vẫn tăng trưởng hàng chục phần trăm mỗi năm, nhưng khi thị trường mất lòng tin thì gần như mọi cổ phiếu đều xuống giá chứ không chỉ một vài cổ phiếu bị làm giá nào đó.  

Chưa kể đến việc các công ty chứng khoán có thể cho phép nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy liên kết qua nhiều mã cổ phiếu khác nhau, và khi cổ phiếu một công ty nhỏ bị xuống giá thì có thể sẽ có nhiều cổ phiếu công ty lớn cũng bị đem bán giải chấp.

Và đấy mới là điều đáng lo ngại.

Cùng với sự phát triển của đất nước, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều khả năng được thăng hạng trong thời gian sắp tới. Theo đó là nguồn vốn khổng lồ từ nước ngoài sẽ đổ vào để tìm kiếm cơ hội. Dĩ nhiên các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà đầu tư cũng hưởng lợi từ nguồn vốn ấy.

Nhưng một thị trường được thăng hạng không chỉ vì nó có khối lượng lớn hơn, có tính thanh khoản cao hơn, mà còn vì nó có niềm tin và hy vọng cho nhà đầu tư, nó có sự minh bạch và trung thực cao hơn.

Do đó để bảo vệ thị trường, bảo vệ các doanh nghiệp lớn và các nhà đầu tư, sẽ cần phải làm sạch thị trường, cho thị trường được minh bạch hơn và hạn chế tối đa tình trạng đầu cơ làm giá ngắn hạn.

Khi một cái bánh to lên thì mọi người sẽ được hưởng lợi, dù dĩ nhiên sẽ có người được nhiều hơn. Còn nếu chỉ giữ cho một cái bánh vẫn nhỏ vậy thôi, mà liên tục thổi chỗ này, kéo chỗ kia để kiếm lợi cá nhân thì toàn bộ hệ thống sẽ bị ảnh hưởng.

Thực ra mọi thị trường chứng khoán đều phải trải qua những giai đoạn nhất định, không ai tự dưng thành người lớn được. Chỉ mong rằng những giai đoạn dậy thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển tương lai của một thị trường rất nhiều triển vọng như thị trường chứng khoán Việt Nam.

Và để được như vậy thì phải bằng mọi cách giữ được niềm tin và hy vọng của nhà đầu tư.

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

 APP và mảng kinh doanh F&B


Có nên đăng ký bán hàng trên Grab, Now... khi bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận?


Làm cách nào để lợi dụng triệt để biến khách của App trở thành khách trung thành của bạn? Đầu tiên, bạn phải trả lời câu hỏi: Bạn có đủ năng lực để cạnh tranh với app không?


Không thể phủ nhận hiện tại việc kinh doanh đồ ăn, thức uống (F&B) online trên các ứng dụng giao đồ ăn trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và nó đem lại lợi nhuận khủng cho các quán ăn có lượng khách hàng đặt nhiều.


Ưu điểm vượt trội là bạn chẳng cần một mặt bằng lớn hay nơi sầm uất, đông người qua lại nhưng bạn có thể dễ dàng kiếm được hàng trăm đơn hàng mỗi ngày khi bán đồ ăn trực tuyến.


Rất nhiều quán ăn, đồ uống, ăn vặt nổi tiếng trên các ứng dụng đặt đồ ăn và nhưng cửa hàng của họ chỉ có chưa đầy 20m2, không bàn ghế, không mặt bằng nhưng hoàn toàn thành công khi bán hàng trên app.


Còn đối với các cửa hàng lớn có mặt bằng, nhiều nhân viên thì việc bán hàng trên các ứng dụng cũng là mô hình kinh doanh đang được ưa chuộng, như những quán trà sữa nổi tiếng: Alley, TocoToco, Gong Cha, Dingtea,... đến các quán cafe thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Phúc Long, Highland,...


Tuy nhiên có một vấn đề khiến khá nhiều người băn khoăn đó là việc bán hàng trên App sẽ bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận. Vậy có thực sự nên đăng ký bán hàng với App hay không?


Mới đây, trên một hội nhóm của cộng đồng kinh doanh F&B Việt Nam, có đưa ra ý kiến về vấn đề này. Cụ thể, chia sẻ có Facebook Linh Nguyễn cho biết:


"Linh vẫn trả lời là: Nên. Vì App là 1 kênh quảng cáo lợi nhuận nhất, nếu bạn biết cách lợi dụng nó.


Đầu tiên, App đến chào bạn bằng lời quảng cáo 'App sẽ đăng quảng cáo cho cửa hàng của bạn và bạn chỉ trả tiền khi phát sinh đơn hàng'.


Điều đó có nghĩa rằng đây là một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên, App bỏ công chạy quảng cáo trước, bạn chỉ phải trả tiền % trên số mà App đến mua từ bạn. Nếu không có đơn hàng thì bạn được quảng cáo hoàn toàn miễn phí.


Việc này không giống như khi bạn chạy quảng cáo facebook, hay trên các forum, báo chí,... bạn phải bỏ tiền ra trước và có khách hay không thì hên, xui. Mới nghe qua, chạy app chỉ có lợi, không có hại. Bạn không cần trả tiền, mà vẫn được người biết đến.


Tuy nhiên, App sống được dựa vào một thứ đáng sợ của con người đó là 'thói quen'. App giáo dục, lợi dụng thói quen người dùng để dùng tiền của bạn và thu thập khách cho app. App khuyến khích bạn tự cắt doanh thu chạy những chương trình trên app, và dạy cho khách 1 điều rằng: Đến với app , không có chỗ này khuyến mãi, sẽ có chỗ khác khuyến mãi.


Vì thế mỗi khi khách nghĩ đến ăn, uống , họ sẽ nghĩ: 'A, lên app coi có quán nào khuyến mãi không?'.


Khi bạn chạy khuyến mãi trên App bạn nghĩ rằng khách sẽ biết đến bạn, sẽ nhớ bạn. Nhưng KHÔNG, lượng khách sử dụng giá siêu rẻ đó của bạn lại trở thành khách trung thành tuyệt đối của app. Chứ không phải của quán bạn.


Vì họ chỉ dùng app, còn quán nào có khuyến mãi thì ăn, uống của quán đó. Do đó hết khuyến mãi, quán bạn cũng chẳng còn ma khách nào, vì họ lại có 1 cái khuyến mãi của 1 quán khác cũng trên app đó.


Vậy, làm cách nào để lợi dụng triệt để biến khách của App trở thành khách trung thành của bạn? Đầu tiên, bạn phải trả lời câu hỏi: Bạn có đủ năng lực để cạnh tranh với app không? Vì khách hàng muốn gì? Khách hàng muốn cái gì có lợi nhất.


Khách đến với app vì các lý do :


1. Không cần nghe cái giọng đáng ghét hoặc thái độ chảnh chó của nhân viên bán hàng khi đặt hàng qua điện thoại, vui bắt máy, buồn không bắt. Hoặc nghe điện thoại nói chuyện trên trời v.v.. với App, khách chỉ cần bấm bấm... chờ chút có người giao tới liền. Nhanh gọn lẹ.


2. Trên App, 1 món cũng giao, bất quá thêm 20k tiền giao hàng lẫn service charge mà thôi. Khỏi lèn èn chị gọi ít quá bên em không có người giao.


3. Chương trình khuyến mãi dày đặc ngày nào cũng có chương trình a, b, c, d gì đó. Dù tốn phí ship nhưng sẽ được trừ lại voucher gì đó v.v.


Tóm lại, đặt app vừa tiện, gọn, lợi nên ai cũng thích".


Có thể thấy, đây là những ưu điểm dễ dàng nhận thấy đối với việc đăng kí bán hàng trên các App. Bởi, hiện nay các ứng dụng như Grab, Gojek, Now... sở hữu lượng người dùng lên tới con số hàng triệu, chính vì vậy khi bán hàng trên các ứng dụng này thì cơ hội quán ăn của bạn sẽ tiếp cận tới hàng triệu người dùng đó một cách miễn phí không cần có chiến dịch marketing, quảng cáo.


Một vấn đề nữa được đặt ra làm sao để biến số lượng khách trung thành của app thành của bạn? Facebook Linh Nguyễn chia sẻ thêm:


"Muốn biến khách trung thành của app thành khách trung thành của bạn, bạn phải có đủ năng lực cạnh tranh với app đầu tiên là lực lượng tự giao hàng và người trực trả lời đơn hàng.


Sau khi bạn đã có lực lượng tự giao hàng và người trực nhận đơn hàng bạn sẽ làm bước kế tiếp là "Tạo thói quen cho khách hàng".


Bước tạo thói quen cho khách hàng cụ thể bạn sẽ có 3 bước:


Bước 1: In card hoặc tờ rơi. Nội dung là "Giảm 50% cho khách lần đầu đặt hàng tại fanpage hoặc zalo của quán. Kèm theo tờ rơi có menu cụ thể. Mỗi khi có đơn hàng của app bạn đều bỏ kèm vô bao bì theo khi giao hàng cho shipper.


Bước 2: Khi bạn có đơn hàng của khách dùng app quay lại sử dụng lần đầu giảm 50%. Bạn sẽ tặng khách 1 voucher tặng 1 món gì đó cho lần đặt hàng kế tiếp. Và thông báo đặt hàng trực tiếp tại quán luôn được giảm 10%. Và free ship cho đơn trên 60k. Dưới 60k phụ thu 15k (Đây chính xác là số tiền bằng với app nếu khách đặt ít).


Bước 3: Luôn có những chương trình khuyến mãi chỉ dành cho khách đặt qua fanpage hoặc zalo.


Chỉ cần khách đặt qua fanpage hoặc zalo quá 4 lần. Là bạn đã thành công tạo thói quen đặt hàng trực tiếp đến quán bạn.


Và hãy cứ nghĩ rằng, bỏ tiền chạy trên app, khách là của app. Vậy sao không bỏ tiền giảm giá trực tiếp cho khách. Khách là của bạn.


Và dĩ nhiên, việc còn lại là bạn phải có 1 thái độ nhận đơn hàng và 1 shipper dễ thương. Vậy là bạn đã có thể lợi dụng App triệt để quảng cáo , đúng như thỏa thuận từ đầu giữa bạn và App là chỉ lấy tiền quảng cáo dựa trên số khách. Mà không phụ thuộc vĩnh viễn vào App".


Ngoài ra, một nhược điểm trên App là bị chia sẻ dữ liệu người dùng, đây là vấn đề mà các quán ăn lớn có thương hiệu gặp phải. Ví dụ, đối với thương hiệu trà sữa The Alley, thương hiệu này đã có một lượng fan đông đảo sử dụng và nhiều người có nhu cầu đặt trà sữa này trên ứng dụng GrabFood chẳng hạn.


Nhưng khi bán trên app thì vô tình Grab sẽ gợi ý thêm các thương hiệu trà sữa khác như Gong Cha, TocoToco... và lượng khách hàng của The Alley sẽ tiếp cận với các thương hiệu khác như vậy lượng khách hàng sẽ bị chia sẻ với nhau.


Kết luận, việc kinh doanh qua các nền tảng như GrabFood, GoFood, Now hay Baemin,... vẫn là lựa chọn nên làm vì lợi ích đem lại nhiều hơn các mặt hạn chế. Tuy nhiên trước khi bán hàng trên app, chủ quán cần nghiên cứu, tối ưu chi phí món ăn để đem lại lợi nhuận tốt nhất. Ngoài ra, cần phải xác định rõ mình bán đồ ăn chủ yếu trên app hay là khách


hàng tự đến quán để lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp.


(Theo DN&TT)

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

 

10 bí mật của phù thủy thị trường Marty Schwartz dành cho nhà đầu tư


Marty Schwartz không phải là nhà đầu tư quá xa lạ với chúng ta khi nổi tiếng với việc biến từ 40.000 USD thành 20 triệu USD và là người dành giải nhất cuộc thi đầu tư lớn nhất nước Mỹ (US Investing Championship) vào năm 1984.

Xuất phát điểm là một nhà phân tích cơ bản nhưng chỉ khi tập trung phát triển vào phân tích kỹ thuật thì tên tuổi của ông mới được nhiều người biết đến. Ông là người rất nổi tiếng trong việc sử dụng đường trung bình di động (MA) để tìm ra những cổ phiếu tốt và dự đoán thời điểm nên mua bán cổ phiếu.

Bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ đến anh em 10 nguyên tắc đầu tư nổi tiếng mà Marty Schwartz sử dụng, đây đều là những nguyên tắc quan trọng mà nếu ai nắm vững chúng thì cơ hội thành công là rất lớn.

Nguyên tắc 1: Không đặt mức dừng lỗ tại những vùng giá nhạy cảm

Đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ đặt mức dừng lỗ khá giống nhau, thường đó sẽ là dưới vùng hỗ trợ hoặc mức chốt lời trên đỉnh kháng cự. Tuy nhiên theo Marty Schwartz thì việc bạn luôn luôn áp dụng cách này sẽ mang đến những rắc rối nhất định.

10-bi-mat-cua-phu-thuy-thi-truong-marty-schwartz-danh-cho-nha-dau-tu-2.jpg

Đối với những vùng giá sideway, việc đặt mức dừng lỗ hay chốt lời như này rất dễ bị sai lệch khiến giá chạm stoploss sau đó quay đầu. Khi thị trường trong giai đoạn sideway, đường MA ngắn hạn hay cả dài hạn thường không chính xác và gây khó khăn cho những ai theo trường phái MA.

Nguyên tắc 2: Không dùng những con số hiện tại để giao dịch

Toàn những lỗi chúng ta hay mắc phải khi quyết định mua bán cổ phiếu nào đó. P/E và EPS là hai chỉ số cơ bản được nhiều người quan tâm nhất và đa số mọi người chỉ sử dụng con số hiện tại để xem xét việc có nên mua cổ phiếu đó không?

10-bi-mat-cua-phu-thuy-thi-truong-marty-schwartz-danh-cho-nha-dau-tu-3.jpg
Tin tức cũng vậy, chúng ta chỉ xem xét đến những tin tức vừa được công bố. Marty Schwartz không như vậy, ông tập trung vào phản ứng của thị trường đối với tin tức và dữ liệu cơ bản để biết được sức mạnh thật sự.

Hãy sử dụng những dữ liệu từ quá khứ thay vì hiện tại bởi đó mới chính là cách để nhà đầu tư "đi trước một bước" để tìm được những cổ phiếu tiềm năng và đầu tư. Anh em có để ý rằng nhiều cổ phiếu có những tin tức tốt, chỉ số cơ bản đều tuyệt vời tuy nhiên giá lại không đi như mong đợi, tại sao lại như vậy?

Vì thị trường đã phản ứng từ trước đó rồi và nếu bạn chạy theo sau, đó là khoản đầu tư thiếu khôn ngoan.

Nguyên tắc 3: Giao dịch bằng đường trung bình động EMA

10-bi-mat-cua-phu-thuy-thi-truong-marty-schwartz-danh-cho-nha-dau-tu-4.png

Là một người trung thành với trường phái MA, dễ hiểu khi Marty Schwartz luôn tìm cách tối ưu nhất sử dụng đường MA để vào lệnh. Một trong số đó là đường trung bình động EMA 10, nếu giá cắt xuống EMA 10 ông tìm cách để bán và ngược lại khi giá cắt lên EMA 10 ông tìm cách để mua.

Đây như một chiếc đèn giao thông báo cho Marty biết được tổng quan về thị trường trước khi tìm kiếm điểm vào lệnh hợp lý tại những khung thời gian nhỏ hơn. Đây là chiến lược khá hiệu quả và anh em có thể sử dụng bộ lọc để tìm ra những cổ phiếu tiềm năng cho bản thân.

Nguyên tắc 4: Không chủ quan trước những chiến thắng vang dội vừa đạt được

Trong suốt những năm giao dịch của mình, tôi nhận thấy những thất bại nặng nề nhất thường đến sau những chiến thắng lớn. Khi vừa trải qua một chuỗi thắng, tâm lý nhà đầu tư luôn trong trạng thái hưng phấn và lơ là trước những rủi ro trước mắt.

10-bi-mat-cua-phu-thuy-thi-truong-marty-schwartz-danh-cho-nha-dau-tu-5.jpg

Họ nghĩ mình vừa đạt được thành tựu lớn nên một sai sót nhỏ nếu có xảy ra cũng không đáng là bao. Tâm lý tự tin thái quá rất nguy hiểm với nhà đầu tư, chúng ta sẽ vi phạm những quy tắc, đẩy cao khối lượng giao dịch, ít chú trọng đến những điều nhỏ nhặt và đó là cơ sở cho một thất bại nặng nề phía sau.

Bạn không thể thành công nếu như vẫn giữ tư tưởng như thế này, hãy nhớ rằng thị trường là nơi đầy rẫy cạm bẫy và chỉ lơ là một phút thôi bạn sẽ phải trả giá rất đắt...

5. Đặt yếu tố kỷ luật lên hàng đầu

Bạn đã nghe điều này hàng trăm lần nhưng vẫn không thực hiện được và đó chính là lý do khiến nhiều nhà đầu tư thất bại. Chỉ đến khi nào học được hai chữ "KỶ LUẬT" thì chúng ta mới có thể giữ được thành quả đã tạo ra.

Marty Schwartz cũng vậy, ông là người nổi tiếng với thói quen duy trì sự chắc chắn và kỷ luật trong mọi thương vụ của mình và điều này giúp ông có được thành công như bây giờ.

10-bi-mat-cua-phu-thuy-thi-truong-marty-schwartz-danh-cho-nha-dau-tu-kakata2.jpg

Ông không bao giờ mở máy tính, lướt qua hàng trăm chart cổ phiếu, thêm chỉ báo này một ít, sử dụng tùy tiện những indicator có sẵn để phân tích mà xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh và tuân theo nó cho bất cứ cổ phiếu nào.

Bạn không thể thành công với mỗi ngày một công thức, một chiến lược khác nhau được mà mọi thứ phải được đồng bộ, liên tục và sự kỷ luật là yếu tố cuối cùng giữ cho mọi thứ đi theo quy trình. Theo tôi, đầu tư chứng khoán không phải công việc đòi hỏi sự sáng tạo mà yêu cầu tính ổn định cao hơn.

6. Kết nổi thị trường với tâm trí nhà đầu tư

Có một điều khác biệt từ Marty Schwartz với những nhà đầu tư khác đó là việc ông vẽ lại những biểu đồ giá từ những cổ phiếu mình muốn đầu tư. Theo Marty đây là một cách để kết nối thị trường vào tâm trí nhà đầu tư từ đó giúp chúng ta hiểu được cách thị trường vận động, dữ liệu trong quá khứ và ảnh hưởng từ nó đến tương lai.

10-bi-mat-cua-phu-thuy-thi-truong-marty-schwartz-danh-cho-nha-dau-tu-kakata3.jpg

Đây có lẽ là lần đầu anh em nghe đến điều này và tôi biết rất khó để ngồi tỉ mẩn từng tí một những cây nến xanh đỏ nhưng nếu có thời gian anh em hãy thử xem cách này có hiệu quả không nhé.

7. Sử dụng checklist trong mỗi lần giao dịch của mình

Checklist là công cụ không thể thiếu đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Thường thì nó được đặt nơi dễ thấy nhất để nhắc nhở bạn về kế hoạch sắp tới của mình.

Checklist giúp nhà đầu tư tránh được những cảm xúc bốc đồng khi giao dịch, nhận ra những sai lầm trong quá trình làm việc cũng như giúp cho việc rút kinh nghiệm qua mỗi lần đầu tư. Vì vậy nếu những ai chưa có thói quen sử dụng checklist khi giao dịch thì hãy bắt đầu từ ngay bây giờ nhé.

8. Đối thủ lớn nhất của mỗi nhà đầu tư

Nhiều người nghĩ rằng mình phải đối mặt với quỹ đầu tư, nhà đầu tư khác, đội lái khi giao dịch nhưng thực ra kẻ thù lớn nhất quyết định đến chiến thắng lại chính là bản thân ta. Bạn phải học cách chấp nhận thất bại thay vì cố gắng chứng minh cho mọi người thấy rằng thị trường là người khiến ta ra nông nỗi này.


Đừng cố gắng chứng minh rằng bạn đúng, thị trường đã sai mà hãy tin vào kết quả giao dịch, đó mới là thứ phản ánh đúng nhất tài năng và thực lực của bạn.

Muốn thành công cần hội tụ rất nhiều yếu tố và dẹp bỏ cái tôi là một trong số đó, hãy giao dịch dựa trên sự trách nhiệm thay vì đổ lỗi cho người khác vì chính bạn là người quyết định cuộc sống của mình chứ không phải ai khác.

9. Đặt vài câu hỏi mỗi khi quyết định giao dịch

Làm việc gì cũng cần kế hoạch và trước khi vào lệnh hãy đánh giá xem cổ phiếu đó có thực sự phù hợp vào thời điểm này? Xem lại checklist và kế hoạch đề ra ban đầu, sau đó xem lại hệ thống giao dịch của mình để xem đây có phải cổ phiếu đáng để đầu tư.

Tại sao tôi lại muốn đầu tư vào cổ phiếu này? Đây có phải thời điểm thích hợp? Đây có phải giao dịch dựa trên nền tảng phân tích kỹ thuật hay chỉ là sự phấn khích nhất thời?

10. Không đi ngược với thị trường khi bạn là nhà đầu tư nhỏ lẻ

10-bi-mat-cua-phu-thuy-thi-truong-marty-schwartz-danh-cho-nha-dau-tu-kakata5.jpg

Bắt đỉnh đáy là điều tồi tệ nhất mà những nhà đầu tư nhỏ lẻ mắc phải. Chúng ta thành công được mấy lần trong việc bắt đỉnh đáy hay lại mất đi một khoản tiền lớn do giao dịch ngược xu hướng? Hãy chấm dứt việc này lại và bơi theo dòng nước nếu bạn chưa đủ khả năng để chống lại "cá mập".

Marty Schwartz đã rất thành công với công việc đầu tư của mình, chắc chắn 10 lời khuyên của ông dành cho nhà đầu tư sẽ là món quà quý giá dành cho chúng ta. Theo anh em đâu là nguyên tắc quan trọng nhất trong 10 nguyên tắc trên?

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

 


Bạn hãy đọc câu chuyện sau:


Một phóng viên nọ đến gặp một chủ quán cháo người Hoa để thực hiện một cuộc phỏng vấn khảo sát về mô hình kinh doanh.


Phóng viên: Thưa ông, trước khi mở quán cháo này thì ông làm gì?


Chủ quán: Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.


Phóng viên: Vậy quán cháo này đã mở được bao nhiêu năm?


Chủ quán: Quán cháo này không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ, ông nội ngộ, cha ngộ, ngộ đều bán cháo. Con trai ngộ…


Phóng viên: Không có gì khác sao ạ?


Chủ quán: Khác nhiều chứ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.


Phóng viên: Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm ông này bà kia, còn ông?


Chủ quán: Ngộ có thành công thì vẫn cho con làm chủ quán cháo.


Phóng viên: Ông không muốn con mình đi học sao?


Chủ quán: Tôi muốn chứ, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ cơm.


Phóng viên: Ở trong bếp à?


Chủ quán: Ở Đại học Havard, Mỹ.


Phóng viên: Học xong chúng nó về làm gì?


Chủ quán: Về lại nhà này, thành người rửa bát cho ngộ.


Phóng viên: Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?


Chủ quán: Gọi không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?


Phóng viên: Nhiều người kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không ạ?


Chủ quán: Không phải đâu, những ngày đầu tiên làm gì có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.

Phóng viên: Cũng dư dả sao ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?


Chủ quán: Người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ quán cũng giống như họ.


Phóng viên: Vì sao người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống?


Chủ quán: Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm.


Phóng viên: Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối?


Chủ quán: Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.


Phóng viên: Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng?


Chủ quán: Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả.


Phóng viên: Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?


Chủ quán: Không cần phải là ngày mai đâu, 20 năm sau trả cũng được.


Phóng viên: Nhưng lúc ấy lãi suất tính thế nào đây ạ?


Chủ quán: Dạ, cái lãi lớn nhất là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này.

20 năm sau, phóng viên quay lại quán cháo, gặp ông chủ quán lúc này đã trên tuổi 70.


Phóng viên: Chào cụ, tôi đến trả tiền bát cháo 20 năm về trước.Cụ còn nhớ tôi không?


Chủ quán: Ngộ nhớ. Cám ơn cậu đã quay lại.


Phóng viên: Cụ vẫn nhớ thật sao?


Chủ quán: Làm cho khách nhớ mình đã khó, mình phải nhớ khách bội phần khó hơn. Nhưng bản quán làm được điều đó.


Phóng viên: Quán của cụ vẫn không có gì thay đổi.


Chủ quán: Không có gì thay đổi cả.


Phóng viên: Các quán khác ở Mỹ, ở Úc… vẫn không có gì thay đổi chứ.


Chủ quán: Nếu còn thì cũng không thay đổi.


Phóng viên: Tại sao lại là nếu còn ạ?


Chủ quán: Không có ai trong nhà này nấu cháo ở những nơi đó nữa.


Phóng viên: Các con cụ đâu?


Chủ quán: Ngộ yếu rồi, các con ngộ phải về đây nấu cháo thay ngộ.


Phóng viên: Cụ từng nói rằng: cụ, ông, cha của cụ và cụ đều nấu cháo, con cụ làm tiến sĩ cũng nấu cháo, vậy các cháu cụ thì sao?


Chủ quán: Các cháu ngộ không nấu cháo nữa.


Phóng viên: Các cháu cụ làm gì khác ư?


Chủ quán: Chúng thành lập tập đoàn và thuê người nấu cháo.


Các cháu ngộ sản xuất cháo ăn liền với hơn 100 nhãn hiệu khác nhau. Đứa phụ trách một loạt các nhà máy sơ chế nguyên liệu, đứa khác quản lý hàng loạt nhà máy bao bì, đứa thì chuyên công đoạn thành phẩm, đứa chuyên phụ gia, đứa chuyên truyền thông, đứa chuyên phân phối sản phẩm trên toàn thế giới…


Phóng viên: Nhưng trước đây cụ nói…


Chủ quán: Ngày xưa nấu mỗi bát cháo nấu mất nửa giờ, lãi 1 đô. Các cháu ngộ chúng nó nói chúng cũng nấu cháo. Chúng nó “nấu cháo điện thoại”, mỗi lần nấu mất 1 giờ, lãi tỉ đô.

Phóng viên: Vậy bây giờ cụ có thèm lấy tiền bát cháo 20 năm trước của tôi không?


Chủ quán: Ngộ vẫn xin nhận. Cháu ngộ có cách kiếm tiền của cháu ngộ. Ngộ và các con ngộ vẫn giữ cách kiếm tiền của mình.


Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN:


1. Muốn làm gì thì phải bắt đầu từ cái nhỏ nhất.

2. Muốn đi khắp 5 châu thì phải làm tốt từ 1 nơi.

3. Không ai thành công mà không học nhiều hiểu rộng.

4. Đứng vào vị trí khách hàng để hiểu tâm lý họ đang gặp là gì.

5. Đừng chạy theo nhu cầu của của đời hãy tập trung vào khả năng của chính mình.

6. Chức danh không có nghĩa lý gì cả, cái mà bạn làm được sẽ cho biết bạn là ai.

7. Có tiền chưa chắc thành công, có trí tuệ mới thành công.

8. Người ta có thể cho ta cá, nhưng không ai cho cần câu, ta phải tự kiếm.

9. Cách giữ khách hàng là làm cho họ tin rằng mình tin tưởng họ tuyệt đối.


Theo alphabooks