Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

 NHỮNG NGƯỜI THÔNG MINH VỀ TÀI CHÍNH LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ KIẾM TIỀN NGAY CẢ LÚC THỊ TRƯỜNG LÊN VÀ THỊ TRƯỜNG XUỐNG".

👉 Trong cuộc khủng hoảng và suy thoái hiện nay, nhiều người đã gần như mất tất cả. Họ mất nhà cửa, tài sản, quỹ hưu trí và còn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên cũng có không ít người đã lên kế hoạch kịp thời và kiếm được tiền từ những cơ hội tiềm ẩn trong khủng khoảng thông qua các cuộc đầu tư và kinh doanh.
Do vậy, nếu bạn muốn thịnh vượng về tài chính, bạn phải chuẩn bị cho những rắc rối và thay đổi, và xây dựng một kế hoạch tài chính vững chắc.
👉Và khi đó bạn cần một loại hình giáo dục khác với hầu hết mọi người.
👉 Có 3 hình thức giáo dục:
✔1. Giáo dục học thuật: Đây là trường học truyền thống của bạn, nơi bạn học cách đọc, viết và cách làm toán. Đây là những kiến thức quan trọng tuy nhiên bạn không học được cách hoạt động của tiền.
✔2. Giáo dục nghề nghiệp: Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia ví dụ như bác sĩ, kỹ sư hoặc luật sư, bạn cần một nền giáo dục chuyên nghiệp. Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ giáo dục chuyên nghiệp nhưng bạn lại không biết quản lý và chi tiêu, đầu tư hiệu quả.
✔3. Giáo dục tài chính: Điều quan trọng là khi bạn có giáo dục cơ bản và giáo dục nghề nghiệp, giáo dục tài chính sẽ đưa đến cho bạn những bài học về cách hoạt động, quản lý, nhân tiền để hoàn thiện việc xây dựng nền tài chính vững chắc cho bản thân.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

 LẮNG NGHE VÀ TÔN TRỌNG QUAN ĐIỂM KHÁC BIỆT - MỘT CÁI BẪY, NGƯỜI THỦ LĨNH CẦN CHÚ Ý!


Người ta thường nói, người lãnh đạo phải biết lắng nghe và tôn trọng các quan điểm khác biệt. Đúng là như vậy! Người lãnh đạo mà không biết lắng nghe là người độc đoán, dễ rơi vào trạng thái "chủ quan, duy ý chí". Không lắng nghe, sẽ không có đủ thông tin để phân tích và không biết đúng sai, dẫn tới việc ra quyết định sai lầm. Không tôn trọng quan điểm khác biệt, đội ngũ dễ xung đột và sẽ sớm tan rã...


Tuy vậy, chỗ này cũng là MỘT CÁI BẪY mà nhiều người không hiểu thấu đáo sẽ cứ dựa vào đó mà làm theo, để được tiếng là tôi luôn lắng nghe (và luôn thấu hiểu), tôi luôn tôn trọng quan điểm của người khác nên không tranh cãi...


Cần hiểu rằng, lắng nghe KHÔNG có nghĩa là phải NGHE THEO. Người thủ lĩnh lắng nghe nhiều người, nhiều ý kiến để có đủ thông tin, nhưng cuối cùng chính mình phải ra quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Quyết định đó có thể trái với ý kiến hay mong đợi của một số người, của nhiều người, thậm chí không trùng với ý kiến của bất kỳ ai, miễn là nói vì lợi ích cao nhất của đội ngũ, được cân nhắc kỹ khi ra quyết định, và ra quyết định bằng sự chính trực, bằng cái tâm trong sáng, và bằng trí tuệ minh mẫn. 


Đứng trên vai trò và góc nhìn của người thủ lĩnh (doanh chủ, CEO, chủ tịch HĐQT, thủ lĩnh phòng ban, đội nhóm...), họ nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và những vấn đề ở tầm cao hơn (mà người ở các vị trí khác không thể thấy được). Do vậy, đôi khi, có những quyết định của họ, cấp dưới không thể hiểu được. Chỉ sau một thời gian thì kết quả mới giúp minh chứng cho quyết định đó.


Còn tôn trọng quan điểm khác biệt phải hiểu cho đúng là TÔN TRỌNG QUYỀN NÊU QUAN ĐIỂM KHÁC BIỆT, chứ không phải là tôn trọng và đồng tình với mọi quan điểm khác biệt. Nếu người lãnh đạo mà nghe quan điểm nào cũng gật, cũng tôn trọng đến mức không dám tranh luận hay bác bỏ (tôi nhấn mạnh cả từ BÁC BỎ) thì đó là một người "BA PHẢI", không thể làm lãnh đạo!


Tôn trọng quyền nêu quan điểm của người khác để không cảm thấy khó chịu hay tổn thương, nhưng cuối cùng, người thủ lĩnh vẫn phải bảo vệ một quan điểm đúng nào đó (có thể là của mình, có thể là của một người trong số những người nêu quan điểm), chứ không thể xuê xoa, ậm ừ, đồng ý với tất cả.


Làm lãnh đạo phải quyết đoán, phải lắng nghe, phải cho phép người khác nêu quan điểm, nhưng cuối cùng, người lãnh đạo vẫn phải ra quyết định, không thể cứ ngập ngừng, chần chừ một cách bất tận.


Tôi muốn nhắc lại một ý mà tôi vẫn luôn nói về tính quyết đoán và ra quyết định của người thủ lĩnh:


- Quyết định tốt nhất là một QĐ đúng!

- QĐ tốt thứ nhì là một QĐ sai!

- QĐ tệ nhất là chẳng dám quyết định gì cả.

Tg Nguyễn Hữu Long