Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

 Hiện tượng tự phong các Founder Khởi Nghiệp

-----------------

Các dạng nâng cấp mô hình công ty,

khi bạn bắt đầu mở rộng quy mô.


1. Capital

Ví Dụ như Vina Capital 


Mô Hình Công Ty theo dạng Capital.

Khi anh em xưng tổ chức mình là Capital, nôm na như 1 quỹ đầu tư tư nhân, tức anh em có số vốn lưu ký (thường số tiền rất lớn) ở ngân hàng bắt buộc. Và hoạt động giao dịch cầm tiền đi đầu tư anh em phải do một công ty quản lý quỹ giám sát (nó như 1 công ty kế toán thực hiện kiểm toán 1 doanh nghiệp vậy đó). Capital chỉ thực hiện hoạt động là Đầu Tư dùng nguồn vốn tham gia mua bán cổ phiếu các doanh nghiệp trên sàn và các phi vụ M&A để sở hữu cổ phần các DN triển vọng dù chưa lên sàn, capital không trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.  


Một Capital sẽ do nhiều tổ chức pháp nhân cùng góp vốn thành lập ra.


Capital chỉ tập trung vào nhiệm vụ là làm sao để khoản tiền đầu tư sinh lời, gồm

- Mua thêm cổ phần, khi DN họ đầu tư lời cao

- Bán bớt đi cổ phần, khi DN họ đầu tư lời kém


2. Group

Ví Dụ như Vin Group


Mô Hình Group hay còn gọi là Tổng Công Ty, gồm công ty mẹ và các công ty con, trong đó về cơ cấu vốn thì công ty mẹ sẽ luôn cố gắng giữ vị thế 36 và 51% cổ phần để đảm bảo vẫn giữ quyền kiểm soát hay có tiếng nói trong các công ty con.


Công ty mẹ sẽ lên chiến lược và theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các công ty con, thậm chí quyết định sinh tử từng công ty con, như cho công ty mảng này dẹp bỏ, công ty mảng kia chơi khô máu. Nguồn vốn sẽ được phân bổ từ công ty mẹ.  


Mô hình này, thường nếu muốn giữ sự kiểm soát tuyệt đối công ty mẹ nhưng vẫn đảm bảo huy động vốn được, thì các công ty con chỉ có 1 cổ đông duy nhất là công ty mẹ và đi huy động vốn bằng vốn vay (đôi khi vay từ công ty mẹ), còn công ty mẹ sẽ huy động vốn cổ phần với hệ thống kiểm soát gồm Nhóm Cổ Đông và Hội Đồng Quản Trị (do cổ đông bầu ra) và 1 CEO (do HĐQT bầu ra)


3. Holding

Ví Dụ P&G, 1 đại gia hàng tiêu dùng trên TG.


Holdings là một dạng công ty hoạt động đa ngành, được thành lập với mục đích nắm giữ quyền kiểm soát tại các công ty khác. Mỗi công ty sẽ phụ trách một hoạt động riêng lẻ và thường mang tính bổ trợ nhau, trong đó, công ty mẹ (trong trường hợp này là holding) đóng vai trò là cổ đông lớn tại các công ty con nhưng không trực tiếp điều phối kinh doanh. Đây chính là điểm khác biệt của holdings so với tập đoàn khi tập đoàn sẽ nằm hoàn toàn quyền chỉ định kinh doanh.  


Sẽ không có chuyện công ty mẹ (A) có thể bắt 1 công ty B giải tán được, nếu A có góp vốn, theo mô hình holding. Còn ở mô hình Group, A lời hay lỗ, tôi thích là tôi cho ngưng.


Ở mô hình holding, mỗi công ty con tự chịu trách nhiệm về tài chính, làm lỗ thì dẹp chứ công ty mẹ không gồng lỗ (kiểu như Vingroup đang gồng lỗ cho cho Vinfast). Còn muốn mở rộng quy mô thì mỗi công ty con tự huy động thêm vốn, sẽ có cả nhóm cổ đông và HĐQT độc lập của từng công ty con.


Việc tách và phân rõ chức năng của từng công ty con sẽ dễ huy động vốn cổ phần từ nhà đầu tư vào từng công ty con. Vì NĐT họ chủ yếu đầu tư vào một vài mảng chuyên ngành.


Tại sao nhiều doanh nhân khoái Holding?

Vì họ sẽ sở hữu nhiều công ty con cho các mục đích khác nhau: 


Một số sở hữu thương hiệu, tổ chức bán hàng.

Một số sở hữu nhà máy sản xuất.

Một số sở hữu bản quyền.


Trong trường hợp công ty gặp trục trặc, nhà máy có vấn đề thì thương hiệu sản phẩm cũng không bị mất đi (P&G là một ví dụ điển hình)


TUY NHIÊN, NẾU BẠN MUỐN C.TY CON LÀM THẾ NÀY, THẾ KIA CHO KHỚP HỆ SINH THÁI BẠN XÂY DỰNG, ĐÔI KHI SẼ XUNG ĐỘT VỚI CÁC CỔ ĐÔNG Ở TỪNG CÔNG TY CON.


Đó là mình chưa nói nhà nước còn có quy định rõ về vốn điều lệ, về số nhân công, về doanh thu hàng năm để phân biệt doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và cuối cùng là doanh nghiệp lớn (tập đoàn)


CÁC BẠN TRẺ CÓ KHÁT VỌNG LỚN

ƯỚC MƠ THÀNH ÔNG LỚN

CÓ AI CẤM ĐÂU.


NHƯNG ĐỪNG NỔ

- Sông là Sông, sao nói là Biển

- Biển lại khác ĐẠI DƯƠNG về quy mô


Có ai gọi vùng BIỂN ĐÔNG, là ĐẠI DƯƠNG ĐÔNG không?


Sự thật là giờ chủ tịch nhiều quá

Công ty các bạn nhỏ xíu, cứ xưng Group, xưng Holding, thậm chí xưng Capital,... mà từ quy định hướng dẫn phân loại nhà nước, cho đến đặc thù tổ chức cũng chả đúng cái nào cả.


KHÔNG CHÉM THÌ LÀ GÌ?


Đó là mình chưa nói sâu 1 số hiện tượng nhỏ

- Chỉ là ki-ốt mà xưng Siêu Thị

- Chỉ là xưởng nhỏ mà xưng Nhà Máy

- Chỉ là nhà hẻm mà xưng Tòa Nhà

.... vân vân


Nhiều bạn chỉ thuê nhà 1 trệt 1 lầu mà gọi chỗ mình là Tòa Nhà, mình tin chắc các bạn không hiểu thế nào là toà nhà. Đâu phải tự dưng mà có cả môn học là QUẢN LÝ TÒA NHÀ?


MÌNH ĐÃ TỪNG BOOK VÉ MÁY BAY, TỐN CÔNG TÔN SỨC CHỈ ĐỂ ĐI THAM QUAN 1 NHÀ MÁY, ĐẾN NƠI LÀ 1 NHÀ 20M2, NHÀ MÁY TRÁI CÂY THEO LỜI BẠN FOUNDER ĐÓ NÓI QUÁ PHÓNG ĐẠI LÊN.  


Bạn có quyền chọn cách làm sếp, thậm chí trở thành sếp dễ dàng (bỏ tiền là có GPKD, thành giám đốc rồi). Bạn có quyền chọn cách làm sếp: đầu gấu, lịch lãm, kiểu mẫu hay bình dân là tùy bạn thôi.


Nhưng trên hết, hãy sống thật cái đã.


- nguyễn tuấn hùng -

 Cách ứng xử khi có tin đồn:


1. Hãy quan sát và ra quyết định thật nhanh đầu phiên.


2. Xác định những tin mang tính cục bộ một nhóm cổ phiếu (nếu giả sử là thật) có thể sẽ lan ra cho nhóm ngành liên quan, không loại trừ sẽ lan cả thị trường. Đừng nghĩ đó là sự vô lý vì TTCK ví như một cơ thể, bất cứ bộ phận nào bị sự cố, đều sẽ làm cơ thể yếu mệt.


3. Thông thường những ảnh hưởng cục bộ sẽ tác động tức thời và ngắn hạn. Kinh nghiệm chỉ ra rằng nếu tin đồn không có thật, câu chuyện sẽ kết thúc hoàn toàn trong 1.5 phiên. Trong trường hợp sự việc có thật, nhóm của vụ việc sẽ rơi sâu và kéo dài, nhóm liên quan có thể sẽ mất khoảng 15% trong thời gian 3-4 phiên, thị trường chung sẽ mất 5% - 8% trong vòng 2-3 phiên. Như vậy trong mọi trường hợp, vùng 1450 là vùng cận đáy.


4. Đối với mỗi lớp NĐT có trạng thái tài khoản, danh mục đầu tư khác nhau, tâm lý cũng như khả năng chịu đựng khác nhau, đều cần phải xây dựng kế hoạch và xử lý chuyên biệt.



Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

 3 Chìa Khoá Vàng Mở Kho Báu 


Hôm nay mình tiếp tục chia sẽ với anh em bí quyết đầu tư thành công, đạt lợi nhuận trung bình hàng năm ít nhất 15%. 3 điều dưới đây được xem như 3 chiếc chìa khoá để mở 1 kho báu thật sự. Thiếu 1 trong 3 đều này thì gần như không thể mở được. Mỗi người đều tự làm cho mình 3 chiếc chìa khoá chứ không thể đi mượn chìa khoá của người khác.


1. Chọn cổ phiếu.


Khi chọn cổ phiếu phải chọn cổ phiếu ít nhất lợi nhuận tăng trưởng trong 1 năm tới, vì sao 1 năm tới chứ không phải trong năm nay ? Vì bản chất chứng khoán phản ánh kỳ vọng trong tương lai chứ không phải hiện tại. Năm nay lợi nhuận khủng, năm sau không duy trì được, đặc biệt ở những doanh nghiệp hưởng lợi từ thiên thời ví dụ thép hưởng lợi từ giá thép tăng mạnh 2021 hoặc 1 số doanh nghiệp có lợi nhuận khủng từ hoạt động bên ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi, có bản chất đột biến như hưởng lợi tỉ giá, chuyển nhượng dự án, bán công ty con, book lợi nhuận tăng x lần thì giá cũng tăng tương ứng. Khi book xong năm sau không còn gì để book, lợi nhuận sụt giảm 30-40% trở về mặt đất thì giá cũng sẽ giảm tương ứng. anh em ôm cổ phiếu qua đỉnh mà không hiểu vì sao doanh nghiệp công bố lãi khủng mà lao dốc không phanh, đơn giản vì lãi đó mang tính đột biến chứ không duy trì, năm nay lãi tăng kỷ lục, năm sau tiếp tục kỷ lục nữa thì giá cổ phiếu mới tăng trong năm nay, nhưng sang năm thứ 3 lợi nhuận đi xuống thì giá năm sau sẽ bắt đầu sụt giảm. Lợi nhuận dẫn dắt giá cả. Khi chọn cổ phiếu ae phải xác định được lợi nhuận năm sau là bao nhiêu, xem năm nay lãi nó kỷ lục hay đột biến từ đâu? Khoản lãi đó có khả năng duy trì hay không. Nếu anh em không chuyên phân tích thì dựa vào các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, trong đó họ dự phóng cũng khá sát thực tế, nên xem nhiều báo cáo của nhiều công ty xem dự báo lãi có khác biệt quá nhiều hay không, ví dụ SSI dự báo lãi cho HPG 30K tỉ, VND dự báo 31, MBS dự báo 29.5k tỉ thì không vấn đề gì, nhưng chênh lệch quá nhiều thì cần phải tìm nguồn khác tin cậy hơn hoặc bõ qua. Còn nếu anh em muốn tự phân tích thì nên tập trung xem bảng cân đối tài sản vì mỏ vàng nằm trong đó. Chứ không phải tập trung vào bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, vì báo cáo hoạt động kinh doanh là thước phim của quá khứ, cho anh em thấy doanh thu bao nhiêu, lãi bao nhiêu, giá vốn, biên lãi gộp..v...v..nói chung là hiệu suất kinh doanh thôi, không có điều gì nói lên cho anh em biết năm sau lãi bao nhiêu cả. Mỏ vàng cất giấu trong bảng cân đối tài sản bởi vì tài sản sẽ hình thành doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. Các khoản mục đáng chú ý như 

- chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang sụt giảm mạnh và tài sản cố định tăng mạnh => vừa mới đưa vào hoạt động nhà máy mới sau thời gian xây dựng, ví dụ HPG chi phí xây dựng dỡ dang sụt giảm từ 36k tỉ xuống 5k, khoản giảm bên chi phí xdcb chuyển vào tài sản cố định làm tài sản cố định cũng tăng tương ứng. Ở một số doanh nghiệp BDS KCN như IDC cũng vậy. Chi phí xây dựng dở dang tăng đều trong 2019 - 2021 từ 2300 tỉ lên gần 4800 tỉ điều này cho thấy 1 tài sản đang lớn dần và gần đến ngày đưa vào khai thác. Kể từ 2022 lợi nhuận IDC sẽ tăng cả ngàn tỉ mỗi năm nhờ đưa 800ha đất vào khai thác và thay đổi cách tính doanh thu....ở nếu ae nhìn báo cáo kết quả kinh doanh 2020 thì chỉ lãi 1 năm 300 tỉ, EPS chỉ có 1k chẳng có gì hấp dẫn cả...nhưng khi tính lợi nhuận thật sự khi đưa tài sản vào khai thác thì mới thấy khủng khiếp, EPS nhảy vọt 4k - 5k từ 2022 và tăng đều các năm sau đó, giá ở thời điểm 2021 chỉ mới 30 40k tương ứng PE thật sự chỉ 7-8, cực kỳ thấp với 1 doanh nghiệp đứng trước chu kỳ bùng nổ.

- hàng tồn kho tăng mạnh là dấu hiệu của lợi nhuận đột biến trong tương lai vì hành vi tích mạnh hàng tồn kho cho thấy doanh nghiệp dự đoán giá bán trong tương lai tăng nên họ đón sóng, điều này có cơ sở vì doanh nghiệp làm ăn lâu năm nên họ dự đoán sẽ chính xác hơn nhà đầu tư. Ngoài ra hàng tồn kho của doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh cũng cho thấy đang vào chu kỳ bán hàng (thu hoạch), NLG tăng vọt hàng tồn kho từ 6k tỉ lên 17k tỉ và bán dần từ cuối năm 2021, giá cổ phiếu cũng tăng gấp đôi......

- các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết. Đặc biệt là công ty con, nhiều doanh nghiệp góp vốn thành lập cty con để làm dự án, tách bạch riêng khỏi hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp để dễ quản lý. Lợi nhuận khủng trong tương lai có thể đến từ đây nhờ dự án đưa vào kinh doanh, hoặc thoái vốn công ty con. VPB thoái vốn FE là một ví dụ điển hình.


2. Giá cả và giá trị


Một công ty tốt không có nghĩa cổ phiếu của nó thật sự sẽ tăng trong 1 2 năm tới. Đôi khi vì giá cả bị thị trường đẩy lên quá cao so với tìm năng của nó. Ví dụ như HPG không thể nào phủ nhận HPG là một công ty tốt, nhưng lợi nhuận mang về trong năm 2022 sụt giảm 10-15% đẩy PE tăng vọt lên cả chục lần, giá 6x vào thời điểm 2021 thì liệu có còn hấp dẫn so với tương lai? Nhưng nếu giảm về 36-38 kéo PE xuống 5-6 lần thì đó có thể là một món hời. Phải xác định được giá trị của cổ phiếu dựa vào dòng tiền về trong tương lai, chiếu về hiện tại để thấy liệu thị trường trả giá quá cao hay quá thấp...


3. Kiên trì


Dù cho anh em đi đúng đường những dừng lại thì cũng không đến đích. Một khi đã xác định được giá trị hợp lý trong 1 năm tới thì cứ nắm giữ 1 năm, 3 năm thì nắm giữ 3 năm. Hãy bõ qua những biến động ngắn hạn của thị trường, bởi vì ngắn hạn thị trường không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu, chủ yếu mang tính đầu cơ. Nhưng dài hạn thì giá cả và giá trị sẽ tiến cùng 1 điểm, lúc đó giá cả phản ánh đầy đủ giá trị, nhưng tính đầu cơ lại tiếp tục đẩy giá cả cao hơn giá trị. Đó là lúc nên chốt lãi. Nắm giữ cổ phiếu lâu dài đòi hỏi anh em phải xem doanh nghiệp có còn đi đúng hướng không, những dự báo ban đầu về đỉnh giá doanh nghiệp có hợp lý không. Chúng ta ở trong 1 nền kinh tế động nên đòi hỏi phải kiểm soát liên tục. Ví dụ như định giá QCG ban đầu có dòng tiền từ dự án Phước Kiển, nhưng khi gặp vấn đề ở dự án đó thì phải loại dòng tiền đó ra khỏi định giá,và định giá lại xem giá trị hợp lý là bao nhiêu. Kiên nhẫn trong đầu tư không có nghĩ là ôm 1 cổ phiếu bất chấp thay đổi mà là ôm một cổ phiếu khi tình hình thực tế vẫn diễn ra theo kế hoạch....thực tế thay đổi vượt ra ngoài kế hoạch thì buộc phải đều chỉnh....


Đó là 3 chiếc chìa khoá của bất kì nhà đầu tư thành công nào, nói lúc nào cũng dễ hơn làm, để làm được 3 chiếc chìa khoá này đòi hỏi anh em phải thật sự kiên trì sau vài chục lên bờ xuống ruộng và 3-5 năm chinh chiến liên tục trên thị trường thì mới có thể làm ra được, một ngày, một tháng hay 1 năm thì chỉ mới là những miếng thép thô thôi. 

Bài viết cũng khá dài rồi nên mình dừng tại đây, chúc mọi người cuối tuần an lành bên gia đình!

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2022

 TẠI SAO CÁC NHÀ ĐỘC TÀI THƯỜNG ĐƯỢC DÂN TÔN SÙNG ?



Đó là vì dưới các chế độ độc tài chỉ có hệ thống truyền thông một chiều. Hệ thống này chỉ ca ngợi mà không phê phán.


Trong khi đó dưới chế độ dân chủ luôn có hệ thống truyền thông đa chiều: ví dụ ở Mỹ ngoài hệ thống truyền thông ca ngợi ông Trump của đảng cộng hòa, luôn luôn tồn tại hệ thống truyền thông phê phán tổng thống đang nắm quyền của đảng Dân chủ. 


Ngoài ra các chế độ độc tài luôn đưa vào giáo dục (văn học, lịch sử) những bài thơ, áng văn, bài nghị luận ca ngợi các lãnh tụ đang cầm quyền, những mẫu chuyện bịa đặt, phân tích các câu nói của lãnh tụ...


Trong khi đó với tính cách độc lập với chính quyền, giáo dục dưới các chế độ dân chủ là do dân đặt ra nên không bị bắt buộc phải ca ngợi các tổng thống, thủ tướng dân bầu mà chỉ ca ngợi các anh hùng dân tộc.


Sự đời nói láo nghìn lần sẽ thành chân lý. Do vậy ta có thể thấy cho đến tận bây giờ hình ảnh các nhà độc tài bao giờ cũng đẹp lung linh trong đầu óc của các dân tộc chậm tiến.


Đó là vì họ luôn sử dụng cảm tính thay cho lý tính. Cho nên để xây dựng được một xã hội pháp quyền ,không ai ở trên luật là điều khó khăn với các dân tộc này. Họ bất cần luật pháp mà chỉ yêu ghét theo cảm tính. Và cuối cùng chính họ là những người phải gánh chịu những hậu quả của một xã hội vô pháp, vô thiên.


Nhưng nói cho cùng phải mất hàng chục có khi hàng trăm năm người Việt mới xây dựng được một tư duy lý tính như người Âu Mỹ.Còn bây giờ phải thừa nhận rằng truyền thông của các chế độ độc tài vẫn đang xỏ mũi, dẫn dắt họ.


Nguồn: mạng xh

 TINH THẦN THỂ THAO.


Hàng xóm nhà tôi có một ông xêm xêm tuổi tôi, nghĩa là đầu 5 đít chơi vơi, nhưng cực kỳ phong độ, ngực nở eo thon, bụng sáu múi, cơ bắp cuồn cuộn hai đùi và cả ở giữa hai đùi. 


Cứ mỗi lần gã xuất hiện ở sảnh chung cư, lũ hotboy, hotgirl gặp thì ghen tỵ, bảo “ Bác ơi, bác già mà phong độ quá, ngon hơn cả chúng cháu!”. Mấy mẹ sồn sồn U40, U50 thì nhìn gã với ánh mắt long lanh tuổi hồi xuân, lòng thầm ao ước những màn cao trào bốc lửa…


Tôi cũng thèm được như gã, nên nhiều buổi sáng cố gắng dậy sớm xuống sân tập tành. 

Nhưng cứ xuống đến nơi, y như rằng gặp gã đã mồ hôi nhễ nhại vì đã tập chán chê từ bao giờ rồi.

Có lần tôi hỏi gã:

- Ông dậy sớm thế à?

- Đúng 5 giờ!

- Không bỏ ngày nào à?

- Không bỏ ngày nào!

- Mưa rét thì sao?

- Mưa rét thì tập trong hành lang, trong sảnh…


Tôi phục gã sát đất. Sao cũng là đàn ông mà có kẻ ý chí kiên cường đến thế, lại có kẻ ẩm ương dẩm dít, chẳng làm được gì đến nơi đến chốn như tôi.

Một lần tôi đánh bạo hỏi gã:

- Ông cho tôi biết bí quyết hay bí mật gì đó để rèn luyện ý chí, để trở thành người như ông, được không?

Gã cười sằng sặc:

- Bí quyết cái đéo gì mà bí quyết! Giờ ông có mụ vợ bị bệnh dạ dày, gan cũng có vấn đề, quanh năm viêm lợi sâu răng, ngủ bên cạnh, cứ đúng năm giờ sáng nó trở mình ôm ông, phà hơi vào mặt ông, liệu ông có phải dậy mà … tập thể dục không?


Hóa ra, bí quyết chả có gì ghê gớm các bạn ạ! Muốn gác chân lên chồng để ko cho ra ngoài tập thể dục rồi làm ae nương tựa cho ai khác ngoài mình thì hãy để cái đường ruột khỏe. Ai là c vợ trong truyện thì ới e Hườn gửi Mola xử lý dứt điểm nhé. 

#Molamónquàđườngruột

 (Bài viết Admin sưu tầm copy lại - Trích nguồn cuối bài).

Những bông hoa tuyết đang rơi, Mùa đông bất động sản đang đến gần.

Chúng ta không thể tiên đoán được thị trường, nhưng chúng ta có thể học được các bài học từ quá khứ .

Các tín hiệu :

1/ BÀI HỌC DOT-COM NĂM 2000

Các công ty dot-com mang đến làn sóng mới trong nền kinh tế thế giới cuối những năm 1990. Giá trị của công ty này tăng nhanh hơn bất kì ngành công nghiệp nào khác cùng thời. Mặc dù trên thực tế, hầu hết các công ty internet có rất ít tài sản vật chất, rất nhiều trong số chúng đã được định giá rất cao trên thị trường chứng khoán lúc đầu. Bị hấp dẫn bởi những dự đoán về ngành công nghệ, các nhà đầu tư đã rót một số lượng lớn vốn vào các công ty dotcom mà không có lịch sử lợi nhuận chính xác.

Rất nhiều công ty dot-com chỉ tập trung vào tăng trưởng và mức độ nhận diện thương hiệu với mục tiêu đạt được giá trị cao trên thị trường chứng khoán, bất chấp việc trên thực tế các công ty này bán được rất ít sản phẩm. Nasdaq đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử vào tháng 3 năm 2000.

Bong bóng dot-com vỡ vào năm 2001 khi nhiều công ty internet bắt đầu công bố việc thiếu hụt lợi nhuận. Một số nhà đầu tư bắt đầu nhanh chóng chuyển tiền đầu tư của họ sang các công cụ tài chính khác, dẫn đến tình trạng bán tháo và sụt giảm giá cổ phiếu. Một lượng lớn các khoản đầu tư đã bị mất, dẫn đến một cuộc suy thoái nhẹ ở Mỹ và các quốc gia khác.

Những năm 1997-1999 chỉ cần bạn có 1 cái tên WEB, 1 kế hoạch kinh doanh, 1 đội ngũ có tên tuổi, bạn đi gọi vốn sẽ có người đưa vốn cho bạn ngay, vì nhà đầu tư tin vào cơ hội công nghệ, sợ bỏ lỡ chuyến tàu công nghệ này.

2021 chuyện này được lặp lại với 1 cái tên mĩ miều, WEB 4.0. Block chain, NFT . Rất nhiều chuyên gia nhảy vào làm Block chain, bán token cho nhà đầu tư, và kết quả là bạn biết đó, sau 1 năm trở lại đây, tất cả gần như mất bóng trên thị trường.

ảnh 1 : sàn Nasdaq bị chia 5 sau vụ dot-com

2/ CÁC CÔNG TY CÔNG NGHỆ LỚN SỤT GIẢM NGHIÊM TRỌNG

Tin 1 : 14/03/2022 Cổ phiếu sụt giá mạnh, công ty mẹ của Shopee trấn an nhân viên

Từ trước đến nay, các lãnh đạo của Sea Ltd. luôn kín tiếng, nhưng tập đoàn buộc phải chia sẻ nhiều thông tin hơn sau khi mất 75% vốn hóa thị trường.

Từ 200 tỷ đô giờ còn hơn 50 tỷ đô

ảnh 2

Tin 2 : Giá trị vốn hóa thị trường Grab, công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq vào tháng 12/2021, cũng sụt giảm mạnh. Từ mức định giá khoảng 40 tỷ USD khi niêm yết, giờ đây Grab có giá trị khoảng 13 tỷ USD.

Tin 3 : 04/02/2022 Cổ phiếu Meta Platforms (sở hữu Facebook) vừa trải qua một phiên giao dịch tệ hại khi 251 tỷ USD vốn hóa bay hơi, con số lớn chưa từng thấy trong lịch sử chứng khoán Mỹ. Nguyên nhân xuất phát từ nguy cơ tập đoàn mạng xã hội này đã hết cách tăng trưởng.

ảnh 4

Tin 4 : Tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc evergrande bao giờ vỡ nợ, với núi nợ hơn 300 tỷ đô

Chỉ trong 2 năm 2021-2022 hàng loạt các công ty lớn “bốc hơi” tài sản, đó là 1 sự báo hiệu.

3/ GIÁ VÀNG, DẦU LIÊN TIẾP ĐẠT ĐỈNH

2007 khủng hoảng kinh tế thế giới, mọi thứ vật giá bắt đầu leo thang, vàng chính là kênh phòng thủ tài chính 2011 vàng đạt đỉnh 1810 đô/ ounce .

2022 vàng đang tiếp tục phá đỉnh trên 2040 ảnh 3

2007 khủng hoảng kinh tế thế giới, giá dầu liên phá đỉnh 138 đô/ thùng

2022 dầu đang quay lại đỉnh ảnh 4

4/ NGÂN HÀNG BẮT ĐẦU ĐIỀU CHỈNH TĂNG LÃI SUẤT .

2007 khủng hoảng xảy ra thị vật giá leo thang kéo theo giá nguyên liệu tăng, sản xuất tăng, và ngân hàng cũng phải tăng lãi suất huy động => lãi suất cho vay tăng.

Bạn cứ nhìn qua ngân hàng bên Mỹ họ đang liên tiếp hội nghị hội thảo để bàn về chính sách tăng lãi suất

Lãi suất 2021 của Mỹ là 0,25% 2022 đã điều chỉnh tăng lên 0,5%. Khi một quốc gia lớn điều chỉnh thì cơn sóng lãi suất ở nước nhỏ sẽ bị tác động theo, và cần 1 thời gian là vết dầu loang đó sẽ lan tới .

Bạn sẽ đọc các con số khá khô khan, Nhưng nó chính là tín hiệu cho thấy mùa đông đang đến.

ảnh 6 lạm phát

MỌI THỨ TRÊN ĐỜI ĐỀU CÓ QUY LUẬT :

Con người có quy luật : sinh - lão - bệnh - tử

Thiên nhiên có quy luật : nắng - mưa, ngày - đêm, sáng - tối.

Kinh tế có quy luật : cung - cầu, lên - xuống.

BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG ĐI LÊN MÃI ĐƯỢC ĐÂU!

Bài học cho các nhà đầu tư bất động sản, 1 người anh cả tài giỏi ở Việt Nam, giỏi cách mấy mà không gặp thời, gặp mùa đông thì cũng chỉ còn là ký ức, hoài niệm, 1 tấm bằng khen treo trên tường.

Hoàng Anh Gia Lai là 1 cái tên nổi tiếng 1 thời ở Việt Nam, 2009 bầu Đức là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Nếu đại gia nào đầu tư vào đất năm 2009-2014 thì chỉ có chết, với lãi suất ngân hàng hơn 20% + chi phí giấy tờ, 1. Năm lãi suất gần 30% thì không có một siêu doanh nghiệp nào có thể sống được, chỉ cần 2 năm là những gì mình làm cả đời chưa cho ngân hàng hết.

2009 mức giá căn hộ HAGL bán 2300 đô

2010 giảm 10%

2011 giảm 15%

2012 giảm 15% về còn 1350 đô/m2

Thời điểm 2009 đó giá 2300 đô ai cũng chửi là quá cao, giờ 2021 đất ở quận 2, giá 3500 đô vẫn cọc hết chỗ khi mở bán.

BẠN THỬ NGHĨ XEM, NẾU BẠN ĐI MUA 1 BẤT ĐỘNG SẢN VÀO MÙA ĐÔNG, KHÔNG CÓ THANH KHOẢN.

Năm 2023 giá 100 triệu

Năm 2024 giá 90 triệu

Năm 2025 giá giảm 80 triệu

Năm 2026 giá giảm 70 triệu

Năm 2027 giá còn 70 triệu

Có nghĩ là số tiền 100 triệu đó bạn đi gửi nhà Bank 5 năm , sau đó quay lại đi mua căn nhà đó vẫn dư sức mua, mà tối ngủ ngon, không phải nghĩ ngợi gì.

Chúng ta cần làm gì khi mùa đông đến

Với bạn trẻ chưa có tích luỹ, lạm phát kéo đến, mùa đông đi tới, thu nhập người dân sẽ ít đi, sức mua giảm, 1 tuần bạn đi nhậu, uống trà sữa 3 lần, thì nó sẽ chỉ còn 2, giảm ngay trên chính bữa ăn của mình.

Với những người sắp đầu tư, có ý tưởng đi vay : thì nên cân nhắc thật kỹ

Nếu bạn mua bất động sản và mỗi năm trả lãi trong 3-5 năm tới bạn có chắc chắn được không ? đã tiên liệu các tình huống xấu nhất chưa ? nếu tính sai sau 3 năm ngân hàng sẽ lấy tài sản của bạn ,bạn có vui vẻ chấp nhận không?

Với người đang đầu tư vay nợ : Hãy chuẩn bị tâm lý, mùa đông kéo đến, dòng tiền sẽ ít lại, lãi suất ngân hàng sẽ gia tăng, bạn sẽ phải làm gì để sống sót thời điểm này. Tìm cách chạy thoát thật lẹ các khoản nợ đi, trước khi là 1 gánh nặng của mùa đông.

Với người có nhiều tài sản, thì đây chính là những người lo lắng sợ hãi nhất, Những cơn suy thoái, lạm phát, khủng hoảng, chính là lúc tài sản đổi chủ nhiều nhất, ai quản lý đòn bẩy yếu kém sẽ phải giao lại tài sản cho người khác quản lý, mình ko dám dạy người giàu, đầu tư, xài tiền, nhưng người giàu nên có dự toán cho mùa đông sẽ kéo đến đi.

Ngày xưa vua chúa , binh gia nghĩ, phát triển đất nước là đi xâm chiếm, mở rộng bờ cõi, nhưng họ không biết rằng, phòng thủ, xây lũy đắp bờ cũng chính là phát triển

Ở Mùa đông việc của mình nhẹ nhàng hơn, chỉ là phòng thủ cho tài sản, tranh thủ đi học thêm kinh nghiệm, xây dựng mối quan hệ, tích luỹ kiến thức, để khi mùa đông đi qua bạn sẽ có nội lực, có nguồn sức mạnh đi săn bắt đủ kiến thức đi mua các tài sản rẻ, những kẻ không biết tiên đoán thời thế sẽ để lại nhiều tài sản tốt cho người có năng lực quản lý tốt, đổi chủ.

MÙA ĐÔNG THÌ LUÔN ĐI KÈM LẠM PHÁT .

Người cẩn trọng họ sẽ làm gì.

-Những người thận trọng họ sẽ dừng lại cách hoạt động đầu tư mà chuyển qua kinh doanh tài chính, nói bình dân là “cầm đồ” . ở Việt Nam , nhóm ngành có lợi nhuận cao nhất chính là ngân hàng, nên đi làm “ cầm đồ” chưa bao giờ lỗi thời, và vượt qua được mọi cơn sóng, sự suy thoái, và luôn ngủ ngon.

-Tiếp đến là nâng tỷ trọng giữa vàng lên, Chúng ta không phải mua vàng để đầu tư mà là bảo vệ tài sản của mình trong lúc lạm phát như thế này.

-Những người buôn bất động sản, họ sẽ bán hết và thu tiền mặt về đợi 1 cơn sóng mới, những ai vẫn còn hăng say làm việc với bất động sản thì họ sẽ chỉ tập trung mua bất động sản có tính tiêu dùng, sát khu dân cư, không còn đi mua đất nền, đất xa ở tỉnh nữa, chỉ đầu tư cái gì liên quan thực tế tới người dân, còn lại thì phải cẩn trọng khi xuống tiền.

SẼ CÓ CÁC BẠN SALE VÀO PHẢN BIỆN :

-Lạm phát tăng, đầu tư công mạnh 2022, bất động sản sẽ tăng

-Theo thống kê 30 năm qua, mỗi năm bất động sản sẽ tăng 10-20%

Để sống qua được 1 mùa đông bất động sản, bạn mới biết sự khắc nghiệt cay đắng của nó đến chừng nào.

Những người phải độ tuổi trên 45, 10 năm trước họ 35 tuổi, có 1 thành tựu nhất định, 1 sự nghiệp, 1 khối tài sản lớn, họ ko tin mùa đông tới, họ tự tin vào khả năng xoay vòng vốn của mình, và thế là nhiều người đã gồng lỗ, và gồng suốt 5 năm rồi gửi hết cho nhà băng luôn. => Thị trường điều chỉnh và thiết lập 1 giá mới thấp hơn.

Những bạn làm môi giới kinh nghiệm 5-7 năm gần đây, chỉ sống ở mùa xuân, thời kỳ hoàng kim nên bạn chưa biết như thế nào là mùa đông đâu.

Có 1 câu chuyện : con kiến tỉ mỉ siêng năng đi tha mồi về tổ, con ve thì cứ vui vẻ hát ca hết mùa hè, mùa đông đến, kiến có dự trữ mà sống sót qua được, còn con ve thì vừa đón nhận mùa đông, vừa trả giá cho sự cẩu thả, qua loa là của mình là đói, không có gì ăn, đóng băng khi không đón nhận 1 chu kỳ mới.

Đây cũng chỉ là 1 dự đoán, bạn có thể đưa vào góc nhìn mới.

Khi bạn thấy ngân hàng tăng lãi suất, báo chí không còn nhắc tới bất động sản, thì có nghĩa, mùa đông đã đến thật rồi.

Cre : Duy Thịnh - Sói Tài Chính

Đồng Nai 20.03.2022

 Thời gian qua có rất nhiều bạn hỏi mình khi tham gia chứng khoán thì phải bắt đầu từ đâu. Học những gì? 

Hôm nay mình chia sẽ lộ trình học từ cơ bản đến nâng cao, từ rộng sang sâu để các bạn biết mình cần phải học những gì, tránh việc đọc hàng trăm ngàn tài liệu phi hệ thống, tẩu hỏa nhập ma, đánh đâu thua đó 

Bước 1: Đầu tiên các bạn học cách giao dịch, việc này rất đơn giản giống như bạn đi học thì phải đăng ký trước vậy. 

Bước 2 : Chúng ta học phân tích kỹ thuật căn bản. Vì sao là học phân tích kỹ thuật thay vì phân tích cơ bản trong khi cơ bản dẫn dắt kỹ thuật? Vì khi bạn học kỹ thuật và thực hành rồi mà vẫn thua lỗ thì bạn mới nhận ra được giá trị của phân tích cơ bản. Đó là sức mạnh của sự trải nghiệm, nếu không trải nghiệm thì bạn không thể nào học phân tích căn bản một cách nghiêm túc. Ngoài ra phân tích kỹ thuật giúp bạn thích nghi nhanh hơn với thị trường chứng khoán đầy biến động. Nếu mới đầu bước vào thị trường mà học phân tích cơ bản thì giống như bắt bạn bõ vào một đại dương kiến thức vậy, bạn sẽ chết chìm với mớ kiến thức hỗn độn đó, khi học phân tích cơ bản chưa xong nữa thì tài khoản đã cháy sạch.

Bước 3 : Khi bạn đã hiểu biết kỹ thuật căn bản thì bạn cần tiếp cận sâu hơn để gia tăng hiệu suất đầu tư. Phân tích kỹ thuật phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư, kỳ vọng lại được dẫn dắt những chuyển biến trong tương lai (phân tích cơ bản), vì vậy lúc này bạn đi tìm cái căn nguyên của giá cả chứ không phải tìm cái phản ánh nữa, đại khá là đi từ ngọn cây xuống gốc rễ. ví dụ cổ phiếu X giá hiện tại 5k, lãi 2021 20 tỉ pe duy trì 9-10, nhưng 2022 lãi 50 tỉ, khi dùng phân tích cơ bản thì bạn sẽ biết giá trị của cổ phiếu trong năm 2022 là khoảng 45-50k. Trong năm 2022 khi kết quả kinh doanh chưa thể hiện đầy đủ thì giá đã tăng lên 20 30k, nếu chỉ dùng phân tích kỹ thuật thì bạn không thể nào biết cổ phiếu đã đi tới giá trị thực hay vượt giá trị của nó hay chưa, rất khó để bạn ăn trọn sóng. Khi vượt giá trị thực quá nhiều thì dù phân tích kỹ thuật tài ba cách mấy cũng có thể chết đơn giản vì nổ bong bóng. Mất thanh khoản, sàn hàng chục phiên thì mọi hỗ trợ, xu hướng..….v…v… Đều là vô nghĩa. 

Bước 4 : Kết hợp. Trên thị trường có nhiều anh chị thuần về một trường phái kỹ thuật hoặc cơ bản có xu hướng xem nhẹ trường phái kia, nhưng đâu có gì là hoàn hảo, cái nào cũng có cái hay của nó, cách tối ưu nhất là tìm cách kết hợp cả 2 trường phái này, dung hòa chúng lại với nhau. Phân tích kỹ thuật phản ánh kỳ vọng và phân tích cơ bản dẫn dắt kỳ vọng. Bạn luôn cần những “dấu hiệu” sớm từ phân tích kỹ thuật bởi mọi thứ đều có giới hạn, thông tin, kiến thức…v…v…đôi khi bạn phát hiện ra những yếu tố làm thay đổi kỳ vọng thì đã quá muộn rồi. Ví dụ cổ phiếu HPG, trong giai đoạn tháng 10 đã cho thấy RSI phân kỳ âm, điều này cho thấy hiện tại bên mua đang yếu hơn bên bán ở vùng giá này, nếu chỉ phân tích kỹ thuật thuần túy thì bạn cũng cảm nhận được rủi ro, có chuyện gì đó sắp xảy ra. Nhưng bạn không biết vì sao là có những tín hiệu như vậy từ thị trường. Lúc này bạn xem ngược về phân tích cơ bản thấy giá thép đã tạo đỉnh, và giảm 20% trước khi HPG thật sự sụp đổ. Khi giá thép giảm, về mặt cơ bản thì bạn phải đánh giá lại doanh thu trong tương lai, và cập nhật định giá mới, khi định giá lại cho 2022 thì bạn nhận ra HPG thật sự chỉ đáng 45-50k khi giá thép 4500 tệ. Từ tín hiệu kỹ thuật đi tìm căn nguyên của tín hiệu đó để cũng cố xác xuất xảy ra tín hiệu một lần nữa thì dù bạn đang giao dịch trên đỉnh thì bạn vẫn kịp thoát ra.

Bước 5: Học chính mình. Ở bước cuối này thật ra là sửa lại hành vi tâm lý từ phi logic sang logic. Cho dù bạn có công cụ hay phương pháp tốt như thế nào đi nữa thì bạn cũng không thể nào tạo ra kết quả tốt nếu bạn sử dụng không đúng cách. Ví dụ thay vì phân bổ tỉ trọng trong danh mục theo thứ tự ưu tiên từ lợi nhuận lớn nhất tới lợi nhuận nhỏ nhất thì đổi thứ tự ưu tiên từ an toàn nhất tới rủi ro nhất, rủi ro càng cao tỉ trọng càng thấp. Hoặc đơn giản hơn là mua đỏ bán xanh chứ không phải mua xanh bán đỏ, biết sợ hãi khi mọi người tham lam, tránh đu đỉnh. 


Sau 5 bước thì xem như bạn có thể sống khỏe dù trong downtrend hay uptrend rồi, nhưng việc học không dừng lại ở đó mà cần cải thiện liên tục. Bạn cần đào quay trở lại bước 2 3 4 5 và đào sâu hơn bản chất của từng bước….càng học hiệu suất đầu tư sẽ càng tăng…

Bài viết cũng khá dài nên mình dừng, đây là bài tổng quan, ở những bài viết sau mình sẽ tiếp tục chia sẽ chi tiết bước 2 với chuỗi bài viết về phân tích kỹ thuật căn bản, hy vọng giúp anh em có thể sống sót trong thị trường khắc nghiệt này!

Trần Thanh Hải FB



Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2022

 KINH DOANH BĐS KIỂU MCDONAL TẠI VIỆT NAM MỘT HÌNH THỨC PHỔ BIẾN!



Chúng ta nghĩ gì khi nghe thương hiệu McDonald. Những chiếc bánh hamburger thơm ngon và hấp dẫn? Đó chỉ là phần nổi mà thôi, chính lãnh đạo McDonald đã từng nói “Chúng tôi không kinh doanh burger, chúng tôi kinh doanh bất động sản.”


Thực vậy, thật bất ngờ: “McDonald là một trong những công ty BĐS lớn nhất thế giới.” Câu chuyện của McDonald còn khiến giới bất động sản phải ngả mũ phục sát đất khi những con số đáng nể dần được hé lộ.


😍 Theo số liệu năm 2014, doanh thu của McDonald từ bất động sản những năm 2009 đến 2014 lên tới 6,11 tỷ đô la.


😍 Năm 2019, tổng giá trị bất động sản McDonald nắm giữ lên đến 39 tỷ USD, biến công ty này này thành hãng kinh doanh nhà đất lớn thứ 5 thế giới.


Vậy McDonald làm sao có thể kinh doanh BĐS khủng đến vậy?


Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành bất động sản, các cửa hàng của McDonald đều sở hữu những vị trí đắc địa như căn góc hai mặt tiền hay trên những con phố lớn sầm uất. McDonald không chỉ đơn thuần việc thuê một mặt bằng để kinh doanh mà họ sẽ đàm phán để thuê mua hoặc nhờ một đối tác tài chính đứng vào hỗ trợ để mua lại toàn bộ mặt bằng này.


Với uy tín và vị thế của mình, McDonald dễ dàng vay được vốn từ ngân Hàng. Như vậy họ chỉ cần bỏ ra 1/3 số tiền để mua lại bất động sản đó. 2/3 số tiền còn lại, ngân hàng hay các đối tác tài chính sẽ cho vay.


Số tiền lãi cộng với lợi nhuận hàng tháng sẽ được trả bằng chính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của McDonald. Điều thú vị là sau vài năm, McDonald dần trả hết nợ và sở hữu được những khu đất này. Với tính chất tăng giá theo thời gian của bất động sản, tổng giá trị của McDonald cũng tăng theo rất lớn.


Đối với những người kinh doanh nhượng quyền của McDonald, họ sẽ buộc phải ký kết hợp đồng kinh doanh theo tiêu chuẩn của McDonald qua đó trả phí nhượng quyền và tiền thuê đất theo hợp đồng. Bất cứ đối tác nào muốn từ bỏ cuộc chơi cũng sẽ được McDonald loại trừ và tìm kiếm một đối tác mới. Điều đặc biệt nữa McDonald sẽ thu tiền trước phí nhượng quyền và đặt cọc rất lớn, lên đến cả trăm ngàn USD mang lại 1 nguồn vốn lớn quan trọng để kinh doanh BĐS.


Dĩ nhiên, McDonald cũng rất chú ý đến tiêu chuẩn và chất lượng, hình ảnh và doanh thu cho những đối tác này để gián tiếp thu lợi cho vay vốn kinh doanh bất động sản.


Khi danh tiếng và tổng tài sản của McDonald ngày càng đi lên, hãng sẽ nhận được những khoản vay ngày càng ưu đãi từ ngân hàng và khoản phí nhượng quyền càng cao, cứ thế như một quả cầu tuyết lăn, công ty liên tục mở rộng và phát triển.


Ở Việt Nam chúng ta thậm chí còn có tỷ lệ doanh nghiệp tham gia kinh doanh BĐS kiểu McDonald rất nhiều có thể kể đến như:


☑️ FPT: BĐS công nghệ và BĐS giáo dục rất phát triển, nhờ làm công nghệ và giáo dục nên FPT được các tỉnh thành trải thảm đỏ, họ mở trường học, cơ sở kinh doanh ở đâu xin đất ở đó, ví dụ: Lô đất "kim cương" 1.6 ha tại Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy được Tp Hà Nội cấp cho, đến nay trị giá gần 1 tỷ USD, BĐS ở khu công nghệ cao Hoà Lạc trị giá vài trăm triệu USD. BĐS tại Đà Nẵng hàng trăm Hecta .... AzFin tính toán tổng giá trị BĐS FPT được ưu đãi trên 2 tỷ USD.


☑️ HPG: Tiện tay dắt dê khi làm dự án các tỉnh HPG thường xin luôn đất làm BĐS KCN hoặc dân cư, ví dụ làm dự án ở Hưng Yên tiện tay làm luôn dự án KCN cho thuê, làm luôn dự án BĐS dân cư ... , tận dụng dòng tiền kinh doanh lớn của mình đi thâu tóm và phát triển các dự án trị giá nhiều tỷ USD ở các tỉnh, Bắc Giang, Thừa thiên Huế, Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Hưng Yên, Hải Dương. AzFin tính toán giá thị trường các BĐS của HPG đến 2025 có thể đạt trên 10 tỷ USD.


☑️ PHR, DPR, VRG tận dụng kinh doanh cao su thiên nhiên có vị trí đất thuận tiện chuyển đổi làm BĐS KCN và BĐS dân cư mang lại giá trị vài ngàn tỷ đến 2026.


☑️ REE tận dụng dòng tiền từ mảng cơ điện lạnh ... và các khu đất được cấp làm trụ sở hoạt động từ thời trước cổ phần hoá, xây văn phòng cho thuê với giá trị tài sản ròng lên đến tỷ USD.


...


Anh chị thấy có những doanh nghiệp nào KINH DOANH BĐS KIỂU MACDONALD GIỎI NHẤT?

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

 

 09/02/2022

Lạm phát đang tăng cao do các quốc gia tăng cường các chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ, cũng như những gián đoạn xảy ra trong chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19 xảy ra. Chỉ số lạm phát tăng cao lên gần mức khủng hoảng 2007-2008, cụ thể là đã có tới 90% các nước có PPI tăng trên 5%, 50% các nước có CPI tăng trên 5% và 25% các nước có mức tăng CPI lõi trên 5% (đồ thị dưới). Vậy, làm sao để bảo vệ và tiếp tục gia tăng tài sản trong giai đoạn lạm phát cao đang trở thành câu hỏi được quan tâm nhiều nhất hiện nay.



1. Lạm phát làm giảm sức mua


Lạm phát làm giảm sức mua của người dân, và nó giống như một khoản thuế đánh thêm vào thu nhập của bạn, điều này còn khủng khiếp hơn các khoản thuế mà đã được luật định. Ví dụ, với 100 ngàn đồng, đầu năm bạn mua được 4 tô phở cần 25 ngàn đồng, nhưng cuối năm chỉ còn mua được 3 tô phở vì nó đã tăng lên 33 ngàn đồng và như vậy với cùng với số tiền thì sức mua của bạn đã bị giảm.


Do đó, đối với bạn thì vấn đề quan tâm đó chính là lợi nhuận thực nhận được sau khi trừ lạm phát sẽ là bao nhiêu. Còn đối với cổ đông hay doanh nghiệp là lợi nhuận sau trừ lạm phát là bao nhiêu chứ không chỉ là con số thu nhập trên báo cáo tài chính.


2. Đầu tư gì trong giai đoạn lạm phát cao?


Rất khó để tránh khỏi một cú sốc giảm giá trong giai đoạn lạm phát tăng cao, điều này là vì việc dự báo chính xác thị trường đã trở thành bất khả thi với đại đa số mọi người. Nếu ai đó có thể dự báo đúng được cú sốc xảy ra vào thời điểm nào và có những ra vào hợp lý thì người đó xứng đáng được bạn giao tiền, hoặc trở thành môi giới của bạn. Trong thực tế, việc dự báo ngắn hạn là rất khó khăn nhưng có một điều là nếu bạn nhìn dài hạn cho đầu tư thì câu chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.


Tham khảo một số lời khuyên được tôi tổng hợp và đúc kết từ bản thân dưới đây có thể giúp cho bạn một góc nhìn mới về đầu tư trong giai đoạn lạm phát cao:


1) Lời khuyên đầu tiên là hãy đầu tư nhiều hơn vào bản thân các bạn. Đây chắc chắn là một lời khuyên đúng với mọi hoàn cảnh và càng đúng với thời kỳ lạm phát cao, hãy tạo lợi thế cạnh tranh hơn nữa và bạn sẽ tận dụng được sức mạnh đó gia tăng thu nhập.


2) Kiểm soát chi tiêu và gia tăng thu nhập nhiều nhất có thể. Bạn có thể sắp phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn sắp tới và việc này sẽ giúp bạn tích lũy được tài sản dự phòng cho bản thân.


3) Trong đầu tư cổ phiếu, hãy lựa chọn các doanh nghiệp có các đặc điểm sau:


Thứ nhất, lựa chọn các công ty có thể tạo ra tiền mặt hơn là chi tiêu nó. Nói nôm na là dòng tiền tạo ra là dương trong giai đoạn này, còn hiểu sâu là mô hình kinh doanh ít thâm dụng vốn.

Thứ hai, lựa chọn các công ty có khả năng tăng giá của mình để phòng lạm phát nhưng phải đảm bảo:

+ Công ty có khả năng tăng giá mà không sợ bị mất đi thị phần và giảm doanh thu. 


+ Có khả năng tạo ra thêm nhiều doanh thu với số vốn đầu tư bỏ thêm thấp.


Trong thực tế việc lựa chọn được công ty đạt đủ các điều kiện trên là rất khó, nhưng đó chính là phần thưởng cho bạn. Các công ty này có thể tăng giá trong giai đoạn lạm phát hoặc chí ít nếu bạn chỉ lựa chọn công ty được 1 trong 2 đặc điểm trên thì nó cũng sẽ đảm bảo khoản đầu tư dài hạn của bạn là thắng lợi.


5) Hạn chế đầu tư vào trái phiếu truyền thống cũng như gửi tiết kiệm, vì các khoản này thường được neo với lãi suất thấp trước đó và khiến cho lợi nhuận thực của bạn bị âm sau khi trừ đi lạm phát. Vấn đề này có thể gây mâu thuận hoặc hiểu nhầm, bạn có thể lựa chọn thời điểm phù hợp để mua để hưởng được các trái phiếu có lợi suất cao đã bù một phần lớn lạm phát mà vẫn mang lợi nhuận thực dương.


6) Chú ý hạn chế các khoản vay điều chỉnh lãi suất. Khi lạm phát tăng thì các khoản vay cũng sẽ được điều chỉnh tăng và có thể gây áp lực tài chính đến cho các bạn, tuy nhiên trong thực tế thực sự điều này rất khó vì các tổ chức tài chính họ đều hiểu vấn đề này nên rất khó có lựa chọn thay thế, điều duy nhất bạn có thể làm là duy trì một cơ cấu nợ hợp lý.


7) Đầu tư vào vàng hay bất động sản đều là hàng hóa phòng lạm phát. Tuy niên bạn cần chú ý một số đặc điểm sau, không nên giữ vàng quá lâu, tốt nhất khi thấy lạm phát có xu hướng giảm và ở mức hợp lý thì chuyển qua cổ phiếu và bất động sản (trong dài hạn lơi nhuận vàng tạo ra thua 2 kênh trên); ngược lại, với BĐS thì lại chờ cho lạm phát cao và giá BĐS điều chỉnh trước khi giải ngân vào nó, vì khi sức mua suy kiệt sẽ khiến cầu không hấp thụ được cung và giá giảm, hãy tận dụng nó.


Cuối cùng, hi vọng những lời khuyên trên sẽ giúp mọi người đầu tư thành công!


Nguồn: Lão Trịnh

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022

 Quy trình làm dự án bất động sản đất nền, khu đô thị từ A-Z


PHẦN 1: QUY TRÌNH LÀM DỰ ÁN ĐẤT NỀN (KHU ĐÔ THỊ)

Bước 1: Đầu tiên là phải có đất, một khu đất để làm dự án đất nền.

Với một dự án đất nền thường chủ đầu tư sẽ làm trên đất nông nghiệp (đất lúa, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất). Nếu khu vực đó có quá nhiều đất ở (hay còn gọi là đất thổ cư) thì sẽ ít người làm dự án, vì chi phí đền bù khá cao, sẽ không có lời.

Đất này chủ đầu tư có được thông qua nhiều hình thức.

Phổ biến nhất là trước đó họ đã mua, thu gom được một số các lô đất liền kề nhau, nếu may mắn (ít nhất 50-70%) sau đó xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Được nhà nước giao đất để làm dự án đất nền (khu dân cư)

Hoặc có thể thông qua hình thức đấu giá, có nghĩa là ở địa phương đó (ví dụ Long Thành – Đồng Nai) có một khu đất 49ha do địa phương đó khai thác. Nay muốn phát triển thành một dự án khu dân cư thì có thể cho một số công ty bất động sản nhảy vào làm, thông qua hình thức bán đấu giá.

Ví dụ thực tế: Ngày 23/8/2019 Công ty Bất động sản Hà An (công ty con của Đất Xanh) đã đấu giá thành công khu đất 92.2ha với mức giá 3.060 tỷ đồng tại xã Long Đức – Long Thành – Đồng Nai. Ngay sau đó Tập đoàn Đất Xanh đã triển khai dự án khu đô thị GSW và thu hút rất nhiều nhà đầu tư từ Tp.Hồ Chí Minh và Đồng Nai.

Bước 2: Công tác đền bù khá quan trọng khi lập dự án đất nền

Đây có thể coi là bước quan trọng nhất và quyết định sự thành bại của một dự án đất nền trong quy trình làm một dự án bất động sản đất nền. Để giảm thiểu rủi ro thì chủ đầu tư phải thu gom được ít nhất 60-70% diện tích đất ở khu vực muốn làm dự án. Có rất nhiều dự án thất bại vì không đền bù được.

Sau khi đã có đất thì xin chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà nước sẽ làm công tác đền bù dùm, sẽ có ban bồi thường làm công tác thống kê, kê biên, định giá. Lúc này chủ đầu tư sẽ đưa tiền cho ban bồi thường để đền bù.

Bước 3: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Muốn làm 1 dự án thì phải xin phép chính quyền ở đây là UBND Quận, Huyện (đối với dự án lớn thì phải xin phép UBND Tỉnh, Thành Phố). Nếu khu vực đó phù hợp với quy hoạch của nhà nước, phù hợp để phát triển một khu dân cư thì sẽ có văn bản “đồng ý cho công ty ABC đầu tư phát triển dự án XYZ…”. Nếu anh chị muốn làm một dự án đất nền tại PM thì phải xin phép UBND Thị xã Phú Mỹ, đối với dự án lớn thì phải xin phép UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bước 4: Xin chấp thuận phương án đầu tư hạ tầng.

Ở bước này chủ đầu tư phải qua Sở Xây dựng – Quy hoạch kiến trúc xin chấp thuận “phương án đầu tư hạ tầng”. Có nghĩa là ở khu đất đó được làm khu dân cư, hay khu thương mại, mật độ xây dựng như thế nào, bao nhiêu đất được phân lô, bao nhiêu đất dành cho tiện ích trường học, chợ, bệnh viên, chiều cao bao nhiêu, điện nước, thoát nước như thế nào.

Khi có phương án đầu tư hạ tầng thì thuê công ty thiết kế mặt bằng, bao gồm: đường xá, tiện ích, điện, nước, cống thoát nước, đèn chiếu sáng,…

Bước 5: Quyết định phê duyệt 1/500.

Sau đó qua UBND Quận, Huyện, nếu họ đồng ý với các phương án đầu tư hạ tầng ở trên thì sẽ “chấp thuận cho đầu tư hạ tầng” => Ra được quyết định 1/500.

Quy hoạch chi tiết 1/500 (đối với dự án quy mô lớn hơn 5ha) hoặc quy hoạch chi tiết mặt bằng 1/500 (đối với dự án quy mô nhỏ hơn 5ha)

Vậy quyết định 1/500 là gì? Cái này đi mua đất dự án khách hàng hay hỏi nhất, dự án đã có 1/500 hay chưa? Nôm na được hiểu là 1 văn bản được UBND Quận Huyện đồng ý cho phép chủ đầu tư làm dự án và đầu tư hạ tầng. Trong đó ghi rõ từng chi tiết về thông tin khu đất, ai là chủ đầu tư, vị trí nằm ở đâu, quy hoạch kiến trúc như thế nào, chia làm bao nhiêu block, chiều cao, khoảng lùi trước, lùi sau, đường xá,….

Bước 6: Xin giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Đối với dự án chúng ta hiểu rằng đây là Giấy phép xây dựng Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải và công trình khác.


Bước 7: Làm cơ sở hạ tầng

Sau khi có quyết định 1/500 chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạt chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực đó và cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, nước, hệ thống cống thoát nước, thu gom rác thải.

Bước 8: Nghiệm thu hạ tầng

Đối với dự án đất nền: Việc nghiệm thu cơ sở hạ tầng bao gồm nghiệm thu về chất lượng, số lượng và vị trí là bắt buộc và phải theo đúng với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt, đồng thời phải đo đạc, cắm mốc cụ thể về dự án. Việc nghiệm thu phải được cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi có dự án thực hiện, xác nhận và đóng dấu, mà không phải là chủ đầu tư tự thuê một đơn vị tư nhân đứng ra nghiệm thu và đóng dấu vào văn bản nghiệm thu.

Đối với nhà phố: Xong phần thô.


Bước 9: Đóng thuế, ra sổ hồng từng lô.

Trước khi ra sổ chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có).

Ở bước này chủ đầu tư phải nộp lại sổ hồng tổng của dự án (hoặc bao gồm rất nhiều cuốn sổ hồng khác nhau), tổng hợp lại sổ nào đã chuyển qua đất ở, sổ nào chưa chuyển qua đất ở để đóng thuế.

PHẦN 2: CHỦ ĐẦU TƯ ĐƯỢC PHÉP BÁN ĐẤT NỀN Ở BƯỚC NÀO.

Theo luật một dự án đất nền đủ điều kiện để bán, thì chủ đầu tư phải có đầy đủ các điều kiện pháp lý sau: (căn cứ Điều 194 Luật đất đai, Điều 41 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai; Điều 9 và Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản).

Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án;

Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;

Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);

Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;


Thật ra bán ở giai đoạn nào là tùy từng chủ đầu tư, lúc đó thì tùy vào cái hợp đồng như thế nào. Có nhiều chủ đầu tư mới đạt được thỏa thuận về đất là đã chạy rumor rồi, lúc này dự án chưa có gì thì làm hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hay trái phiếu này kia nọ. Còn muốn pháp lý chính thức thì phải có sổ hồng riêng, nhưng mà nó xa xôi lắm.

Thường các CĐT có thể chạy rumor khi có quy hoạch 1/500 nộp và gần được duyệt, kết hợp với đất đã mua xong. Lúc này sẽ là hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng hợp tác,… chứ không phải hợp đồng mua bán.



Nguồn: Nguyễn Hoành

Hình 1/2000 Thủ Thiêm


Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

 Thị trường chứng khoán vận hành như thế nào?


Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, ven rừng có rất nhiều khỉ ra kiếm ăn. Cho đến một ngày kia, xuất hiện một anh thanh niên tới hỏi mua khỉ với giá 10 $ một con.


Dân làng bèn hò nhau đi bắt khỉ về bán. Sau khi họ bắt được vài ngàn con khỉ và bán cho anh thanh niên nọ thì số khỉ vãn dần. Dân làng định nghỉ ngơi thì anh thanh niên lại nói sẽ tăng giá mua khỉ lên 20 $ một con. Vậy là mọi người lại hăng hái đi tìm bắt khỉ. Đến khi số khỉ cạn kiệt, dân làng bèn về nhà nghỉ ngơi. Nhưng anh thanh niên lại nâng giá lên 25 $ một con. Lần này chỉ có vài người bắt được khỉ để bán. Khỉ hiếm đến nỗi tìm cả ngày trong rừng và cả ở quanh làng cũng chẳng thấy con nào, thì làm sao có thể bắt được chúng. anh thanh niên nâng giá lên 50 $ một con mà mãi chẳng mua được con nào. Anh ta liền bí mật chuyển đàn khỉ sang làng bên cạnh rồi nói với mọi người rằng:

- Bây giờ tôi có việc phải lên tỉnh, mấy ngày nữa mới về. Nếu ai bắt được khỉ thì để đó, khi về tôi sẽ mua 70 $ một con.


Anh thanh niên đi được mấy ngày mà dân làng vẫn không ai bắt được khỉ để bán, lại nghe thấy đồn ở làng bên có người đang bán khỉ với giá 35 $ một con. Dân làng mừng rỡ liền dốc hết tiền bạc trong nhà, thậm chí vay mượn của họ hàng, anh em ở xa ra rồi tranh nhau sang làng bên mua khỉ. Những người chậm chân thì kêu gào khóc lóc, người mua được nhiều thì sung sướng hả hê. Họ hồi hộp chờ đợi anh thanh niên quay lại. Nhưng đợi mãi mà chẳng thấy anh thanh niên đâu cả, chỉ thấy quanh làng toàn khỉ là khỉ. Dân làng ai cũng tức giận đỏ hết cả mặt nhưng không biết bán lũ khỉ cho ai.


Sau này, người ta gọi khỉ dưới cái tên là cổ phiếu. Những người hiểu biết gọi câu chuyện đó là sự tích về sự ra đời của thị trường chứng khoán. Việc giận đến đỏ mặt là lý do tại sao bảng giá khi thị trường đi xuống thường hiệ


n màu đỏ.

 Tiền được tạo ra từ máy tính như thế nào?


Quy trình in tiền ra nó như vầy:

1. Chính phủ gửi giấy nợ (trái phiếu) cho ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương căn cứ vô đó mà in ra một lượng tiền giấy (hay polime) ra đưa gửi lại cho chính phủ.

2. Lượng tiền giấy này được bơm vào các ngân hàng thương mại. Lượng tiền này nó như là vốn liếng của ngân hàng thương mại vậy. Họ sẽ lấy tiền này cho dân chúng vay theo tỉ lệ nào đó, chỉ giữ lại 1 phần (quy tắc dự trữ bán phần). Theo ví dụ bên dưới, giả định tỉ lệ là 1:9

3. Ngân hàng thương mại đương nhiên đâu có ngu mà cho vay khơi khơi, họ cho vay thì phải thu về hợp đồng cho vay có ghi rõ tài sản thế chấp. Ngân hàng cho vay 900tr thì họ sẽ mang về lượng HĐ thế chấp trị giá tương đương.

4. Lượng tiền 900tr ngân hàng bơm ra, sau một thời gian dân chúng chuyền tay nhau cuối cùng nó cũng về lại các ngân hàng thương mại dưới dạng ký gửi. Với 900tr này, ngân hàng chỉ cần giữ lại 90tr, và tiếp tục cho vay 810tr kia, thu về lượng HĐ thế chấp trị giá tương đương từ phía dân chúng.

5. Quy trình cứ thế tiếp diễn, sau một thời gian, chỉ với vốn 1 tỉ ban đầu, cuối cùng thì tài sản ngân hàng thương mại sẽ như sau:

- 1 tỷ tồn tại dưới dạng tiền mặt dữ trữ

- 9 tỷ tồn tại dưới dạng HĐ cho vay 

Tổng tài sản ngân hàng thương mại lúc này đã tăng lên thành 10 tỉ.


Kết luận: tổng cung tiền ban đầu là 1 tỉ tiền giấy, sau một thời gian lưu hành trong thị trường thì tổng cung tiền là 10 tỉ, trong đó có 9 tỉ tồn tại dưới dạng tiền máy tính. Lượng tiền máy tính nó lấy giá trị từ chính những HĐ cho vay củ


a dân chúng.

 2022: SALES RẤT CẦN CHUẨN BỊ TỐT HƠN

Khác đầu năm lạc quan mọi thứ trở lại ‘bình thường mới’, giờ thì dịch chuyển biến khó đoán, tâm lý KH ảnh hưởng, nhu cầu thay đổi, chưa kể tác động của cuộc chiến sớm hiển hiện… Vì vậy kết quả bán dễ bị thất thường, KPIs up-down khó lường. Muốn tránh doanh số suy giảm, thu nhập bị tác động, lương thưởng thất bát – có mấy bước nên làm:

1) XD sales plan: & cam kết thực hiện, sl cuộc gọi mỗi ngày, sl KH cần gặp, thời gian tiếp thị, mấy giờ bán hàng… Cần mẫn hàng ngày & có kỷ luật để thành thói quen tốt.

2) Tránh xao nhãng: Ko mất thời gian về livestream của ca sĩ X, bài post của người mẫu Y… Những sales giỏi quan tâm đến KH, số liệu, thị trường – ngoài thời gian làm việc, họ đọc sách để tìm cảm hứng & ý tưởng bán hàng thay vì sa đà tiktok, facebook & youtube.

3) Hiểu rõ sales funnel: Cần bao nhiêu call để có 1 cuộc hẹn? gặp mấy KH chốt được 1 hồ sơ? Bao nhiêu lần trình bày bmh có được 1 hđ bảo hiểm?... Top Sales nắm các chỉ số để biết tập trung khâu nào, cải thiện ở đâu. Nếu bán hàng theo kiểu ngẫu hứng, ko kế hoạch ko mục tiêu - kết quả của bạn chắc chắn sẽ rất thất thường.

4) Kiểm soát cảm xúc: người yêu, người thân và/hoặc gia đình có thể bị F0, KH khó tìm, khó thuyết phục, tỉ lệ từ chối cao… cố gắng đừng để cảm xúc chi phối. Một khi lo lắng, mất tinh thần thì động lực bán hàng của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

5) Chăm sóc bản thân: Cuối cùng thì chính sức khoẻ quyết định tất cả, hãy quan tâm chăm sóc mình, đảm bảo mạnh mẽ để thực hiện KPIs cá nhân & cùng CN vượt qua biến động phía trước. Nếu ko may, mỗi tháng 1 -2 lần WFH thì bạn biết chắc đạt KPI là điều khó khả thi.

TMT

 Nói về nghệ thuật mua bán, tôi muốn kể câu chuyện mua đất của anh A. Anh A muốn mua lô đất rộng 500 m2 với giá 5 tỷ đồng, tương đương 10 trđ/m2. Anh thương lượng với người bán, mua trước 250 m2 với giá 2 tỷ đồng, tương đương 8 trđ/m2. Một tháng sau sẽ mua nốt phần diện tích 250 m2 còn lại với giá 3 tỷ đồng, tương đương 12 trđ/m2. Đương nhiên hai bên phải có hợp đồng, đặt cọc,.. đầy đủ, rõ ràng để đảm bảo thực hiện đúng cam kết.


Điều thú vị ở chỗ, vừa thanh toán tiền mua đất lần hai, nhà anh A đã có người chạy sang chúc mừng "Giá đất đã tăng lên 12 trđ/m2, miếng đất 500 m2 của ông bây giờ giá trị trường là 6 tỷ đồng. Ông lãi được 1 tỷ rồi nhé."


Ở một diễn biến không liên quan:


- Lần 1: Masan mua 20% cổ phần của Phúc Long - 15tr đô.


- Lần 2: Masan mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long - 110tr đô.


KHÔN VÃI 😎😎😎😎😎

Sưu tầm ạ. Nghe có lý phết, ổn cả 2 bên.

 Bên bán có dấu hiệu tăng trưởng.

Bên mua: Mua có lời, lãi ngay tại trận. 

Cổ đông hỉ hả. Định giá thì muôn hình vạn kết quả.

 Part 1- Ô làm thuê 

Part 2- Làm chủ.

Part 3- Đầu tư. 

Việc khó nhất để thay đổi một người chính là làm sao cho họ nhận ra một xuất phát điểm của mình ở đâu. Rồi sau đó thay đổi bằng cách nâng cao tiêu chuẩn về cuộc sống. Đặt mục tiêu và sau đó mới đến bước làm thế nào. 

Có người năm 40 tuổi vẫn hài lòng với mức lương 15 triệu. Có người năm 30 tuổi đã cảm thấy không hài lòng với mức lương 30 triệu. Vì ngay từ đầu họ đã đọc trách nhiệm rất cao lên mình phải mua nhà phải mua xe xe trước năm 35- 40 tuổi, để có cuộc sống họ mơ ước .

Và quyết định bứt ra làm chủ. 

1. Tại sao họ lại ra làm chủ mà không làm công? 

1.1 xem xét lại mức lương Trần (năm 40 tuổi) của đa số các công ty lớn trong ngành: lương cứng cho các vị trí quản lý không kinh doanh 25-45 triệu và thậm chí phải đi công tác rất nhiều ngày trong tuần (số đông 50% trở lên còn 10% vẫn có thu nhập 100-200 triệu) . Nếu làm P. kinh doanh thì cũng coi như là làm chủ một phần. Vẫn có rất nhiều người làm thuê thành công xuất sắc. Nhưng tỉ lệ như mình nói cũng chỉ 10%.

1.2 ® khi thu nhập mà chỉ tạo được trên thời gian mình có mặt ở đó sẽ luôn bị giới hạn là đương nhiên.

1.3 opm : muốn thành công phải sử dụng được đòn bẩy từ sức lực và thời gian của người khác :=> Bước qua ô làm chủ . Nhưng đây chỉ mới là khởi đầu. 

Vì tin buồn, chỉ có 3- 10% con cá có khả năng hóa rồng và vượt vũ môn. Còn lại chết sặc máu :)). 

Muốn thành công ở ô này cần:

1.3.1 Leadership - Nhân sự, tài chính,

Chiến lược tốt.

Sản phẩm tốt.

Am hiểu sâu sắc một kênh bán hàng... Học Digital marketing... 

ô này nói chung khó và cần học nhiều, không phải ai học cũng thành công được Vì tùy vào năng lực sẵn có - nguồn lực và xuất phát điểm. 


Đừng dễ dãi với bản thân bằng việc cho mình quá nhiều thời gian. 


Đứa em mình quen, năm nay đã có hơn chục tỷ thì nó chỉ cho mỗi dự án khoảng 3 tháng không được cho dẹp luôn. Rất nhiều người đắm chìm trong các dự án bán 6 tháng đến 1 năm không hề có kết quả , hoặc không đạt kỳ vọng nhưng vẫn theo. 


2. Ô đầu tư: tìm được hũ vàng đầu tiên của mình. ...

Để bước sang ô thứ ba điều quan trọng nhất mà mình cần nhất quán với bên trong của mình - ngày xưa chính bản thân mình cũng khó làm việc này. Mình không hề thích kiếm tiền bằng việc khác ngoài kinh doanh dù lợi nhuận rất thấp, còn thua đi làm thuê ( có thể vì ngại học mảng mới). Nên dành 100% thời gian làm kinh doanh. Nó xảy ra là do mình nghe theo bên trong mình quá nhiều và bên trong còn vô minh. Việc này có thể xử lý bằng cách học các khóa học để họ cho tâm trí có bạn thấy tương lai của việc mà mình quyết định này Sau 3 đến 5 năm nữa. Bạn cũng phải tự vẽ ra được rất rõ hai hướng để thấy kết quả của mỗi hướng là gì cho tâm trí nó thấy. Và quy thuận. Sau này mình quy định luôn, trái tim được phép vẽ hướng đi nhưng phải kiểm tra Bằng lý trí như lợi nhuận bao nhiêu, thu được gì... Và nếu không đạt thì hướng đi đó bị gạch bỏ.

2.1 TÌM HÙ VÀNG ĐẦU TIÊN: 

Đọc full bài và like tại đây nhé: 

https://www.facebook.com/lovenaturalVN/photos/a.482259799918756/492801328864603

2.2 ĐỪNG GIỚI HẠN TƯ DUY CỦA MÌNH: 

Ngày xưa mình tự giới hạn mình rằng kiếm tiền là sẽ phải làm công việc nhàm chán? Thực ra kiếm đủ tiền, cuộc sống vui hơn nhiều.

bây giờ mình có thời gian đưa con đi chơi cả tuần, Thoải mái, đi mua đồ ko phải ngó giá, ko phải lăn tăn về việc mua 1 phần ăn 100k, có cuộc song thoải mái và thuộc về mình hoàn toàn. Người ta gọi là tự do tài chính.

Và hơn nữa khi trái tim được huấn luyện, sự nhất quán xảy ra, ko còn phân biệt làm cái này vui, cái kia ko vui, làm việc gì cũng sẽ vui. có nhưng ngày vất vả (tất nhiên nhưng tỉ lệ dưới 20%) , đa số là vui.


2.3 Follow người giỏi tức là bạn chỉ cần biết và theo dõi một ai đó mà bạn tin tưởng trong ngành này là có thể theo được. Chả cần học gì nhiều. 

Còn nếu muốn kiếm tiền đều đặn thì nên học thêm các món tài chính như đầu tư crypto (mình sẽ nói tại sao mình không bao giờ đầu tư forex nếu bài này trên 100likes - hãy luôn nhớ sự lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực).

Khi bạn thiết lập một mục tiêu thu nhập 50 triệu một tháng bạn sẽ phải nghĩ cách cách để đạt được mức đó và chắc chắn rằng đó không phải là con đường làm thuê hay làm coach,... Hay các dạng thu nhập tính theo thời gian. 

Nhưng mình cũng ủng hộ các nguồn tiền này bởi vì nó mang lại dòng thu nhập đều đặn hàng ngày. 

Nói chung cần phải đa dạng nguồn thu nhập, cân bằng giữa kiếm tiền, ổn định cuộc sống cá nhân và tạo giá trị xã hội.

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

 Bất Động Sản, Lạm Phát Và Khi Giới Tinh Hoa Xén Lông Bầy Cừu. 

(Tại Sao Giá BDS tại VN lại quá cao như vậy )


🔴 Hồi xưa khi mới bắt đầu chọn nghề đi học, tôi cũng chẳng được ai hướng dẫn về chọn nghề như thế nào ? sứ mệnh cuộc sống ra sao và không hề biết đến những kiến thức về tài chính và tự do khai phóng như bây giờ. Lúc bấy giờ cũng chỉ mong muốn sẽ chọn một nghề mà kiếm nhiều tiền sống dư dả, mua nhà, mua xe các kiểu ( ôi những ước mơ cỏn con đè nát cuộc đời con ).


Nhưng lúc đó, tôi cũng thắc mắc lắm lắm : Hồi đó ai có lương 15-20tr/tháng là quá giỏi , vì cha mẹ thôi thu nhập cũng 5-7tr/tháng thôi. Nên tôi ước mơ có được 20tr/tháng là sướng tít cả mắt rồi. Nhưng kể cả hồi đó, mua nhà xây nhà cũng tốn 1-2 tỷ. Trong khi đó tôi nhẩm tính rằng nếu tôi muốn có lương 20tr/tháng có lẽ cũng phấn đấu 10-20 năm lên trưởng phòng, thủ trưởng chẳng hạn. 


Rồi Tôi lại nhẩm, nếu có 20tr, mình nuôi gia đình 10tr, Để dành 10tr thì bao lâu mình mua được cái nhà 2 tỷ nhỉ ? 


- 16 năm - WTF ( O.O ) ???


- Mà lúc đó giá của cái nhà chẳng lẽ cũng đứng lại ở mức 2 tỷ mãi để tôi đuổi kịp ư ?


🔴 Và tôi cũng bế tắc :

- Làm sao mình có thể có nổi 1 căn nhà của riêng mình nhỉ .?

- Tại sao giá nhà ở Vn quá đắt như vậy ?

- Liệu có hay ko cách thức mình tạo ra được tiền đều đặn hàng tháng thay vì việc mình phải cày cuốc cả đời của mình để chạy theo đồng tiền - cũng giống như bố mẹ mình đã từng ?

- Tại sao có quá nhiều ông lớn giàu có đều liên quan đến BDS ? họ dùng cách gì để đạt được như vậy ?


🔴 Đó là khi tôi chỉ biết 1 cách thức duy nhất là đi làm công để lấy tiền.

và tôi ko hề biết đến : Mở Doanh nghiệp để kiếm tiền.

Và càng ko biết đến : Sử dùng tài sản để tạo ra tiền.

Và cũng ko biết đến khái niệm : Thu nhập thụ động đến từ tài sản.


🔴 Và sau nhiều năm , tôi chỉ tìm được câu trả lời của mình khi hiểu về tài chính và đầu tư.


🔴Chính phủ sẽ điều hành nhà nước bằng hai công cụ chủ yếu :

- Lấy tiền trong ngân sách ra chi dùng để thúc đẩy kinh tế - Dân chuyên môn hay dùng chữ Chính sách tài khóa ( Fiscal ).

- Dùng ngân hàng nhà nước, giảm lãi suất, In Tiền - Dân chuyên môn hay dùng chữ Chính sách tiền Tệ ( Monetary ). 


🔴Và cái lạm phát thực của VN sẽ ko phải là con số 4-6%/ năm như các con số được thông báo. Thực tế con số đó ko bao gồm BDS trong đó, nên nếu tính mức độ tăng giá BDS thực tế tại VN sẽ thấy Sự mất giá của đồng tiền lại được tích tụ trong BĐS.


🔴Vương quốc Anh đã từ bỏ bản vị vàng trong năm 1931

Kể từ 1978 Chế Độ bản vị vàng chính thức sụp đổ.

Chính phủ các nước nói chung và chính phủ VN nói riêng đã liên tục bơm thêm vào nền Kinh Tế , cụ thể VN đã bơm 1.085.018 tỷ VNĐ ( 47 tỷ USD ) năm 2018 và bơm tiếp 1.198.095 Tỷ VNĐ ( 51,9 tỷ USD ) năm 2019 ( số liệu tradingeconomics(.)com )


ĐIều Đó khiến cho việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam với mức thu nhập trung bình là điều bất khả thi nếu ko có gia đình phụ giúp.


 Thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam hiện nay khoảng 2.800 USD / năm ( 2019 ) tức 64.4tr/năm tương đương 5.3tr/tháng với mức thu nhập này :


- Chỉ bằng 40% mức trung bình toàn cầu

- 20% mức trung bình của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 

- 5% mức trung bình của các nền kinh tế có thu nhập cao. 


Việt Nam sẽ mất khoảng 30 năm để đạt được tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người hiện nay của Hàn Quốc và 10 năm để đạt được như Trung Quốc.


Và với mức thu nhập bình quân như trên, để mua được 1 chung cư trị giá 2 tỷ ( tại thời điểm bây giờ ) thì người đó sẽ ko ăn ko uống suốt 31 năm.


🔴Ơ kìa , Nhưng mà giá BDS mỗi năm lại tăng 10-20 thậm chí 30% tức là nhanh như thỏ. Còn lương thì tốc độ tăng lại chậm như rùa. Vậy là viễn cảnh trên sẽ chẳng bao giờ xảy ra cả.


🔴 Và cùng với sự in tiền càng ngày càng tăng, quá trình xén lông cừu của giới tinh hoa càng quyết liệt. Khi mà tài sản càng ngày càng tăng giá, giá trị lao động của hầu hết dân cư đều bị xén bớt hàng năm thông qua lạm phát mà người cầm tiền ko hề biết .

( Ko tin à ? search lại từ khóa "12 sổ tiết kiệm trị giá căn nhà: Sau 20 năm còn 3 bát phở" nhé )


Hoặc có biết cũng chỉ biết lờ mờ :


+ Vì họ Mệt nhoài với công việc bộn bề và mức lương chỉ đủ sống. Bòn rút trí lực của họ và càng ngày càng khiến họ trở thành cái xác vô hồn chỉ chấp hành, tuân lệnh - Vì Họ được giáo dục để trở thành người làm thuê.


+ Họ nhìn vào đầu tư và bị mớ thông tin loạn xạ về tài chính, biểu đồ làm rối mắt và nhức não, nhanh chóng quay trở lại với lối sống cũ.


+ Họ bị gia đình, bạn bè - Vốn dĩ cũng y như họ : cấm cản khi họ muốn kinh doanh đầu tư, khởi nghiệp...


+ Và vì lười : Lười đọc, lười học, lười kết nối với người giỏi, lười tích lũy kiến thức , lười hành động.


 +Và vì sợ : Sợ bị chửi bới, mắng mỏ, ko dám đối diện với dư luận trong khi thực tế : Chính đám đông đại diện cho cái sai và số ít tinh hoa lại là người dẫn dắt đám đông lười biếng.


🔴Trong đầu tư BDS , chúng tôi vẫn chia sẻ có 4 phương pháp tạo lợi nhuận khi đầu tư :


1. Mua BDS có tiềm năng tăng giá.

2. Mua BDS giá rẻ hơn thị trường khu vực.

3. Giá tăng giá trị ( nội tại và bên ngoài ) của BDS.

4. Tạo ra dòng tiền trên BDS ( và bán BDS theo phương án dòng tiền ).


Thì hầu hết những người đầu tư BDS tại VN ( thực tế là đầu cơ )chỉ biết đến phương án 1 ( và thỉnh thoảng có người biết thêm phương án 2 ).


🔴Nhiều người ko tin vào điều chúng tôi nói, về việc chính phủ đang tiếp tục in tiền khiến cho hầu hết mặt hàng trong xã hội tăng giá và đặc biệt là BDS , cũng như lạm phát thực của VN ko phải là con số 4-6%/ hàng năm như công bố ( Con số đó có thể đến 15-20% hàng năm ).


Để minh chứng cho việc đó trong thực tế, Tháng 9.2020 Tôi mua một miếng đất 84m2 ngoại ô HN , gần Pháp Vân Cầu Giẽ với giá 60tr/m2 . 


Đến thời điểm viết bài này là 28.2.2021 tức là khoảng hơn nửa năm, Đã có người trả miếng này 80tr/m2. Tức là việc của chúng tôi là chọn đúng BDS đảm bảo được tiêu chí 1 và một số kỹ thuật để làm được việc số 2. trong nửa năm tôi tăng ngay 33% giá trị tài sản.


Tất nhiên , khu vực đó giá đã 90-120tr/m2. Tức khi xuống tiền miếng này chúng tôi kỳ vọng sẽ x2 giá trị tài sản trong những đợt in tiền kế tiếp của chính phủ và làn sóng di dân ngoại ô những năm kế tiếp với sự phát triển của Văn Hóa oto , khu đô thị vệ tinh và sự di dân tự nhiên của dân cư cũng như dòng tiền tiếp tục đổ vào khu vực đã chọn.


Và ko chỉ có vậy , chúng tôi sẽ còn khai thác dòng tiền , xây dựng và tiếp tục gia tăng giá trị trên miếng đất nữa.


🔴Thực tế, Vì hiểu được điều này,nên chúng tôi được hưởng lợi từ việc in tiền của chính phủ. Nhưng điều này thực tế ko tốt một chút nào. Khi mà việc này kéo dài sẽ khiến thị trường méo mó. Và toàn Dân đô xô đi đổ tiền vào BDS thay vì sản xuất làm ăn giá trị thật.


🔴Nhưng đứng ở góc độ của chúng ta, những người con đất Việt - sẽ chẳng thể phụ thuộc bất cứ chính sách nào, lòng thương hại nào của bất cứ ai mà mỗi người phải tự lực mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân mình , trong một thời đại đầy sóng gió đối với những người an phận thủ thường, nhưng lại đầy cơ hội cho những người chịu học hỏi, phát triển, năm bắt cơ hội.


🔴Khi họ biết rằng , hoj sẽ có 1 con đường sáng để đi phía trước :


- Giai đoạn 1 : Học nghề và làm thuê 


- Giai Đoạn 2 : Tự ra làm tư và tập tọe phát triển doanh nghiệp ở góc độ mình là thằng CEO - Chef of Everything Officer - CEO đủ vai kể cả gửi xe trong doanh nghiệp.


- Giai đoạn 3 : Nỗ lực để tự động hóa nó và nâng quy mô doanh nghiệp lên.

Đâu đó giai đoạn này mỗi người sẽ phải nỗ lực để thoát được nấc 1 tỷ đầu tiên - tiến đến 5 tỷ - 10 tỷ kế tiếp.


- Giai Đoạn 4 : Học tập cách đầu tư để số tiền họ có sẽ Làm việc cho mình và tài sản làm việc cho mình. ( rất tuyệt nếu thừa kế gia đình thày vì bạn phải đi lên từ con số 0 tròn trĩnh như chúng tôi, nhưng thiếu kinh nghiệm lại quản lý khoản tiền lớn và tài sản lớn lại là một rủi ro mất tiền/tài sản rất lớn ).


🔴Và họ biết , hầu hết những người rảnh nhất : là có hệ thống tài sản làm việc cho họ thay vì họ phải cày cuốc mỗi ngày.

Và hầu hết những người giàu nhất ở VN : Họ giàu vì GIÁ TRỊ TÀI SẢN GIA TĂNG.


🔴 Điều này như cái tát vào cái lý thuyết 72 của các ông Tây đến VN dạy về BDS - Đại loại là 10 năm giá BDS tăng gấp đôi 1 lần. trong khi VN thì BDS tăng nhanh gấp bội.


Ngoại trừ các BDS đã đạt đỉnh và khó phát triển thêm như các BDS tại nội thành HN,SG thì thực tế VN còn rất nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư tham gia :

+ Dân cư VN còn rất trẻ và tiếp tục tăng.

+ Hạ tầng VN tiếp tục phát triển và nâng cấp.

+ Dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục đổ về.

+ Tiền rẻ - Lạm Phát cao và tích tụ trong BDS.

+ Rất nhiều nhu cầu đang chưa được đáp ứng . VD như phòng ở còn tệ hại và cần nâng cấp nó nhiều hơn, đáp ứng cho một tầng lớp bắt đầu ngày càng nhiều tiền hơn.


🔴 Chúng tôi tin rằng xã hội sẽ tiếp tục phân hóa theo hướng chữ K : tức người giàu ngày càng giàu hơn , và người nghèo ngày càng nghèo hơn. 


Trên Facebook của tôi đầy rẫy những Người giàu cởi mở, học hỏi, phát triển, ngưỡng mộ và cỗ vũ những tấm gương khởi nghiệp thành công, hành động mạnh mẽ khi có cơ hội. Họ sẽ là thế hệ tinh hoa giai đoạn kế tiếp.


Nhưng mỗi khi tôi về quê mình : đại đa số vần lười, sợ và đi theo con đường truyền thống rồi mắc kẹt lại ko có lối ra. Quanh quẩn tối ngày và tự do là một thứ xa xỉ.


 Nhưng Đó - Là Cuộc Đời mà.

Mỗi người sẽ có duyên nghiệp của riêng mình.

ST

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

 COVID, CHIẾN TRANH ĐỀU PHỤC VỤ CHO CUỘC ĐẠI THU MUA CỦA GIỚI TÀI PHIỆT


Tiền không có tổ quốc. Các nhà tài chính không biết thế nào là lòng ái quốc và sự cao thượng. Mục đích duy nhất của họ chính là thu lợi”. (Wikimedia Commons)


“Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất, sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất, dư luận dễ bị dẫn dắt nhất, sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất, và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất”. Vì vậy, khủng hoảng và suy thoái được các nhà tài phiệt ngân hàng xem như một thứ vũ khí được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm đối phó với chính phủ và người dân…


Ngân hàng Anh (Bank of England) ra đời vào năm 1694, kéo theo một loạt các khái niệm về tiền tệ và công cụ tài chính đòn bẩy phức tạp hơn rất nhiều so với quá khứ đã được các ông chủ ngân hàng sáng tạo ra.


Ý tưởng chủ đạo của các nhà tài phiệt ngân hàng chính là biến khoản nợ tư nhân thành món nợ vĩnh cửu của quốc gia, lấy thuế của toàn dân làm thế chấp, và tiền tệ quốc gia được ngân hàng phát hành dựa trên cơ sở các khoản nợ. 


Vị hoàng đế nổi tiếng của Pháp Napoleon cũng đã nhìn thấu bản chất của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, và từng nhận xét một cách sắc bén rằng: “Tiền không có tổ quốc. Các nhà tài chính không biết thế nào là lòng ái quốc và sự cao thượng. Mục đích duy nhất của họ chính là thu lợi”.


Chính vì nguyên nhân này, các tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ kiên quyết chống lại việc thành lập Ngân hàng. Ngày 8/1/1835, tổng thống Jackson đã trả xong khoản nợ cuối cùng của nước Mỹ. Ông cũng là vị tổng thống may mắn thoát chết khỏi việc bị ám sát “hụt”, khi kẻ ám sát bắn vào ông cả 2 viên đạn… lép (mặc dù tỷ lệ này chỉ vào khoảng 1/125.000 mà thôi). Đây được xem là kỳ tích trong các vụ ám sát tổng thống Mỹ khi có liên quan đến hệ thống tiền tệ.


Năm 1881, tổng thống thứ 20 của Mỹ là James Garfield bước lên đài chính trị và đã nắm bắt được điểm cốt yếu của vấn đề. Ông nói rằng:


“Ở bất cứ quốc gia nào, ai khống chế được việc cung ứng tiền tệ thì người đó trở thành người chủ tuyệt đối của các ngành công, thương nghiệp hiện có. Nếu hiểu rõ được rằng, hệ thống tiền tệ được kiểm soát và khống chế một cách dễ dàng bởi một nhóm người, bạn sẽ hiểu rõ nguồn gốc của nạn lạm phát và chính sách siết chặt tiền tệ”.


Chỉ 200 ngày sau khi nhậm chức, ông Garfield bị ám sát, tạo nên một sự kiện gây rúng động dư luận Mỹ thời bấy giờ và là sự dằn mặt “sâu sắc” cho các tổng thống kế nhiệm trong việc “cư xử phải phép” với giới tài phiệt.


Thế là, họ đã đi từ việc giữ hộ tiền thu phí, cho vay kiếm lời… đến một ý tưởng táo bạo, hiệu quả hơn, đó là tạo ra khủng hoảng. Họ làm thế giới quên lãng rằng chúng ta có một quy luật gọi là “Bàn tay vô hình”.


Quy luật ‘Bàn tay vô hình’ với nguyên tắc ‘thuận theo tự nhiên’ đã bị vô hiệu bởi hệ thống tài chính ‘khuyến khích nợ’ 

Vào năm 1776, nhà kinh tế học Adam Smith đã đưa ra một hệ tư tưởng kinh tế gọi là “Bàn tay vô hình”, với quan điểm cho rằng nền kinh tế nên “thuận theo tự nhiên” - tức là tôn trọng sự vận hành của quy luật cung - cầu. Theo Adam Smith, khi nền kinh tế vận hành đầy đủ theo quy luật cung - cầu, tức là không có sự can thiệp chính quyền trong sở hữu, kinh doanh, mà chính quyền chỉ đảm bảo duy trì nền pháp trị công bằng và minh bạch, khi đó giá trị gia tăng, phúc lợi xã hội và cân bằng thị trường đạt mức tối ưu. Điều này mang lại phúc lợi tốt nhất cho toàn xã hội. 


Về một phương diện nào đó, các cá thể trong nền kinh tế có quan hệ cộng sinh. Trong tác phẩm “Nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia”, Adam Smith phát biểu quan điểm rằng nền kinh tế bình thường sẽ phát triển trên cơ sở quy luật tự nhiên, còn xã hội không bình thường là sản phẩm của độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người. Thị trường sẽ tạo ra sự hài hòa giữa các lợi ích bằng phương cách của nó.


Từ đó có thể thấy, không phải dễ dàng để đưa các chính phủ “vào tròng” và chịu cảnh đất nước vay nợ, đặc biệt khi các chính trị gia là những người yêu nước chân chính. Làm thế nào để “nắm được” tài sản của toàn dân với khoản thu thuế “béo bở” hàng năm, cũng như khống chế được hệ thống tiền tệ của một quốc gia, là vấn đề rất trọng yếu đối với các nhà tài phiệt ngân hàng. 


Ông cho rằng: “Cứ để cho một cá nhân nào đó chạy theo lòng ham lợi của mình, anh ta sẽ thấy mọc lên những kẻ cạnh tranh làm anh ta mất nghề. Cứ để cho một người nào đó bán hàng hóa của mình quá đắt hoặc không muốn trả công cho công nhân của mình như những kẻ khác, anh ta sẽ mất khách trong trường hợp thứ nhất và không có người làm trong trường hợp thứ hai”. 


Như vậy, những động cơ vị kỷ của con người điều khiển trò chơi, và sự tác động qua lại giữa họ sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ nhất - sự hài hòa của xã hội.


Nhưng một nền kinh tế lý tưởng mà Adam Smith mong muốn, nơi cung - cầu được vận hành theo đúng quy luật, không bị méo mó bởi khả năng in tiền của chính quyền hay các công cụ tài chính kích thích đầu cơ đánh vào lòng tham của con người, giờ không còn nữa. Đó là lý do cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trở thành các “cơn sóng thần” càn quét tất cả sự cân bằng của thị trường, sự liêm chính của các thực thể tham gia thị trường, từ người sản xuất, người tiêu dùng, ngân hàng và chính phủ dần tụt dốc, cung - cầu đúng nghĩa về tiền tệ, hàng hóa, vốn trở nên méo mó. 


Trong tác phẩm “Chiến tranh tiền tệ”, tác giả Song Hongbing cho rằng: “Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất, sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất, dư luận dễ bị dẫn dắt nhất, sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất, và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất”. 


Vì vậy, khủng hoảng và suy thoái được các nhà tài phiệt ngân hàng xem như một thứ vũ khí được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm đối phó với chính phủ và người dân.


Nói một cách đơn giản, khi một xã hội rơi vào khủng hoảng do “bội chi tài chính”, nguyên nhân có thể là do nạn đầu cơ, chiến tranh... thì âm mưu tước đoạt tài sản của toàn dân sẽ dễ dàng đạt được. Vàng đã giúp chặn đứng quá trình nguy hiểm này và đóng vai trò bảo hộ tài sản của dân chúng. Nhưng cũng chính bởi vì điều này mà Vàng đã bị “trù dập” và “xóa sổ” không thương tiếc bởi các thế lực tài phiệt và các chính trị gia muốn leo lên chiếc thang quyền lực bằng con đường vay nợ này.


Thế lực nào đã tài trợ cho Hitler?

Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc năm 1918, Đức đã thất bại thảm hại và chịu khoản bồi thường chiến tranh khổng lồ. Tuy nhiên, nước Đức đã hoàn toàn thoát khỏi nạn lạm phát tiền tệ siêu cấp năm 1923 và bắt đầu công cuộc khôi phục nền kinh tế với tốc độ nhanh chóng. Vì đâu là một nước Đức “suy kiệt” về kinh tế lại có thể “quật khởi” trở lại sau một khoảng thời gian ngắn và từng bước củng cố tiềm lực về kinh tế để kích động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II?


Ngày 30/1/1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Ngày 1/9/1939, Đức đã phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, nghĩa là họ chỉ mất 6 năm để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Một điều ít ai biết rằng, thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hitler, giới tài phiệt phố Wall muốn phát động một cuộc chiến tranh với quy mô lớn. 


Theo Global Research, các tổ chức tài chính trung ương của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ như là Ngân hàng Anh, Hệ thống dự trữ liên bang (FRS), cũng như các tổ chức tài chính và công nghiệp khác đã đặt ra mục tiêu thiết lập sự kiểm soát tuyệt đối đối với hệ thống tài chính của Đức, để kiểm soát các quá trình chính trị ở Trung Âu. Để thực hiện chiến lược này, các nhà tài phiệt đã hợp tác tài chính với chính phủ Đức Quốc xã và hỗ trợ cho chính sách đối ngoại bành trướng của chính quyền này, nhằm chuẩn bị và mở ra một Thế chiến mới.


Vào mùa hè năm 1924, một dự án được gọi là “kế hoạch Daw Dawes” (Giám đốc của một trong những ngân hàng thuộc nhóm tài phiệt Morgan) đã cấp cho Đức một khoản vay lớn 200 triệu USD, một nửa trong số đó được hạch toán bởi JP Morgan (dưới sự chỉ dẫn của người đứng đầu Ngân hàng Anh là Montagu Norman). Trong khi các ngân hàng Anh-Mỹ giành được quyền kiểm soát không chỉ đối với việc chuyển các khoản thanh toán của Đức, mà còn đối với ngân sách, hệ thống lưu thông tiền tệ và hệ thống tín dụng của nước này.


Tổng số tiền đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Đức trong giai đoạn 1924-1929 lên tới gần 63 tỷ Mác (trong đó 30 tỷ Mác được hạch toán bằng các khoản vay) và thanh toán tiền bồi thường chiến tranh 10 tỷ Mác. 70% doanh thu được cung cấp bởi các chủ ngân hàng từ Hoa Kỳ (hầu hết là từ JP Morgan). Kết quả là vào năm 1929, ngành công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới, nhưng phần lớn nằm trong tay các tập đoàn tài chính-công nghiệp hàng đầu của Mỹ.


Nhà cung cấp chính của cỗ máy chiến tranh Đức, đã tài trợ 45% cho chiến dịch bầu cử của Hitler vào năm 1930, và nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn Rockefeller. Còn tập đoàn Morgan thông qua công ty điện tử General Electric, đã điều khiển ngành công nghiệp điện và vô tuyến của Đức, và thông qua công ty viễn thông ITT đã chiếm giữ 40% mạng điện thoại nước Đức.


Sự hợp tác của các “ông lớn” Mỹ với tổ hợp công nghiệp quân sự Đức rất mãnh liệt và có sức lan tỏa, cho đến năm 1933, các ngành chủ chốt của ngành công nghiệp Đức và các ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Ngân hàng Netherdner... đều nằm dưới sự kiểm soát của giới tài chính Mỹ.


Cựu Thủ tướng Đức Heinrich Brüning (cầm quyền năm 1930-1932) đã viết trong hồi ký của mình rằng kể từ năm 1923, Hitler đã nhận được một khoản tiền lớn từ nước ngoài. Vào tháng 5 năm 1933, các chủ ngân hàng lớn nhất ở Phố Wall đã phân bổ cho Đức khoản vay mới với tổng trị giá 1 tỷ USD. Vào tháng 6/1933, Đức quốc xã lại có được 2 tỷ USD từ ngân hàng Anh.


Từ “bàn đạp kinh tế” này, Hitler đã phát động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, gây ra hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới lần thứ I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước đó cộng lại.


“Vòng xoáy” của chiến tranh khiến các nhà tài phiệt thỏa mãn cơn khát cho vay, bởi đơn giản chính phủ của các quốc gia tham chiến buộc phải vay nợ để leo thang chiến tranh. Cuộc chiến càng khốc liệt, số tiền vay càng nhiều, và hệ lụy là cả nền kinh tế tương lai của toàn dân bị thế chấp vào canh bạc này.


Nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel Robert Cox Merton đã nói: “Trong mắt của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, không có chiến tranh và hoà bình, không có khẩu hiệu và tuyên ngôn, cũng không có hy sinh hoặc danh dự”.


Ai tạo ra, kiểm soát và thu lời từ các công cụ tài chính đòn bẩy?

Bất kể hệ thống tài chính phát triển đến đâu, các sàn giao dịch được hỗ trợ bằng công nghệ hiện đại thế nào thì bản chất của hệ thống này thực chất là sáng tạo ra các công cụ nợ và chuyển mọi thứ từ hàng hóa, quyền mua, quyền sản xuất, quyền sở hữu tài sản cố định, lưu động thành nợ (bao gồm nợ chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân). 


Tại sao hệ thống tài chính lại có thể cho vay nhiều như thế, tiền từ đâu ra để chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể vay ngày một nhiều như vậy? Câu trả lời là bản thân hệ thống tài chính không có tiền nhưng các quy định hoạt động của nó được chấp nhận bởi các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thanh toán quốc tế, quỹ tiền tệ quốc tế... khiến nó có thể “tự tạo tiền”. Dĩ nhiên là “tiền ảo”. 


Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, các ngân hàng thương mại (NHTM) Mỹ nắm giữ chứng khoán hóa các khoản vay mua nhà, các loại chứng khoán này được mua bán, giao dịch giữa các NHTM để tạo “thanh khoản” và “giá trị ảo” trên giấy tờ mà không quan tâm tới khả năng trả nợ của người đi vay, gây ra bong bóng tài sản nhà ở tại Mỹ. 


Đến một ngày, giấy không gói được lửa, Lehman Brother buộc phải tuyên bố phá sản. Quân cờ domino đầu tiên sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của ngành tài chính Mỹ và sau đó là cả thế giới, tạo ra cuộc khủng hoảng năm 2008.


Theo nhận định của IMF, 40% khoản nợ doanh nghiệp từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, EU, Trung Quốc... có khả năng trở thành nợ xấu nếu nền kinh tế thế giới rơi vào đình trệ, tổng nợ xấu có thể lên tới 19.000 tỷ USD.


Thực ra, từ một đồng vốn huy động được từ người gửi tiền vào hệ thống NHTM có thể giúp các NHTM cho vay ra 4 đến 5 đồng, thậm chí nhiều hơn. Trong thuật ngữ tài chính, hiện tượng này được gọi là “số nhân tiền”. Đây là lý do khiến các công ty tài chính, các nhà tạo lập thị trường vốn ra sức sáng tạo các công cụ nợ, lách các chuẩn mực an toàn để tăng cường huy động, cho vay và sinh lời. 


Các công cụ nợ càng sáng tạo thì tên gọi và hình thức vận hành, phương thức giám sát càng phức tạp, nhưng rốt ráo thì nợ vẫn là nợ. Một ví dụ điển hình là tổng giá trị các sản phẩm phái sinh trong sổ sách của Deutsche Bank vào quý 2/2019 đã lên tới 53,5 nghìn tỷ USD; lớn gấp 14 lần GDP của Đức và gần 3 lần GDP của cộng đồng kinh tế châu Âu. 


Tác giả loạt sách “Dạy con làm giàu” Robert Toru Kiyosaki đã kể một “chuyện vui” về vấn đề trên: “Mồi lửa cuối cùng cũng bén thành ngọn lửa, người người hoảng sợ và tháo chạy nhưng không biết phải làm sao. Để trấn an, chủ sới bạc nói rằng việc ‘có lửa có khói’ là chuyện bình thường và chuyện kiểm soát ngọn lửa là điều hoàn toàn làm được. Những điều này đã làm yên lòng mọi người, vậy là người ta lại tiếp tục đánh bạc”.


Do đó, tổng kết về nguyên nhân của mọi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đã xảy ra trong quá khứ luôn không thể thiếu một kết luận quan trọng: “Sự xuống cấp đạo đức, thiếu vắng sự liêm chính trong ngành tài chính - ngân hàng là cơ hội để ‘virus khủng hoảng’ lây lan một cách tự do cho tới khi cơ thể của cả hệ thống tài chính phát bệnh”.


Nhưng rốt cuộc, đồng tiền “cuối cùng” rơi vào “túi” ai? Trong hầu hết các cuộc khủng hoảng, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đều sử dụng “chiêu đặc biệt” là mở hầu bao để thúc đẩy tín dụng phát triển, tạo nên tình trạng thị trường bong bóng, rồi sau khi tài sản của người dân đã đổ dồn vào cơn sóng đầu cơ thì họ rút mạnh vòng quay lưu chuyển tiền tệ, tạo nên suy thoái kinh tế và sụt giá tài sản. 


'Xén lông cừu' 

Khi giá tài sản sụt xuống chỉ còn 1/10 thậm chí là 1/100 giá trị thực thì họ lại ra tay mua vào. Trong ngôn ngữ của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế thì hành động này được gọi là “xén lông cừu”.


Chẳng hạn, trong cuộc Đại suy thoái 1930, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất cho vay lên mức 6%. Ngay lập tức, ngân hàng FED tại New York cũng tăng lãi suất cho vay đầu tư chứng khoán từ 5% lên 20%. Các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người, thị trường cổ phiếu sụt giá một cách thê thảm chẳng khác gì cảnh vỡ đê. 


Trong suốt tháng 10 và 11/1029, khắp các sàn chứng khoán chỉ thấy mỗi lệnh bán. Khối tài sản trị giá 160 tỷ USD (tương đương với tổng vật tư khổng lồ mà nước Mỹ đã sản xuất được trong Thế chiến thứ II) trong nháy mắt đã tan thành mây khói. 


Như vậy, không phải chính phủ hay các ngân hàng trung ương là kẻ thu lời từ các công cụ tài chính đòn bẩy tài chính, mà kẻ hưởng lợi trực tiếp từ dòng tiền tài chính, từ khủng hoảng và chiến tranh lại chính là các nhà tài phiệt tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới.


Chính phủ Anh đã sa lầy vào “vũng bùn” vay nợ và quả thật chẳng thể nào hoàn trả hết các khoản nợ đã vay. Đến cuối năm 2005, khoản nợ của chính phủ này từ 1,2 triệu bảng năm 1694 đã tăng lên thành 525,9 tỷ bảng, chiếm đến 42,8% GDP của nước Anh. Từ đó, việc phát hành và chi phối hệ thống tài chính - tiền tệ của Anh rơi vào tay các nhà tài phiệt.  


Trong “Chiến tranh tiền tệ”, tác giả Song Hongbing đã “điểm danh” những nhân vật quan trọng nhất của phố Wall hiện tại, bao gồm: J.P. Morgan; James J. Hill; George Berk (Chủ tịch First National Bank) trực thuộc Tập đoàn Morgan; John Rockefeller; William Rockefeller; James Stillman (Chủ tịch National City Bank); Jacob Schiff (công ty Kuhn Loeb) trực thuộc Tập đoàn Standard Oil Citibank. 


Đầu mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống chế đại bộ phận các ngành công nghiệp cơ bản cũng như nền tài chính thế giới.


Chính quyền ‘vay tiền giải cứu’ bằng mọi giá - vòng luẩn quẩn ‘nợ chồng nợ’, kinh tế suy thoái

Bản chất của việc vay nợ là “chi tiêu trước” những gì mà nền kinh tế sẽ tạo ra trong tương lai dựa vào sức lao động. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, khi áp lực “đòn bẩy” nợ quá cao, bong bóng nợ “quá căng”, nền kinh tế không còn khả năng chống chịu, thì sẽ xảy ra việc vỡ nợ, phá sản, kéo theo hiện tượng domino khiến nền kinh tế đi vào chu kỳ suy thoái. Thêm vào đó, bản chất của vay nợ để giải cứu kinh tế của chính quyền các nước chính là quá trình biến nợ tư nhân thành nợ chính quyền: đó là quá trình công hữu hóa tài sản quốc gia (!) - một con đường “tiến lên xã hội chủ nghĩa”. 


Trên thực tế, sau mỗi cuộc khủng hoảng, chính quyền các nước đều nỗ lực đi vay nợ để “giải cứu” ngân hàng, doanh nghiệp, nhưng càng giải cứu bằng vay nợ, kinh tế càng trì trệ, bong bóng tài sản (những tài sản rủi ro và có thể đầu cơ) càng phình nhanh hơn, rủi ro hơn và dễ đổ vỡ hơn. 


Chính quyền nợ càng nhiều, người dân sẽ đóng thuế càng cao sau đó, gánh nặng nợ nần sẽ kiểm soát tài sản, kìm hãm năng lực sáng tạo của người dân, doanh nghiệp và cả chính phủ hàng thập kỷ… Đó tuyệt đối không phải là con đường phát triển bền vững, công bằng và hạnh phúc như cách lý giải trên bề mặt của nó. 


Liệu các ngân hàng có quan tâm đến việc các đòn bẩy tài chính của họ sẽ dẫn đến việc người vay mất khả năng hoàn trả, hoặc tạo ra tình trạng ỷ lại, đầu cơ cho người vay…? Trên thực tế, họ dùng các nguyên tắc cho vay dưới chuẩn để có thể tiến sâu hơn vào “ván bài” mưu cầu lợi nhuận này. Trong khi đó, “tuyến phòng thủ cuối cùng” - chính quyền nhà nước, lẽ ra cần điều hướng nền kinh tế của đất nước theo hướng phát triển an toàn, bền vững, thì chính quyền của một số nước có thể còn đang “tiếp tay” cho sự “tăng trưởng” kinh tế này. Họ sử dụng hệ thống tài chính, ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại như một “cơ chế” nhằm mục đích duy trì quyền lực và củng cố bộ máy chính trị. 


Trong nền kinh tế hiện đại, tất cả các ngành công nghiệp đều được đan xen sâu sắc với hệ thống ngân hàng, thông qua một mạng lưới các khoản nợ và nghĩa vụ. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy các khoản nợ ngày một tăng, từ nợ vay tiêu dùng, nợ doanh nghiệp, nợ chính phủ… Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế năm 2008 là từ các khoản cho vay hộ gia đình (household debt), lúc đỉnh điểm tỷ lệ các khoản vay mua nhà núp bóng dưới các loại chứng khoán hóa lên tới 97% GDP của Mỹ.


Do đó, để tránh rủi ro hệ thống và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn trước các cuộc khủng hoảng, đồng thời tránh làm “lung lay” quyền lực chính trị của giới cầm quyền, chính phủ sẽ phải có biện pháp “giải cứu” ngành ngân hàng và các doanh nghiệp lớn có tác động “trọng yếu” tới an ninh tài chính quốc gia. 


Theo The New York Times, rủi ro hệ thống này đã khiến chính quyền của Tổng thống Bush, Tổng thống Obama và Fed phải tiến hành các hoạt động “giải cứu” hệ thống tài chính, ngân hàng trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 2008, 2009. Fed đã cấp tổng khoản vay lên tới 1,3 nghìn tỷ USD vào tháng 3/2009, trong cả chương trình thanh khoản khẩn cấp và chương trình giải cứu ngân hàng Bear Stearns, American International Group và một số tổ chức tài chính khác; cũng như đầu tư tiền vào các điều khoản có lợi cho hàng trăm ngân hàng.


Tại Ý, nợ chính phủ Ý vượt quá 131% sản lượng kinh tế hàng năm, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đó là cấp độ cao thứ hai ở châu Âu, chỉ sau Hy Lạp. Khi các nhà đầu tư trở nên lo lắng về gánh nặng nợ công, họ đòi hỏi lãi suất cao hơn cho trái phiếu chính phủ. Điều đó làm giảm giá trị của trái phiếu. 


Vào cuối năm 2019, Bloomberg đưa tin rằng các ngân hàng Trung Quốc đang lao đao trong cơn khủng hoảng, nợ tiêu dùng của người dân nước này tăng vọt và hiện tượng tái cơ cấu trái phiếu quy mô lớn là những dấu hiệu cho thấy hệ thống tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang căng thẳng nghiêm trọng. “Quả bom nợ” 40.000 tỷ USD của Trung Quốc ngày càng “phình to”.


Nợ chính phủ của Trung Quốc được trang Commodity ước tính lại theo chuẩn quốc tế lên tới 92,8% GDP năm 2019, và được ví là “đã vượt qua mặt trăng”; cách ví von này không chỉ cho thấy khoản nợ công thực sự lớn hơn mức chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rất nhiều, mà còn ám chỉ sự bất ổn tiềm ẩn trong các khoản nợ chính quyền trung ương và địa phương của nền kinh tế này. 


Tờ The Financial Times cho rằng chính phủ và các cơ quan tiền tệ đã tạo ra động lực cho các ngân hàng hành xử thiếu thận trọng. Khi chính phủ chính là nguyên nhân thị trường bị bóp méo, người ta khó có thể nhận ra được những hành vi vô đạo đức trong hệ thống tài chính. 


Vấn đề ở chỗ, người dân càng ỷ lại vào chính quyền, thì chính quyền càng phụ thuộc vào việc vay tiền của các tổ chức tài chính quốc tế, của các định chế tài chính lớn - chính là thủ phạm tạo ra khủng hoảng tài chính, để “cho vay giải cứu”, biến nợ tư nhân thành nợ công, thế chấp bằng tiền thuế của dân; đây quả là cách “bóc lột” cao tay của các nhà tài phiệt. 


Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, mà nguyên nhân bề mặt là do đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra, nhiều người cho rằng các doanh nghiệp sẽ quay trở lại sản xuất bình thường, nền kinh tế sẽ có thể vực dậy sau ít nhất là vào cuối quý II/2020. Tuy nhiên, các học giả kinh tế Giancarlo Corsetti và Emile Marin của ngân hàng Deutsche cho rằng NHTW các nước lại bơm ra một lượng tiền thậm chí lớn hơn cả lượng tiền được bơm vào Đại khủng hoảng kinh tế năm 2008. 


Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này mới chỉ... bắt đầu, và kết quả của nó sẽ không hề “lạc quan” với mô hình “phục hồi kinh tế hình chữ V” như đã thấy trong quá khứ. Vào tháng 3/2020, gần 80 quốc gia đã yêu cầu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) “giúp đỡ” để vay số tiền lên đến 83 tỷ USD kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. 


Liệu có phải rằng khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái là chính phủ có thể bơm tiền ra để “hạ cánh mềm” và tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế? Đến một ngày, quả bom nợ sẽ được “kích nổ”, domino phá sản xảy ra và dù có bơm thêm tiền vào nền kinh tế thì cũng không thể giải quyết được hậu quả. Mọi thứ vẫn phải quay về điểm cân bằng, đó là dựa vào năng suất lao động, chứ không phải “tăng trưởng nóng” dựa trên vay nợ, vì càng bơm tiền thì nợ xấu càng nhiều và quả bóng nợ càng phình to. 


Chẳng qua bơm tiền là liều thuốc “morphin” mà các nhà tài phiệt ngân hàng “bắt tay” cùng các chính trị gia, các chính quyền độc đoán nhằm “giúp” nền kinh tế “giảm đau”, hay nói đúng hơn là “hút máu” nền kinh tế một cách hợp pháp mà thôi. Đây chẳng phải là cách mà ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta thông qua hệ thống kinh tế-tài chính? Có lẽ đã đến lúc nhân loại cần phải tỉnh táo để nhận ra rằng bản chất thật của nền kinh tế hiện đại đầy tà ác và vô vàn thủ đoạn, bắt nguồn từ “lòng tham không đáy” của cả kẻ cho vay lẫn người đi vay.


(Internet)

 Nói về nghệ thuật mua bán, tôi muốn kể câu chuyện mua đất của anh A. Anh A muốn mua lô đất rộng 500 m2 với giá 5 tỷ đồng, tương đương 10 trđ/m2. Anh thương lượng với người bán, mua trước 250 m2 với giá 2 tỷ đồng, tương đương 8 trđ/m2. Một tháng sau sẽ mua nốt phần diện tích 250 m2 còn lại với giá 3 tỷ đồng, tương đương 12 trđ/m2. Đương nhiên hai bên phải có hợp đồng, đặt cọc,.. đầy đủ, rõ ràng để đảm bảo thực hiện đúng cam kết.


Điều thú vị ở chỗ, vừa thanh toán tiền mua đất lần hai, nhà anh A đã có người chạy sang chúc mừng "Giá đất đã tăng lên 12 trđ/m2, miếng đất 500 m2 của ông bây giờ giá trị trường là 6 tỷ đồng. Ông lãi được 1 tỷ rồi nhé."


Ở một diễn biến không liên quan:


- Lần 1: Masan mua 20% cổ phần của Phúc Long - 15tr đô.


- Lần 2: Masan mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long - 110tr đô.


KHÔN VÃI 😎😎😎😎😎

Sưu tầm ạ. Nghe có lý phết, ổn cả 2 bên.

 Bên bán có dấu hiệu tăng trưởng.

Bên mua: Mua có lời, lãi ngay tại trận. 

Cổ đông hỉ hả. Định giá thì muôn hình vạn kết quả.