Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Những Gì Chờ Đợi Việt Nam ?
Alan Phan
Welcome-2015-quotes
27 December 2014
Tôi có thói quen hay ghi lại những gì đang lộn xộn trong đầu óc khi chợt thức giữa đêm. Noel 2014 đã qua và New Year 2015 sắp đến, không biết sao tôi lại nhớ đến câu nói này của 2 danh nhân;” Suy tư thường dễ dàng, hành động thường khó khăn, và điều khó khăn nhất thế giới là biến suy tư thành hành động – Thinking is easy, acting is difficult, and to put one’s thought into action is the most difficult thing in the world – J. W. von Goethe.” Rồi ,” Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu – Discipline is the bridge between goals and accomplishment – Jim Rohn” .
Bao nhiêu câu hỏi từ các phóng viên, từ các emails riêng tư của bạn đọc…đều quay quanh chủ đề là theo góc nhìn của Alan, trong năm 2015 và xa hơn, những gì sẽ đến với Việt Nam và các thành phần trong xã hội. Doanh nghiệp nào hay ngành nghề nào hay kênh đầu tư nào sẽ chịu thiệt và ai sẽ hưởng lợi. Hệ thống ngân hàng hay bất động sản có vỡ trận? Kinh tế thế giới sẽ tác động thế nào vào Việt Nam? Vì tôi đã im lặng khá lâu về các vấn đề trên, nên các bạn khuyên là phải “xả bầu tâm sự” vào dịp cuối năm này.
Như thường lệ, xin cảnh báo cùng bạn đọc đây chỉ là một phân tích cá nhân nhiều chủ quan của một nhà kinh doanh và đầu tư, không phải là một nghiên khảo gì sâu sắc theo chuẩn của giới hàn lâm. Tôi hy vọng nếu có sai lầm thì chỉ mình ông già Alan phải trả giá.
Trước hết là xu thế toàn cầu. Vụ giá dầu thô giảm kỷ lục vì đồng Mỹ kim lên giá, vì vài tác nhân địa chính trị cũng như vì luật cung cầu là một thiên nga đen khá bất ngờ trong dự đoán kinh tế cho 2014. Tôi nghĩ rằng tình hình bất ổn từ sự kiện này sẽ tiếp tục diễn biến trong vài năm tới. Dù gây thâm thụt cho ngân sách các quốc gia xuất khẩu dầu, giá dầu thô rẻ sẽ kích thích thêm mãi lực của người tiêu dùng và giữ lạm phát toàn cầu ở mức rất thấp. Tuy nhiên, với những món nợ công và tư thanh toán bằng Mỹ kim, gánh nặng gia tăng trên vốn và lãi có thể cao hơn những lợi ích thu lại từ tiêu dùng.
Về địa chính trị, Mỹ và Tây Âu đang thắng thế trong những tranh chấp với các cường quốc cũ từ khối Cộng Sản. Nga và Trung Quốc dầu có liên minh chặt chẽ cũng không đủ lực để xoay trở thế cờ. Tuy nhiên, với lòng sĩ diện cao độ của 2 ông Putin và Tập Cận Bình, Nga và Trung Quốc có thể khuấy lên những phá rối địa phương, cũng như họp với nhóm Hồi giáo cực đoan để gây thêm bất ổn cho những thăng bằng về quyền lực và đồng Mỹ kim. Mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ vào năm 2016 sẽ tuỳ thuộc nhiều vào các biến động này.
Quay lại Việt Nam, mối đe doạ lớn nhất cho chính quyền là những thành tựu hay thất bại về kinh tế, nhất là việc nâng cao mức thu nhập của đa số người dân. Việc thay đổi cơ chế và tái cấu trúc toàn diện tuy cần thiết nhưng sẽ tiếp tục nằm trên bàn giấy của các quan chức; lý do là có quá nhiều dây mơ rễ má và mâu thuẫn của các thế lực lợi ích, để thay đổi sâu rộng trong việc thực thi bất cứ giải pháp gì về nền kinh tế. Dù được nhiều nhóm tư bản đỏ ủng hộ (hy vọng một chuyển giao tài sản lớn lao như Nga 20 năm trước), việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ vẫn trì trệ vì các phe nhóm đảng không chịu buông.
Do đó, mức thu nhập thực sự của đa số người dân sẽ không thể gia tăng nếu tính theo PPP (parity purchasing power) với tỷ giá đô la sẽ tăng cao ở thị trường tự do. Ngoài ra, vì sự thiếu hụt ngân sách trầm trọng hơn, chính phủ sẽ truy thu tận mức mọi loại thuế phí, tạo thêm gánh nặng đã quá tải cho các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, giới cầm quyền sẽ yên tâm vì hai cột trụ FDI và kiều hối vẫn tăng đều đặn và tiếp tục yểm trợ cho các hoạt động kinh tế chính yếu, nhất là tăng trưởng GDP và dự trữ ngoại hối, ít nhất trên thống kê của chính phủ.
Ngoài ra, mặc cho bao bơm thổi từ PR công và tư, chứng khoán, bất động sản và những hoạt động kinh doanh tư nhân vẫn èo uột và không thể đột phá.  Bài toán nợ xấu sẽ phải đợi vài năm tới khi kinh tế khả quan hơn và chính phủ có đủ phương tiện thanh toán.
Trong khi đó, một thiểu số người giàu và những thành phần hưởng lợi từ FDI và kiều hối sẽ an hưởng nhiều phúc lợi hơn từ thu nhập cao cùng việc giảm phát. Họ gồm các quan chức, những nhân viên và đối tác làm cho doanh nghiệp FDI và các hộ dân có tiếp tế từ nước ngoài. Nhóm quản lý trẻ Việt kiều sẽ tăng nhân số vì các công ty đa quốc thích sử dụng họ tại những địa phương bản xứ.
Phần còn lại, đa số người dân sẽ hứng chịu một tình huống tệ hơn vì thu nhập không tăng, làm ăn khó khăn vì cạnh tranh của toàn cầu và sưu cao thuế nặng của Việt Nam. Họ vẫn phải tiếp tục đối đầu với ô nhiễm môi trường do các nhà máy FDI mới; với tệ nạn quản lý giáo dục và y tế công cộng; với thực phẩm độc hại và thói quen ăn nhậu, thuốc lá…bừa bãi; với nạn giao thông hỗn loạn; với tham nhũng phong bì khắp nơi và trên hết là sự thiếu hụt một mạng lưới an ninh xã hội cho người nghèo. Một yếu tố mới có thể gây bất ổn xã hội là sự du nhập những công dân hạng nhất từ Trung Quốc, Hàn Quốc… trong bối cảnh một một nền chính trị tư pháp “vũ như cẩn”.
Chất xám và tư bản “đen” tiếp tục “di cư” và tinh hoa của đất nước càng ngày càng biến dạng. Sự tạm bợ thành căn bản trong văn hoá và tư duy nên phong cách sống không còn chiều sâu. Mọi người thi nhau tranh giành, chụp giựt nên tội phạm sẽ gia tăng và chủ nghĩa mackeno sẽ thăng hoa trên nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên, ngoài những tranh chấp quyền lực vẫn thường xẩy ra ở thượng tầng lãnh đạo, không một nội lực nào có đủ khả năng để tạo thay đổi về chính trị. Trong lịch sử cận đại, mọi thay đổi của Việt Nam đều đến từ những tác nhân “nước ngoài”. Hiện nay, mọi cường quốc có thể ảnh hưởng đến Việt Nam đều chấp nhận nguyên tắc “live and let live”. Không ai muốn quấy rối một “status quo”, dù sự ổn định đó là thực hay ảo, phi lý hay theo thời .
Trong những nước tôi đã đi qua, Nigeria tạo cho tôi nhiều ấn tượng đặc biệt. Đây là quốc gia đông dân nhất của châu Phi, với tài nguyên “tiền rừng bạc biển” nhờ dầu khí và khoáng sản. Thiên nhiên ưu đãi mảnh đất trù phú nông nghiệp, thuận lợi cho kỹ nghệ du lịch, và địa chính trị cạnh biển tạo một nền thương mại khá phồn thịnh cách đây vài trăm năm.
Trong lịch sử, Nigeria bị đô hộ bởi thực dân Anh hơn 15 thập niên, dành độc lập ít lâu thì lâm vào cuộc nội chiến tàn khốc, giữa nhóm dân Hausa và Yoruba, có liên quan đến chủ nghĩa, truyền thống bộ lạc và yếu tố Thiên Chúa giáo-Hồi giáo. Vài lãnh tụ cũng tập tễnh theo chủ nghĩa Mác Lê, nhưng chỉ sau vài năm, họ vái dài CNXH và quay lại với tư bản hoang dã.
Dân Nigeria thông minh, khôn vặt, năng động và quỷ quái nhất châu Phi. Họ phiêu lưu khắp thế giới “xuất khẩu lao động” và đóng góp số tiền kiều hối khoảng 22 tỷ đô la mỗi năm. Với GDP chừng 500 tỷ, chia ra cho 175 triệu dân, thu nhập hàng năm của mỗi người dân khoảng 2,800 đô la. Chính phủ Nigeria nổi tiếng về tham nhũng, lãng phí, có quá nhiều “đầy tớ nhân dân” cùng luật rừng, một nhóm đại gia siêu giàu và kinh tế gần như tuỳ thuộc hoàn toàn vào FDI và kiều hối. Dân Nigeria cũng say mê bóng đá, sex và scams (lừa bịp).
Khác với Việt Nam, Nigeria có một nền dân chủ đa nguyên (ít nhất là trên giấy tờ); và thống kê của chính phủ có vẻ chân thật: tỷ lệ thất nghiệp là 24%…và không lãnh đạo nào tuyên bố dân họ…hạnh phúc nhất nhì thế giới. Về văn hoá, nhà văn Wole Soyinka của Nigeria đã từng đoạt giải Nobel về văn học: ông Chinua Achebe tạo tiếng vang thế giới với tác phẩm Things Fall Apart (Mọi Thứ Gẫy Đổ).
Một anh bạn người Nigeria cùng học với tôi ở Penn State 51 năm về trước vẫn giữ liên lạc. Anh về nước khoảng 1970, năng động trên trường chính trị Nigerian, leo đến chức Bộ Trưởng vài năm dưới một chánh quyền quân sự nào đó thời 90’s. Trong một cuộc đảo chánh, vợ con bị giết, anh chạy thoát qua Mỹ tỵ nạn và giữ một chân giảng viên đại học ở Mid-west cho đến nay. Anh vẫn trăn trở với quê hương đất nước và đợi chờ mỏi mòn cho một đổi mới, anh gọi là new dawn (bình minh mới). Cách đây 2 tháng, tôi cùng anh chuyện trò vớ vẩn qua điện thoại. Sau 20 phút, anh kết luận, “Yes, I’m still waiting…but I‘m no longer knowing what to expect…What’s about Vietnam?” (Vâng, tôi vẫn chờ…nhưng tôi không còn biết phải mong đợi điều gì?..Còn Việt Nam thì sao? “)
Tôi im lặng và nói goodbye.
Alan Phan
Nguon: http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/nhung-gi-cho-doi-viet-nam.html?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+gocnhinalan%2FDNvK+%28G%C3%93C+NH%C3%8CN+ALAN%29

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Bài 3: Uber và hiện tượng surge pricing
Lê Hồng Giang – 9 Dec 2014 – TBKTSG
uber
Chỉ trừ New York và Philadelphia, giá dịch vụ UberX ở tất cả các thành phố lớn của Mỹ đều rẻ hơn giá taxi thông thường. Nếu tính cả phí thanh toán bằng thẻ tín dụng mà các công ty taxi có thể thu thêm và tiền thưởng cho tài xế thì Uber vẫn luôn rẻ hơn taxi. Ở Việt Nam mới chỉ có UberBlack (cao cấp hơn UberX) mà theo thông tin báo chí giá đã rẻ hơn taxi. Vậy tại sao giá dịch vụ Uber lại rẻ như vậy?
Hai lý do dễ thấy nhất là: (a) công nghệ Uber tốt hơn nên tiết kiệm chi phí vận hành, (b) Uber phá vỡ rào cản độc quyền của giới taxi thông thường (một phần nhờ vào (a)).
Tuy nhiên theo tôi còn hai lý do nữa mà ít người để ý.
Uber được trợ giá như thế nào?
Lý do thứ ba (c) là Uber được trợ giá theo kiểu ăn theo. Thay vì phải trang bị tổng đài và máy bộ đàm cho các xe, Uber tận dụng ngay hệ thống viễn thông di động cho hoạt động điều hành xe của mình. Điều này giống như Skype, Viber sử dụng hạ tầng Internet và viễn thông để cung câp dịch vụ điện thoại miễn phí. Như vậy Uber đã được các hãng viễn thông “cõng trên lưng” (piggyback), hay nói cách khác được “trợ giá” gián tiếp từ các hãng đó.
Nhưng dịch vụ viễn thông và smartphone chưa đủ. Điều tối quan trọng với Uber là hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Nếu không có hệ thống này mô hình kinh doanh của Uber không thể hoạt động được, hoặc sẽ không hơn gì các hãng taxi truyền thống. Sử dụng GPS miễn phí cũng là một dạng được trợ giá, dù tất nhiên vẫn phải dựa vào lý do (a) bên trên.
Một hình thức trợ giá thứ ba rất tinh vi là từ các nhà đầu tư đã và sẽ đầu tư vào Uber. Vòng đầu tư gần đây nhất Uber được đánh giá 40 tỉ đô la Mỹ, tăng gấp đôi sau 6 tháng. Uber nhận được 1,2 tỉ đô la Mỹ cho vòng đầu tư này và tuyên bố sẽ sử dụng số tiền đó để mở rộng thị trường.
Như đã phân tích ở trên, Uber hầu như không cần đầu tư thêm gì cho công nghệ, phần mềm ứng dụng đã viết rồi, hệ thống viễn thông đã có các công ty viễn thông lo, GPS đã được chính phủ Mỹ đầu tư, cùng lắm khi mở rộng thị trường Uber chỉ phải mua thêm máy chủ và băng thông. Như vậy 1,2 tỉ đô la Mỹ đó chủ yếu chi cho tiếp thị (PR/marketing) và một số chi phí pháp lý.
Tôi đoán phần lớn số tiền 1,2 tỉ đô la Mỹ đó được sử dụng để trợ giá trực tiếp cho khách hàng của Uber, đặc biệt ở các thành phố mà Uber mới triển khai dịch vụ. Hợp đồng giữa Uber và các tài xế như thế nào không được công bố, nhưng có thông tin một tài xế Uber ở Úc được trợ giá 15 đô la Úc cho một cuốc chạy xe bất kể hóa đơn thanh toán bao nhiêu. Những hình thức khuyến mãi rất lớn của Uber cho khách hàng cũng là một dạng trợ giá trực tiếp.
Sở dĩ Uber sẽ tiếp tục trợ giá để phát triển thị trường vì giá trị của nó (valuation) hiện được đánh giá bằng số người sử dụng (user) hay số lượng xe, số thành phố có dịch vụ… chứ không phải bằng lợi nhuận tạo ra. Bởi vậy các nhà sáng lập và nhà đầu tư của Uber sẽ muốn bành trướng thị trường càng nhanh càng tốt, bất kể thua lỗ, vì tốc độ tăng giá trị (valuation) đang rất cao. Có thể nói đây là một dạng bong bóng (bubble) hay thậm chí một kiểu Ponzi-game. Chừng nào các nhà đầu tư vẫn còn tiếp tục xếp hàng đầu tư vào Uber, giá dịch vụ này vẫn sẽ tiếp tục rẻ hơn của taxi truyền thống.
Khả năng làm giá của Uber nhìn từ góc độ kinh tế học
Lý do thứ tư (d) là khả năng định giá nhảy cóc mà thuật ngữ kinh tế học gọi là surge pricing, nói nôm na là giá dịch vụ của Uber thay đổi tùy theo nhu cầu, có thể tăng gấp rưỡi, gấp đôi, hay thậm chí gấp 6-7 lần giá bình thường. Trong khi ở Việt Nam mọi người mới chỉ quan tâm đến chuyện, liệu Uber là công ty cung cấp dịch vụ vận tải hay là công ty cung cấp nền tảng công nghệ, thì ở các nước vấn đề nóng nhất liên quan đến Uber là surge pricing.
Có thể dễ dàng thấy mức giá mà Uber quảng cáo trên website thực ra là giá tối thiểu, cho nên để so sánh chính xác phải tính giá trung bình (giá tối thiểu cộng với giá khi có surge pricing). Mức giá trung bình này (nếu tính được) chắc chắn cao hơn giá mà Uber quảng cáo và chưa chắc đã rẻ hơn giá của các hãng taxi khác.
Nhưng vấn đề không nằm ở chỗ đó. Dù còn rất lâu mới đủ số liệu để tính mức giá trung bình, ngay cả khi loại trừ 3 lý do đầu (a/b/c) mà tôi trình bày trên, theo tôi, chỉ cần với surge pricing thôi Uber cũng có thể cung cấp dịch vụ với giá rẻ hơn. Điều này liên quan đến hai khái niệm trong kinh tế học: định giá phân biệt (price discrimination) và năng lực dự phòng (spare capacity).
Những ai đã từng học qua môn kinh tế học vi mô (microeconomics) hẳn còn nhớ phần thặng dư của người tiêu dùng (consumer’s surplus) (phần tam giác nằm bên dưới đường cầu - demand curve) là phần lợi ích kinh tế mà một số người tiêu dùng được hưởng vì giá thị trường thấp hơn mức mà họ sẵn sàng thanh toán. Tất cả các doanh nghiệp khi bán sản phẩm/dịch vụ đều muốn có thể phân biệt được từng loại khách hàng và bán với các mức giá khác nhau phù hợp với mức sẵn sàng thanh toán của từng người. Bằng cách đó doanh nghiệp sẽ lấy được phần thặng dư của người tiêu dùng cho mình, hình thức bán hàng này gọi là định giá phân biệt (price discrimination).
Vấn đề là price discrimination luôn bị xã hội cho là xấu, nhiều nước có luật chống một số hình thức price discrimination, ví dụ như luật cấm price gouging (tăng giá khi nguồn cung bị thiếu). Trên thực tế bang New York đã điều tra xem liệu hình thức surge pricing của Uber có phải là hành vi price gouging bị bang này cấm hay không.
Cho đến nay Uber đã thành công trong việc thực hiện hình thức định giá phân biệt này cả về mặt luật pháp lẫn dư luận xã hội. Uber giữ được khả năng định giá nhảy cóc ở tất cả những nơi họ cung cấp dịch vụ, và quan trọng hơn là người tiêu dùng đã dần dần coi đây là điều tất yếu.
Khi Uber thu được phần thặng dư tiêu dùng, họ có thể sử dụng nó để trợ giá cho phân khúc giá thấp. Nhưng quan trọng hơn là khi áp dụng surge pricing, Uber điều chỉnh được nguồn cung (và cả cầu) của mình dễ dàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Lấy ví dụ khi thời tiết xấu, lượng khách hàng đi taxi tăng lên, với mức giá tăng gấp 2-3 lần bình thường Uber có thể dễ dàng tăng lượng xe của mình đáp ứng cho nhu cầu tăng cao. Trong khi đó các hãng taxi truyền thống buộc phải có một số taxi dự trữ(spare capacity) dành cho những lúc như vậy. Việc phải có năng lực dự trữ như thế buộc các hãng taxi phải có mặt bằng giá cao hơn.
Nhưng không chỉ có vậy, với khả năng tăng/giảm giá, Uber chủ động làm giảm nhu cầu của khách hàng cho dịch vụ của mình ở những thời điểm nhu cầu chung trên thị trường tăng lên (ví dụ khi thời tiết xấu). Vô hình chung Uber đẩy những bực bội của khách hàng (vì phải chờ đợi lâu) sang các hãng taxi khác, gián tiếp buộc những hãng này phải tăng năng lực dự trữ. Có thể nói Uber được các hãng taxi truyền thống “ăn theo” ở những thời điểm nhu cầu tăng cao. Tất nhiên Uber sẽ mất lợi thế này nếu các hãng taxi khác cũng áp dụng surge pricing, nhưng điều này không dễ vì công nghệ tổng đài hiện tại không/khó tính toán được (và nhanh) lượng cung/cầu trên thị trường như ứng dụng công nghệ của Uber.
Uber – Một cột mốc quan trọng trong kinh tế
Là một nhà kinh tế tôi ủng hộ định giá phân biệt nói chung và surge pricing nói riêng, với điều kiện thị trường có cạnh tranh chứ không phải để Uber một mình một chợ. Sự xuất hiện của Uber với surge pricing là một cột mốc quan trọng trong kinh tế học. Định giá theo kiểu đó chỉ thực hiện được khi thông tin về thị trường đủ nhiều và đủ nhanh, hệ thống GPS/app/server của Uber đáp ứng được yêu cầu này. Có thể nói đây là một trong những ứng dụng đầu tiên của công nghệ dữ liệu lớn (big data)vào kinh tế, tương lai sẽ còn nhiều ứng dụng khác trong các lĩnh vực kinh doanh khác.
Sự xuất hiện của Uber còn đánh dấu một cột mốc khác, liên quan đến nền kinh tế chia sẻ (sharing economy). Cả price discrimination và sharing economy đều có lợi cho nền kinh tế, xét trên góc độ phân bổ và sử dụng nguồn lực. Có thể nói đây là một tác động rất lớn của cuộc cách mạng công nghệ thông tin viễn thông đến kinh tế. Bàn tay vô hình hay là thông tin về giá (price information) của Adam Smith có thể sẽ dần dần được dòng chảy thông tin/dữ liệu lớn (information flow/big data) thay thế. Ngày đó chắc chắn còn rất xa, nhưng khởi điểm của nó đã bắt đầu bằng những dịch vụ/doanh nghiệp như Uber.
Bài 2: Uber và Xu thế Thời Đại
Huỳnh Thế Du – TBKTSG – 9 Dec 2014
uber
Nhìn dòng xe hơi, xe máy bất tận trên những đường phố kẹt cứng với đa phần một người một xe, nhiều người ắt hẳn sẽ đặt ra các câu hỏi “giá mà…”
Giá mà một phần đáng kể số xe đang chạy trên đường chở nhiều hơn một người thì nhiệm vụ của ngành giao thông sẽ đơn giản hơn biết chừng nào.
Giá mà được đi nhờ thì nhiều người khỏi phải căng thẳng đầu óc do cầm lái. Ngược lại, nhiều người đang cầm lái lại nghĩ giá mà có người đi cùng để chia sẻ một phần chi phí thì hay biết mấy.
Những người chờ taxi thì nghĩ giá mà có ai đó trên những chiếc xe đang chạy trước mặt cho đi với cước phí như taxi thì khỏi phải chờ đợi; thời gian là tiền bạc mà.
Các tài xế taxi thì ước giá mà phần mình phải đóng cho hãng thấp hơn thì thu nhập và cuộc sống sẽ đỡ hơn rất nhiều.
Những nhà kinh tế thì mong có nhiều người dùng chung xe để tiết kiệm nguồn lực cho xã hội.
Hàng thế kỷ qua, nhiều tổ chức và cá nhân trên thế giới đã cố gắng tìm lời giải cho bài toán phương tiện vận tải cá nhân. Làm sao để giảm tình trạng mỗi người dùng một xe là câu hỏi luôn được đặt ra.
Nhiều nơi đã cố gắng thúc đẩy việc đi cùng xe (carpool) nhưng không mấy hiệu quả.
May thay, lời giải của bài toán đã được hai anh chàng người Mỹ là Garrett Camp và Travis Kalanick tìm ra vào năm 2009 sau khi chờ dài cổ mà taxi không đến trong một ngày lạnh giá.
Uber có nguyên lý hoạt động rất đơn giản.
Ai muốn cho người khác đi nhờ xe để có thêm thu nhập sẽ đăng ký với Uber qua internet để được xác nhận nếu đủ điều kiện thì trở thành thành viên cung cấp dịch vụ
Ai muốn sử dụng dịch vụ chỉ cần đăng ký một lần, sau đó cứ thế mà sử dụng, mà nó đặc biệt tiện lợi với điện thoại thông minh.
Với taxi truyền thống, phải mất khá nhiều thời gian và công đoạn để một chiếc taxi đến với người cần. Hơn thế, khả năng chiếc xe gần nhất để phục vụ hành khách là rất thấp.
Ngược lại, với hệ thống bản đồ trực tuyến của Uber, người dùng sẽ biết tất cả những người đang cung cấp dịch vụ ở gần họ nhất.
Thời gian đi lại được giảm tối thiểu giúp gia tăng tiện ích cho mỗi người và tiết kiệm nguồn lực cho cả xã hội. Ít phương tiện lưu thông trên đường hơn có nghĩa là nhu cầu về cơ sở hạ tầng và quản lý giao thông sẽ được giảm thiểu.
Nói chung Uber là một dịch vụ tiên tiến và là một xu hướng tất yếu của thời đại, nhưng cũng có một số quan ngại.
Quan ngại đầu tiên là về tính tin cậy và an toàn cho khách hàng.
Có ý kiến cho rằng việc đăng ký trở thành người cung cấp dịch vụ quá đơn giản có khả năng xảy ra trục trặc. Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng cho thấy Uber kém an toàn hơn taxi truyền thống ở những nơi có cả hai dịch vụ.
Quan ngại thứ hai là việc kiểm soát nguồn thu và thu thuế. Thực ra, toàn bộ các khoản thanh toán đều bằng thẻ nên việc kiểm soát nguồn thu đơn giản hơn taxi truyền thống rất nhiều.
Tóm lại, Uber là dịch vụ hợp xu thế thời đại cần ủng hộ và với tình trạng giao thông khủng khiếp và sử dụng tiền mặt tràn lan hiện tại, ngành giao thông và ngành ngân hàng cùng với chính quyền các đô thị nên thuộc nhóm ủng hộ quyết liệt nhất.
Thêm vào đó, Việt Nam khuyến khích nghiên cứu cách thức triển khai dịch vụ tương tự cho khoảng 40 triệu xe máy trên cả nước hiện nay. Nếu làm được việc này thì bài toán giao thông đô thị ở Việt Nam có thể được giải quyết mà không cần dùng đến hàng chục tỷ đô-la đang được hoạch định để xây dựng hệ thống vận tải công cộng đắt đỏ.
Vừng đã mở cửa thì nên vào “lấy vàng” chứ xin đừng tìm cách bóp chết việc đưa các tiến bộ của nhân loại để giải quyết những bài toán hóc búa hiện nay!
Phản hồi từ bạn đọc:
Bạn hãy cài Uber vào điện thoại và sử dụng thử dịch vụ. Tôi đã sử dụng dịch vụ này, thấy rất hay. Khi đăng ký tài khoản các bạn nhập mã khuyến mãi (PROMO CODE) là: kl626 sẽ nhận được 100.000đ trong tài khoản để đi chuyến đầu tiên. Sau khi trải nghiệm, tôi nhận thấy:
- Xe cao cấp, sạch sẽ, giống như xe nhà riêng, thanh toán thuận tiện, không dùng tiền mặt mà qua thẻ tín dụng (Visa, Master card…, hoặc bạn phải tạo một tài khoản Paypal để thanh toán bằng thẻ ATM thông qua Paypal. Điểm khác biệt là bạn không phải thanh toán gì hết, Uber sẽ tính và trừ tiền trên thẻ ngân hàng, rồi gửi hoá đơn chi tiết vào email cho bạn. Uber tính chính xác nhưng phải gần 1 tiếng sau mới có mail đến và ngân hàng mới nhắn tin số tiền thanh toán. (Chỗ này có chút hồi hộp vì không biết đi xong hết bao nhiêu tiền).
- Giá: đặt hành trình (vụ này nó tính rất nhanh, xe chưa đến mà đã trừ tiền rồi) là 5.000đ + 600đ/1 phút ngồi trên xe + 10.000đ/1km. Tôi đi từ Phú Nhuận đến quận 1 (5km) bằng xe Toyota Fortuner phải trả: 5.000đ (basic fare) + 11.000đ/18 phút + 50.000đ/5 km = 66.000đ. Giá như vậy là rẻ so với chuyến về đi taxi thông thường (phải trả 78.000đ).
- Xác định được hành trình ngay trên bản đồ, nhìn thấy xe gần nhất đang di chuyển trên bản đồ để chủ động đón xe. Thấy được thông tin về xe đang đến đón: loại xe, biển số xe, hình và tên tài xế.
- Tài xế chủ động liên lạc với bạn ngay sau khi đăng ký hành trình, hoặc bạn chủ động liên lạc với tài xế.
- Điểm hạn chế: không chọn được loại xe theo ý muốn, không yêu cầu được loại xe 4 chỗ hay 7 chỗ, Uber chỉ báo xe gần nhất, có xe nào đi xe đó và không phải lúc nào cũng có xe. Việc này làm mất thời gian hơn gọi xe, có lẽ do dịch vụ còn mới.
Chúc các bạn có trải nghiệm thú vị.

Ps:
Thông tin mới nhất là 1 tập đoàn TQ đã mua để trở thành cổ đông lớn của Uber trong khi dân Việt ta vẫn “tám” chuyện lợi hay hại (rất hàn lâm chuyện)… Đây có lẽ là khác biệt “đánh hơi tiền” trong thời đại “công nghệ phản động” 
Bài 1: Uber và nền kinh tế thuê, nhờ, sẻ chia….
uber
Theo Thanh Hương – TBKTSG – 27 Aug 2014
Tính cách của thế hệ Y (hay còn gọi là millennial), những người sinh sau năm 1980 và trước năm 2000, đang tạo ra bước ngoặt trong xu hướng tiêu dùng của thế giới. Nó đang thách thức mô hình chuỗi cung ứng cũ và tạo ra loại hình kinh doanh mới kết hợp giữa kỹ thuật công nghệ và nền kinh tế dựa vào thói quen thuê, nhờ, sẻ chia…
Thế hệ không lệ thuộc vào sở hữu
Theo đánh giá mới đây của tờ Forbes và Business Insider dựa trên các nghiên cứu xã hội và tiêu dùng, thế hệ Y là những người cực kỳ lạc quan, dù đang ở trong khủng hoảng kinh tế vẫn luôn cho rằng mình đủ tiền sống ổn thỏa.
Nếu thế hệ cha chú coi việc phải sở hữu nhà cửa, xe hơi, và những vật dụng nào đó như cách bảo đảm sự thành đạt và một cuộc sống hạnh phúc, thì thế hệ Y này (ít ra là cho đến lúc này), không lệ thuộc vào những quy ước đó. Họ ngày càng ưa thích những phương cách ít tốn kém hơn là sở hữu.
Vì thế, họ có xu hướng thuê, đi nhờ, ở nhờ, chia sẻ, mua-bán lại những đồ đã sử dụng thay vì mua và sở hữu mọi thứ. Và chính điều đó đang làm đảo lộn toàn bộ nền công nghiệp bán lẻ và dịch vụ hiện nay.
Các nhà bán lẻ hoặc dịch vụ đã không chú ý tới hoặc coi trọng đặc điểm hành vi tiêu dùng của nhóm này, đã bỏ lỡ một nhịp cơ hội đón đầu xu hướng đó. Họ đang phải trả giá khi những doanh nghiệp mới khởi nghiệp như Rent The Runway, Spotify, Airbnb, Uber, Lyft… đã chiếm lĩnh thị trường và lớn nhanh như vũ bão chỉ bằng cách thúc đẩy làn sóng thuê, chia sẻ, đi nhờ xe, nhà cửa, vật dụng, trang phục… thành một xu hướng mới của nền kinh tế. Thuật ngữ mới để gọi hiện tượng này là “kinh tế chia sẻ” (sharing economy).
Uber – nhân vật tiêu biểu
Nếu muốn biết về kinh tế chia sẻ, hãy nhìn vào Uber, “nhân vật điển hình” của phương thức kinh doanh này, mà giới truyền thông chú ý và theo dõi ngay từ khi mới đi vào hoạt động vì tính chất mới mẻ, táo bạo, luôn ứng dụng công nghệ mới với những bước phát triển nhanh đến mức không tưởng.
Tháng 7-2010 Uber lần đầu tiên đưa ứng dụng dịch vụ “đi nhờ xe” tại San Francisco, khởi đầu trên iPhone và chỉ 10 tháng sau đó đã có trên Android. Chỉ cần điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng Uber, người dùng có thể gọi đặt xe ở bất cứ nơi nào có dịch vụ Uber phủ sóng. Nhập địa chỉ nơi bạn muốn xe đến đón, ứng dụng Uber sẽ kết nối bạn với những tài xế trong khu vực, đưa ra các lựa chọn về các loại xe từ bình dân đến cao cấp, với những mức giá khác nhau. Bạn cũng có thể theo dõi hành trình của xe, tự ước tính cước phí của chặng đường sắp đi và cũng có thể chia sẻ cước phí với hành khách khác. Tất cả quy trình cung-cầu đều được thao tác trên chiếc điện thoại.
Một năm sau, Uber đã triển khai đến New York, rồi đến các thành phố lớn của Mỹ và tiếp tục ra thị trường quốc tế, sang châu Âu rồi đến tận châu Á-Thái Bình Dương.
Tính đến thời điểm này, Uber đã gây quỹ 1,5 tỉ đô la từ các nhà đầu tư, đã có mặt ở 42 quốc gia và 151 thành phố lớn trên thế giới. Trong đó ở thị trường châu Á, Uber đã tiếp cận 27 thành phố lớn, có cả TPHCM của Việt Nam.
Từ cuối năm 2012, Uber phải đối mặt với nhiều cản trở từ chính quyền các thành phố với nhiều vấn đề đang để ngỏ về thủ tục, quy định pháp lý trong quản lý kinh doanh; cũng như những phản ứng dữ dội của khách hàng về việc tăng giá dịch vụ, đặc biệt vào dịp năm mới.
Thế nhưng Uber vẫn tiếp tục mở rộng địa bàn và sản phẩm, triển khai UberX, có giá cả phải chăng hơn do sử dụng xe “hybrid”, sử dụng nhiều nguồn năng lượng (xăng và năng lượng mặt trời); thử nghiệm Uber dọn nhà, UberRUSH (tận dụng các nhóm đi xe đạp và cả những khách bộ hành để vận chuyển hàng hóa). Tưởng tượng có UberRUSH ở Việt Nam, những tài xế xe ôm, người đi đường hay người bán hàng rong đều có thể trở thành người vận chuyển và phân phối sản phẩm qua “người môi giới” Uber.
Phát triển nhiều sản phẩm và phân khúc đa dạng như vậy, nhưng Uber không “dễ thương” đến mức để bạn dễ dàng chọn lựa giữa Uber và các đối thủ cạnh tranh. Công ty này từng chặn một ứng dụng tên là Corral cho phép người dùng so sánh các phương án vận chuyển khác nhau như Uber, Lyft, Sidecar, đi bộ và các phương tiện công cộng khác.
Tham vọng và rắc rối
Báo chí quốc tế mấy ngày nay lại đua nhau nói về Uber.
Các trang kỹ thuật như TechCrunch nói có nhiều nguồn tin khẳng định là Uber sắp tung ra ứng dụng lập trình giao diện (API) công cộng, có lẽ đã bắt đầu với Google Maps, và đoán già đoán non nào là rất có thể sẽ có nút ứng dụng Uber ngay trên bản đồ sau khi chọn đường đi và địa điểm; nào là ứng dụng bảo hộ trẻ em, như là trẻ chỉ được khởi hành sau khi được cha mẹ duyệt giá cả; hay có thể là kết hợp với các ứng dụng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhắn tin… Trang Re/Code khẳng định Uber đã thảo luận với Facebook để đưa ứng dụng vào Messenger rồi.
Các tờ The New York Times, Businessweek, The Wall Street Journal… lại bình luận chi tiết vụ tranh chấp giữa hai công ty đối thủ Uber và Lyft. Uber cáo buộc là những tài xế và nhân viên của Lyft đã gọi và hủy 13.000 chuyến vận chuyển của Uber và Lyft cũng cáo buộc phía Uber đã làm tương tự đối với 5.000 chuyến của họ.
Cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn và ngày một căng thẳng.
Nhiều tờ báo cũng tường thuật người dùng ở San Francisco rất tức giận vì cuối tuần qua khi đi từ công viên Golden Gate đến festival âm nhạc ở East Coast mà phải trả đến 472 đô la qua dịch vụ của Uber, quá đắt so với quãng đường do đông người cùng có nhu cầu đến một nơi. Tờ MarketWatch, nhân sự việc này, nghi ngờ nhiều xe mà Uber môi giới hoạt động như là taxi trong khi không áp dụng những quy tắc nghề nghiệp của loại hình kinh doanh taxi, và tăng giá vô tội vạ bất cứ khi nào có cơ hội.
Tờ báo đặt vấn đề một cách gay gắt, cho rằng điều này cũng xảy ra tương tự như với Airbnb, VRBO trong hoạt động thuê, chia sẻ nhà ở: chủ những căn nhà, căn hộ cung cấp chỗ ở qua các dịch vụ nói trên đã thực sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này và cả khách sạn, nhưng lại không đóng thuế và mua các loại bảo hiểm liên quan. Dường như không kiềm chế được, tờ này bảo Uber đã biến “kinh tế chia sẻ” thành “kinh tế như ghẻ”!
Tờ Forbes nhẹ nhàng điềm đạm hơn, đặt vấn đề, tại sao những đổi mới lại không hòa hợp được với những quy định?
Cuộc thay thế chuỗi cung ứng già cỗi
Báo chí không phải vô cớ săm soi từng bước đi của Uber, bởi nó mới và những gì xảy ra với Uber chưa có trong sách vở hay luật lệ. Qua những tranh cãi, những lúc mang bộ mặt xấu xí hay tham lam trước truyền thông, và dẫu còn nhiều vấn đề cần điều chỉnh, Uber vẫn tiếp tục đường đi của nó.
Tuần trước, chính quyền thành phố Berlin, Đức, dọa sẽ phạt Uber 25.000 euro nếu công ty này tiếp tục hoạt động tại đây, nhưng Uber cứ phớt lờ đe dọa này. Nhưng ở Washington D.C và San Francisco, Uber đã thành công, những lệnh cấm và án phạt cứng nhắc đã được thay thế bằng những lời hứa sẽ nới rộng phạm vi hoạt động và không áp đặt những quy định của dịch vụ vận chuyển đã có. Hội đồng thành phố D.C đã dỡ bỏ lệnh cấm, không những thế còn đưa ra loại dịch vụ chuyên chở điều phối điện tử. Còn ở California, Hội đồng dịch vụ công đã cho phép Uber vẫn hoạt động trong lúc chờ điều chỉnh các quy định hiện hành cho phù hợp.
Hội đồng này đang xem xét những thay đổi cho phép Uber và những dịch vụ dựa vào các ứng dụng di động tương tự là Lyft và Sidecar, tiếp tục mở rộng các hoạt động đi nhờ xe hay cho phép người bình thường dùng tài sản cá nhân còn nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập.
Đổi mới và quy định cũ không hòa hợp đơn giản vì hai bên không làm việc với nhau, Forbes kết luận. Những quy định, luật lệ, chuỗi cung ứng sẽ đi ra ngoài quy luật thị trường nếu cấm cản những yếu tố cạnh tranh mới.
Bởi công nghệ và nhu cầu của thế hệ mới sẽ không dừng lại.
Người ta đã quá bám chặt vào những quy định kiểu như “giấy phép hoạt động”, “tổng đài điều phối”, “đồng hồ ki lô mét”… mà không nhận ra rằng, không chỉ trong ngành kinh doanh vận chuyển, mà cả những ngành công nghiệp đã định hình, mô hình chuỗi cung ứng đã tồn tại đủ lâu, đủ già cỗi để đến lúc phải đổi mới và cả thay thế. Và những công ty mới, đại diện của nền kinh tế thuê, nhờ, chia sẻ… cùng với công nghệ mới này, đang thực sự góp phần vào quá trình sụp đổ đó.
Đào Loan
Chủ Nhật,  21/12/2014, 07:14 (GMT+7)









Du khách nước ngoài trên đường phố Sài Gòn. Mô hình chia sẻ phòng tạm thời cho khách du lịch thông qua các trang web, được xem là xu hướng mới trong ngành du lịch hiện nay. Ảnh: Đào Loan

(TBKTSG) - Mô hình chia sẻ phòng tạm thời cho khách du lịch thông qua các trang web, nổi tiếng nhất là trang https://www.airbnb.com, được xem là xu hướng mới trong ngành du lịch. Tại Việt Nam, dịch vụ này còn mới và ngành du lịch vẫn còn ở bước “nghĩ cách đón đầu”.
Chia sẻ là “mốt”
Matidle Martines Galvis, một phóng viên tự do người Colombia, định cùng chồng đến Việt Nam vào năm 2015 để du lịch và thăm một người bạn học là người Việt. Ban đầu, cô tính mua tour trọn gói của một công ty du lịch rồi dành vài ngày thăm bạn, nhưng sau đó cô cho biết sẽ thuê phòng qua trang airbnb.com và mua thêm vài tour tham quan ngắn ở TPHCM, Nha Trang, Đà Nẵng và Hà Nội. “Bạn bè khắp nơi nói đặt phòng kiểu này vừa rẻ vừa thú vị vì gần như là một dạng homestay (ở nhà dân) giúp khám phá văn hóa bản địa nhiều hơn”, cô nói.
Qua trang web này cùng với lời tư vấn của cô bạn Việt Nam về những địa điểm thích hợp tham quan, cô Galvis định sẽ thuê một phòng đầy ánh nắng và sạch sẽ của một gia đình ở ngay trung tâm TPHCM. Phòng có giá 2,6 triệu đồng/tuần, tức hơn 370.000 đồng/ngày cho hai vợ chồng nhưng có giường ngủ đôi, drap trải giường màu hồng cánh sen dễ thương, có tủ đồ lớn, có nhà vệ sinh đủ đồ dùng và nếu cần thì chủ nhà có thể đến sân bay đón khách. Cô Galvis nói: “Người cho thuê phòng tên là Nhiên, mới tham gia airbnb.com hồi năm ngoái nhưng nhiều khách thuê đã có phản hồi rất tốt. Cô Nhiên là một nhà nghiên cứu lịch sử nên tôi có thể hỏi cô ấy nhiều điều về Việt Nam. Nhiều bạn bè tôi cho biết họ cũng thích kiểu du lịch này”.
Matidle Martines Galvis là một trong những khách hàng tiềm năng của dịch vụ chia sẻ phòng tạm thời qua Internet như dịch vụ mà Airbnb (có trụ sở tại San Francisco - Mỹ) cung cấp. Chủ nhà có chỗ cần cho thuê có thể nhờ những trang web loại này làm trung gian; người thuê sẽ dễ dàng tìm một chỗ hợp lý và có thể dựa vào phản hồi trên mạng để chọn chủ nhà.
Theo tờ The Economist, Airbnb được thành lập vào năm 2008, hiện cung ứng hơn 250.000 phòng ở hơn 190 nước. Đây là ví dụ điển hình về mô hình kinh tế chia sẻ mới mẻ và khổng lồ. Vào năm ngoái, đã có thời điểm chỉ trong một đêm có đến 40.000 người thuê chỗ và thanh toán qua trang web này.
Tại Việt Nam, ban đầu Airbnb chỉ mới giới thiệu khoảng vài trăm chỗ cho thuê tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM nhưng đến nay đã có hơn 1.000 chỗ tại nhiều địa danh du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Sa Pa... với giá phòng rẻ nhất ở mức hơn 100.000 đồng/đêm.
Du lịch chưa thực sự sẵn sàng
Theo báo cáo mới nhất của World Travel Market về xu hướng du lịch trong năm 2015, hình thức du lịch như trên sẽ là một xu hướng mới, cho thấy sự tác động mạnh mẽ của công nghệ đối với hành vi của người tiêu dùng và là thách thức đối với ngành du lịch. Sự thay đổi về cách thức du lịch của du khách khiến các nhà khai thác dịch vụ du lịch phải liên tục tìm ra những giải pháp để thu hút khách hàng, như nâng cao trải nghiệm của du khách tại khách sạn, nơi nghỉ dưỡng hay đưa ra các mức giá hấp dẫn hơn...
Tuy nhiên, theo ghi nhận của TBKTSG, ngành du lịch trong nước dường như chưa sẵn sàng cho việc thay đổi, sáng tạo dịch vụ mới nhằm đón nhận xu hướng mà mới dừng ở việc “nghĩ về điều có thể xảy ra trong tương lai”.
Chủ của một số khách sạn nhỏ trên đường Lê Thánh Tôn, Phạm Ngũ Lão ở TPHCM - loại khách sạn được dự báo là sẽ phải chia sẻ thị phần với hình thức chia sẻ phòng tạm thời này, tỏ ra khá bàng quang khi được hỏi về việc cạnh tranh hút khách như thế nào với dịch vụ mới. Thậm chí, vài người còn không biết đến dịch vụ chia sẻ phòng và cho rằng loại phòng nào cũng có lượng khách riêng, tùy sở thích mà khách hàng sẽ chọn.
Ở góc độ rộng hơn, Hội Khách sạn TPHCM bắt đầu nhìn nhận dịch vụ chia sẻ phòng tạm thời là một xu hướng mới nhưng chưa có hành động cụ thể để các thành viên trong hội chuẩn bị đương đầu với đối thủ đang lớn lên nhanh chóng trên thương trường.
Theo ông Tào Văn Nghệ, Chủ tịch Hội Khách sạn TPHCM, dịch vụ mới sẽ thu hút nhiều khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ và những người không đi du lịch theo đoàn. Những khách sạn cao cấp có thể chưa bị cạnh tranh trực tiếp bởi dịch vụ này nhưng những khách sạn nhỏ thì cần phải thay đổi nếu không muốn bị giảm khách.
“Những đơn vị này phải nâng cao dịch vụ, thay đổi cách tiếp cận với khách hàng hoặc phải tính lại chi phí để giảm giá cho thuê mới nâng cao được khả năng cạnh tranh trong tình hình mới”, ông nói.
Mảng lữ hành cũng không nằm ngoài cuộc cạnh tranh này. Cũng theo World Travel Market, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các hãng du lịch phải liên tục tiếp cận những khái niệm mới, tiên phong trong việc đổi mới công nghệ, các hình thức du lịch mới lạ, độc đáo, phù hợp xu thế thị trường.
Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty Du lịch Vòng Tròn Việt, cho biết những năm gần đây lượng khách mua tour qua mạng ngày càng nhiều và kiểu chia sẻ phòng như thế này cũng không còn là chuyện hiếm. Nhìn chung, dịch vụ mới linh hoạt hơn sẽ giúp đưa nhiều du khách đến Việt Nam, nhưng bản thân từng công ty du lịch thì phải nhanh chóng thích ứng để đưa ra những gói sản phẩm mới phục vụ nhu cầu trải nghiệm cho du khách. “Những tour trọn gói cho khách đoàn từ 2-3 tuần sẽ không bị ảnh hưởng nhưng các dịch vụ dành cho khách lẻ, những tour homestay thì cần phải thay đổi nhiều mới thích ứng được”, ông Huê nhận định.
Cách thức tham gia vào cộng đồng Airbnb
Đầu tiên, người sử dụng có thể đăng ký tham gia vào cộng đồng Airbnb thông qua trang web www.airbnb.com hoặc đăng ký ngay trên ứng dụng di động Airbnb. Khi đăng ký tài khoản, người dùng có thể sử dụng cách thức đăng ký bằng e-mail hoặc tài khoản Google Plus, Facebook... Cách thức đăng ký tài khoản Airbnb rất nhanh!
Người dùng điện thoại thông minh có thể tải ứng dụng Airbnb từ Google Play (điện thoại Android) hoặc iTunes Store (iPhone/iPad) và có thể tạo tài khoản trên điện thoại thông minh.
Sau đó, người dùng cần hoàn thiện hồ sơ của mình (profile) bằng cách bổ sung ảnh đại diện, giới thiệu về bản thân, sở thích... Phần cung cấp hình ảnh cá nhân là cần thiết trong hồ sơ cho mỗi lần giao dịch (thuê phòng hoặc cho thuê).
Hoạt động thanh toán trên Airbnb chỉ thông qua hình thức trực tuyến với các tài khoản thanh toán phổ biến bằng thẻ tín dụng quốc tế, Paypal, chuyển tiền qua Western Union hoặc một số ngân hàng tại Việt Nam... Người thuê nhà qua Airbnb sẽ không thể sử dụng tiền mặt để thanh toán như khi thuê phòng theo kiểu ngoại tuyến.
Ngay khi chấp nhận thuê phòng, hệ thống thanh toán của Airbnb sẽ trừ tiền trong tài khoản người thuê. Tuy nhiên số tiền này chỉ được chuyển cho chủ nhà khi người thuê đã nhận phòng sau 24 giờ thông qua thẻ tín dụng hoặc tài khoản tại ngân hàng.
Ngoài ra, Airbnb còn đề nghị thành viên tham gia cung cấp số xác nhận (verify ID) về thông tin cá nhân như số điện thoại, e-mail, tài khoản mạng xã hội... Các thông tin này sẽ được Airbnb xác nhận và được hiển thị trạng thái đã xác nhận (e-mail, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội...) trên hồ sơ.
Một thành viên Airbnb được xác nhận đầy đủ thông tin sẽ trở nên đáng tin cậy hơn khi thuê phòng hoặc cho thuê phòng. Hồ sơ của thành viên sẽ hoàn hảo hơn khi có bạn bè hoặc người thân viết nhận xét (review) về họ.
Chí Bảo

Souce: http://www.thesaigontimes.vn/124131/Du-lich-don-xu-huong-chia-se.html

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

“Kinh tế chia sẻ” sống nhờ gì?

Tác giả: Mai Nguyễn 22/12/2014 20:33




Một số startup sẽ phải cảm ơn Steve Jobs, người đã tạo ra cuộc cách mạng

Hầu như năm nào thế giới cũng chứng kiến một trào lưu hay cơn bão nào đó của giới công nghệ. Vào khoảng năm 2011 thì là Groupon, 2012 là sự trỗi dậy mạnh mẽ của mạng xã hội, OTT (Over The Top, như là Viber, Zalo…) và gần đây nhất là Uber và GrabTaxi.

Hoặc là bán sỉ
Ra đời từ năm 2009, Uber hiện được định giá 40 tỉ USD sau đợt huy động vốn mới nhất. Bên cạnh đó, một phiên bản sao chép của Uber nhưng dành riêng cho thị trường taxi là GrabTaxi cũng đã trải qua 3 vòng gọi vốn thành công với số tiền lên đến hàng trăm triệu đô. GrabTaxi là doanh nghiệp Đông Nam Á kêu gọi được nhiều tiền nhất trong cuộc chơi “đầu tư mạo hiểm” và được đầu tư bởi những cái tên sừng sỏ bậc nhất của Thung lũng Silicon như Tiger Global Management, GGV Capital, Vertex Venture Holdings…

Ra đời sau Uber 2 năm, nhận đầu tư hàng trăm triệu đô cho thấy sức nóng của GrabTaxi không hề nhỏ. Theo một số chuyên gia trong giới đầu tư, những công ty này cũng được định giá gấp ít nhất 4-5 lần số vốn kêu gọi được. Như vậy, cuộc chơi này cho thấy đôi khi gầy dựng nên một công ty để rồi… bán đi thì có vẻ “hời” hơn chủ trương “nhặt bạc cắc”.

Trên thực tế đã có không ít startup (công ty khởi nghiệp) làm được điều này như Instagram, WhatsApp (cùng bán cho Facebook với giá lần lượt là 1 tỉ USD và 19 tỉ USD), vốn gần như không thể thu phí từ người dùng nhưng thể hiện quyền lực của mình trong thế giới, cái quyền lực mà startup nào cũng thèm thuồng.


Hoặc là bán lẻ

Nhặt bạc cắc không hề xấu, mà còn là rất tốt nữa là khác. Đơn cử Google hay Facebook đều nhặt bạc cắc từ mỗi lượt xem hay mỗi lượt click nhưng đống bạc cắc ấy được lượm trên toàn cầu.

Có những startup trong lĩnh vực “kinh tế chia sẻ” đang thành công với mô hình thu tiền lẻ như Airbnb, Agoda hay Uber. Tại Mỹ, Uber thu phí giao dịch từ tài xế trên mỗi chuyến đi là 20%. Con số 20% này đem lại cho Uber khoảng 2 tỉ USD trong năm 2014. Riêng ngày 31.12.2013, 60 thành phố đã đem lại cho Uber 11 triệu USD. Hiện nay dịch vụ này có mặt tại hơn 150 thành phố trên thế giới. Cùng mô hình, Airbnb chia sẻ phòng ở khi muốn đi du lịch giá rẻ. Thành lập từ năm 2008, đến nay website chia sẻ phòng này cũng đã được định giá lên đến 10 tỉ USD, cao hơn cả giá trị vốn hóa của tập đoàn khách sạn Accor vốn sở hữu hàng loạt bất động sản đắt đỏ.

Hầu như chuyến đi nào, GrabTaxi cũng trợ giá cho hành khách ít nhất 15.000 đồng chưa kể các khoảng thưởng cho tài xế. Chắc hẳn ai cũng đặt câu hỏi GrabTaxi đào đâu ra tiền mà đốt suốt cả năm trời như vậy? Hãy thử suy nghĩ, các khoản tiền mà khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ sẽ đi đâu, các công ty bảo hiểm lấy tiền của chúng ta rồi làm gì để sinh lời mà trả lại cho khách hàng. Sau cùng, đốt lắm tiền vậy các doanh nghiệp này sẽ thu lại gì? Riêng TP.HCM ước chừng có khoảng 12.000 xe taxi các loại, mỗi xe sẽ có khoảng 30 chuyến mỗi ngày, suy ra mỗi tháng là 10.800.000 chuyến xe/tháng. Giả sử GrabTaxi chỉ chiếm 30% thị phần trong số này và mỗi chuyến họ chỉ lấy 5.000 đồng tiền phí/chuyến (thay vì 20% như Uber), thì đơn vị này sẽ có 16,2 tỉ đồng/tháng.

Sẽ là cùng công thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế chia sẻ khác. Có chăng là khác về lĩnh vực hoạt động, có thể là du lịch, vận chuyển, biết đâu sẽ là học hành hay đi siêu thị giúp. Chỉ có một điều cốt lõi là tất cả sẽ xoay quanh công nghệ và cụ thể là smartphone. Các startup kể trên sẽ là con số 0 nếu không có smartphone. Tận sâu thẳm, có lẽ ta nên gửi lời cảm ơn đến Steve Jobs, người tạo ra cuộc cách mạng smartphone ngày nay.

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Cô giáo gọi điện cho học sinh thông báo:
"Ngày mai cô bận nên cho các em nghỉ
học".
Cậu học sinh vui quá chạy đến nói với
ông nội: - Mai cháu được nghỉ học ông cho
cháu đi công viênchơi nhé.
Người ông liền gọi điện cho cô thư ký của
mình:
-Mai anh có việc bận, để hôm khác em
nhé.
Cô thư ký liền gọi điện về nhà cho chồng
của mình:
-Anh yêu mai công ty em hủy chuyến đi
công tác rồi, ngày mai mình đi chơi nhé.
Người chồng của cô thư ký liền gọi điện
cho cô giáo:
-Em yêu ơi mai vợ anh lại ở nhà mất rồi,
em đừng
đến nhé.
Thế là cô giáo lại gọi điện cho cậu học sinh
mai lại đi
học...=)))

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

3 từ có ý nghĩa nhất để thành công một việc gì đó các bạn cần nhớ đó là:

Khác biệt - hiệu quả và chuyên nghiệp 


"Vì người" là cách vì mình khôn ngoan nhất.
IT Leader at Lotte Data Communications
Vietnam
Information Technology and Services
Current
  1. Lotte Data Communication Company Limited Vietnam
Previous
  1. TechData Vina Co., Ltd
  2. Viet Long software Co., Ltd.
  3. Center of Foreign Languages Sara Hitech - Sara Telecom, a member of SARA GROUP VIETNAM.
Education
  1. HCMC University of Science

Summary

Over 10 years of experience in the field networking, security, Microsoft technologies and management. I had worked as IT Leader in system integrated company with major projects.
Currently, I'm working for the Lotte Data Communication Company in Vietnam (http://www.ldcc.co.kr) as IT Leader and responsible for managing the Data Center Operations and all IT Infrastructure for Lotte Mart Vietnam.
My main job is to manage the entire system of Lotte Mart Vietnam include Lotte Mart Nam Sai Gon, Lotte Mart Phu Tho, Lotte Mart Dong Nai, Lotte Mart Da Nang, Lotte Mart Binh Duong, Lotte Mart Phan Thiet, Lotte Mart Dong Da (Hanoi)... as well as all of the branches will open later. And I'm also support for Lotteria, Lotte Cinema, Lotte-Sea Logistics, Lotte Homeshopping, Lotte Legend (Hotel)...etc...

I'm written many manuals, helping tutorials about networking, system, linux, unix and security to provide education for the community.
I'm the administrator of some forums.
My blog : http://www.lecuong.info and http://blog.banbeit.com

#Key skills:

 IT Management

 Solving and processing problems flexibly

 Good communication skills.

 Ability to multitask and remain calm under pressure

 Keen intelligence, grasp quickly, easy to adapt.

 System Integration Planning

 Network & System Security

 Computer networks and TCP/IP

 Authentication & Access Control

 System Monitoring

 Troubleshooting (all Windows OS, Linux)

Experience


IT Leader

Lotte Data Communication Company Limited Vietnam
 – Present (10 months)Vietnam
Responsible for managing the Data Center Operations and all IT Infrastructure for LOTTE Mart Vietnam and also supported for other LOTTE in the LOTTE Group.

Division Manager

TechData Vina Co., Ltd
 –  (6 years)Vietnam
Working as Team Leader for LOTTEMART Vietnam (*), I'm also support for Lotteria, Lotte Cinema,Lotte-Sea Logistics, Lotte Homeshopping...etc..
Quickly promoted and responsible for running various IT departments in the LOTTE Mart Vietnam. Responsible for managing the Data Center Operations and all IT Infrastructure for LOTTE Mart Vietnam, work as part of a proactive team of support staff responsible for delivering a high quality, customer-focused professional service. Providing the very highest level of technical support and customer service to internal staff.

• Effectively planning and executing all IT related projects.
• Ensuring all IT systems, infrastructures, server, networks and securities are running to an efficient level.
• Delegating work to and supervising the activities of junior IT staff.
• Recommending and implementing technological improvements and efficiencies

(*)Lotte Mart Vietnam include Lotte Mart Nam Sai Gon, Lotte Mart Phu Tho, Lotte Mart Dong Nai, Lotte Mart Da Nang, Lotte Mart Binh Duong, Lote Mart Phan Thiet, Lotte Mart Dong Da... as well as all of the branches will open later.

IT Administrator

Viet Long software Co., Ltd.
 –  (1 year)
Acting as technical lead to identify and implement solutions to problems affecting IT
services. Providing the line support over the telephone, remotely and face to face to clients & internal staff members.

Duties:
• Installation and maintenance of all systems within a clients digital environment.
• Producing documentation on operational, system and user procedures & guidelines.
• Building, configuration and troubleshooting of server and desktop hardware.
• Providing advice on selection and purchase of IT equipment.
• Maintaining maximum availability of supported services for users.
• Obtaining quotes for supply of goods and services from suppliers.
• Designing, implementing and managing Active Directory, ISA, VPN
• Monitoring the progress of third-party maintenance contract suppliers.
• Ensuring that support calls are logged and handled effectively and efficiently.
• Responsible for disaster recovery, closing security loopholes and access levels.
• Ensure adequate antivirus protection & solutions are maintained and updated.
• Identify and recommending improvements for E -mail applications & Web-page development.

Assistant IT Manager

Center of Foreign Languages Sara Hitech - Sara Telecom, a member of SARA GROUP VIETNAM.
 –  (1 year 10 months)
Ensuring user notification of maintenance requirements and system availability.
Maintaining confidentiality with regard to the information being processed and
also providing on-the-job training to new department staff members.

• Building and managing whole network system in the company.
• Deploying models and building lab room for international network class in companies.
• Installing, administering Windows Server 2003, Linux.
• Implementing RAID and services: DNS, Active Directory, DHCP, NAT, Web server, FTP server…
• Deploying camera systems through the Internet.
• Implementing VOIP, VPN systems (Client to site, site to site) on the router.
• Building Mail Online, Offline for Exchange Server, Mdeamon.
• Deploying Firewall basing on ISA.
• Joining in teaching courses for students.
• Consulting and implementing to execute network projects of customer
• Organizing and doing research about training courses for technical staffs.

Technician Leader

Training and Technology Development Center - Chanh Nghiep Co., Ltd.
 –  (2 years)
Responsible for the installation and maintenance of IT equipment including (but
not restricted to) printers, scanners and workstations. Supporting for students and customers using remote access technologies and also by visiting client sites.

• Configuration and management the Active Directory (Win2k3)
• Configuration and management the mail system (Exchange 2003)
• Configuration and management the ISA Server 2000, 2004
• Maintainance and repaired the system when it has a problem (include office machine, Printer, fax, photocopy machine…)
• Backup Data and Update Symantec Anti-Virus 9.0, Software Update Service (SUS)
• Day-to-day first-line support to all users in helpdesk supports (Fixing hardware and software problems encountered)- Maintenance of detailed log of all IT-related incidents
• Daily backing up of file servers to tape, with meticulous recording. Ability to restore files on demand from earlier backups

souce: https://vn.linkedin.com/pub/cuong-le-van/5b/732/326