Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Sim 3G Vinaphone khuyến mãi  tặng 1,8 GB /tháng trong 12 tháng, Gói Ezcom - giá 150k

à Miễn phí cắt sim cho iPad, iPhone, Smartphone, Tablet Galaxy Tab


  1. Sim có đặc điểm :
    Gói cước Ezcom, ko nghe gọi được, chỉ nhắn tin
    Đặc điểm chi tiết:

    - Gói cước Ezcom
    - Sim chưa kích, khi kích sim thì có tài khoản chính có 0 đ và 1.8G sử dụng trong tháng
    - Từ tháng thứ 2 phải nạp 30k , để có 1.8G sử dụng ( 30k sẽ bị trừ để có 1.8G )
    - Cước vượt gói trong tháng nếu sử dụng hết DATA là 200 đ/Mb ( quy chế tăng giá 3G của bộ truyền thông, trước đây chỉ là 60 đ/Mb )


    Chú ý:
    Chu kỳ tính khuyến mại Vina : chốt theo tháng, ví dụ khách kích sim vào ngày cuối tháng 1.8G sẽ bị mất vào đầu tháng sau và khách phải nạp 30k để có 1.8G sử dụng tháng sau vì vậy nên kích sim vào đầu tháng sẽ có lợi hơn.
    - Duy trì tk chính > 0
    - Cước vượt gói (theo gói M0 của sim điện thoại thường): 200đ/Mb
    - Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 12 phải nạp mỗi tháng 30k để được KM 1.8G data sử dụng.


  2. Cách kiểm tra tài khoản :
    - Nhắn tin DATA gửi 888 để check data 
    - Cú pháp *101# + phím gọi để check tiền
    - Truy cập http://naptien.vinaphone.com.vn để check thông tin tài khoản

  1. Giá thị trường: 250k -à giá  Khuyến mại: 150k


  1. Liên hệ: KHÁNH – 09.02.73.73.68 

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Nhng triết lý "đ đi" t mt vp ngân hàng
 
- Trong vp nhà băng đưc cho là Qung Châu - Trung Quc, mt tên cưp hét lên: "Tt c đng im, nên nh tin thuc v Nhà nưc, còn mng sng thuc v các ngưi". Mi ngưi trong ngân hàng nghe xong lin im lng nm xung.
Đi
u này đưc gi là: "Cách thc khai tâm - Thay đi nhng suy nghĩ theo li mòn".
- Có cô nhân viên nm trên bàn trong tư thế khêu gi, mt tên cưp hét lên: "Làm ơn cư x văn minh, chúng tôi là cưp ch không phi nhng k hiếp dâm!"
Đi
u này đưc gi là "Hành x chuyên nghip - Ch tp trung vào công vic mà bn đưc hun luyn!"
- Khi tên cưp quay li, mt tên cưp tr hơn (có bng MBA) nói vi tên cưp già hơn (k mi tt nghip hết ph thông): "Đi ca, có phi đếm xem chúng ta cưp đưc bao nhiêu?". Tên cưp già gn ging: "Mày ngu lm, bao nhiêu tin, đếm thế nào đưc? Đi đi, ti nay TV s nói chúng ta cưp đưc bao nhiêu!"
Đi
u này đưc gi là: "Kinh nghim - Ngày nay thì kinh nghim quan trng hơn bng cp, sách v"
- Sau khi băng cưp ri khi, giám đc chi nhánh đnh gi báo cnh sát. Kế toán trưng vi vã chy đến, thì thm vào tai ngài: "Đi đã, hay đ 5 triu chúng ta bin th vào trong s b băng cưp ly mt!"
Đi
u này đưc gi là: "Bơi theo dòng nưc - Chuyn đi nhng tình hung bt li tr thành thun li"
- Ngưi giám đc t nh: "Vy tht tuyt nếu c mi tháng li có mt vp!"
Đi
u này đưc gi là: "Hãy loi b nhng điu khó chu - Hnh phúc là điu quan trng nht"
- Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triu đã bp khi nhà băng. Nhng tên cưp đếm đi đếm li thì ch có 20 triu. Chúng rt gin d: "Chúng ta mo him mng sng ca mình ch đ ly 20 triu, bn chó đó ch ngi chơi mà cưp đưc 80 triu. Đúng là hc hành, có bng cp thì chúng nó đưc ngi cái ghế đy, cưp tin siêu đng hơn chúng ta!"
Đi
u này gii thích ti sao: "Kiến thc thì giá tr như... vàng"
Kết lun: Trong cuc sng luôn có nhng điu chúng ta có th nhanh chóng nhìn ra, có nhng điu không như chúng ta thy t bên ngoài, và chân lý ch mang tính tương đi.
Quan tr
ng nht là thái đ đi vi cuc sng này, hay cách nhìn chúng ta la chn đ mang li vui v, hnh phúc cho bn thân, cho nhng ngưi thân xung quanh mình.

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014



Tác giả: @ by Baron

KDXin lỗi bạn đọc  vì cái title “chửi tục”  :D
Khu rừng nọ có bốn con Thỏ, Chó, Gấu, Sư-tử chung sống. Thỏ bé nhất nhưng lại là giống cái, lớn lên cũng ngực ưỡn mông cong eo nhỏ, khúc nào ra khúc đó. Chó, Gấu, Sư-tử đều thích Thỏ, tán tỉnh kịch liệt.
Mặc dù nhà ở tận sâu trong rừng, nhưng Sư-tử cậy mình to khỏe, là chúa tể rừng xanh nên chả coi Gấu lẫn Chó ra gì. Cứ ngang nhiên đến nhà Thỏ để tán tỉnh.
Ban đầu Thỏ thích Sư-tử, cũng mong muốn được kết tóc se duyên. Gấu và Chó thấy thế, toàn nhồi nhét vào đầu Thỏ rằng, chúng ta ở quen bìa rừng rồi, vào rừng sâu không cùng chí hướng, sẽ không sống được. Với lại xu hướng là rời rừng đi ra thảo nguyên bao la, thiên đường là ở chỗ đó. Trong rừng sâu bao giờ mới thấy được thiên đường. Thỏ nghe bùi tai, hắt hủi và rời xa Sư-tử
Thỏ quay sang thích Gấu. Dù Gấu ở xa hơn tý, nhưng lại cao ráo đẹp zai khỏe mạnh. Với lại liên minh bìa rừng do Gấu làm chủ. Thế nhưng Chó lại ở gần, lắm mưu hèn kế bẩn và hay chơi trò ném đá dấu tay. Chó thường sử dụng chiêu trò “nhất cự ly, nhì cường độ” và “đẹp zai không bằng chai mặt” để tán tỉnh Thỏ.
Thỏ cũng dạng chả vừa, chơi trò bắt cá hai tay. Sáng chạy sang nhà Chó học cách săn chuột, nhưng tối lại lẻn lối sau sang nhà Gấu tình tự. Chó biết và cay cú lắm.
Cuộc tình tay ba bằng mặt chả bằng lòng không kéo dài. Phần vì mãi không di chuyển được ra thảo nguyên, phần vì Chó và Gấu thi thoảng lại hục hặc. Đỉnh điểm là hôm Chó thấy Thỏ đi ra từ nhà Gấu vào lúc sáng sớm. Chó tức giận sang nhà Thỏ cắn nát vườn rau đầu hiên.
Thỏ sợ xanh mặt, chạy sang cầu cứu Gấu. Tưởng Gấu sẽ nghĩ đến tình ân ái mà đánh Chó, nào ngờ Gấu cũng chỉ gầm gừ giơ tay lên bảo: “Chó, mày thôi đi. Phá nhà Thỏ thêm lần nữa tao tát chết”. Chó cười khẩy: “Tao dạy nó bài học thôi, chứ tầm nó, tao ngoạm phát chết tươi”.
Được thời gian ngắn, nhà Gấu lục đục, sa sút. Gấu không còn tình tứ và che chở cho Thỏ được nữa. Thỏ trở nên bơ vơ và đói kém. Lâu nay toàn sang hái rau nhà Gấu, giờ không sang được, vườn nhà lâu không cày xới, cỏ dại mọc đầy mà hạt giống trong nhà cũng hết.
Thỏ mon men ra hàng rào, thẻ thọt: “anh Chó anh Chó, em biết lỗi rồi, cho em mượn cái cuốc với vay ít hạt giống”. Chó bảo: “Em cứ chung thủy với anh, anh cho tất”. Mối tình Thỏ – Chó được lại được nảy nở. Tuy vậy, trong tâm tưởng Thỏ vẫn tiếc Sư-tử, tiếc Gấu. Nhưng khổ là phụ thuộc hoàn toàn vào Chó mất rồi. Còn Chó chả yêu gì Thỏ, chỉ thích cưỡng bức và âm mưu chiếm đoạt mảnh vườn ở bìa rừng của Thỏ.
Từ khi chiếm hữu được Thỏ, Chó bắt đầu thể hiện tính gia trưởng và bần tiện vốn có. Thỏ vốn cũng cố nhẫn nhịn cho xong, nhưng càng nhịn, Chó càng lấn tới. Chẳng hạn có lần Thỏ nói: “Anh cưới em đi nhé”, Chó cười khẩy bảo: “Loại lăng nhăng như mày, ai thèm lấy”. Thỏ sụt sịt khóc: “Chúng ta cùng sống ở bìa rừng, cùng mong muốn tìm đến thiên đường thảo nguyên. Sao anh nỡ hắt hủi em thế”. Chó nói: “Mày đi mà tìm thiên đường của mày, tao thèm vào. Từ giờ đất nhà mày là của tao, tao muốn mày làm gì thì phải làm nấy, nghe chửa”. Thỏ khóc tu tu: “Anh mà đuổi em thì em biết đi đâu, đây là đất bố mẹ em để lại, còn lâu em mới đưa sổ đỏ cho anh”.
Biết Thỏ sẽ giấu không đưa sổ đỏ. Chó tìm mọi cách để Thỏ phải bỏ đất mà đi. Nào là đổ chất độc hại vào đất để không trồng cây được, nào là vứt rau thối, rau phun thuốc sâu sang nhà Thỏ. Tệ hại hơn, sáng nào Chó cũng sang ị một bãi ngay đầu hồi, thối um cả nhà.
Thỏ định chạy sang nhờ Gấu, đến gần nơi thì thấy Gấu và Chó đang uống rượu. Cả hai chạm chén tình thương mến thương và hẹn nhau cùng cày xới miếng đất chung để gieo thóc.
Quay về úp mặt vào gối khóc thì thấy Sư-tử qua chơi. Sư-tử bảo: “Ngày xưa theo anh thì không chịu, để giờ ra nông nổi này. Thôi, về với anh, thằng Chó nó sẽ không dám làm gì đâu”. Thỏ hỏi lại: “Anh quay lại với em mà không có điều kiện gì ư”. Sư-tử trả lời: “Dĩ nhiên là phải có. Em phải đi chữa bệnh, phải trị hết bọ chét chó trên người. Em phải đi spa, để loại hết mùi chó trên cơ thể. Phải bỏ ăn thói quen ăn rau phun thuốc sâu. Phải cải tạo lại vườn tược, trồng nhiều cây lưu niên chứ không chỉ trồng rau cỏ rẻ tiền”.
Thỏ than thở: “Khó lắm anh ơi, bọ chét đầy cả người em, giờ muốn hết phải cạo sạch lông, mà cạo lông thì còn gì là thỏ nữa. Với lại cái mùi chó nó bám vào người em lâu quá rồi, khó tẩy sạch lắm. Mà ngày xưa bố mẹ em bảo không được trồng cây to, vì nó che khuất tầm nhìn xuống thảo nguyên, không nhìn thấy thiên đường. Giờ em phải làm thế nào bây giờ?”.
Sư-tử đáp: “Anh chịu, muốn đi cùng anh phải sống theo kiểu sư tử, chứ không thể sống theo kiểu chó. Với lại thiên đường của anh khác của em. Nếu đồng ý theo anh thì em phải thay đổi toàn bộ”.
Thỏ ôm gối ngồi khóc: “Để bà ra nông nỗi này đều tại mày cả Chó ạ. Tiên sư thằng Chó, tiên sư thằng Chó, huhu…”.
———-
.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014


rusty RE
Theo Báo Hà Nội Mới – 30/5/2014
Thị trường bất động sản (BĐS) ở thời điểm hiện tại được đánh giá bắt đầu có dấu hiệu “tan băng” khi giao dịch từ đầu năm tới nay đã có những chuyển động tốt.
Tuy nhiên, phía trước vẫn còn không ít khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.
Cuộc trò chuyện của PV Báo Hànộimới với ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoReA) về thị trường BĐS ở TP Hồ Chí Minh, hiện trạng cùng những vấn đề đang phải đối mặt; các giải pháp có thể hỗ trợ để thị trường BĐS phát triển tốt hơn trong tương lai.
Lo ngại… “bình mới rượu cũ”
Ông đánh giá như thế nào về thị trường BĐS của TP Hồ Chí Minh hiện nay?
Hiện tại, nếu nhìn ở bề nổi thì thị trường BĐS sôi động hơn hẳn năm 2012 – 2013. Nhiều dự án (DA) đã bắt đầu tái khởi động, bán ra những sản phẩm phù hợp, nhỏ và rẻ với diện tích phần nhiều là dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Rõ ràng là thị trường sau một thời gian “ngấm đòn” đã đưa ra được sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Mặt tích cực của việc mua bán các dự án BĐS thời gian gần đây giúp nhiều dự án tưởng như đã “chết” được “sống” lại.
Tuy nhiên, những dự án được mua đi bán lại và tung sản phẩm ra thị trường mà chúng ta nhìn thấy cũng chỉ là bề nổi, còn có làn sóng ngầm trong mua bán dự án. Người ta có thể mua một dự án hay cả công ty, tiếp tục âm thầm thi công và chưa tung sản phẩm ra thị trường. Việc mua bán này cũng có cái lợi là giúp các chủ đầu tư cũ “thoát” ra được BĐS, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn một nguy cơ khác, đó là khả năng biến “nợ xấu cũ” thành “nợ tốt mới”. Như vậy chúng ta không giải quyết trọn vẹn được nợ xấu của BĐS, mà chỉ là đổi tên nợ xấu mà thôi.
Điều ông lo lắng chỉ xảy ra khi hai bên bán – mua có thỏa thuận vì một lợi ích nào đó. Còn đây là những trường hợp mà những chủ đầu tư có năng lực, xét thấy thị trường tốt thì họ đầu tư?
Nếu người mua thực sự là một người mua để kinh doanh thì đúng là không có gì để lo lắng. Còn đây là câu chuyện khác. Ví dụ như các DN mua dự án là “sân sau” của ngân hàng? Ngân hàng không muốn mang tiếng có nợ xấu nên tìm cách bán lại số nợ này cho người khác như một hình thức “rửa nợ”. Người khác mua lại, trở thành một nợ mới nhưng bản chất vẫn là nợ cũ. Chuyện “rửa nợ”, theo tôi là có!
Đánh giá của ông về thị trường BĐS khá u ám, khác với những đánh giá của cơ quan chức năng và một số DN hiện nay. Nhưng chuyện một số dự án “chết” nay khởi động lại có phải là tín hiệu tốt?
Nếu thật sự như vậy là tốt. Điều tôi lo lắng là hình thức “rửa nợ”, rất nguy hiểm. Như trên đã nói thì hình thức này chỉ chuyển từ nợ xấu cũ sang nợ tốt mới chứ khối nợ vẫn còn nguyên. Ví dụ một dự án có giá trị 500 tỷ đồng, “trùm chăn” nằm đó và là nợ xấu, bây giờ bán cho người khác và trở thành nợ mới, nhưng bản chất là khối nợ này vẫn còn đó. Trên sổ sách ngân hàng không còn 500 tỷ đồng nợ xấu nhưng lại có khoản nợ 500 tỷ đồng mới. Giống như một người bị bệnh ung thư không chữa được, chỉ thay một cái áo mới, nhìn bên ngoài thì không giống người bệnh nhưng thật ra vẫn là người bệnh. Đó là vòng luẩn quẩn của BĐS, và rất nguy hiểm.
Như vậy thì thị trường BĐS, theo ông vẫn chưa “tan băng” như một số đánh giá gần đây?
TP Hồ Chí Minh có cả nghìn dự án, nhưng những dự án đang xây dựng nhanh, bán tốt trên thị trường số lượng chỉ khoảng 30-40 dự án. Như vậy, phần bề nổi mà chúng ta thấy chỉ khoảng 5% số dự án, mà dự án này khoảng một hai trăm tỷ đồng, và 95% số dự án còn lại vẫn “đắp chiếu”, tổng giá trị có khi lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Số này có nguy cơ “vỡ trận” rất lớn vì phần nhiều là vốn vay, với khoảng 60%-70% mức đầu tư. Cứ lấy số tiền vay nhân với lãi suất 12%-15% mỗi năm thì giá trị tồn kho sẽ tăng, giống như tảng băng chúng ta đốt lửa lên thì chỉ thấy tan băng phía trên, còn phần dưới vẫn đang kết băng. Đây là điều tôi lo lắng về thị trường BĐS của TP Hồ Chí Minh. Thật sự là chưa ai thống kê hiện BĐS đang “tan băng” hay “kết băng”.
Nhưng giao dịch BĐS 4 tháng đầu năm nay có tăng, và thống kê chính thức của Bộ Xây dựng thì tồn kho đang giảm, thưa ông?
Giao dịch có sôi động nhưng chỉ ở phân khúc nhà diện tích nhỏ hơn 70m2 và đơn giá dưới 15 triệu/m2. Còn rất nhiều dự án diện tích lớn, đơn giá cao hay ở vị trí không được tốt vẫn nằm yên. Còn nói về thống kê với tồn kho BĐS lúc giảm 35%, lúc giảm 26% là chưa có những căn cứ thuyết phục.
Vậy còn con số nợ xấu, theo ông thông tin từ Ngân hàng Nhà nước có thật sự tin cậy?
Có rất nhiều thông tin về con số nợ xấu thật sự, người nói 100.000 tỷ đồng, người nói 200.000 tỷ đồng, có người nói đến nửa triệu tỷ đồng. Bây giờ nói nợ xấu ngân hàng là bao nhiêu thật sự không ai có thể biết. Điểm yếu của chúng ta là chưa dám nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết vấn đề. Ví dụ hàng tồn kho của BĐS, thống kê cho thấy chỉ có mười mấy nghìn tỷ đồng. Tôi cho rằng những con số đó rất là khôi hài, bởi chỉ cần xem báo cáo tài chính của vài “đại gia” BĐS thôi, ví dụ như 10 DN lớn của BĐS trên sàn niêm yết TP Hồ Chí Minh thôi thì hàng tồn kho đã là 50.000-60.000 tỷ đồng rồi. Vì vậy nên con số nợ xấu BĐS được công bố chưa chắc đã chính xác bởi có ngân hàng còn che giấu nợ xấu của mình.
Trách nhiệm lớn nhất thuộc về Nhà nước
Nghị quyết 02 về tháo gỡ khó khăn thị trường BĐS cho phép chuyển đổi cơ cấu, diện tích căn hộ để giải phóng hàng tồn kho, thế nhưng ở TP Hồ Chí Minh đang thực hiện rất chậm chạp. Theo ông có những vướng mắc nào khi thực hiện vấn đề này?
Chuyển đổi căn hộ từ diện tích lớn về diện tích nhỏ là biện pháp giảm tồn kho tốt nhất trong thời điểm hiện nay nhưng thực hiện việc này không đơn giản. Lý do là chẻ nhỏ căn hộ như vậy sẽ gia tăng dân số. Theo tôi suy nghĩ đó không đúng vì cư dân TP Hồ Chí Minh hiện là 10 triệu người, nếu có xây dựng căn hộ nhỏ hay không thì dân cư cũng vẫn là như thế chứ không phải vì không có căn hộ nhỏ thì người dân bỏ thành phố về quê sống.
Nhưng với một khu vực cụ thể thì việc lo ngại áp lực về hạ tầng cũng là hợp lý?
Nếu thành phố muốn vậy thì phải quy hoạch khu nào dự án được chuyển đổi diện tích căn hộ, khu nào không được để DN thực hiện. Đằng này không công bố mà xét từng dự án với nhiều thủ tục rườm rà. Tôi vẫn cho rằng cơ quan chức năng không ủng hộ việc chia nhỏ căn hộ nên tìm các biện pháp kỹ thuật để kéo dài thời gian.
Trên thực tế, việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội cũng diễn ra khá chậm chạp, thưa ông?
Vấn đề này khác việc chuyển đổi căn hộ từ diện tích lớn sang diện tích nhỏ. TP Hồ Chí Minh có thận trọng trong chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Thực tế có nhiều người lợi dụng chính sách này để giải thoát các dự án đã “chết”, xem chính sách nhà ở xã hội là cái phao cứu dự án chứ không tạo sản phẩm cho xã hội. Vì vậy thành phố phải xét duyệt chặt chẽ để bảo đảm có được sản phẩm cho xã hội. Hiện trong 6 dự án được cho phép chuyển đổi mới chỉ có 1 dự án khởi công.
Nhưng nhiều người thu nhập thấp cũng không mặn mà với nhà ở xã hội, theo ông là vì sao?
Nhà ở xã hội hiện giá bán 11-12 triệu đồng/m2 trong khi nhiều dự án thương mại giá khoảng 13-14 triệu đồng/m2. Điều kiện mua, bán nhà ở xã hội lại rất khó nên không cạnh tranh nổi với nhà ở thương mại.
Tại sao nhà ở thương mại có giá 13-14 triệu đồng/m2 mà nhà ở xã hội lại không có giá rẻ hơn trong khi nguồn vốn được hỗ trợ?
Những dự án nhà ở thương mại giá thấp thường là những dự án được mua lại. Tuy nhiên trên thực tế nhà ở thương mại có giá như trên rất ít, chỉ là vài căn ở vị trí không tốt trong mỗi tòa nhà.
Giá BĐS thời gian qua giảm, nhưng nhiều người có thu nhập trung bình hoặc thấp vẫn chưa mua được nhà. Theo ông, giá BĐS hiện đã hợp lý chưa?
Giá BĐS tùy thuộc nhiều yếu tố: Tiền đất, lãi vay ngân hàng và chi phí xây dựng. DN thì chỉ chủ động được về chi phí xây dựng. Các DN đều hiểu cuộc cạnh tranh ở thị trường BĐS hiện tại là cuộc cạnh tranh về giá nên nhiều DN đã phải tính toán kỹ và tiết kiệm nên phần xây dựng là khó giảm. Phần còn lại là ở phía Nhà nước: Giá đất còn quá cao và thủ tục quá rườm rà khiến chi phí của dự án đội lên cao. Bên cạnh đó là lãi suất ngân hàng cũng còn cao.
Theo ông, lãng phí nào lớn nhất trong quá trình đầu tư một dự án BĐS?
Lãng phí về thủ tục. Một dự án phải thực hiện hàng loạt thủ tục kéo dài 4-5 năm mới khởi công. Trong thời gian đó, chi phí quản lý, điều hành, lãi suất… cộng dồn ra lãng phí rất lớn. Nhà nước yêu cầu giảm giá thành, giá bán nhưng lại đặt ra “một rừng” thủ tục khiến DN tốn kém công sức, tài chính. Như vậy có thể thấy, trách nhiệm của Nhà nước là rất lớn trong việc giảm giá thành BĐS.
Theo ông, nếu hai yếu tố giá đất và thủ tục hành chính không thay đổi thì giá BĐS sẽ không thể giảm tiếp?
Đối với những dự án có giá 12-13 triệu/m2 là khó giảm thêm vì những yếu tố đã kể trên. Nếu muốn giá thấp hơn nữa thì yếu tố nhà nước là cực kỳ quan trọng. Một dự án khởi công trong vòng 6 tháng chi phí khác hoàn toàn với dự án 5 năm mới khởi công được.
Ông khuyên các nhà đầu tư BĐS sử dụng vật liệu tiết kiệm, liệu ông có lo ngại quan niệm “tiền nào của đó” của người mua?
Chuyện tiền nào của đó là đúng, nhưng trách nhiệm của một DN là chi phí đầu tư tiết kiệm nhưng cho ra sản phẩm tốt chứ không phải đầu tư tiết kiệm thì sản phẩm không chất lượng. Vấn đề nằm ở chỗ DN tổ chức đầu tư như thế nào. Kinh nghiệm cho thấy, trong quá trình quản lý thi công, nếu chủ đầu tư biết đứng ra tổ chức thì sẽ giảm được chi phí so với việc giao hết cho một nhà thầu thi công.
Điều doanh nghiệp cần là tháo gỡ thủ tục
Ông có thể đánh giá về những hỗ trợ của Chính phủ cho thị trường BĐS trong thời gian qua?
Chính phủ có nhiều ý tưởng tốt để “cứu” thị trường BĐS nhưng khi triển khai có nhiều vấn đề. Ví dụ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng là phương án hỗ trợ tốt cho thị trường nhưng khi vừa triển khai là đã thấy nhiều bất cập và đến thời điểm này hầu như không ai muốn nhắc đến nữa. Ngoài việc đặt ra những điều kiện quá khó thì những điều chỉnh của gói 30.000 tỷ đồng là quá chậm.
Theo ông, DN cần Nhà nước hỗ trợ những gì để thoát khỏi khó khăn của thị trường?
Nhà nước cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, còn DN sẽ tự thân vận động theo thị trường. DN chỉ cần tháo rào, chứ bắt họ “mang gông” thì hỗ trợ cũng không có tác dụng nhiều. Quan điểm của tôi là tháo gỡ về thủ tục tốt hơn hỗ trợ.
Còn lãi suất ngân hàng, ông đánh giá là đã phù hợp chưa?
Hiện lãi suất vẫn còn trên dưới 12%/năm. Những tuyên bố của ngân hàng về giảm lãi suất còn 8% – 9%/năm thời gian gần đây theo tôi chỉ là một cách kinh doanh. Có thể có mức lãi suất đó nhưng ngân hàng chỉ áp dụng trong thời gian ngắn hạn 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm rồi lại thả nổi theo thị trường.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Theo Đặng Long
MẤY BÀI HỌC XƯƠNG MÁU
life cartoon
Tác giả: Ẩn Sỹ Đại Ngu 27/5/2014
Case số 1:
Chú thỏ đang khóc hu hu thì bỗng nhiên bụt (!) hiện lên hỏi:
-Tại sao con khóc?
-Dạ,vì con đang bị con sói gian ác đuổi sắp đến nơi rồi mà con không biết nên chạy hướng nào ?
-Chuyện nhỏ ! Con cứ nhằm hướng Tây mà chạy khi gặp dòng sông thì bơi qua là xong vì sói nó không biết bơi đâu;
Tin lời bụt, thỏ chạy thục mạng đến bờ sông và cũng là lúc sói đến sau lưng,đúng lúc đó thỏ mới ngộ (!) ra rằng mình cũng không…biết bơi !
Bài học xương máu: Đừng bao giờ làm theo lời khuyên của bất kỳ ai (kể cả thần thánh !) nếu tự mình không đủ tri thức để kiểm tra lại lời khuyên đó!
Case số 2:
Quạ và cáo cùng nhìn thấy một mẩu xương nằm giữa đường, quạ bay vụt đến cắp được miếng mồi ngon và bay lên ngọn cây cao tận hưởng;Cáo tức giận lồng lộn chửi bới đủ cách nhưng quạ vẫn im re…. thì bỗng thấy tiếng cáo:
-Này bác quạ ơi, thiên hạ đang đồn ầm lên rằng bác chẳng chịu đổi mới thể chế (!) gì cả?
Quạ vừa mở mồm (mỏ !Hihi…) ra định phản biện (!) thì mẩu xưởng rơi ngay xuống chỗ cáo đang đứng !…
Bài học xương máu: Nên đọc kỹ cuốn “Thế giới cong” (‘The World is Curved”) của David M.Smick!
Case số 3:
Chuyện cáo và quạ lặp lại….
Rút kinh nghiệm, lần này trước khi mở mồm (mỏ !Hihi…) ra phản biện thì quạ chuyển mẩu xương qua chân,cặp thật chặt rồi mới trả lời:
-Trò lừa đảo đó xưa rồi cáo ơi,về nhà đọc lại ”Thế giới phẳng” đi nhé ! T.Friedman mới tái bản năm 2014 có thêm 2 chương mới đấy!
Case số 4:
Con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị đông cứng lại và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nắm đấy một con bò đi qua ị vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng người nó đang ấm dần. Đống phân ấy ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Con mèo đi ngang nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm dưới đống phân, nó liền bới con chim ra ăn thịt.
Bài học xương máu: Khi đang ngập ngụa trong đống phân thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.
Case số 5:
Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ.
Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ.
Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi. Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: “Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang.”
Bài học xương máu: Không phải kẻ có nhiều học hàm,học vị nào cũng chịu đọc sách!
Case số 6:
Một con gà tây trò chuyện với một con bò. “Tớ muốn mình có thể trèo tới trên ngọn cây kia” nó thở dài than, “nhưng tớ chẳng đủ sức.” “Sao cậu không nhấm nháp chút đồ phế thải của tớ?” Con bò đáp, “Bổ lắm đó, cậu sẽ có thêm sức lực để trèo lên cây.” Con gà tây đớp vào đống phân bò và thực sự có được sức mạnh để trèo được lên một cành cây thấp nhất. Ngày hôm sau, sau khi đớp thêm một mớ phân bò nữa, con gà tây leo lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau bốn hôm đớp phân bò như thế, con gà tây hãnh diện trèo được lên đậu trên ngọn cây. Tức thì nó bị một nông dân trông thấy, và ông ta bắn nó rơi khỏi ngọn cây.
Bài học xương máu: Dối trá có thể đưa anh lên đỉnh cao, nhưng không giúp anh bám trụ được lâu dài.
Case số 7:
Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Một con thỏ con nhìn thấy thế hỏi: “Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không?”
Đại bàng trả lời: “được chứ, sao không“. Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.
Bài học xương máu: Để được ngồi không chẳng làm gì anh phải ngồi ở trên cao, cao thật là cao.
Ẩn Sỹ Đại Ngu