Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

 

Lí thuyết hộp Darvas (Darvas Box Theory) là gì? Cách sử dụng như thế nào?


Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mình sẽ học cách đầu tư chứng khoán từ một vũ công bale hay chưa? Hoàn toàn có thể chứ, nếu anh ta đã rất thành công trên đấu trường chứng khoán. Người mà chúng tôi muốn nhắc đến không ai khác chính là Nicolas Darvas, người được mệnh danh là “vũ công trên sàn chứng khoán”, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Tôi đã kiếm 2,000,000 đô la từ thị trường chứng khoán như thế nào?”. Và thứ mà chúng ta sẽ học hỏi ở vũ công tài ba này không gì khác ngoài Lý thuyết Hộp Darvas (Darvas Box Theory) vô cùng nổi tiếng và những nguyên tắc đầu tư thành công của ông trên thị trường chứng khoán.

Trong bài viết lần này, kienthucforex.com muốn chia sẻ đến các bạn Lý thuyết Hộp của Darvas và ứng dụng tuyệt vời của nó trong đầu tư chứng khoán.

Cha đẻ của Lý thuyết Hộp Darvas – Nicolas Darvas là ai?

Nicolas Darvas, sinh năm 1920 tại Hungary, mất năm 1977 tại Paris, Pháp. Ông từng là sinh viên ngành Kinh tế và Xã hội học tại trường Đại học Budapest. Đến năm 1943, dưới sự truy đuổi của phát xít Đức, ông và gia đình phải trốn chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó tiếp tục di cư sang Mỹ vào năm 1951.

Trong thời gian này, ông hoạt động như một vũ công ballet chuyên nghiệp tại các hộp đêm ở New York và nhiều bang khác tại Mỹ. Nhiều người nhận xét ông khá lập dị nhưng rất thành công trong công việc, dù lớn hay nhỏ, từ việc giải ô chữ, đến thi đấu bóng bàn, đặc biệt, ông là vũ công xuất sắc được trả lương cao nhất thế giới.

Cơ duyên đưa đẩy để ông trở thành một nhà đầu tư chứng khoán vĩ đại rất tình cờ mà chính bản thân ông cũng không thể ngờ đến. Vào tháng 11/1952, sau khi biểu diễn ở hộp đêm Toronto, ông được chủ của hộp đêm này đề xuất trả thù thao bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt, giá cổ phiếu này lúc đó chỉ có 50 xu.

Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, giá cổ phiếu tăng lên đến 1,9 đô la, ông quyết định bán ra và thu về 8,000$ tiền lãi. Đây là khoản lợi nhuận đầu tiên từ chứng khoán mà ông nhận được. Kể từ lần đó, ông quyết tâm tham gia vào thị trường chứng khoán.

Khi trở thành nhà đầu tư thực thụ, Nicolas Darvas đã có những thành công và cả những thất bại. Với mỗi lần như thế, ông đều tìm ra nguyên nhân giúp ông thành công và biến những điều đó thành nguyên tắc đầu tư, với mỗi thất bại, ông cũng tìm hiểu nguyên nhân để làm bài học cho những lần đầu tư sau.

Sau cùng, ông rút ra một quan điểm: chỉ có phương pháp kỹ thuật là đúng đắn, tập trung vào giá cả và khối lượng, bỏ qua mọi yếu tố liên quan khác, ông sẽ có được những kết quả khả quan hơn. Và cũng từ quan điểm đó, lý thuyết Hộp Darvas ra đời, giúp ông kiếm được 2 triệu đô lợi nhuận chỉ trong vòng 18 tháng. Rất đáng để chúng ta học hỏi và áp dụng lý thuyết này vào giao dịch, đúng chứ?

Không những thành công ở lĩnh vực nghệ thuật hay là một nhà đầu tư giỏi, Nicolas Darvas còn là tác giả của những cuốn sách “best seller” và nổi tiếng toàn thế giới, trong đó có “How I Made $2,000,000 In The Stock Market (Tôi Đã Kiếm Được 2,000,000 Đô La Từ Thị Trường Chứng Khoán Như Thế Nào?) và Wall Street: The Other Las Vegas (Phố Wall: Một Las Vegas Khác).

Darvas Box Theory – Lý thuyết Hộp Darvas là gì?

Lý thuyết Hộp của Darvas là một phương pháp phân tích kỹ thuật, xác định giới hạn phạm vi dao động của giá trong những đợt tái tích lũy hoặc tái phân phối, trước khi giá phá vỡ những giới hạn đó và tiếp tục xu hướng của nó.

Darvas Box là một chiến lược giao dịch thuận xu hướng, xác định điểm mua vào trong xu hướng tăng và điểm cắt lỗ trong trường hợp giá đảo chiều. Bên cạnh đó, lý thuyết Hộp Darvas còn là phương pháp giao dịch breakout, xác định thời điểm giá phá vỡ giới hạn phạm vi giao dịch trong các giai đoạn tái tích lũy/phân phối và tiếp tục xu hướng ban đầu.

  • Nội dung lý thuyết Hộp Darvas

Khi cổ phiếu đang trong một xu hướng tăng, giá của nó sẽ không tăng liên tục và đột ngột mà nó sẽ quay trở lại ở những mức giá thấp hơn và dao động lên xuống khá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, giống như động tác cúi đầu của những vũ công để chuẩn bị cho những cú nhảy lên tốt hơn. Vùng giá mà cổ phiếu dao động lên xuống đó tạo thành chiếc hộp Darvas. Khi giá phá vỡ giới hạn trên của chiếc hộp này, nó sẽ đi vào phạm vi giao dịch của một chiếc hộp mới, ở một mức tăng mới. Ngược lại, nếu giá phá vỡ giới hạn dưới của chiếc hộp, nó sẽ đảo chiều xu hướng.

Các bước giao dịch theo Lý thuyết Hộp Darvas

Quy trình giao dịch theo Lý thuyết Hộp Darvas có thể được chia thành 3 bước quan trọng:

  • Bước 1: Lựa chọn cổ phiếu

Tác giả của nó, Nicolas Darvas đã phát minh ra lý thuyết này từ thị trường chứng khoán và ông cũng chỉ sử dụng nó để đầu tư cổ phiếu, chính vì thế, việc lựa chọn cổ phiếu hiển nhiên trở thành một khâu vô cùng quan trọng khi giao dịch với Darvas Box.

Nguyên tắc lựa chọn cổ phiếu của Darvas hoàn toàn theo phương pháp kỹ thuật, chỉ tập trung vào 2 yếu tố: giá cả và khối lượng. Ông lựa chọn những cổ phiếu có giá đang tăng và khối lượng cũng tăng lên theo xu hướng của giá mà hoàn toàn không quan tâm đến những lý do của việc tăng giá này vì ông cho rằng tất cả những nguyên nhân sâu xa đó đều sẽ được thể hiện trong việc tăng giá và khối lượng nên chỉ cần nhìn thấy những sự tăng lên đó thì ông sẽ mua ngay mà không cần biết tại sao tăng.

Nhưng điều quan trọng ở đây là làm sao để phát hiện ra một cổ phiếu đang tăng giá hay nói cách khác là cổ phiếu đang trong một xu hướng tăng?

Nguyên tắc lựa chọn cổ phiếu của Darvas dựa trên 2 điều kiện:

  • Điều kiện cần: một cổ phiếu bình thường không có quá nhiều biến động bỗng biến động mạnh thì đó được xem là sự biến động bất thường.
  • Điều kiện đủ: nếu cổ phiếu đó có sự gia tăng về giá và khối lượng thì đó là cổ phiếu tốt để mua vào.

Lý giải cho nguyên tắc này, Darvas cho rằng sự bất thường trong chuyển động của giá có thể do một bộ phận nhà đầu tư nắm được những thông tin tốt, nếu mua vào cổ phiếu đó, các bạn sẽ cùng chung con thuyền với họ và không sợ họ sẽ nuốt chửng mình.

  • Bước 2: Xây dựng hộp Darvas

Khi giá tăng lên mạnh và bắt đầu có những đợt điều chỉnh giảm rồi dao động lên xuống trong một phạm vi nhất định thì tiến hành vẽ hộp Darvas. Cạnh trên hay giới hạn trên của chiếc hộp sẽ đi qua mức giá cao nhất trong phạm vi dao động của giá; cạnh dưới hay giới hạn dưới của chiếc hộp sẽ đi qua mức giá thấp nhất trong phạm vi dao động đó. Các mức giá cao nhất và thấp nhất này không bị phá vỡ ít nhất là trong 3 ngày liên tiếp. Cạnh trên đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự, ngược lại, cạnh dưới là một ngưỡng hỗ trợ.

Tùy thuộc vào mỗi cổ phiếu mà kích thước và thời gian dao động trong phạm vi của chiếc hộp Darvas sẽ khác nhau. Có cổ phiếu chỉ mất vài giờ để chuyển sang chiếc hộp khác nhưng cũng có những cổ phiếu mất đến vài ngày. Có cổ phiếu dao động trong những chiếc hộp rất hẹp nhưng cũng có cổ phiếu dao động với biên độ lớn, làm cho kích thước hộp tăng lên nhiều.

  • Bước 3: Giao dịch

Như đã nói ngay từ ban đầu, lý thuyết Hộp Darvas là một chiến lược giao dịch thuận xu hướng, vậy để biết chắc một cổ phiếu đang trong xu hướng tăng thì ít nhất phải hình thành được 2 hộp Darvas.

  • Khi giá phá vỡ cạnh trên của chiếc hộp thì vào lệnh Mua. Trong lịch sử giao dịch của mình, Darvas đã bỏ lỡ nhiều cơ hội vào lệnh với mức giá đẹp nên chiến lược mà ông sử dụng chính là đặt một lệnh mua tự động với mức giá cao hơn cạnh trên của chiếc hộp từ 1-2% và chặn lỗ ngay phía dưới của cạnh dưới cũng từ 1-2% vì nếu giá phá vỡ cạnh dưới của hộp Darvas nghĩa là nó sẽ không thể tiếp tục tăng được nữa.
  • Khi giá tăng lên theo đúng như lý thuyết và hình thành chiếc hộp mới cao hơn thì dịch chuyển mức chặn lỗ lên gần cạnh dưới của chiếc hộp mới, cách cạnh dưới cũng từ 1-2% và tiếp tục đặt lệnh chờ mua thứ 2 tại cạnh trên của chiếc hộp mới và chặn lỗ theo cách thức tương tự lệnh thứ nhất. Nếu giá phá vỡ cạnh dưới của hộp mới, lệnh thứ nhất tự động đóng lại, lệnh thứ hai không thực hiện được ? hủy lệnh.

Quy trình giao dịch theo lý thuyết Hộp Darvas sẽ giúp nhà đầu tư đạt được 4 mục tiêu cơ bản khi giao dịch chứng khoán:

  • Một, lựa chọn đúng chứng khoán: việc theo dõi sự gia tăng của giá và khối lượng cộng với những biến động bất ngờ sẽ giúp các bạn thực hiện được mục tiêu này.
  • Hai, xác định đúng thời điểm vào/ra thị trường: chiếc hộp Darvas là công cụ thực hiện mục tiêu này.
  • Ba, lợi nhuận lớn: theo Darvas, lợi nhuận lớn là lợi nhuận thu được sau mỗi giao dịch phải lớn hơn chi phí môi giới đã bỏ ra. Việc sử dụng các lệnh mua tự động đã giúp ông làm được điều này.
  • Bốn, thua lỗ nhỏ: bằng cách sử dụng lệnh bán chặn lỗ khi vào một lệnh mua mới và dịch chuyển chặn lỗ khi một chiếc hộp mới cao hơn được hình thành.

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi giao dịch với lý thuyết Hộp Darvas

  • Nên đứng ngoài những thị trường giảm giá, trừ khi cổ phiếu vẫn tiếp tục duy trì trong những chiếc hộp của chúng hoặc tăng giá.
  • Không có điều gì là chắc chắn trên thị trường.
  • Chấp nhận sự thật và điều chỉnh lại bản thân cho phù hợp hơn. Bớt kiêu hãnh.
  • Cần chuẩn đoán khách quan, không gắn vận mệnh của mình vào bất kỳ một lý thuyết hay cổ phiếu nào.
  • Cần phải cứng rắn và không được cảm tính với cổ phiếu.
  • Không có cổ phiếu tốt hay xấu mà chỉ có cổ phiếu đang tăng giá hoặc đang giảm giá.
  • Không nên quá tập trung vào cơ hội, điều quan trọng là giảm rủi ro đến mức tối thiểu.
  • Điều khiển được cảm xúc: sợ hãi, hy vọng và tham lam.

7 quy tắc đầu tư của Nicolas Darvas

Bên cạnh lý thuyết Hộp Darvas – một tài sản có giá trị mà Nicolas Darvas đã để lại cho chúng ta, thì các quy tắc đầu tư của ông cũng là những giá trị lớn mà tất cả những nhà đầu tư thế hệ sau đều phải học hỏi.

Những quy tắc này được ông đề cập khá rõ trong cuốn “Tôi đã kiếm 2,000,000 đô la từ thị trường chứng khoán như thế nào?”

  1. Không nên nghe theo các công ty tư vấn, dù ở Canada hay Phố Wall.
  2. Hết sức thận trọng với lời khuyên của những nhà môi giới. Họ vẫn có thể sai.
  3. Nên bỏ ngoài tai những câu nói được lưu truyền ở Phố Wall, dù nó cổ kính và đáng trân trọng bao nhiêu đi nữa.
  4. Không nên mua bán ở thị trường OTC vì chỉ trong thị trường chứng khoán được niêm yết thì mới luôn có người mua khi muốn bán.
  5. Không nên nghe theo những lời đồn đại, dù chúng có vẻ chắc chắn.
  6. Hướng tiếp cận cơ bản tốt hơn mạo hiểm.
  7. Nên giữ một cổ phiếu đang tăng trong thời gian dài hơn là theo đuổi nhiều cổ phiếu trong một thời gian ngắn.


 


Tưởng chừng như quá phức tạp để chỉ ra các quy luật luôn ảnh hưởng đến chúng ta, ngoại trừ những luật lệ oái oăm mà do con người nghĩ ra. Nhưng không phải, có nhiều quy luật lắm. Các bạn xem 28 quy luật này có đúng với bản thân bạn và những người xung quanh không nhé:


1. Quy luật của Chleid:

Nhiệm vụ khó khăn nhất phải được giao cho nhân viên lười biếng. Người ấy chắc chắn sẽ tìm ra một cách dễ dàng và chất lượng để giải quyết nó. Suy cho cùng, một người lười biếng sẽ không phức tạp hóa cuộc sống của mình và sẽ làm tốt công việc ngay lập tức, để sau này không phải làm lại.


2. Định luật của Murphy:

Nếu điều gì đó có thể sai, nó chắc chắn sẽ sai. Và trong tất cả các tình huống xấu nhất có thể xảy ra chính cái điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra.


3. Quy tắc liên lập của Richard:

Những gì bạn giữ đủ lâu thì có thể vứt đi. Một khi bạn mới vứt bỏ thứ gì đó, bạn sẽ cần đến nó.


4. Luật của Lerman:

Tuyệt đối bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào cũng có thể được giải quyết nếu bạn có tiền và thời gian. Nhưng vấn đề là bạn sẽ luôn thiếu thời gian hoặc tiền bạc. 


5. Quan sát Ettore:

Hàng bên cạnh trong cửa hàng luôn di chuyển nhanh hơn hàng của bạn. Và nếu bạn đứng sang bên ấy, cái hàng bạn vừa bỏ đi sẽ tiến nhanh hơn.


6. Quy luật của Meximen:

Luôn luôn không có đủ thời gian để hoàn thành công việc một cách đúng đắn, nhưng luôn sẽ có thời gian để sửa đổi nó.


7. Quy luật Tìm kiếm:

Cái bạn cần luôn ở nơi dễ nhìn thấy nhất hoặc ở nơi bất ngờ nhất. Do đó, đừng lãng phí thời gian và bắt đầu tìm kiếm từ nơi không phù hợp nhất. 


8. Nguyên tắc của St. Petersburg:

Một người có năng lực đến mức độ kém cỏi của mình. Bạn càng hiểu biết nhiều và biết cách làm, thì bạn sẽ càng khó để tiếp tục học hỏi và phát triển. Leo lên nấc thang sự nghiệp, bạn sẽ sớm đạt được mức độ khó quá cao dành cho bạn.


9. Định lý Can và Orben:

Nếu không có gì khác giúp được, thôi thì hãy đọc hướng dẫn đi! 


10. Dao cạo râu Hanlon:

Thường thì tất cả những gì bạn cho là cố tình xấu chơi đều được thực hiện vì ngu dốt mà thôi. Vì vậy, không cần phải trách móc người ta vì những ý đồ xấu xa của họ, mà trên thực tế là không phải vậy đâu.


11. Quy luật của Po:

Khi đùa về những chủ đề gai góc cần tuyên bố rõ đó là đùa, chứ nếu không sẽ vẫn có người coi đó là bạn đang nói nghiêm túc.


12. Định luật thứ tư của Finneagle

Nếu có gì đó đã không ổn, thì bất kỳ nỗ lực nào để cứu vãn tình hình sẽ chỉ khiến nó tồi tệ đi. Nên đôi khi bỏ mặc tất cả như đang có thì tốt hơn.


13. Luật Lao động Tự nguyện Zimmerg:

Người ta luôn tự nguyện làm việc khi chẳng  cần thiết phải làm thế.


14. Quy luật của Ggamperson:

Mong muốn của bạn tỷ lệ nghịch với xác suất đạt được kết quả mong muốn. Đó chính là, nếu bạn vội vàng, tất cả xung quanh bạn sẽ cố tình cản trở sự vội vàng của bạn: phéc mơ tuya quần, chìa khóa sẽ không vào được ppr khóa, xe buýt sẽ đứng ở trạm dừng rất lâu và dừng ở mỗi đèn giao thông, v.v...


15. Quy luật của sức hút có lựa chọn:

Nếu thứ gì đó rơi xuống, đó sẽ thứ gây ra thiệt hại lớn nhất. Chẳng hạn như bánh sandwich luôn rơi xuống mặt phết bơ xuống đất.


16. Luật Pareto:

20% nỗ lực mang lại 80% kết quả. Và ngược lại. Quy luật của cuộc sống luôn đúng cho tỉ lệ này.


17. Định luật thứ ba của Chizholm:

Bất kỳ gợi ý nào của bạn sẽ được diễn giải khác với ý bạn. Và tất cả bởi vì con người khác nhau và đương nhiên suy nghĩ cũng khác nhau.


18. Quy luật của Lão và Can:

Càng nhiều người tham gia cuộc họp và bạn càng dành nhiều thời gian cho nó, nó càng kém hiệu quả.


19. Định luật Parkinson:

Công việc sẽ được thực hiện trong thời gian bạn đã đặt ra. Ngay cả khi bạn có thể hoàn thành một nhiệm vụ trong 1 ngày và đặt ra deadline là cuối tuần, công việc vẫn sẽ được hoàn thành trước khi thời hạn dự kiến kết thúc một chút.


20. Quy luật của Yuong:

Tất cả những khám phá vĩ đại đều do sai lầm.


21. Nguyên tắc thứ tám của Fingail:

Làm việc nhóm là rất quan trọng. Nó cho  phép bạn đổ lỗi cho người khác.


22. Quy luật nghiên cứu khoa học của Murphy:

Để bảo vệ lý thuyết của bạn, luôn cần tiến hành một lượng nghiên cứu cần thiết nhất định nào đó.


23. Quy luật của Segal:

Một người đàn ông chỉ có một chiếc đồng hồ là biết chính xác thời gian là mấy giờ. Một người có vài chiếc đồng hồ chưa chắc đã biết được chắc điều này.


24. Nguyên tắc của xúc xích:

Những người yêu thích xúc xích và tôn trọng pháp luật thì không nên xem cả hai thứ ấy được làm ra như thế nào.


25. Tiên đề của Harrison:

Đối với mỗi hành động đều có một lời chỉ trích tươg đương chống lại nó.


26. Quy luật thực hành chuyên nghiệp của Drew:

Ai trả ít tiền nhất thì là người phàn nàn nhiều nhất.


27. Định luật của Van Roy:

Một món đồ chơi không vỡ có ích cho việc người ta dùng nó để phá vỡ các đồi chơi dễ vỡ khác.


28. Nguyên tắc của một quả chuối:

Nếu bạn mua chuối chưa chín, thì đến lúc chín sẽ không còn quả nào nữa. Nếu chuối bạn mua về chín, chúng sẽ bị hỏng trước khi bạn kịp ăn hết.


(Sưu tầm và lược dịch)

 


Ảnh: bộ sách X. Bạn thường bị bỏ qua những cuốn sách cần thiết nhất cho mình...


Tg: Nam Nguyen 

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

 Một phụ nữ xinh đẹp đi vào ngân hàng thành phố với một chiếc vali. 

Nhân viên ngân hàng hỏi

- Thưa bà! Bà đến gửi tiền?

- Vâng, nhưng tôi gửi số tiền lớn nên tôi muốn gặp ngài chủ tịch ngân hàng để bảo đảm.

Cô nhân viên đưa bà ta đến văn phòng gặp chủ tịch

 - Thưa bà! Bà muốn gửi bao nhiêu tiền? Ông chủ tịch ngân hàng hỏi

- 1 triệu đô la. Người phụ nữ đáp và đặt chiếc vali lên bàn.

Sau khi hoàn tất thủ tục gửi tiền ông chủ tịch hỏi

- Thưa bà! Tôi muốn biết bà kinh doanh gì mà có số tiền lớn như vậy?

- Tôi chơi cá cược. Người phụ nữ trả lời

- Cá cược? Bà có thể nói cụ thể hơn không? 

Người phụ nữ nở nụ cười tươi rồi nhịn thẳng vào mắt ông chủ tịch nói

- Ví dụ như tôi cá với ông 20 ngàn đô la là hai hòn bi của ông hình vuông. Ông có dám cá với tôi không?

- Tại sao không? Tôi nghĩ là tôi sẽ thắng cược.

Ông chủ tịch nói với vẻ mặt đầy tự tin.

- Ông chắc chắn chứ? Vậy 10 giờ trưa mai tôi sẽ mời luật sư của tôi đến để làm chứng cho vụ cả cược này ông nghĩ sao?

- Tôi đồng ý, hẹn bà ngày mai. Ông chủ tịch nói và bắt tay tiễn người phụ nữ ra về.

Tối hôm ấy đứng trước gương trong nhà tắm ông ta ngắm nghía, sờ nắn hai hòn bi của mình để chắc chắn rằng nó không phải là hình vuông,  sau đó ông đi ngủ.

Hôm sau ông đến ngân hàng sớm hơn và không quên kiểm tra lại hai hòn bi của mình.

Đúng 10 giờ người phụ nữ có mặt tại phòng làm việc của ông chủ tịch và đi cùng bà là 1  người đàn ông. Bà giới thiệu vị luật sư với chủ tịch và nhắc lại vụ cá cược. 20 nghìn đô la rằng hai hòn bi của chủ tịch hình vuông.

Ông chủ tịch đồng ý và hai bên đặt cược. Sau đó người phụ nữ yêu cầu chủ tịch tụt quần xuống để tất cả mọi người đều nhìn thấy. Ông chủ tịch liền kéo quần xuống người phụ nữ nhìn chằm chằm vào hai hòn bi và hỏi.

- Tôi có thể cầm vào nó được không? 

- Được, 20 nghìn đô la là một khoản tiền lớn nên tôi muốn bà chắc chắn trong công việc của mình. 

Ông chủ tịch trả lời với vẻ tự tin, chợt ông nhìn thấy vị luật sư đi cùng với người phụ nữ đang đập đầu vào cánh cửa với vẻ mặt buồn thảm. Ông hướng về phía luật sư và hỏi

- Có chuyện gì xảy ra với ông vậy? 

- Không có chuyện gì đâu. Người phụ nữ trả lời

- Chỉ có điều là hôm qua tôi đã cược với ông ta 100 nghìn đô la rằng 10 giờ trưa nay hai hòn bi của chủ tịch ngân hàng thành phố sẽ ở trong tay tôi.


Chúc anh em giữ bank thật chặt 😢

Nguồn: sưu tầm của BÁ .

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021




(Thề đây chuyện tiểu học cho Nhi Đồng….Ko biết Nhà Đầu Tư học được các cháu ko nhỉ Cả Nhà ???)


Một hôm, có một chú chó vừa hung dữ, vừa tham lam đang lững thững đi dạo trên đường, bỗng nhiên, một mùi thơm thức ăn ở đâu bay tới đánh thức cơn đói cồn cào trong bụng nó. Ngay lập tức, nó liền chạy nhanh theo hướng có mùi thơm. Nó nhìn quanh quẩn một hồi lâu vẫn chưa phát hiện ra mùi thơm đó tỏa ra từ chỗ nào. 


Lát sau, nó mới phát hiện ra. Hóa ra là một chú chó con đang ngậm một khúc xương trong miệng. Nó nhìn thấy thế và thèm miếng xương kia lắm. Nó bèn nghĩ: ” Mình phải dọa cho con chó con kia sợ mất mà bỏ lại khúc xương ngon lành kia cho mình mới được”. Rồi chú chó hung dữ tham lam liền nhe răng gầm gừ, gâu gâu liên hồi, dọa cho chú con hoảng sợ chạy mất và phải bỏ lại khúc xương.


Thế là chú chó tham lam lam đã chiếm được một bữa ăn ngon quá dễ dàng. Nhưng nó không ăn ngay vì trong đầu nó cứ hiện lên một nỗi lo sợ rằng mùi thơm sẽ dụ nhiều con chó khác tới và như thế nó sẽ lại bị cướp miếng mồi ngon giống như chú chó con vừa rồi. Thế là nó chạy nhanh đến một nơi thật kín đáo và an toàn để có thể một mình từ từ ung dung thưởng thức bữa trưa.


Trên đường đi, nó đi qua một cây cầu. Nhìn xuống sông, nó bỗng thấy một con chó khác cũng đang ngậm một khúc xương trong miệng và giương mắt nhìn nó. Thấy thế, chú chó tham lam nghĩ bụng: ” Con chó này trông thật ngốc nghếch và đáng ghét. Đã thế mình sẽ dọa cho nó bỏ chạy rồi lại cướp miếng xương của nó. 


Như vậy mình lại kiếm thêm được một miếng mồi ngon, bữa trưa nay mình tha hồ mà tận hưởng “. Nghĩ xong, nó làm ngay tức thì, nó liền sủa lên một tiếng ” Gâu gâu gâu” mà quên mất rằng mình đang ngậm khúc xương. Thế là khúc xương trong miệng nó rơi tõm xuống sông. Cuối cùng nó đành lủi thủi ôm bụng đói đi về nhà lòng bao tiếc nuối.


P/s: Như vậy, câu chuyện mượn hình tượng con chó tham lam để phê phán những kẻ tham lam, ngu ngốc, thiếu hiểu biết rồi cuối cùng nhận lấy thất bại

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

 Đừng bao giờ cải nhau với thằng đang cầm Hàng mà bạn đang cầm tiền và ngược lại.

Câu chuyện sau đây cho bạn thấy góc nhìn khác nhau tranh luận bằng thừa.

Sư tử bảo : Nghe bảo Ông Vẽ đẹp lắm

Hươu : cái đầu B.u.ồ.i gì tao chả vẽ được.

Sử tử : Mày vẽ tao hộ cái

Hươu : Ok bạn ei 

Sử tử: Huơu mày vẽ cái đầu B.u.ồ.i gì vậy

Hươu : Tao vẽ mày

Sư tử : Mày vẽ tao như cái đầu B.u.ồ.i vậy.

Hươu : Từ trên cao nhìn xuống..mày như cái đầu B.u.ồ.i thật

Từ đấy tình bạn tan vỡ chỉ vì góc nhìn khác nhau


Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

 GIAI ĐOẠN NGUY HIỂM tháng 11-2021

Thị trường bước vào uptrend.. và sẽ còn tăng dài. Tuy nhiên giai đoạn nguy hiểm bắt đầu.. Nguy hiểm không phải nằm ở thị trường mà là ở Tư Duy. nhà đầu tư bị lái theo con đường lệch lạc.
Thị trường trong giai đoạn người người nhà nhà đều thắng.. Mã ra báo cáo lỗ cũng tăng.. Đội lái nào khỏe thì tăng nhiều. Giá trị cổ phiếu không còn phản ánh theo tình hình hoặc triển vọng của doanh nghiệp.
sau 1 thời gian.. nhà đầu tư rất dễ bị ru ngủ. và chỉ còn quan điểm.
Cổ phiếu Tốt là Cổ phiếu tăng giá.
Kể lại câu chuyện của tôi khi mới bước chân vào nghề.
Khi đó tôi mới bắt đầu tập tọe chứng khoán năm 2007 khi còn ở nước ngoài và nghiên cứu cơ bản rất kĩ.. các chỉ số PE EPS Growth doanh nghiệp tăng trưởng đủ cả.
nhưng trong 1 môi trường cổ phiếu tăng theo dòng.. tăng theo bảng tên chữ cái. ra báo cáo lỗ là tăng. còn cổ phiếu tốt thật sự thì cứ nằm ì ra 1 chỗ ko tăng
dần dần tôi đã tha hóa.
Tư duy trở nên lệch lạc và bước vào con đường đầu cơ đội lái..
Cũng tạm gọi là nhanh nhẹn nên có những cú ăn bằng lần.. Sau đó dần lún sâu vào con đường thuần túy đầu cơ và quên dần những thứ cơ bản ban đầu.
Hầu như đánh mã nào cũng ăn và ăn to. Ăn nhiều. Tôi có suy nghĩ rất đơn giản. Mua làm cổ đông lớn 1 cty rùi sao đó hàng năm. cứ đánh lên đánh xuống theo sóng là bền vững nhất. không bao giờ chết.
Tôi mơ ước năm 30 tuổi sẽ tạo được 1 triệu $ đầu tiên và đã sặp đạt được cột mốc này.
NHƯNG
Cuộc sống không như mơ..
Cú sập năm 2009 ko giết chết tôi mà pha thị trường mất thanh khoản 2011 đã hoàn toàn hạ gục tôi. ( khi đó hàng ngày cả thị trường thanh khoản 200 tỉ )
Đang sở hữu gần 20% của 1 công ty. ( có miếng đất rất to và giá trị.) công ty chứng khoán ngưng margin và yêu cầu trả nợ hoặc bán.
Trong điều kiện thị trường chứng khoán không thanh khoản thì việc ngưng margin đột ngột ko khác nào bạn đi trên máy bay và nghe tin động cơ máy bay hỏng.
Tôi đứng giữa 2 lựa chọn. chuyển hàng qua 1 cty khác và đánh lên (vì lúc đó tôi đã control dc floating share của cty) up vào 1 cty CK non trẻ nào đó.. hoặc lì lợm nắm giữ mong chờ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Không muốn mất uy tín trong thị trường tài chính quá nhỏ bé. Tôi quyết tâm giữ hàng và đắp mọi tài sản hiện có để gồng.
Và điều gì đến cũng sẽ đến.
ĐỔ VỠ
Tài khoản bay hơi nhanh chóng. Tài sản giảm còn 1/10 trong khi số nợ tăng dần đều vì lãi nhập gốc.
Kết quả. Năm 30 tuổi thay vì tích lũy dc 1 triệu $ đầu tiên như dự kiến thì tôi đã có số nợ 1 triệu $ đầu đời.
Chán nản mệt mỏi. Mẹ khuyên tôi đổi nghề để co thu nhập bền vững. Bỏ nửa năm ở nhà chơi game không làm gì.
QUAY TRỞ LẠI
Bắt đầu quay lại với vị trí thấp nhất ở 1 cty chứng khoán với mức lương 3.5tr.
Từng bước từng bước tôi quay trở lại thị trường.
Lại bắt đầu kiếm được những Tỉ đầu tiên.. rùi lại mất ở 1 game nào đó.
Sau vài năm ngụp lặn tôi suy nghĩ ngược lại quá trình đầu tư.
Nếu những nhà đầu tư kiên trì nắm giữ những cổ phiếu tốt đầu ngành thời đó như VNM FPT HPG VCB.... thì sau 10 năm. tài sản tăng lên hàng chục lần... (hàng trăm lần nếu biết cách tận dụng những con sóng)
trong khi mình 10 năm đi lùi chứ đừng nói dậm chân tại chỗ.
THAY ĐỔI.
Đững lên từ bài học quá khứ. Tôi bắt đầu thực hiện mọi việc 1 cách chuyên nghiệp hơn.
Tạo danh mục dài hạn. Tăng hiệu quả đầu tư bằng cách trading dựa theo danh mục trong những con sóng của thị trường ( đảm bảo danh mục luôn được giữ vừng )
bất chấp mọi con sóng lên xuống. Tôi kiên định với những gì tôi vạch ra cho mình và khách hàng.
KẾT QUẢ.
Những gì tôi tạo dựng trong những năm gần đây cho mình và tập khách hàng tôi quản trị là kết quả tăng trưởng vượt mọi kì vọng và out perfome thị trường chung rất nhiều.
Tôi Giữ nguyên tôn chỉ : Không đánh an toàn trong những cổ phiếu liều lĩnh mà sẵn sàng liều lĩnh trong những cổ phiếu an toàn.
Việc đặt an toàn và quản trị rủi ro phải luôn được đặt lên hàng đầu.
Tiền mất bạn có thể kiếm lại dc nhưng uy tín mất. Bạn sẽ mất Mình.. mất tiền mất khách hàng và mất tất cả mọi thứ xung quanh.
Tôi ít khi viết nhưng hôm nay muốn viết ra đây để nhắn nhủ đến những nhà đầu tư F0 và những môi giới mới vào nghề .. Những bài học của mình.
Đầu cơ là Cần thiết và phải có trong 1 thị trường tài chính. Nhưng quản trị rủi ro và tránh quá sa đà vào đầu cơ mà quên đi giá trị cốt lõi. Đừng để mắc những sai lầm để rồi 10 năm sau chưa chắc đã còn có cơ hội gượng mình dậy. Viết ra những dòng này e rằng quá sớm.., Thị trường đầu cơ sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài..
Các bạn tránh xa những cơ hội nhân tiền nhanh thì sẽ là mất mát của các bạn nhưng xa đà quá mức thì sẽ dẫn đến đau thương.
Viết những dòng này chắc vài năm sau nhiều người mới hiểu. Nhưng cứ viết ra hi vọng sẽ giúp được cho ai đó tránh bước vào con đường tôi đã từng trải qua.
P/S: Mã đầu cơ tôi lái ngày đó đến giờ hơn 10 năm sau.. nó vẫn đứng nguyên ở giá của 10 năm trước vẫn cầm 1 miếng đất cực ngon đáng giá hơn nhiều giá trị của toàn công ty trong 1 thị trường tăng trưởng như hiện tại
trong khi Những mã cơ bản tốt đầu ngành thì tăng trưởng hàng chục lần.
Cục vàng mà ko làm gì thì 10 năm sau vẫn là cục vàng.
Cần câu cá mà chăm chỉ câu cá mỗi ngày sau 10 năm ta mua dc nhiều cục vàng.
Tư duy đầu tư và cách thức đầu tư.. đã từng viết và chia sẻ trong bài tích sản cổ phiếu từ năm năm ngoái.
Nhà đầu tư F0 hay những môi giới mới bước vào nghề.. nên xác định mục tiêu và nguyên tắc rõ ràng( phù hợp với tính cách của mình) và đi theo những quy tắc đó.

 ĐẦU TƯ LÀ TỐT NHƯNG ĐẦU CƠ CŨNG KO XẤU.

Bản chất thực sự của thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp phát triển. Chứng khoán sẽ được nắm giữ bởi nhà đầu tư và sự giao dịch của nhà đầu cơ nuôi sống thị trường (tạo thanh khoản) nên không thể thiếu 1 trong 2.
Tuy nhiên.
1 thị trường khỏe mạnh khi nhà đầu tư nắm giữ nhiều cổ phiếu cơ bản tốt.. nhà đầu cơ trading và kiếm dc lợi nhuận. Doanh nghiệp kinh doanh tạo ra lợi nhuận => tiền quay trở lại thị trường bằng cổ tức hoặc sự tăng giá của cp và làm thị trường khỏe hơn và tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Đây là thị trường win win khi tất cả đều được hưởng lợi từ nó.. Từ người nắm giữ.. người đầu cơ (khi giá tăng trưởng thì ít khả năng xẩy ra thua lỗ hơn) cũng như chủ doanh nghiệp
ở thị trường này tất cả đều kiếm được tiền
2. Thị trường WIN LOSE
Thị trường khi mà phần lớn các đội lái đánh lên cổ phiếu rác cổ phiếu kém chất lượng. Nhà đầu cơ vào hùa theo và sau 1 thời gian khi đội lái hoặc chủ doanh nghiệp rút dc tiền ra và nằm trong túi họ. Còn ở lại thị trường là những nhà đầu cơ thua lỗ, Nhà đầu tư thua lỗ và sau đó thường sẽ rút khỏi thị trường ( thị trường giảm bớt nhà đầu tư thì sẽ èo uột và khó tăng trưởng và phải chờ đợi 1 lớp nhà đầu tư mới)
VD điển hình của thị trường này là thời 2012-2015. Thời gian đó đội nhà a Q nổi lên với chiêu trò thánh gióng. Những công ty vài trăm tỉ được tăng vốn lên nhiều ngàn tỉ. Giá trị giao dịch đẩy lên cao trào. Phần lớn mọi người đều lao vào sòng bạc F để vặt nhau... Sau 1 2 năm nhìn lại.. tất cả các con bạc cầm rất nhiều cổ phiếu.. Còn ô chủ thì rút ra hàng ngàn tỉ đồng.
Sau khi rút ruột tiền từ sòng FLC ông chủ đưa sòng mới ROS lên sàn. 1 Đống siêu giấy lộn được đẩy giá tăng lên 20 lần từ 11 lên 200 ngàn. Các con bạc lại hăm hở lao vào sòng bạc mới mong có cơ hội đổi đời. Ông chủ Q lại tiếp tục rút ra hàng ngàn tỉ đồng bỏ lại các con bạc bơ vơ với mớ giấy lộn giảm giá từ 200k về còn 2k... Nếu bạn đầu tư 200 triệu ở thời đỉnh thì sau này bạn còn có 2tr. Và bây giờ chắc lên dc 5-6tr.
Ông chủ Q tiếp tục lặp lại với cùng 1 chiêu trò với hàng loạt doanh nghiệp khác (bây giờ chúng ta hay gọi là họ nhà Q) và rút ruột hàng chục ngàn tỉ khỏi thị trường.
Thấy ô chủ Q kiếm được nhiều tiền và dễ quá. Nhiều ông chủ khác cũng học theo và tạo ra những hệ sinh thái rác.
Hệ lụy của thời gian đó là thị trường Việt Nam bị định giá rất thấp chỉ số PE thấp.. nhưng thị trường dặt dẹo không tăng được. Thị trường khi đó đã bị hiện tượng RÚT CỦI ĐÁY NỒI.
Vậy các bạn Môi giới. Các nhà đầu tư F0. Các bạn muốn tạo ra 1 thị trường WIN WIN khi tất cả cùng kiếm được tiền.
hay các bạn chỉ vì những cái lợi ngắnn hạn trước mắt cổ xúy những doanh nghiệp lởm. Các ông chủ rút ruột nhà đầu tư để nhét đầy túi mình. Và sau đó là chính các bạn mất tiền trong 1 thị trường èo uột thiếu thanh khoản (khi dòng tiền bị rút ra và không quay trở lại )
Việc tạo ra thị trường khi tất cả cùng thắng.. hay tạo ra thị trường tiền chui vào túi 1 bộ phận nhỏ. Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào các bạn. Đừng vì cái ngắn hạn mà đạp đổ chính nồi cơm của mình.
Thông điệp này cần được lan tỏa để tạo ra 1 môi trường đầu tư thuận lợi và tất cả cùng nhau kiếm tiền (bài này nếu thấy đúng mọi người chia sẻ nhiều 1 chút)
Happy trading everyone. Hãy cùng nhau tạo ra 1 môi trường đầu tư lành mạnh.

https://www.facebook.com/anhviet.do.7


 Tiềnq áp lực và tiền tự do đầu tư vào cổ phiếu

Nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu, dòng tiền đó đến từ khắp mọi nơi, có tính chất khác nhau. Tại sao người ta thường nói là TTCK là thị trường tận dụng tiền nhàn rỗi của bên ngoài để huy động vốn trung và dài hạn? 

Tiền từ nhóm ngân hàng khoản 45.000 tỷ đồng 

Tiền từ CTCK cho vay margin hiện nay 135.000 tỷ đồng

Tiền tư NĐT mới 2 năm qua khoản 2 triệu tài khoản mở mới

Tiền 1.5 triệu tài khoản cũ

Tiền từ quỹ

Tiền từ NĐT nước ngoài

Theo tôi ước đoán một cách tương đối, tiền từ nhà đầu tư mới đổ vào TTCK trong 2 năm qua ở mức 350.000+- tỷ đồng, chiếm khoản 2.5% tổng phương tiện thanh toán. Đây là nguồn tiền quan trọng cho trung và dài hạn của TTCK. Nhưng điều tôi muốn nói chính là bản chất tiền của NĐT cá nhân đem đến TTCK như thế nào?. Tiền đầu tư vào cổ phiếu có 3 dạng, (1) tiền hoàn toàn nhàn rỗi và không áp lực, (2) là tiền nhàn rỗi có áp lực (3) Tiền đầu tư bằng công cụ nợ vay (tiền áp lực).

Một nhà đầu tư đúng, bài bản thì chỉ nên dùng tiền nhàn rỗi, hoàn toàn không có áp lực gì để đầu tư vào TTCK, lúc đó áp lực sẽ thấp. Ngược lại một nhà đầu tư dùng tiền nhàn rỗi nhưng lại áp lực thời gian, hoặc cần rút ra theo thời hạn áp lực sẽ tăng dần lên, nhà đầu tư dùng tiền nợ thì áp lực còn tăng lên cao hơn nữa. Một nhà đầu tư, khi đầu tư mua cổ phiếu áp lực lợi nhuận quá lớn (muốn lời nhanh) thì dẫn đến rất nhiều sai sót. Với một thị trường đi lên nhanh thì không sao, chứ khi thị trường quay đầu đi xuống hoặc bão hòa tạm thời thì sai sót trở nên dày đặc.

Những nhà đầu tư chuyên nghiệp, người ta chỉ dùng công cụ nợ cao ở một số thời điểm, ví dụ như thì trường tăng trưởng “con bò tót” hoặc “giá trị cổ phiếu cho phép” trong một thời gian nhất định. Còn những nhà đầu tư tay ngang thì dùng nó vô tội vạ, không có phương pháp, không chắc đúng thời điểm...Điều lạ lùng nhất là họ hành động với suy nghĩ mình luôn luôn đúng,”Sớm hay muộn ở thị trường con gấu cũng trả giá đắt” là vậy. Nhà đầu tư tay ngang dùng công cụ nợ cao, áp lực phải có lợi nhuận thì càng giao dịch nhanh, nhiều hơn dẫn đến “sai sót lớn không tránh khỏi”.

Từ ngày TTCK Việt chúng ta ra đời đã là 21 năm, từ 100 điểm ban đầu nay đã đạt 1.400 điểm tức tăng trưởng 1.300%. Ai đã đóng góp cho tăng trưởng đó?. Đó chính là những công ty giá trị, những công ty tăng trưởng giá trị theo thời gian đóng góp chính. Vậy bạn đến với TTCK luôn tăng trưởng trong dài hạn, sự thất bại ở đâu? Bạn dùng tiền nhàn rỗi hay tiền áp lực nếu có thất bại thì thất bại đó ở đâu? Đó chính là do bản thân của bạn, do sự kỳ vọng ảo về bản thân, do tự mình nhìn năng lực bản thân ảo giác chính là nguyên nhân chính.

Phần đông NĐT không hoặc nhìn nhận bản thông không đúng dẫn đến con đường đầu tư ngày càng nhiều chông gai và áp lực. Việc nhìn nhận đâu là “Làm đúng việc” đâu là “Làm việc đúng” không được chú trọng giải quyết. Trên thị trường chứng khoán “có tiêu chuẩn cao” về thành công, bạn nghĩ rằng đến với TTCK bạn có điều đó sẵn?, Người đầu tư dày kinh nghiệm trận mạc vẫn luôn phải “tăng trưởng bản thân”, còn bạn, bạn đã làm điều đó như thế nào? 

Câu hỏi một: Làm sao để biết chắc chắn một cổ phiếu tăng giá? có 100 lý do giá cổ phiếu tăng, bạn giải quyết thế nào?

Câu hỏi hai: Làm sao chắc chắn cổ phiếu bạn mua là cổ phiếu tăng giá với rủi ro thấp nhất, càng gần 0 càng tốt? 

Câu hỏi ba: Khi nào thì bạn mua cổ phiếu & khi nào thì bạn thoái vốn?

Giải quyết được 3 trụ cột này tức là bạn luôn luôn có tiền về tài khoản. Đến với TTCK không phải là mang tư tưởng kiếm lợi nhuận trong đầu, lợi nhuận chỉ là sản phẩm cuối cùng. Ba trụ cột trên mới chính là tiên quyết trước khi “lợi nhuận nó tự đến”.

Bản thân tôi đến với TTCK, tôi đã giành 7 năm để phát triển bản thân, làm cho bản thân thích nghi với thị trường chứng khoán một cách cao đặc biệt nhất có thể. Hơn 20 năm qua sự thích nghi đó luôn luôn được thực hiện. Còn bạn thì sao? nếu không cải tổ bản thân mình thì liệu có thích nghi được không?

Tôi đến với TTCK ban đầu giao dịch thông qua nguyên tắc “một thị trường tâm lý cao” nhờ thích nghi. Về sau xây dựng “phương pháp cốt lõi”. Đính kèm là một hệ thống nguyên tắc luôn tuân thủ 100%. 13 năm đi diễn thuyết về cổ phiếu khắp nơi, cho dù nói gì làm gì cuối cùng vẫn về “ Công ty giá trị tăng trưởng cao”.

Ngày nay tôi đã hoàn thiện dần trong quá trình hơn 20 năm đầu tư của mình vào cuốn sách TẦM SOÁT CỔ PHIẾU Nghề đầu tư thuần Việt, thiên đường hay địa ngục, từ ban đầu chỉ có vài nghìn NĐT trên thị trường chứng khoán cho đến bây giờ số tài khoản chứng khoán đã lên đến 4% dân số, trong 30 năm tiếp theo chắc chắn TTCK sẽ có VNINDEX cán mốc 18.000 điểm, dân số chứng khoán >50%. Các trụ cột đó cốt lõi là: “Giá cổ phiếu tăng nhanh nhờ vào giá trị cổ phiếu (công ty) tăng nhanh”

Tầm soát Vĩ Mô

Tầm soát ngành

Tầm soát cổ phiếu

Tầm soát bản thân cổ phiếu trên TTCK

Thật chất cuộc đời đầu tư vốn rất nhẹ nhàng, không có áp lực gì và dễ dàng đạt trạng thái tỉnh thức, khi bạn biết rõ con đường đi đến tỉnh thức đó chỉ là một vài trong số 100 con đường. Đặc trưng nhất là người đầu tư vẫn có thể làm ăn ở một ngành nghề khác, vẫn thành công với nghề cổ phiếu một cách chuyên nghiệp nhất, dễ thực hành nhất, chắc chắn nhất.

Truongmoney


CHÚC CẢ NHÀ NGÀY MỚI THÀNH CÔNG 


#truongmoney #tien #daututhanhcong


Sau mấy ngày rời xa FB cũng như Cộng đồng NĐT, hôm nay tôi trở lại để chia sẻ một góc nhìn cá nhân về diễn biến của TTCK hiện nay. Trên thị trường một câu hỏi luôn được tất cả mọi người quan tâm "trồng con gì, nuôi con gì". Nhu cầu được "phím" hàng không chỉ ở anh chị em F0, mà ngay cả những NĐT kỳ cựu cũng hay đi "nghe ngóng". Tôi biết nhiều bạn có trình độ cao, hiểu sâu về TTCK, thậm chí còn đang làm quản lý các Quỹ đầu tư hay CTCK, nhưng vẫn rất thích được Broker phím hàng theo tin của đội lái. Đây là điều tự nhiên của con người, rất ít người có thể giữ được sự lạnh lùng khi thấy "hàng thằng bên cạnh chạy tít mù, còn hàng mình thì như rùa bò". Vậy có nên bất chấp những điều mà mình coi là nguyên lý tối thượng, để đuổi theo những cơn sóng "siêu phẩm" hay không? Thiết nghĩ đã đầu tư thì lợi nhuận phải là mục tiêu được đặt lên hàng đầu. Hàng lởm hay hàng cơ bản không thể chỉ là câu chuyện cảm quan, mà phải lấy thước đo tăng trưởng trong một thời gian đủ dài. 


Thời gian gần đây có rất nhiều mã có sự tăng trưởng kỳ lạ, tăng liên tục trong thời gian dài, dù KQKD chưa tương xứng. Trong cùng thời gian này, có nhiều mã được mệnh danh là hàng chất, hàng cơ bản bởi tính lành mạnh trong quản trị của doanh nghiệp, bởi KQKD ấn tượng và tương lai tươi sáng trong vài năm tiếp theo. Nhưng giá cổ phiếu "lì", thậm chí còn giảm dù Vn-index phá đỉnh. Tôi sẽ không đi sâu vào việc phân tích lý do vì cảm thấy không có nhiều ý nghĩa. Tôi chỉ chia sẻ phương pháp và cách ứng xử trong những trường hợp này.


Tôi đã nhiều lần nhắc về lý thuyết "Cân bằng bất xứng". Vế "Bất xứng" luôn đi trước. Có nghĩa là trong một chu kỳ uptrend, không bao giờ các dòng, các cổ phiếu trong một nhóm ngành, đi cùng nhau. Sẽ có sự đột biến do vài câu chuyện như dòng tiền, game nào đó. Nhưng sự "Cân bằng" sẽ trở lại. Những mã bị bỏ rơi, giá sẽ trở lên rẻ so với tương quan Index và tương quan mặt bằng giá chung. Nhất là nếu những mã bị "lạnh nhạt" đó lại thuộc về loại hàng có cơ bản tốt, có tiềm năng tăng trưởng về LN và có những hưởng lợi vĩ mô.


Người ta nuôi lợn phải chăm bẵm hàng ngày, kiên nhẫn chờ con lợn lớn lên, bán để có tiền. Đầu tư cái gì cũng vậy, phải kiên trì và thực sự tin tưởng. Tuy nhiên, kiên trì trong đầu tư không có nghĩa là cố chấp. Nếu trong thời gian quá dài, thị trường đánh giá mã không tốt, thì nên xem xét và review lại. Nếu nhận thấy rằng đó chỉ là những nguyên do không cốt lõi, lúc đó nên bình tĩnh nắm giữ tiếp hoặc xem xét mua thêm khi về vùng quá rẻ. 


Ở một khía cạnh khác, sẽ xuất hiện câu hỏi "có nên tham gia hàng nóng, siêu sóng" hay không? Theo tôi là nên, rất nên. Nhưng phải phân bổ tỷ trọng hợp lý. Chỉ nên dùng khoảng tối đa 30% NAV để theo đuổi những game đang hút tiền. Ngoài việc giữ kỷ luật về tỷ trọng, cũng phải xây dựng nguyên tắc "không tắm 2 lần trên 1 dòng sông" đối với những loại hàng này. Có nghĩa là nếu "nó cho ăn" hãy cứ tận hưởng, nhưng đừng tham để quay lại ăn lần nữa. Vì nhiều khả năng đó sẽ là cú sụp bẫy, kẹp hàng vĩnh viễn. Việc bán quyết liệt không quay đầu nhìn là rất nên làm đối với hàng theo sóng ngắn, thiếu yếu tố vĩ mô hay nội tại. Trong những cơn sóng được tạo ra bởi kỳ vọng vĩ mô, ví dụ như sóng dòng BĐS, ĐTC hay DK hiện nay, sẽ có những cổ phiếu chạy rất dài, được tính bằng năm. Nhưng cũng có những cổ phiếu dựa hơi, tăng hơi quá đà so với mặt bằng chung của ngành, cũng như so với tăng trưởng nội tại doanh nghiệp. Phải phân biệt được những loại hàng như thế.


Rất ít người trên đời đi bán những căn nhà trung tâm, thuận tiện để đi mua những căn nhà xa xôi, hẻo lánh. Trong một giai đoạn nhất định, có thể đôi lúc miền ngược sẽ hấp dẫn vô cùng, nhưng cơ bản vẫn phải trở về xuôi. Đừng để cảm xúc chi phối quá nhiều, kẻo "bán bò tậu ễnh ương". Những con ễnh ương có thể ca vang trời được một lúc, nhưng khi màn đêm qua đi, bình minh sẽ đến, tất cả sẽ được trở lại đúng giá trị.


Đầu tư nói chung, chứng khoán nói riêng là một lĩnh vực đòi hỏi học thuật, trí tuệ và bản lĩnh. Tâm lý luôn tác động rất mạnh vào những quyết định của chúng ta. Hãy thật kiên nhẫn, tỉnh táo không bị FOMO chiều bán lẫn chiều mua. Hy vọng với sự chia sẻ cộng đồng của nhiều người, NĐT CK sẽ ngày một trưởng thành, vững vàng tiến bước trên hành trình của bản thân.