Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

 Donald Trump

I. Đối diện với diễn biến ngoài ý muốn hay kỳ vọng (mà nhiều người vẫn định nghĩa là thất bại) có 3 kiểu ứng xử:

1. Mất ý chí, mất hết hệ giá trị, đánh mất bản thân.

2. Chấp nhận mình thất bại, chấp nhận có người chiến thắng. Xoá bài làm lại: “Game over. Start new game”. Những người này linh hoạt, chấp nhận điều chỉnh hành vi phù hợp hoàn cảnh, biết Buông Xả, biết Nhẫn, biết giấu mình như mất một phần bản thân... để giữ lại các giá trị cốt lõi của mình.

3. Không bao giờ chấp nhận mình thất bại, không chấp nhận người khác chiến thắng. Mọi sự việc diễn ra vui hay buồn với họ chỉ là một diễn biến hoàn cảnh mới, một nước cờ không dự đoán trước của đối thủ và họ tận dụng nó để gầy nên cuộc chơi mới. Không có bất kỳ thay đổi nào về cả hành vi lẫn ý chí, giá trị. Đây là những người Ego lớn, cá tính rất mạnh - mạnh đến ích kỷ, đến bất chấp - bản lĩnh cao cường, quyền biến, tinh thần thép và không bao giờ biết ẩn mình, biết lùi bước. Chấp nhận và thường cô độc. Đến cả cái chết của mình họ cũng biết cách làm thành một nước đi trong ván cờ, gây không ít mệt mỏi cho đối thủ. Cuộc đời chỉ là cuộc chơi...

Trong cuộc sống của mình tôi gặp không nhiều lắm những người như vậy: cực kỳ bản lĩnh và trí tuệ. Họ làm những việc lớn, có cơ hội thành vĩ nhân. 

Ông Trump có vẻ như thuộc nhóm thứ 3.

II. Hẳn nhiều người nể phục ông Trump về tài năng kinh doanh, độ giàu có, cá tính mạnh, thành tích vang dội với phụ nữ đẹp và hơn cả là cách ông, không chút hành trang chính trị quá khứ, mặc kệ người cười chê tỷ như bị TT Obama làm thành trò hề, lừng lững gạt phăng đám chính trị gia lão luyện bằng một phong thái bất cần ai bước vào làm chủ Nhà Trắng.

Vì lẽ đó tôi đã từng kỳ vọng ông Trump không bị cái vỏ chính trị quá dày ngăn cản ông “Sống thật, Nói thật”. Không những vậy với lượng tài sản khổng lồ, tuổi cũng đã cao, sẵn sàng đạp qua các rào cản cơm áo gạo tiền danh hư vọng ảo... ông sẽ là người dám “Làm thật” đem lại những thay đổi tích cực, tốt đẹp hơn cho người Mỹ và thế giới.

Ông đã làm nước Mỹ thay đổi... nhưng đa số người Mỹ không nghĩ rằng đó là những thay đổi họ muốn có. Tôi, một người Việt, cũng nghĩ như vậy. Tôi không thích ông Trump với tư cách tổng thống bởi Mỹ là cường quốc số 1, hành xử của nước Mỹ thời của ông ảnh hưởng không tốt đến thế giới trong đó có Việt Nam.

Vì những lẽ như sau:

1. Trong một STT trước tôi có nói ông Trump quản trị nước Mỹ như CEO quản lý doanh nghiệp. Điều ấy có lý do của nó: 

a. Cái gì ông Trump cũng quy ra tiền, không chỉ vấn đề kinh tế. NATO, Hàn Quốc, Nhật muốn được bảo trợ an ninh ư: chi tiền ra! Nhập cư từ Mexico: ông bảo xây tường và Mexico sẽ trả tiền. Các doanh nghiệp bị ông gọi lên và bảo hãy đưa nhà máy sản xuất về Mỹ không thì họ sẽ rất khó ở (rất phong cách Putin). Ông bỏ qua Sirya và Trung Đông, Châu Phi vì thấy chẳng ích lợi gì ngoài gây mất người tốn tiền. 

b. Như một doanh nhân CEO tài năng, chuyên thâu tóm sáp nhập ông thích thương thuyết để “Make a deal!” - thế mạnh và đam mê của ông. Ông sẵn sàng lặn lội 2 lần đi gặp CT Kim Jong Un, một đối tác khó chịu, để thoả thuận hoà bình cho bán đảo Triều Tiên, dẹp bỏ ngay lập tức tất cả các thoả thuận cả thương mại lẫn quân sự trước đó nếu ông thấy nước Mỹ có thể đòi nhiều hơn. Ông bước ra khỏi thoả thuận hạt nhân với Iran bởi ngoài việc không tin Iran, ông cho rằng chính quyền Obama đàm phán kém (it was a mistake and poorly negotiated) và ông sẽ đàm phán tốt hơn với vị thế nước Mỹ. Việc ông rút khỏi NAFTA, TPP, các hiệp ước thương mại khác cũng bởi lý do tương tự. Rất thực dụng và nhất quán: Tất cả để Make America Great Again! America first!

c. Tại doanh nghiệp hàng năm mỗi CEO được HĐQT giao KPIs hành năm và đạt các KPIs này coi như đạt được điều cổ đông mong muốn. Tuy nhiên đôi khi HĐQT để CEOs tự xây dựng KPIs và một CEO giỏi sẽ biết cách xây dựng bộ KPIs ngắn hạn rất khéo léo đem lại phần thưởng lớn cho CEOs nhưng không hề đem lại điều cổ đông mong muốn. Trong chiến dịch tranh cử ông Trump đưa ra những cam kết theo phong cách rất giống KPIs và ông đạt được phần lớn. Nhưng có MAGA không? Theo tôi rất không rõ ràng... và nghiêng về không.

Cách điều hành nước Mỹ như CEO này đã đem lại những hệ quả không mong muốn:

a. Nước Mỹ giảm vai trò thúc đẩy, xúc tác phát triển toàn cầu hoá.

Quyền lợi quốc gia đâu chỉ là những dòng tiền khi những thứ mua được bằng tiền đều rẻ. Nước Mỹ sau thế chiến thứ 2 đã dùng tiền và các chính sách hỗ trợ chịu thiệt một phần để hỗ trợ chính kẻ thù của mình là Nhật và Đức, tái thiết lại châu Âu. Vì thế nước Mỹ được coi là anh cả và sự thuần phục của các vùng lãnh thổ này trong cuộc chiến tranh lạnh. Hình ảnh nước Mỹ như một thủ lĩnh quá trình toàn cầu hoá và lan toả thịnh vượng, luôn tôn trọng những giá trị phổ quát trong suốt một thời gian dài, ít nhất về hình thức... mờ nhạt dần.

b. Nước Mỹ làm mất niềm tin và tính cam kết.

Việc ông Trump rút khỏi các thoả thuận một cách nhanh chóng và cương quyết đặt các dồng minh, đối tác, đối thủ... trước một câu hỏi lớn: Nước Mỹ có còn đáng tin khi tính kế thừa không hề có? Một nước Mỹ thiếu cam kết và kế thừa có phải là đối tác tin cậy để đàm phán hay kết bạn? Ai đảm bảo ngày mai một Tổng thống khác lên sẽ không sổ toẹt lên cam kết trước đó CỦA NƯỚC MỸ chứ không phải của 1 cá nhân tổng thống nào đó.

Nhớ lại TT Reagan một thời. Khi được hỏi: “Tại sao ông tiêu diệt bằng được gã X vì ông bảo đó là một gã độc tài chó chết, nhưng lại chơi với S. bản chất cũng là 1 gã độc tài chó chết?”. TT Reagan trả lời: “Cả hai thằng đúng đều là những kẻ độc tài chó chết. Nhưng X là thằng chó chết của chúng nó, còn S là thằng chó chết của chúng ta!”. Tính anh hai, giang hồ ấy tất nhiên đôi khi sổ toẹt lên cái gọi là “các giá trị phổ quát” và là điều giới chính trị gia chuyên nghiệp Mỹ không lạ... đã tạo niềm tin vào cam kết của nước Mỹ. 

Với ông Trump điều ấy được tái tư duy và niềm tin không biết đến bao giờ mới lấy lại được. Một câu hỏi chết người được đặt ra: Mỹ có đáng tin? Bản thân sự xuất hiện câu hỏi đã là vấn đề.

Tổng thống Pháp đã không úp mở khi tuyên bố NATO đang chết não, kêu gọi tự lực cánh sinh và xây dựng lực lượng quân đội của riêng châu Âu ngoài NATO. Nước Nhật suy nghĩ về thành lập quán đội chính quy.

c. Nước Mỹ trở nên cô độc như chính ông Trump và mất dần vai trò người dẫn dắt cuộc chơi chung với các đồng minh.

Mấy đồng minh, mà theo ông quen vừa dựa dẫm an ninh vừa hưởng lợi ích kinh tế theo kiểu vừa muốn tình vừa muốn tiền, sẵn sàng bị bỏ qua.

Ông bắt đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là điều dễ hiểu. Nhưng ông đe doạ chiến tranh thương mại với Ấn Độ và châu Âu, ký kết lại các thoả thuận thương mại với Canada một đối tác truyền thống... tất cả, theo ông Trump, để các quốc gia này phải ngồi đàm phán với ông để tìm cách kéo dòng tiền về nước Mỹ - lại là điều khó hiểu. Nước Mỹ của ông Trump không cần đồng minh bên trong, kể cả hệ thống truyền thông hùng hậu được coi là quyền lực thức tư, cũng chả cần đồng minh bên ngoài nếu không đem lại lợi ích nhằm “Make America Great Again -MAGA” theo cách của ông, tất nhiên.

2. Nước Mỹ của ông Trump chống Trung không hiệu quả: cành đánh càng bất lực và không là đối thủ xứng tầm của Trung Quốc. Đó là kết luận của tôi.

Người Trung Quốc muốn giành ngôi bá chủ từ Mỹ. Điều hiển nhiên khi họ đang giàu và mạnh lên rất nhanh.

Ông Trump chống sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đó là việc cũng hiển nhiên để duy trì vị trí số 1 của nước Mỹ. Tổng thống Mỹ nào từ nay cũng vậy. Khác nhau chỉ ở cách làm.

Như tôi đã từng nhận xét: cách chọn mục tiêu của ông Trump sai bét. Tôi đã nhiều lần khẳng định cuộc chiến thương mại không đi về đâu và nước Mỹ rất khó thắng vì đánh vào chỗ mạnh của Trung Quốc: thương mại. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bắt đầu một cách ồn ào, khoa trương và nhanh chóng bước vào thế sa lầy giằng co. Trong quá trình chuyển đổi từ “Công xưởng của thế giới” thành một phần quan trọng của “Chuỗi cung ứng và Thị trường của thế giới” Trung Quốc không hề yếu thế trong cuộc chiến này và chưa thấy dấu hiệu rõ ràng ai thắng ai thua. Đúng lúc ấy Covid-19 xảy ra và các chi phí nước Mỹ bỏ ra cho cuộc chiến ấy bị “thiên nga đen” Covid-19 đổ xuống sông xuống biển: thâm hụt thương mại còn tăng lên.

Muốn thắng phải đánh vào chỗ yếu. Trung Quốc đâu phải không có gót chân Asin, ví dụ như hệ thống tiền tệ và tài chính. Ông Trump hoặc không có một chiến lược gia đúng tầm như Kissinger, hoặc đúng tầm nhưng ông Trump không nghe như ông vốn chả cần nghe ai. 

Cũng phải nói ngay tôi không bài Trung, ủng hộ Mỹ chống Trung chung chung hay hy vọng Mỹ đánh Trung vì Việt Nam - tâm lý nhược tiểu ấy thật vớ vẩn và vô nghĩa. Nước Mỹ chống Trung vì nước Mỹ, chả vì ai.

Tôi ủng hộ việc Mỹ chống Trung bởi tôi cho rằng thế giới này cần đa cực và điều ấy có lợi cho Việt Nam. Thế giới đơn cực sau 1991 với thủ lĩnh duy nhất là nước Mỹ không hề bình an hơn, trật tự hơn. Tôi cho rằng duy trì thế chân vạc cân bằng Nga-Mỹ-Trung là tốt nhất cho thế giới này và Việt Nam trong nhiều thập niên sắp tới. Sự trỗi dậy một cách hung bạo của Trung Quốc quá nhanh, trong khi Mỹ quay về bảo hộ còn nước Nga vật lộn trong các khó khăn phát triển kinh tế và cấm vận, đe doạ thế chân vạc ấy. Phá vỡ nó trong bối cảnh thế giới chưa sẵn sàng cho trật tự mới là nguy hiểm và dễ dẫn đến một thế giới đơn cực mới tệ hại hơn. Khi ấy Việt Nam sẽ chịu rất nhiều bất lợi về lãnh thổ, tranh chấp biển và phát triển. Việc nước Mỹ của ông Trump bỏ qua các mối quan hệ chính trị truyền thống đã tạo ra một khoảng trống quyền lực tại nhiều khu vực kinh tế, chính trị thế giới. Nơi ấy có người thay thế ngay: Trung Quốc. Châu Phi, TPP, Trung Đông... ít người biết bàn tay của Trung Quốc đã thọc sâu vào Trung Đông cỡ nào. Đặt nước Mỹ vào tình trạng cô độc trong cuộc chiến với Trung Quốc là thiếu khôn ngoan.

(Tôi đã từng rất khoái chí khi ông Trump bắt đầu những bước “gạ gẫm” Nga liên minh chống Trung. Rất tiếc là mưu này không thành).

3. Có kẽ vì vậy ông Trump nhanh chóng trở thành người lữ hành cô độc đối đầu với tất cả các thế lực trên đất nước mình: Đảng Dân chủ khỏi nói mà ngay chính trong Đảng Cộng Hoà, truyền thông truyền thống và các ông chủ doanh nghiệp hàng đầu, nhất là các Big Tech. Với số đông người dân cũng thế nếu nhìn vào phiếu bầu phổ thông.

Về hành xử của các ông chủ mạng xã hội khi họ đóng tài khoản của ông Trump tôi sẽ nói sau khi có dịp, chỉ muốn nhấn mạnh: Họ có quyền nhưng họ đã hành động thiếu trách nhiệm với vai trò Đấng Sáng Tạo của các Mạng xã hội do họ tạo ra.

III. Kết luận:

1. Theo dõi diễn biến bầu cử ở Mỹ, tôi nhận ra một điều: ở nước Mỹ sẽ không thể có cách mạng lật đổ trật tự hiện tại. Không phải bởi nước Mỹ quá hoàn hảo. Mà bởi mỗi 4 năm một lần người dân bằng lá phiếu có quyền, có thể làm một cuộc cách mạng không đổ máu: thay đổi chính quyền. Bất kỳ một trật tự mới nào cũng có thể tước mất của người Mỹ cái quyền, cái cơ hội ấy của họ. Nền tảng và thế cân bằng của Tam quyền tồn tại dường như chỉ để đảm bảo quyền đó: họ có thể bầu một tay mơ chính trị đầy gai góc như ông Trump làm tổng thống và sau đó chọn một chính trị gia lão luyện nhạt nhoà như ông Biden để thay thế Trump! Nước Mỹ của ông Biden sẽ rất khác nước Mỹ của ông Trump. Hãy nhìn cách ông Trump đã sử dụng các quyền hiến định và cả trên lằn ranh của vi hiến để bảo vệ quyền lực của mình thế nào! Hãy nhìn chính giới nước Mỹ sôi sục thế nào! Và hãy nhìn cách nó được giải quyết ra sao! Thay đổi thể chế, làm cách mạng làm gì! Ở nhiều nước khác để có được thay đổi mang tính cách mạng như ở Mỹ có thể sẽ là đổ máu khủng khiếp. 

2. Ông Trump khởi đầu nhiệm kỳ cùng lúc tôi bắt đầu một chương mới của cuộc sống.

Diễn biến nhiệm kỳ 4 năm đầy sắc thái của ông Trump gần như trùng khít với 4 năm đầy màu sắc của tôi: háo hức và quan ngại, hy vọng và thất vọng, khoái chí và chán chường, ngọt ngào và căng thẳng, bất an và bình an.

Mong rằng ông Biden với sự nhạt nhoà của mình sẽ là bắt đầu của giai đoạn an lành với tôi! 😅

3. Có nhiều người bản lĩnh và trí tuệ hơn ông Trump.

Có nhiều người kinh doanh tài giỏi có tài sản lớn hơn ông Trump.

Có nhiều người có nhiều vợ đẹp con khôn hơn ông Trump.

Có nhiều người làm tổng thống và thay đổi nước Mỹ thành công hơn ông Trump.

Có nhiều người chia rẽ xã hội ghê gớm hơn ông Trump!

Nhưng một ông Tổng thống bản lĩnh trí tuệ, giàu có, nhiều vợ đẹp con khôn, nháy mắt làm thay đổi một cường quốc và làm xã hội loài người chia rẽ đến cuồng loạn... tất cả gộp lại chấm điểm thì ông Trump là vô đối. Hàng chục có khi hàng trăm năm nữa may ra mới có.

Tôi có thể không thích, không tán đồng cách ông đã làm nhưng tôi khâm phục và ghen tị với những gì ông đã có, đã trải qua.

D.Trump! Chúc ông tiếp tục cuộc chơi cuộc đời may mắn!

(23/01/2021)

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021


 "Thưa Chánh án Tối cao Roberts, Phó tổng thống Harris, Chủ tịch Hạ viện Pelosi, Lãnh đạo Schumer, Lãnh đạo McConnell, Phó tổng thống Pence, các vị khách quý, đồng bào Hoa Kỳ.

Đây là ngày của nước Mỹ. Đây là ngày của dân chủ. Một ngày lịch sử và hy vọng, của đổi mới và quyết tâm. Thông qua thử thách thời đại, Hoa Kỳ đã được thử lửa, và Hoa Kỳ đã xứng tầm thử thách. Hôm nay, chúng ta đón mừng thắng lợi không phải của một ứng viên mà của một chính nghĩa, chính nghĩa dân chủ. Nhân dân - ý nguyện của nhân dân - đã được lắng nghe, và ý nguyện của nhân dân đã được chú ý.

Chúng ta lần nữa học rằng dân chủ thật quý giá, mong manh, và thời khắc này, thưa các bạn, dân chủ đã chiến thắng.

Vậy nên lúc này, ở nơi thiêng liêng này, nơi mà chỉ vài ngày trước, bạo lực đã nổ ra, làm rung chuyển đến tận nền móng Tòa Quốc hội Hoa Kỳ, chúng ta cùng tới đây, như một quốc gia, dưới ơn Chúa, không thể bị chia rẽ, để thực hiện chuyển giao quyền lực êm ả như chúng ta đã làm từ hơn hai thế kỷ qua.

Khi chúng ta nhìn tới theo cách đặc trưng của người Mỹ - không ngơi nghỉ, mạnh mẽ, lạc quan, và quyết trở thành một quốc gia mà chúng ta biết là chúng ta có thể, và cần phải trở thành, tôi cảm ơn những người tiền nhiệm của cả hai đảng. Tôi cảm ơn họ từ tận đáy lòng mình. Và tôi biết sự kiên cường của Hiến pháp và sức mạnh của đất nước chúng ta, cũng như cựu Tổng thống Carter cũng biết, ông là người tôi nói chuyện đêm qua và không thể ở bên chúng ta hôm nay, song là người chúng ta tôn vinh vì cả đời phụng sự của ông.

Tôi vừa thực hiện lời thề thiêng liêng mà mỗi người yêu nước từng thề. Lời tuyên thệ được George Washington thực hiện đầu tiên. Nhưng câu chuyện của nước Mỹ không phụ thuộc vào bất kỳ ai trong số chúng ta mà là tất cả. Chúng ta, những người dân tìm kiếm một liên minh hoàn hảo hơn. Đây là một đất nước vĩ đại. Chúng ta là những người tốt. Và qua nhiều thế kỷ, qua giông bão, xung đột, dù hòa bình hay chiến tranh, chúng ta đã đi rất xa. Nhưng vẫn còn phải đi tiếp.

Chúng ta sẽ tiến về trước thật nhanh, thật khẩn trương vì có nhiều việc phải làm trong mùa đông khó khăn mà cũng nhiều điều có thể xảy ra. Nhiều việc phải làm, phải hàn gắn, phục hồi, xây dựng và thu hoạch. Ít ai trong lịch sử dân tộc ta lại bị thử thách, sống trong một giai đoạn khó khăn như chúng ta hiện nay. Một con virus gặp một lần trong thế kỷ, âm thầm đánh lén đất nước, đã lấy đi sinh mạng trong một năm bằng cả Thế chiến Hai.

Hàng triệu việc làm đã mất. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp đóng cửa. Lời đòi hỏi công bằng sắc tộc, âm ỉ suốt 400 năm, làm ta cảm động. Giấc mơ công lý cho tất cả sẽ không còn bị đình hoãn. Lời kêu gọi sống còn đến từ chính hành tinh, chưa bao giờ tuyệt vọng, chưa bao giờ rõ vậy. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan chính trị, thượng đẳng da trắng, khủng bố nội địa, chúng ta phải đối đầu và sẽ đánh bại. Để vượt qua những thử thách này, để khôi phục tâm hồn và bảo đảm tương lai nước Mỹ, đòi hỏi nhiều hơn lời nói. Nó đòi hỏi điều khó tìm nhất trong một nền dân chủ - đoàn kết.

Chụp lại video,

Chính sách đối ngoại của Joe Biden có gì đáng chú ý?

Đoàn kết. Trong ngày đầu năm 1863, Abraham Lincoln đã ký Tuyên Ngôn Giải Phóng. Khi viết xuống giấy, tổng thống nói, và tôi dẫn lại, 'nếu tên tôi đi vào lịch sử, sẽ là vì hành động này, và cả tâm hồn tôi đặt vào nó.'

Cả tâm hồn tôi đặt vào nó hôm nay, vào ngày tháng Giêng này. Cả tâm hồn tôi hướng về điều này. Đưa Hoa Kỳ xích lại gần nhau, đoàn kết nhân dân, đoàn kết quốc gia. Và tôi kêu gọi mọi người Mỹ cùng tham gia. Đoàn kết để chống kẻ thù của chúng ta - sự giận dữ, phẫn uất và hận thù. Chủ nghĩa cực đoan, vô pháp, bạo lực, bệnh tật, thất nghiệp, và vô vọng.

Nhờ đoàn kết, ta có thể làm những điều lớn, quan trọng. Ta có thể sửa lại điều sai, giúp người dân có việc làm tốt, có thể dạy con cái chúng ta trong những ngôi trường an toàn. Ta có thể vượt qua con virus chết người, dựng lại việc làm, dựng lại tầng lớp trung lưu, giữ gìn việc làm, có thể đạt được công bằng sắc tộc và có thể đưa Hoa Kỳ lần nữa trở thành xung lực tốt đẹp trên thế giới.

Tôi biết nói về đoàn kết, với một số người, có thể nghe như tưởng tượng khùng điên giờ này. Tôi biết các thế lực chia rẽ ta thật sâu, có thật. Nhưng tôi cũng biết chúng không phải là mới. Lịch sử chúng ta là cuộc đấu tranh liên tục giữa lý tưởng Mỹ, rằng ta được tạo ra bình đẳng, và thực tế xấu xa rằng phân biệt sắc tộc, bài ngoại và sợ hãi đã chia rẽ chúng ta. Trận chiến là vĩnh viễn và chiến thắng không bao giờ bảo đảm.

Qua nội chiến, Đại khủng hoảng, Thế chiến, 11/9, qua đấu tranh, hy sinh, thất vọng, những thiên thần tốt đẹp hơn đã luôn chiến thắng. Trong từng khoảnh khắc, vẫn đủ người xích lại để vượt lên và ta có thể làm điều đó bây giờ. Lịch sử, niềm tin và lý trí dẫn đường. Con đường của đoàn kết

Chúng ta có thể nhìn nhau không phải như kẻ thù mà như láng giềng. Ta có thể đối xử với nhau với phẩm giá và tôn trọng. Ta có thể hợp lực, ngừng to tiếng, hạ nhiệt. Vì không có đoàn kết, thì không có hòa bình, chỉ có cay đắng, giận dữ, không có tiến bộ, chỉ có sự phẫn nộ mệt mỏi. Không có quốc gia, chỉ có hỗn loạn. Đây là khoảnh khắc lịch sử của khủng hoảng và thử thách. Và đoàn kết là con đường phía trước. Và chúng ta phải làm được vào lúc này như Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Nếu làm thế, tôi bảo đảm chúng ta sẽ không thất bại. Chúng ta chưa bao giờ thất bại tại Mỹ khi chúng ta xích lại với nhau. Và hôm nay, lúc này, tại đây, hãy bắt đầu mới, tất cả mọi người. Hãy bắt đầu lắng nghe nhau lần nữa, nhìn nhau. Tôn trọng nhau.

Chính trị không cần phải là ngọn lửa thiêu đốt mọi thứ. Bất đồng không cần phải là nguyên nhân cho chiến tranh tổng lực, và ta phải bác bỏ thứ văn hóa khi mà dữ kiện bị lung lạc và thậm chí bị ngụy tạo.

Chụp lại hình ảnh,

Tân Tổng thống Joe Biden tại lễ nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ hôm 20/01/2021 tại Washington D.C

Thưa đồng bào, chúng ta phải khác thế này. Phải tốt hơn thế này, và tôi tin nước Mỹ tốt hơn thế nhiều.

Xin nhìn xung quanh. Chúng ta đứng dưới bóng của mái vòm Quốc hội. Như đã nói ban đầu, nơi này hoàn thành trong bóng tối Nội chiến. Khi sự thống nhất bị đe dọa, chúng ta đã chịu đựng và chiến thắng. Nay chúng ta đứng ở đây, nhìn ra Quảng trường Quốc gia, nơi Mục sư King nói về giấc mơ của ngài.

Nay chúng ta đứng ở đây, nơi 108 năm trước, tại một lễ nhậm chức, hàng ngàn người phản đối cố ngăn bước những phụ nữ dũng cảm đòi quyền bỏ phiếu. Và hôm nay, ta đánh dấu việc tuyên thệ của người phụ nữ đầu tiên, phó tổng thống Kamala Harris. Đừng nói với tôi rằng mọi thứ không thể thay đổi.

Chúng ta đứng ở đây, nơi những người anh hùng tận hiến đang an nghỉ.

Và ta ở đây, chỉ vài ngày sau khi đám côn đồ nghĩ chúng có thể dùng bạo lực để bóp nghẹt ý chí nhân dân, để ngăn nền dân chủ, đuổi ta ra khỏi mảnh đất thiêng này. Điều đó đã không xảy ra, sẽ không bao giờ, không phải hôm nay, ngày mai, mãi mãi.

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại căn cứ không quân Andrews sau khi rời Nhà Trắng

Đối với những ai ủng hộ chiến dịch của chúng tôi, tôi cảm thấy rất nhỏ bé trước niềm tin mà các bạn đặt vào chúng tôi. Đối với những ai không ủng hộ chúng tôi, hãy để tôi nói điều này. Hãy lắng nghe tôi khi chúng ta tiến lên phía trước. Hãy xem xét tôi và trái tim tôi. Nếu bạn vẫn không đồng ý, hãy cứ như vậy. Đó là dân chủ, đó là nước Mỹ.

Quyền bất đồng chính kiến một cách ôn hòa. Bảo vệ nền dân chủ của chúng ta có lẽ là sức mạnh lớn nhất của đất nước này.

Hãy nghe rõ lời tôi, bất đồng không được dẫn đến tan rã. Tôi cam kết điều này với các bạn, tôi sẽ là tổng thống của tất cả người dân Mỹ. Tôi hứa với các bạn sẽ đấu tranh hết mình cho những người không ủng hộ tôi lẫn những ai ủng hộ.

Nhiều thế kỷ trước, Thánh Augustinô - vị thánh nhà thờ của tôi - viết rằng một dân tộc được định hình bởi những điều mà họ cùng yêu quý. Đâu là những điều mà người Mỹ cùng yêu quý, định nghĩa ta là người Mỹ? Tôi nghĩ chúng ta đều biết. Là cơ hội, an toàn, tự do, tự trọng, tôn trọng, danh dự, và sự thật.

Những tuần và tháng gần đây đã dạy ta bài học đau đớn. Có sự thật và có dối trá. Dối trá vì quyền uy và lợi nhuận. Mỗi chúng ta có nghĩa vụ và trách nhiệm như công dân, và đặc biệt là như lãnh đạo. Những người lãnh đạo phải tuân thủ Hiến pháp để bảo vệ quốc gia. Để bảo vệ sự thật và đánh bại dối trá.

Chụp lại hình ảnh,

Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ hôm 20/01/2021 tại thủ đô Mỹ Washington D.C.

Tôi hiểu nhiều đồng bào nhìn tương lai với sự e sợ. Tôi hiểu họ lo lắng về việc làm. Như cha của họ, họ cũng nằm trên giường trong đêm, nhìn trần nhà và nghĩ, tôi có thể giữ y tế của mình? Có thể trả tiền vay nhà? Nghĩ về gia đình họ, về điều sắp tới. Tôi hứa, tôi hiểu. Nhưng câu trả lời không phải là nhìn về trong. Rút vào những phe nhóm đối địch. Nghi ngờ những ai không trông giống bạn, không tôn thờ như bạn, không đọc tin từ cùng một nguồn như bạn.

Chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến thô bỉ giữa đỏ và xanh, nông thôn và thành thị, bảo thủ và cấp tiến. Chúng ta làm được nếu mở rộng lòng mình thay vì khép cửa trái tim, nếu ta chứng tỏ một chút bao dung và khiêm tốn, và nếu sẵn lòng đứng vào vị trí người khác, như cách mẹ tôi vẫn nói. Chỉ một lúc thôi, thử đứng vào vị trí của họ.

Bởi vì có một điều về cuộc đời. Không biết định mệnh sẽ đặt ra chuyện gì. Có lúc bạn cần một bàn tay. Có lúc khác, chúng ta phải giúp đỡ. Đời là thế, chúng ta làm cho người khác. Nếu ta làm được thế, đất nước ta sẽ mạnh mẽ hơn, phồn vinh hơn, sẵn sàng hơn cho tương lai. Và chúng ta vẫn có thể bất đồng.

Thưa đồng bào, để làm việc phía trước, chúng ta cần có nhau. Ta cần mọi sức lực để đi qua mùa đông đen tối này. Chúng ta đang ở trong giai đoạn có thể là đen tối và nguy hiểm nhất của virus. Chúng ta phải gạt bỏ chính trị, đối diện đại dịch như một quốc gia. Và tôi hứa, như Kinh thánh nói, 'Khóc lóc đến trọ trong đêm, niềm vui lại đến trong buổi sáng'. Chúng ta sẽ vượt qua cùng nhau. Cùng nhau.

Những đồng liêu tôi làm việc ở Hạ và Thượng viện, chúng tôi đều hiểu thế giới đang xem. Đây là thông điệp của tôi đến những người bên ngoài biên giới của chúng ta. Nước Mỹ đã được thử thách và chúng tôi mạnh mẽ hơn. Chúng tôi sẽ hàn gắn các liên minh và một lần nữa tương tác với thế giới. Không phải để đối đầu thách thức hôm qua mà hôm nay và ngày mai. Chúng tôi sẽ dẫn lối không chỉ nhờ tấm gương về sức mạnh, mà còn nhờ sức mạnh của tấm gương.

Chụp lại hình ảnh,

Người ủng hộ tân Tổng thống Joe Biden ăn mừng khi theo dõi lễ nhậm chức của ông tại Washington D.C.

Đồng bào người Mỹ ơi, các bà mẹ, người bố, người con, bè bạn, láng giềng, đồng nghiệp. Chúng ta sẽ vinh danh họ bằng cách trở thành dân tộc và quốc gia mà ta có thể và nên trở thành. Tôi xin mọi người hãy thầm cầu nguyện cho những người đã mất, bị bỏ quên và cho đất nước.

Các bạn ạ, đây là giai đoạn thử thách. Chúng ta đối diện vụ tấn công vào nền dân chủ, vào sự thật, con virus đang đe dọa, sự bất bình đẳng, phân biệt sắc tộc hệ thống, khí hậu khủng hoảng, vai trò của Mỹ trên thế giới. Bất kỳ thử thách nào cũng đủ làm ta khó khăn. Nhưng chúng ta hãy cùng đối diện, đem lại trách nhiệm to lớn cho quốc gia này. Chúng ta sẽ bị thách thức đấy. Liệu có đảm đương được chăng?

Đây là lúc phải táo bạo vì nhiều việc lắm. Chắc chắn, tôi hứa. Chúng ta sẽ được phán xét qua cách chúng ta giải quyết các khủng hoảng thời đại. Chúng ta sẽ làm được.

Liệu chúng ta có vượt qua giờ khắc hiếm hoi khó khăn này? Có làm đúng trách nhiệm và chuyển lại một thế giới mới tốt đẹp hơn cho con cháu?

Tôi tin rằng ta phải làm, và tôi tin bạn cũng vậy. Sẽ làm được, và khi đó, chúng ta sẽ viết nên chương vĩ đại tiếp theo trong lịch sử Hoa Kỳ. Câu chuyện Mỹ.

Một câu chuyện có thể nghe giống bài ca rất có ý nghĩa cho tôi. Đó là bài hát American Anthem. Có một lời hát trong đó khắc sâu ít nhất cho tôi, 'Công việc và lời nguyện của nhiều thế kỷ đã đưa ta đến hôm nay, đó sẽ là di sản chúng ta, các con cháu sẽ nói gì? Hãy cho tôi biết, khi đời sống đi qua, Hoa Kỳ, tôi đã tận hiến vì người.'

Chúng ta hãy cùng đưa việc làm của mình, lời nguyện của mình vào câu chuyện đang diễn ra của đất nước. Nếu ta làm, thì khi tuổi mình đã hết, con cháu sẽ nói về ta, rằng 'Họ đã tận hiến, đã làm xong nghĩa vụ, họ đã hàn gắn một đất nước tan vỡ.'

Chụp lại hình ảnh,

Danh ca Lady Gaga trình bày tại lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Biden hôm thứ Tư

Đồng bào ơi, tôi dừng ngày hôm nay ở nơi tôi bắt đầu, với lời thề thiêng liêng trước Thượng đế và các bạn, tôi hứa. Tôi sẽ luôn trung thực với các bạn.

Tôi sẽ bảo vệ Hiến pháp. Tôi sẽ bảo vệ nền dân chủ của chúng ta, tôi sẽ bảo vệ nước Mỹ. Tôi sẽ cống hiến cho tất cả, làm mọi việc để phục vụ các bạn, không nghĩ về quyền lực mà về trách nhiệm. Không vì lợi ích riêng mà vì lợi ích chung.

Chúng ta sẽ cùng nhau viết nên một câu chuyện của người Mỹ về hy vọng, không phải nỗi sợ hãi, về đoàn kết, không phải sự chia rẽ, về ánh sáng, không phải về bóng đêm.

Câu chuyện về sự đàng hoàng và phẩm giá, tình yêu và sự hàn gắn, sự vĩ đại và những điều tốt đẹp.

Xin đây là câu chuyện dẫn đường cho chúng ta, câu chuyện truyền cảm hứng và câu chuyện kể về thời đại chưa tới mà chúng ta đáp lại tiếng gọi của lịch sử. Dân chủ và hy vọng, sự thật và công lý không chết trước mắt ta mà sẽ phát triển.

Là câu chuyện về nước Mỹ bảo đảm quyền tự do ở quê nhà và một lần nữa đứng vững như ngọn hải đăng cho thế giới.

Đó là những gì chúng ta nợ những người đi trước, nợ lẫn nhau và các thế hệ tiếp theo.

Vậy nên, với mục đích và quyết tâm, chúng ta hướng đến những nhiệm vụ thời đại.

Tiếp sức bằng niềm tin, thúc đẩy bằng quyết tâm và sự cống hiến cho nhau lẫn đất nước mà chúng ta yêu bằng cả trái tim. Xin Thượng đế ban phúc cho Hoa Kỳ và bảo vệ quân đội chúng ta."

 



"Chief Justice Roberts, Vice President Harris, Speaker Pelosi, Leader Schumer, Leader McConnell, Vice President Pence, distinguished guests, and my fellow Americans. This is America’s day. This is democracy’s day.

A day of history and hope. Of renewal and resolve.

Through a crucible for the ages, America has been tested anew and America has risen to the challenge. Today, we celebrate the triumph not of a candidate, but of a cause, the cause of democracy. The will of the people has been heard and the will of the people has been heeded. We have learned again that democracy is precious. Democracy is fragile.

And at this hour, my friends, democracy has prevailed.

So now, on this hallowed ground where just days ago violence sought to shake this Capitol’s very foundation, we come together as one nation, under God, indivisible, to carry out the peaceful transfer of power as we have for more than two centuries.

We look ahead in our uniquely American way — restless, bold, optimistic — and set our sights on the nation we know we can be and we must be. I thank my predecessors of both parties for their presence here. I thank them from the bottom of my heart.

You know the resilience of our Constitution and the strength of our nation.

As does President Carter, who I spoke to last night but who cannot be with us today, but whom we salute for his lifetime of service.

I have just taken the sacred oath each of these patriots took — an oath first sworn by George Washington.

But the American story depends not on any one of us, not on some of us, but on all of us.

On “We the People” who seek a more perfect Union. This is a great nation and we are a good people. Over the centuries through storm and strife, in peace and in war, we have come so far. But we still have far to go.

We will press forward with speed and urgency, for we have much to do in this winter of peril and possibility. Much to repair. Much to restore. Much to heal. Much to build. And much to gain. Few periods in our nation’s history have been more challenging or difficult than the one we’re in now.

A once-in-a-century virus silently stalks the country. It’s taken as many lives in one year as America lost in all of World War II. Millions of jobs have been lost. Hundreds of thousands of businesses closed.

A cry for racial justice some 400 years in the making moves us. The dream of justice for all will be deferred no longer.

A cry that can’t be any more desperate or any more clear, and now arise political extremism, white supremacy, domestic terrorism that we must confront and we will defeat.

To overcome these challenges — to restore the soul and to secure the future of America — requires more than words. It requires that most elusive of things in a democracy: Unity. Unity.

In another January in Washington, on New Year’s Day 1863, Abraham Lincoln signed the Emancipation Proclamation. When he put pen to paper, the president said, “If my name ever goes down into history it will be for this act and my whole soul is in it.”

My whole soul is in it.

Today, on this January day, my whole soul is in this: Bringing America together. Uniting our people. And uniting our nation. I ask every American to join me in this cause. Uniting to fight the common foes we face: Anger, resentment, hatred. Extremism, lawlessness, violence. Disease, joblessness, hopelessness.

With unity we can do great things. Important things. We can right wrongs. We can put people to work in good jobs. We can teach our children in safe schools. We can overcome this deadly virus. We can reward work, rebuild the middle class and make health care secure for all. We can deliver racial justice.

We can make America, once again, the leading force for good in the world. I know speaking of unity can sound to some like a foolish fantasy. I know the forces that divide us are deep and they are real. But I also know they are not new. Our history has been a constant struggle between the American ideal that we are all created equal and the harsh, ugly reality that racism, nativism, fear and demonization have long torn us apart. The battle is perennial. Victory is never assured.

Through the Civil War, the Great Depression, World War, 9/11, through struggle, sacrifice, and setbacks, our “better angels” have always prevailed. In each of these moments, enough of us came together to carry all of us forward. And, we can do so now. History, faith and reason show the way, the way of unity.

We can see each other not as adversaries but as neighbors.

We can treat each other with dignity and respect. We can join forces, stop the shouting and lower the temperature.

For without unity, there is no peace, only bitterness and fury. No progress, only exhausting outrage. No nation, only a state of chaos. This is our historic moment of crisis and challenge, and unity is the path forward. And, we must meet this moment as the United States of America. If we do that, I guarantee you, we will not fail.

We have never, ever, ever failed in America when we have acted together. And so today, at this time and in this place, let us start afresh. All of us. Let us listen to one another. Hear one another. See one another. Show respect to one another.

Politics need not be a raging fire destroying everything in its path. Every disagreement doesn’t have to be a cause for total war.

And, we must reject a culture in which facts themselves are manipulated and even manufactured.

My fellow Americans, we have to be different than this. America has to be better than this. And, I believe America is better than this.

Just look around. Here we stand, in the shadow of a Capitol dome that was completed amid the Civil War, when the Union itself hung in the balance. Yet we endured and we prevailed.

Here we stand looking out to the great Mall where Dr. King spoke of his dream. Here we stand, where 108 years ago at another inaugural, thousands of protesters tried to block brave women from marching for the right to vote.

Today, we mark the swearing-in of the first woman in American history elected to national office — Vice President Kamala Harris. Don’t tell me things can’t change.

Here we stand across the Potomac from Arlington National Cemetery, where heroes who gave the last full measure of devotion rest in eternal peace.

And here we stand, just days after a riotous mob thought they could use violence to silence the will of the people, to stop the work of our democracy, and to drive us from this sacred ground. That did not happen. It will never happen. Not today. Not tomorrow. Not ever.

To all those who supported our campaign I am humbled by the faith you have placed in us. To all those who did not support us, let me say this: Hear me out as we move forward. Take a measure of me and my heart.

And if you still disagree, so be it. That’s democracy. That’s America. The right to dissent peaceably, within the guardrails of our republic, is perhaps our nation’s greatest strength.

Yet hear me clearly: Disagreement must not lead to disunion.

And I pledge this to you: I will be a president for all Americans. I will fight as hard for those who did not support me as for those who did.

Many centuries ago, Saint Augustine, a saint of my church, wrote that a people was a multitude defined by the common objects of their love. What are the common objects we love that define us as Americans? I think I know. Opportunity. Security. Liberty. Dignity. Respect. Honor. And, yes, the truth.

Recent weeks and months have taught us a painful lesson. There is truth and there are lies. Lies told for power and for profit. And each of us has a duty and responsibility, as citizens, as Americans, and especially as leaders — leaders who have pledged to honor our Constitution and protect our nation — to defend the truth and to defeat the lies.

I understand that many Americans view the future with some fear and trepidation. I understand they worry about their jobs, about taking care of their families, about what comes next.

I get it.

But the answer is not to turn inward, to retreat into competing factions, distrusting those who don’t look like you do, or worship the way you do, or don’t get their news from the same sources you do.

We must end this uncivil war that pits red against blue, rural versus urban, conservative versus liberal. We can do this if we open our souls instead of hardening our hearts. If we show a little tolerance and humility.

As my mom would say just for a moment, stand in their shoes. Because here’s the thing about life. There’s no accounting for what fate will deal you. Some days when you need a hand, there are other days when we’re called to lend a hand.

We will need all our strength to persevere through this dark winter. We are entering what may well be the toughest and deadliest period of the virus. We must set aside the politics and finally face this pandemic as one nation.

And I promise you this. As the Bible says, weeping may endure for a night, but joy cometh in the morning.

We will get through this together. Together.

Look, folks, all my colleagues I serve with in the House and the Senate up here, we all understand the world is watching, watching all of us today.

So here’s my message to those beyond our borders. America has been tested, and we’ve come out stronger for it. We will repair our alliances and engage with the world once again. Not to meet yesterday’s challenges, but today’s and tomorrow’s challenges. And we’ll lead, not merely by the example of our power, but by the power of our example.

We’ll be a strong and trusted partner for peace, progress and security. Look, you all know, we’ve been through so much in this nation, and my first act as president I’d like to ask you to join me in a moment of silent prayer to remember all of those we lost this past year to the pandemic. Those 400,000 fellow Americans. Moms, dads, husbands, wives, sons, daughters, friends, neighbors and co-workers.

We’ll honor them and become the people and nation we know we can and should be. So I ask you, let’s say a silent prayer for those who have lost their lives and those left behind and for our country.

Folks, this is a time of testing. We face an attack on our democracy and on truth. A raging virus, growing inequity, the sting of systemic racism, a climate in crisis. Any one is enough to challenge us in ways. The fact is we face them all at once, presenting this nation with one of the gravest responsibilities we’ve had. Now we’re going to be tested.

Are we going to step up, all of us? It’s time for boldness, for there is so much to do. And this is certain. I promise you, we will be judged, you and I, by how we resolve these cascading crises of our era. We will rise to the occasion is the question.

Will we master this rare and difficult hour? Will we meet our obligations and pass along a new and better world to our children? I believe we must. I’m sure you do as well. I believe we will.

And when we do, we’ll write the next great chapter in the history of the United States of America, the American story, a story that might sound something like a song that means a lot to me.

It’s called “American Anthem.”

There’s one verse that stands out, at least for me, and it goes like this.

“The work and prayers of century have brought us to this day. What shall be our legacy, what will our children say. Let me know in my heart when my days are through. America, America, I gave my best to you. Let’s add, let’s us add our own work and prayers to the unfolding story of our great nation. If we do this, then when our days were through, our children and our children’s children will say of us, they gave their best. They did their duty. They healed a broken land.”

My fellow Americans, I close today where I began, with a sacred oath. Before God and all of you I give you my word. I will always level with you. I will defend the Constitution. I will defend our democracy. I will defend America. I will give my all in your service thinking not of power, but of possibilities. Not of personal interest, but of the public good.

And together, we shall write an American story of hope, not fear. Of unity, not division. Of light, not darkness. An American story of decency and dignity. Of love and of healing. Of greatness and of goodness.

May this be the story that guides us. The story that inspires us.

The story that tells ages yet to come that we answered the call of history. We met the moment. That democracy and hope, truth and justice, did not die on our watch but thrived. That our America secured liberty at home and stood once again as a beacon to the world. That is what we owe our forebears, one another, and generations to follow.

So, with purpose and resolve we turn to the tasks of our time. Sustained by faith. Driven by conviction. And, devoted to one another and to this country we love with all our hearts.

May God bless America and may God protect our troops. Thank you, America."