Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Kinh tế Việt Nam bị “định hướng” thế nào và theo tốc độ nào?
kinh te giat lui
Trích từ tác giả: Phan C. Thành – 7 Sep 2014
Có thể nói, nền kinh tế VN được “định hướng xuống hố” rõ ràng từ sau 1990, tại Thành Đô. Như vậy, qúa trình xuống hố của VN đã được một phần tư thế kỷ. Thành tựu đạt được là chúng ta đã kịp đi giật lùi so với thế giới khoảng… 50-100 năm, tùy việc ta so sánh mình với nước nào! (Nhân tiện, có lẽ VN nên đề nghị Ủy ban Olympic Quốc tế đưa vào thêm môn thi “đi giật lùi” để người Việt chắc chắn chiếm trọn bộ huy chương?!)
Thế nào là “đi giật lùi” trong kinh tế? Là, ví dụ, 25 năm trước thu nhập tính theo đầu người PPP của Việt Nam xấp xỉ của Hàn quốc, thì nay chỉ bằng khoảng chưa được 5% (khoảng 2,000 USD/người/năm của VN so với trên 20,000 USD của Hàn) mà để đạt mức hôm nay của Hàn quốc thì VN (với tốc độ này) cần… ít nhất 50 năm nữa… Nhưng khi đó, 50 năm nữa, PPP của Hàn quốc sẽ lại đi trước ta bao nhiêu năm nữa rồi? Hu hu… giống như con rùa đuổi con thỏ mà cách vượt qua thỏ duy nhất của họ nhà rùa là lừa bịp thỏ – như sách giáo khoa vẫn đang dạy bọn trẻ ư?
Tuy thế, chúng ta vẫn chưa đạt được cái “đích đáy” mà “định hướng XHCN” hướng tới, nghe đâu đến tận cuối thế kỷ này vẫn “chưa chắc được”, hu hu, lại phải dừng lại: hu hu hu… Thành tựu cụ thể đến nay là chúng ta đã phá tan hoang đất nước và xã hội VN ngàn năm văn hiến, đã xài gần hết mọi nguồn lực tài nguyên cha ông gìn giữ ngàn năm để lại (còn giấu dân cắt xẻo vài miếng trả nợ Tàu cộng…), và đã còn vay nợ tương lai – bắt con cháu Việt chưa sinh ra đã mang nợ vài trăm tỷ đôla với những món nợ còn đang gia tăng nhanh chóng…
Cho nên, nếu tin theo đảng nói thì đến cuối thể kỷ này chúng ta mới sẽ thành …, yên tâm đi? Và với tốc độ đi giật lùi vô địch thế giới như thế thì đến khi thành …chúng ta sẽ đang ở tình trạng đi sau nhân loại mấy trăm năm đây, và đó là cái gì nhỉ? Ôi, tôi không thể tưởng tượng được ra nó – XHCN đó sẽ là cái gì nữa?! Đơn giản là, vì nền kinh tế nước ta hiện không có chỗ để “đi giật lùi” mãi như thế! Và đó chính là “vấn đề kinh tế vĩ mô” mà tôi muốn nói ở phần sau.
“Kinh tế học vĩ mô” của nền kinh tế “định hướng giật lùi”…
Bản chất của mọi nền kinh tế mà Loài người đã và đang thực hành là phát triển đi lên bằng cách gia tăng giá trị cho các xã hội và quốc gia thông qua lao động và sáng tạo của các công dân của nó, theo qui luật thị trường tự do, cộng lại thành kết quả đi lên của cả nền kinh tế. Tức là, giá trị mới tạo ra trong thị trường lao động và sáng tạo, bởi mọi công dân, cộng lại… Hay nôm na: kinh tế vĩ mô là tổng sigma của các kinh tế vi mô nơi các giá trị mới được tạo ra…
Nhưng trong nền kinh tế với “định hướng giật lùi” của Việt Nam hôm nay thì khác. Vì không có thị trường (với các qui luật tự do của nó), mà chỉ có “định hướng XHCN”, nên giá trị mới được “định hướng” trong kế hoạch “định hướng” XHCN (dự kiến) rằng các công dân sẽ tạo ra nó, và nó sẽ lại được “định hướng” đem “giao cho” các công dân để thực hiện tạo ra các giá trị mới đó, theo chỉ đạo của đảng (tất nhiên, rất sáng suốt), và vì thế đảng “định hướng” luôn sự phân phối (tiềm lực kinh tế xã hội) và tái phân phối (giá trị mới sẽ tạo ra) từ khi nó chưa được tạo ra, không cần (vì đảng không cho phép) “Bàn tay vô hình” của Ricardo hay Adam Smith gì ở VN cả, vì đã có “bàn tay của đảng” lo rồi, “định hướng” hết rồi…
Vì “phải” nói theo các khái niệm kinh tế vĩ mô (đã lỡ từ đầu hô to tự nhận là “nhà kinh tế vĩ mô”!), nên nghe nó rắc rối, phức tạp vậy thôi. Nhưng trong thực tế, (và ta sẽ xét qua ví dụ) thì sẽ thấy “kinh tế vĩ mô có định hướng giật lùi” cũng khá đơn giản, dù rất tinh vi nên vẫn ít người nhận ra bản chất của nó – nếu không là “nhà kinh tế vĩ mô có định hướng giật lùi”, hi hi…
Ví dụ (vĩ mô): Đảng “định hướng” năm tới 2015 GDP của VN sẽ phải là 200 tỷ đô (khoảng 4 triệu tỷ đồng, trong đó đã có cả nguồn lực phải bỏ vào và giá trị mới sẽ tạo ra), và đảng “giao cho” thành phần kinh tế nhà nước (KTNN) nhiệm vụ thực hiện 30% (60 tỷ đô), kinh tế tư nhân 30% (60 tỷ đô) và FDI 40% (80 tỷ đô).
Đồng thời, đảng “giao cho” kinh tế tư nhân và FDI phải tự lo nguồn lực để thực hiệm nhiệm vụ, còn mọi nguồn lực quốc gia (đất đai, vốn tài chính, mọi chính sách ưu đãi…) đảng sẽ “giao cho” các tập đoàn kinh tế nhà nước là chính để chúng “làm chủ đạo” nền kinh tế. Tóm lại, năm 2015, đảng sẽ giữ lại ngay 80 tỷ đô trong số 120 tỷ do KTNN và KT tư nhân sẽ tạo ra (còn 80 tỷ đô của FDI thì đảng có chính sách ưu đãi “giữ chân tư bản bóc lột” bằng miễn thuế dài hạn rồi, nên đảng không thu được gì, chỉ tính trên giấy cho oai thôi). 80 tỷ đô hay 1,6 triệu tỷ đồng đó để đảng: quản lý kinh tế (nuôi bộ máy nhà nước), bảo vệ đất nước, hỗ trợ kinh tế tư nhân bằng quản lý (nước bọt) và “phục vụ hành là chính”, đảng quản lý xã hội… tất cả mất 30 tỷ đô, đảng giao vốn cho KTNN (mất 50 tỷ đô, hay 1 triệu tỷ đồng)…
Tóm lại, đảng ăn trước, “cắt trước” các giá trị mà nền kinh tế sẽ tạo ra trong năm tới, thông qua kế hoạch “định hướng”, đảng chiếm dụng cả nguồn lực kinh tế quốc gia và giá trị sẽ tạo ra cùng lúc… Rồi sau đó… tiếp… quản lý “vi mô”…
Ví dụ tiếp, “vi mô” nhưng ở tầm phổ biến “vĩ mô”: Một tập đoàn KTNN nhận một dự án khủng xây dựng hạ tầng kinh tế, nhà nước giao việc và vốn qua “chỉ định” thầu, trị giá 200 triệu đô. Tuy nhiên, vì nhà nước chỉ định và giao vốn và quản lý chung, nên chỉ giao cho Tập đoàn KTNN đó 140 triệu đô (quyền được vay ngân hàng nhà nước) để thực hiện dự án quyết toán trước là 200 triệu đô đó. Như vậy, nhà nước có ngay 60 triệu đô từ dự án đó, để “xài chung”.
Đó là qui đinh bất thành văn – Chính phủ luôn giữ lại khoảng 25-30% giá trị công trình khi duyệt và giao công trình, nếu ai đó không nhận thì có ngay Tập đoàn khác xin nhận, “chạy” mọi cửa để được nhận “chỉ định” thầu đó…
Đến lượt mình, TĐ KTNN đó chia nhỏ việc và lại “chỉ định” thầu cho các công ty con và công ty tay trong của mình, giao giá tổng cộng 70 triệu đô để các nhà thầu phụ là các công ty con trong tập đoàn phải thực hiện đến 90% hạng mục công việc khó nhai (nếu họ không làm được thì tự gọi thầu phụ bên ngoài), còn 70 triệu đô giao các công ty tư nhân sân sau của các sếp lớn trong Tập đoàn và trong Bộ chủ quản để thực hiện 10% khối lượng công việc dễ xơi bôi bác…
Tất nhiên, các công ty con và các nhà thầu phụ ngoài không có lựa chọn nào khác ngoài nhận thầu theo giá đó của Tập đoàn (khoảng 40% giá thật của công trình), họ thường hoặc lỗ hoặc gian dối hạ chất lượng công trình, và thường là cả hai, nhưng trước mắt họ có việc để nuôi quân là quan trọng nhất.
Họ sẽ “gỡ gạc” lại bằng cách chây ì thời hạn gấp đôi ba lần “kế hoạch nhà nước” giao mà Tập đoàn không thể đuổi họ ra được (vì là “quân mình” hoặc vì họ đã dấn quá sâu và biết quá nhiều – nếu là thầu phụ ngoài), rồi họ đòi tăng “chi phí phát sinh” khoảng 50%… Tập đoàn luôn phải đồng ý tăng “chi phí phát sinh ngoài dự kiến”, thường khoảng thêm 50% giá “giao” ban đầu, đôi khi cao hơn, tới 100% (như các nhà thầu Tàu…). Và phần “phát sinh” này thường họ cũng phải “cưa đôi cưa ba”…
Tại sao Nhà nước và Tập đoàn thường dễ dàng chấp nhận tăng giá công trình sau khi công trình đã bị kéo dài vô thời hạn, ngoài lý do có “cưa đôi cưa ba”? Là bởi vì, nếu không chấp nhận để kết thúc công trình và đưa vào sử dụng (dù chất lượng rất rất thấp) thì họ không thể quyết toán và khóa sổ công trình được, và các khoản họ đã “cắt” từ trước (30% ở cấp nhà nước và 30-40% nữa cho Tập đoàn) có nguy cơ… nuốt không trôi trên sổ sách và cả trong miệng những kẻ không được nuốt! (Dù họ nuốt “đô” đã trôi hết, tiêu hóa đã hết thành các “lâu đài nguy nga” của các quan đỏ trong thực tế từ lâu rồi…)
Tóm lại, điều tôi muốn nói về nền “kinh tế định hướng giật lùi” này, có ba ý: Thứ nhất, giá trị gia tăng ở đó bị đảng/chính phủ cướp trắng trước khi được làm ra (ở hai cấp trung ương và tập đoàn); Thứ hai, đa số những người làm ra giá trị cộng thêm cho xã hội để đất nước đi lên chỉ nhận được khoảng 30-40% giá trị họ tạo ra do chính cái cơ cấu “định hướng” từ trên xuống dưới trong nền kinh tế được sáng tạo áp dụng thành “chỉ định” thầu như tôi đã chỉ ra qua một ví dụ trên, không đủ cho họ sống phục hồi sức lao động sáng tạo, làm họ chết dần chết mòn…; Thứ ba, trong nền kinh tế “định hướng giật lùi”, chỉ có chi phí là cứ “sinh ra” thêm để “cưa với nhau”, còn lợi nhuận thì đã bị bóp chết từ trước ở trung ương, ngược lại với kinh tế tư bản là chi phí đi trước sinh ra lợi nhuận sau khi có doanh thu kỳ vọng, rồi mới nộp thuế về nuôi chính phủ trung ương…
Trên đây là ví dụ “kinh tế vi mô” thật 99% mà tôi từng là giám đốc tổng thầu của một tập đoàn KTNN và quản lý thực hiện một công trình trị giá ban đầu đúng khoảng 200 triệu đô, nhưng chỉ được giao cho các nhà thầu “của mình” giá chỉ khoảng 40% số đó để họ phải thực hiện toàn bộ công trình…
Là một kỹ sư, là một nhà kinh tế thực hành (tôi có bằng master cho cả hai từ Châu Âu), trước hết là một con người, tôi không thể chấp nhận công trình “trị giá 250 triệu đô” mà tôi biết nó có chất lượng vô cùng thấp vì chỉ được đầu tư có 80 triệu đô, và biết nó trở thành mối nguy hại cho xã hội mà trực tiếp là cho những người sử dụng khai thác nó sau này… Tôi đã nhìn thấy rõ, đất nước mất 250 triệu đô để có một mối nguy hại khổng lồ trong tương lai gần để lại cho con cháu ư? Còn trong hiện tại, người ta chỉ có thể lỗ dài dài khi khai thác công trình kinh tế trị giá có 80 triệu đô nhưng phải khấu hao nó theo giá thành 200 triệu đô “ban đầu” + 50 triệu “phát sinh” mà tập đoàn/nhà nước đã vay quốc tế và phải trả dần. Ai trả? Con cháu người Việt chúng ta…
Trở lại với “kinh tế vĩ mô định hướng giật lùi”, như vậy, trong nền kinh tế đó, giá trị mới vẫn được người lao động, những công dân của nó, tạo ra, nhưng tiềm lực kinh tế quốc gia lại không gia tăng vì nó (giá trị mới) bị cướp ngay trước khi nó được sinh ra bởi “định hướng” (đã cụ thể hóa thành các kiểu “chỉ định” thầu hay “đấu thầu” công… rất khai), rồi “bốc hơi” hết, cho nên nó mới đi giật lùi.
Chính vì cách vận hành như thế mà tập đoàn Vinashin sau khoảng 10 năm “cất cánh” đã sập hoàn toàn trước năm 2010, vì không tích tụ được giá trị gia tăng để trả nợ. Rồi cũng như thế, đến lượt Vinalines… và còn nhiều tập đoàn khác trong “danh sách chờ” phá sản, cho đến khi “cả lũ xuống hố” hết.
Theo tôi, có ba nhóm trong thứ tự “xếp hàng” đi giật lùi, đó là: 1) đầu tiên là các công ty sản xuất dịch vụ cho doanh nghiệp B to B (Businesses to Businesses) “đi” trước (như Vinashin: dịch vụ đóng tàu, không phải sản xuất ra con tàu mới, Vinalines: dịch vụ vận tải, hàng chục vạn công ty TNHH loại DN VVN đã phá sản…) ; 2) tiếp đến các công ty dịch vụ cả B to B và dịch vụ đại chúng B to C (Businesses to Customers ) “đi” theo (Agribank & cả hệ thống ngân hàng, TTCK: dịch vụ tài chính, Petrolimex: dịch vụ cung cấp xăng dầu, Xây dựng và BĐS, Nông nghiệp…); 3) rồi đến các công ty khai thác tài nguyên và cung cấp sản phẩm đại chúng (Điện lực: tài nguyên điện năng, TKS: Than và khoáng sản, Dầu khí: tài nguyên dầu khí…) Bao giờ đến nhóm thứ ba phá sản thì chúng ta đã đứng ngay trước thời điểm hoàn tất “cả nước xuồng hố” hay thành công CNXH.
Vừa rồi, tôi có gặp một số bạn bè cũ – có mấy người bạn đã kể than phiền với tôi cái cơ cấu ăn chia bất di bất dịch là 100%-30%-30%+25% trong tất cả các dự án lớn hiện nay trong các ngành điện lực, xăng dầu, xây dựng, TKS, và nhất là dầu khí… thì tôi thấy nó y như trong Vinashin và Vinalines đã sập mà tôi biết rõ, nên tôi buồn rầu nghĩ: Đang phá sản nhóm công ty thứ hai và đã chuẩn bị đến nhóm thứ ba. Tốc độ là khoảng 5 năm khai tử một nhóm. Nhóm 1 khoảng 2010 thì nhóm 2 là 2015 và có thể nhóm 3 sẽ nhanh hơn nữa. Cái ngày “chúng ta thành công” cũng sắp tới rồi, chắc chỉ khoảng 5 năm +/-1 hay +/-2 nữa mà thôi?
Nguồn:http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/dinh-huong-kinh-te-cua-vn.html
Săn Lùng Tỷ Phú Đô La
Alan Phan
billionaies club
20 Sep 2014
Nói chuyện về người nghèo mãi cũng nhàm chán. Mà Việt Nam đâu còn người nghèo hay thất nghiệp để mà bàn. Nhất là khi ngài Bộ Trưởng dõng dạc tuyên bố là “bán vé số, thu nhập cao” (chắc ngài sắp từ chức về hành nghề bán vé số?) hay bà Bộ Trưởng khoe là cả nước chỉ có 1.48% thất nghiệp (tổng số đám phản động đang ở trong tù). Đúng là ông già Alan cũng phải …câm miệng luôn.
Trong khi đó, ông già nhận được khoảng 6 cú phone hỏi về danh tánh 2 tỷ phú Việt Nam vừa được Wealth-X và UBS xác nhận. Cứ làm như ông già này giao du nhiều với đám siêu giàu lắm (thực ra Alan cũng muốn la cà quanh họ nhưng các vị không thèm “chơi” với người “hết thời”). Tuy nhiên, ông già hay nhận được nhiều tin đồn thổi từ hậu trường nên cũng muốn chia sẻ. Ít nhất là sẽ giúp được nhóm…chân dài tìm ra khách hàng (hay nạn nhân) tiềm năng.
Trước hết hãy vẽ ra một hình tượng về tỷ phú đô la cho mọi công dân vé số biết mà so sánh. Một tỷ đô tương đương 21 ngàn tỷ đồng Việt. Ở đây, lương CEO của một ngân hàng khoảng 200 triệu đồng mỗi tháng  hay 2.5 tỷ một năm , cao chất ngất để vài làng mổ bò ăn mừng. Nhưng nếu ngài CEO này để dành tất cả lương bổng (trong khi vợ đi buôn thúng bán bưng để cả nhà sống), thì ngài phải mất 8 ngàn 400 trăm năm để thành tỷ phú đô la (cần khá nhiều đông trùng hạ thảo). Thu nhập cao nhất của chuyên gia vé số là 100 ngàn một ngày 15 tiếng hay 3 triệu một tháng (30 ngày không nghỉ và trời không mưa). Chuyên gia vé số này của ngài Bộ Trưởng phải để dành mất 583 ngàn năm mới thành tỷ phú đô (cũng may, vừa kịp khi Việt Nam hoàn tất xây dựng XHCN).
Quay lại con số 2 tỷ phú mà Wealth-X đã nêu ra. Ngoài ông Phạm Nhật Vượng mà báo Forbes đã “certify” là tỷ phú đô rõ nhất của Việt Nam, các báo nhắc đến ông Hoàng Kiều, cũng được kiểm nhận bởi Forbes là có 2.8 tỷ đô. Tuy nhiên, tôi không biết trong thời gian Bộ Ngoại Giao ra ân gia hạn, ông Kiều có đăng ký xin giữ quốc tịch Việt Nam? Nếu không, ông chỉ là “thằng Mỹ ngụy”, không được cho vào danh sách cao quý này. Vậy thì người thứ hai là ai?
Thực ra, về số lượng, theo nghiên cứu dựa trên số liệu vỉa hè của Alan, có ít nhất là 4 đến 6 tỷ phú đô la trong giới “doanh nhân” Việt Nam. Nếu cộng thêm vào các gia đình quan chức, con số này có thể là gấp đôi. Tuy nhiên, trừ khi Việt Nam có một tranh chấp quyền lực kiểu Trung Quốc, thì con số này sẽ được giữ “tuyệt mật” đến khoảng 1000 năm nữa.
Xin nhắc các bạn BCA là khi ông Ôn Gia Bảo làm thủ tướng Trung Quốc, ông là người được dân Tàu thương mến nhất trong giới quan chức, theo các báo lề đảng và cả các blogs lề trái trên mạng. Ông liêm khiết, hay mau nước mắt xin lỗi dân, có quá khứ “cải cách” trong thời Thiên An Môn…Chỉ khi ông về hưu, báo nước ngoài mới dám nói về tài sản 15 tỷ đô la mà gia đình ông sở hữu. Và ông không là ngoại lệ. Nếu không có Tập Cận Bình, ai mà biết gia đình Chu Vĩnh Khang có hơn 20 tỷ đô la hay Bạc Hy Lai có hơn 3 tỷ đô la?
Nãy giờ lam man đủ rồi. Tôi xin tiết lộ danh tánh tỷ phú đô thứ hai của Việt Nam….. Nhưng nghĩ lại, thôi để các vị đoán mò vậy nhé. Theo vài “tips” sau đây:
Theo nhiều phân tích gia, hiện nay, giới nắm nhiều tiền và nhiều thế lực nhất tại Việt Nam là nhóm Việt kiều từ Nga và Đông Âu. Điều này cũng dễ hiểu vì thời chiến tranh, giới sinh viên được đi du học đều là COCC và được qua Đông Âu phần lớn. Khi Liên Xô sụp đổ, nhiều thái tử tìm cách ở lại và phải ra đường phố để tranh sống. Họ học được hai điều quý giá: street smarts và cách làm giàu mau chóng của đại gia Nga trong những biến động cải cách của kinh tế chính trị. Mang chút tiền về Việt Nam thời mới mở cửa, họ dựa vào gia đình, rồi ứng dụng 2 bài học trên vào tình thế địa phương. Kết quả là một sự thành công ngoài sức tưởng tượng.
Cùng đi lên là những quan chức đã chống lưng cho nhóm tư bản mới. Đây là một đề tài nhậy cảm nên ông già xin tự “delete” và nói rõ hơn…khoảng 1000 năm nữa.
Điểm tương đồng thứ hai của các tỷ phú đô la Việt là xuất xứ của nguồn tiền. Xin thưa rõ với quan Bộ Trưởng là chắc chắn không phải từ bán vé số. Ngoài tiền lại quả từ các công trình…(delete again); sự giàu có đến từ bất động sản, chuyển qua chứng khoán ngân hàng…rồi khai thác khoáng sản. Vài doanh nghiệp tư nhân tạo tài sản từ khâu sản xuất hay thương mại, bán lẻ, dịch vụ FDI…nhưng phần lớn đều chỉ là …tiểu tư sản, không đáng kể.
Điểm tương đồng thứ ba là sự kín tiếng rất khôn ngoan giống như những tay chơi poker mặt lạnh của Vegas. Chính tôi cũng phải tròn mắt hỏi lại khi có người thì thầm tên tuổi họ. Nếu bạn thấy tên họ trên báo thì chắc chắn là “đồ dỏm” rồi. Đây là loại hàng xịn dấu kỹ trong kho. Dĩ nhiên, ông già Alan cũng là tỷ phú…nhưng tỷ phú tiền Việt.
Hy vọng các điểm trên sẽ giúp các bạn phóng viên tìm ra những tỷ phú đô la khác của Việt Nam.
Sáng nay cuối tuần. Ông già Alan định ra tắm biển nhưng trời lại đổ mưa lớn. Đành ngồi làm ly cà phê.  chém gió qua bàn phím để mọi người thư giãn. Bên Mỹ, vì sự minh bạch và cách kiểm kê mọi số liệu tài chánh ngang dọc (để tìm kẻ trốn thuế và rửa tiền), nên mọi tài sản phải công khai trừ các ngài buôn ma túy. Việt Nam thì tôn trọng “vẻ đẹp tiềm ẩn”, nên bày ra trò chơi “săn lùng tỷ phú” này (không biết VNG-Vinagame đã mua bản quyền từ Trung Quốc chưa?).
Vả lại, vì tính sĩ diện cao, người Việt mình rất tò mò tìm bảng “xếp hạng” của đủ mọi thứ, mà tỷ phú là miếng mồi ngon nhất của xã hội bây giờ. Dù nghĩ cho cùng, sự xếp hạng hay có tên trên bảng phong thần phong thánh nào đó của vài anh chị tây ba lô chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống của tôi hay của bạn hay của các chuyên gia bán vé số (độc quyền của bộ tuyên truyền).
Thực ra, bài viết này cũng là để trả lời cho một siêu mẫu (theo các bạn BCA, cũng có danh hiệu trên “thương trường”). Cô ta hỏi về cách tiếp cận và gặp gỡ các tỷ phú đất Việt; vì có lần nghe tôi nói là nghệ thuật đi tìm vốn cho doanh nghiệp cũng tương tự như chuyện các chân dài đi tìm “đối tác”.  Vậy tôi xin báo là nếu vị tỷ phú đô la thứ hai của dân Việt muốn gặp người nổi tiếng này, thì lo mà mời tôi đi ăn tối trong dịp tôi ra Hà Nội vào ngày 25/9 này.
Beauty luôn luôn đi tìm the beast, hay ngược lại.
Alan Phan
Nguồn: http://www.gocnhinalan.com/blog-cua-alan-va-bca/san-lung-ty-phu-la.html

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014


(Dân trí) - Local Motors đã tạo nên một bước tiến đột phá trong lịch sự ngành công nghiệp ôtô thế giới, khi lần đầu tiên cho ra mắt một chiếc xe được tạo nên bởi công nghệ in 3D. Chiếc xe mang tên Strati hiện đang được trưng bày tại triển lãm International Manufacturing Technology Show (Chicago, Mỹ)
Mẫu ôtô theo công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới
Đầu năm nay, Local Motors đã tổ chức một cuộc thi thiết kế các mẫu xe có thể được phát triển bởi công nghệ in 3D. Và Strati Concept đã là bản thiết kế xuất sắc nhất, đứa con tinh thần của nhà thiết kế người Ý Michele Anoe.
Chiếc xe gồm có 40 bộ phận, đa số trong các bộ phận đó đều được in 3D. Nhóm nghiên cứu của Local Motors đã mất 30 giờ để thực hiện công việc in ấn này và thêm 14 giờ nữa để lắp ráp chúng vào với nhau. Tổng cộng sau 44 giờ chiếc Strati đã chính thức được hoàn thành.
Để mọi người có thể chứng kiến được quá trình tạo nên mẫu xe này, nhóm nghiên cứu của Local Motors đã thực hiện công việc này trước toàn bộ đám đông công chúng tại triển lãm International Manufacturing Technology Show 2014.
Mẫu ôtô theo công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới
Local Motor sử dụng một máy in 3D cỡ lớn, cũng một số thành phần khác bằng nhựa và carbon để hoàn thành chiếc xe đặc biệt này. Cụ thể hơn hệ thống khung xe, chỗ ngồi, và các bộ phận chính được in bởi công nghệ 3D - Direct Digital Manufacturing – DDM. Ngoài ra mẫu xe này vẫn phải sử dụng hệ thống dây điện, giảm xóc là pin thật sự.
Trong thời gian đầu tiên, xe được trang bị hệ thống động cơ điện được hỗ trợ bởi một bộ pin. Hệ thống động cơ điện này giúp chiếc xe đi được với vận tốc tối đa là 6,4km/h. Strati sử dụng hệ thống động cơ Renault Twizy.
Mẫu ôtô theo công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới

Mẫu ôtô theo công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới

Mẫu ôtô theo công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới

Mẫu ôtô theo công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới
Ông Jay Rogers, giám đốc điều hành của Local Motors chia sẻ thêm, mặc dù tốc độ này chậm hơn cả một chiếc xe đạp thông thường. Nhưng ông nhấn mạnh thêm rằng, đây là một mẫu xe concept và do các yếu tố an toàn cho phép chiếc xe này chưa thể đạt được tốc độ cao hơn.
Tuy nhiên trong tương lai, Local Motosr cho biết chiếc xe này có thể đạt đến vận tốc 64,3 km/h và phạm vi hoạt động đạt 193 đến 241 km. Strati sẽ là một lựa chọn cho việc đi làm hàng ngày.
Bên cạnh đó Local Motors cũng đang lên kế hoạch ra đời một phiên bản chạy xăng cho chiếc Strati. Mức giá của mẫu xe này có thể vào khoảng 13.900 đến 23.200 USD.
Như Phúc - Ly Huyền
"Ta tay không mà đến
Rồi chân trần mà đi
Đến đi đều chẳng có gì
Mà sao một kiếp ôm ghì phù vân"


___Kozan Ichikyo
--- Một câu hỏi được đặt ra là nên làm cho dân yêu hay làm cho dân sợ. Câu trả lời là bậc quân vương cần cả 2 điều đó. Tuy nhiên, khó có thể kết hợp cả 2 điều này, nhưng được dân sợ thì an toàn hơn nhiều so với được dân yêu quý nếu chỉ được chọn một trong hai.


--- Khi cố gắng tránh một bất lợi này, chúng ta lại đương đầu với một thế bất lợi khác. Sự khôn ngoan chính là ở chỗ nhận biết được bản chất của những bất lợi và lựa chọn bất lợi nhỏ nhất như là một giải pháp tốt nhất.


--- Người ngu nói những gì mình biết. Người khôn biết những gì mình nói.


--- No mất ngon, giận mất khôn. Nhất nhật tại tù bằng thiên thu tại ngoại.


---
--- Mọi lĩnh vực của cuộc sống đều có mối liên kết với nhau, suy nghĩ lâu dài trong một lĩnh vực sẽ cải thiện tất cả các lĩnh vực khác.


--- Thành công là đạt được thứ bạn muốn. Hạnh phúc là muốn thứ bạn đạt được - Dale Carnegie

Hay: Thành công là có thứ bạn muốn và hạnh phúc là muốn thứ bạn có.


--- Khởi đầu của một thói quen cũng tương tự như một sợi chỉ mỏng manh, mỗi lần lặp lại hành động đó là một lần chúng ta bện sợi chỉ dày thêm, cho đến khi hình thành sợi dây thừng cột chặt tư tưởng và hành động của chúng ta. ( Orison Swett Marden)


--- "Cuộc hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân nhỏ" - Khổng Tử


--- Yếu tố tạo nên sự khác biệt chủ yếu giữa những người làm việc hiệu quả và những người bình thường khác chính là cách lựa chọn những phần việc nên để lại.


--- Không bao giờ bạn có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng bạn luôn có đủ thời gian để thực hiện những công việc quan trọng nhất.


--- "Dù bạn nghĩ mình làm được hay không, bạn vẫn luôn đúng". - Henry Ford


--- Hãy làm việc thông minh hơn, chứ không phải là chăm chỉ hơn.


--- "Hãy chọn một công việc yêu thích, và bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời của bạn". - Khổng Tử


-- Hamlet nói :"Không có gì tốt hoặc xấu, nhưng suy nghĩ làm cho nó thành ra như vậy".


--- Hành trình là tất cả. Đích đến chỉ là một phần trong đó.


--- Bạn hãy rèn luyện cho mình thói quen lập kế hoạch làm việc mỗi ngày. Tất cả những gì bạn cần chỉ là một tờ giấy và một cây bút.


---Hành động không có kế hoạch là nguyên nhân của mọi thất bại ( Alex MacKenzie)


--- Lập kế hoạch chính là đem tương lai và thực tại, vì thế ngay bây giờ , bạn hãy bắt tay vào việc thực hiện kế hoạch. (Alan Lakein)










--- Nếu chỉ chỉ ra cái sai mà không đưa ra một giải pháp nghĩa là bạn đang than phiền.


---Bốn kỹ năng của người thành đạt là SODA: Đơn giản hóa, tổ chức, phân việc và tự động hóa ( Simplification, Organization, Delegation and Automation)

--- Hãy học cách tạo ra và nâng cấp những hệ thống , bạn sẽ khám phá được những thành quả tuyệt vời từ chúng.


--- HỆ THỐNG ( SYSTEM - Save Yourself Stress Time Energy and Money): nghĩa là giúp bạn không bị căng thẳng, mất thời gian, năng lượng và tiền bạc. Để tìm ra những giải pháp triệt để cho các vấn đề lặp đi lặp lại, bạn phải tạo ra một hệ thống.


--- Hầu hết thành công và thất bại đều xuất phát từ những thói quên hàng ngày.


--- Giao tiếp rõ ràng xuất phát từ suy nghĩ và tầm
nhìn rõ ràng. Nếu bạn suy nghĩ không rõ ràng thì khó mà truyền đạt được một thông điệp rõ ràng.


--- Thất bại trong giao tiếp sẽ dẫn đến nhiều thất bại khác.


--- Nếu vẫn đổ lỗi và than phiền thì bạn sẽ chẳng thay đổi được gì.


--- Thất bại là cơ hội để bắt đầu lại theo một cách mới tốt hơn.


--- Thất bại là sự phản đối của thế giới thực sau khi bạn hành động.

--- Thất bại chỉ cho chúng ta thấy chỗ cần sửa sai.


--- Chính cảm hứng sẽ mang đến sức mạnh để bạn tiếp tục làm việc khi bạn muốn bỏ cuộc.


--- Nếu chính bạn không tràn đầy cảm hứng, bạn không thể truyền cảm hứng cho mọi người được.


--- Phải học cách truyển cảm hứng và cổ vũ cho bản thân và cho những người khác.


--- Thành công không chỉ là chuyện biết cái gì và biết ai, mà còn là những gì bạn lựa chọn.


--- Nếu bạn chuẩn bị leo lên chiếc thang sự nghiệp, hãy chắc rằng nó tựa vào đúng bức tường. Nói cách khác, nếu bạn không thích thú với công việc hiện tại của mình, hãy thay đổi nó.


--- Định nghĩa HẠNH PHÚC: "Hạnh phúc là sáng muốn đi làm và tối muốn về nhà".


--- Ông Chu Dung Cơ có câu nói: " Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏa là của mình".


ndK

--- (còn tiếp)


























Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014



1. Liên tục cải tiến
Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà quản trị phải không ngừng cải thiện lề lối làm việc của nhân viên trong công ty.
2. Phối hợp giữa các bộ phận
Masao Nemoto, cựu giám đốc điều hành tập đoàn Honda, đã khuyến cáo các nhà quản trị doanh nghiệp: “Một trong những chức năng quan trọng của người quản trị là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác”.


Bạn là người yêu thích sách nhưng lại không có quá nhiều thời gian để nghiền ngẫm những cuốn sách hay. Hoặc giả dụ bạn tìm đến sách chỉ để lấy những thông tin cần thiết. Dù trong trường hợp nào thì kỹ năng đọc nhanh, đọc hiệu quả cũng rất cần thiết

Đọc không lùi lại
Dù bài về khoa học kỹ thuật khó đến đâu cũng chỉ đọc một lần. Chỉ khi đã đọc xong và suy nghĩ về những điều đã đọc, mới có thể đọc lại bài nếu như thật cần thiết.

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Đây là triết lý quản trị vừa hay vừa dí dỏm của Bill Gate - Chủ tịch HDQT Microsoft 

“I choose a lazy person to do a hard job. Because a lazy person will find an easy way to do it" - 


Tạm dịch: "Tôi chọn môt nhân viên lười để làm một công việc khó. Bởi vì một người lười sẽ tìm cách dễ dàng nhất để làm việc đấy".


Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014




1. Mọi lĩnh vực của cuộc sống đều có mối liên kết với nhau, suy nghĩ lâu dài ( tầm nhìn xa) trong một lĩnh vực sẽ cải thiện tất cả các lĩnh vực khác.

2. Cách ngôn:  " Người vĩ đại bàn về ý tưởng, người bình thường bàn về sự việc, còn người thấp kém buôn chuyện tào lao"

nên có châm ngôn: " Trên đời có 3 loại người: những người làm nên, những người chứng kiến và những kẻ bàn luận về những gì đã diễn ra".

3.Ý tưởng sẽ tạo ra tiền. Tiền bạc có sức mạnh lớn lao nhưng ý tưởng có sức mạnh phi thường.

4. Thay đổi các sử dụng từ ngữ. Sức mạnh của ngôn từ.

5. Nido Qubein nói: " Đối với những người hay e sợ, thay đổi thật là kinh khủng. Với những người bình thường, sự thay đổi là đe dọa. Nhưng với những người thật sự tự tin, thay đổi là cơ hội".

6. Càng học nhiều, chúng ta càng trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn. Người khiêm tốn là người biết học hỏi.


7. Người giàu vượt qua sợ hãi bằng kiến thức. Sợ hãi là bóng tối, còn kiến thức là ánh áng. Ánh sáng đẩy lùi bóng tối cũng như kiến thức đẩy lùi sự sợ hãi.

8. Người giàu thực hành quản lý rủi ro bằng cách trả lời 3 câu hỏi:
 - Điều tốt nhất có thể xảy ra là gì?
 - Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?
 - Điều gì có khả năng xảy ra nhất?

9. Lời khuyên miễn phí thường là lời khuyên đắt đỏ nhất.

10. Bạn không bao giờ trượt bài thi cuộc đời một lần. Bạn phải thi đi thi lại đến khi nào vượt qua thì thôi.

11. Bí quyết trở thành người học tập suốt đời là học những gì mình thích.

12. Thành công thật sự phải đồng nghĩ với sự thanh thản và mãn nguyện.

13. Bài kiểm tra phát hiện xem bạn sở hữu đồng tiền hay đồng tiền chi phối bạn. Bài kiểm tra là HÃY CHO ĐI. Nếu bạn có thể làm điều đó, nghĩa là bạn sở hữu tiền bạc. Còn nếu không, tức là tiền bạc đang sỡ hữu bạn.

14. Hãy làm việc thông minh hơn thay vì làm việc chăm chỉ hơn. Tập trung vào lợi nhuận (giá trị mang lại) là làm việc thông minh. Làm việc vì đồng lương là làm việc chăm chỉ.

15. Người giàu làm ra tiền, tiêu tiền sau đó mới đóng thuế; người nghèo làm ra tiền, đóng thuế và sau đó tiêu số còn lại.

16. Người giàu không để dành trứng; họ có những con ngỗng thường xuyên đẻ trứng vàng.

17. Người giàu luôn học hỏi và phát triển, người nghèo nghĩ mình " biết tuốt".

-ndk-

Nhóm 1:
Người RẤT NGHÈO nghĩ theo NGÀY
Người NGHÈO nghĩ theo TUẦN. ----> mục tiêu là TỐN TẠI

Nhóm 2:
TRUNG LƯU nghĩ theo THÁNG ----> mục tiêu là sự TIỆN NGHI và SUNG TÚC

Nhóm 3:
Người GIÀU nghĩ theo NĂM,
còn người RẤT GIÀU  nghĩ theo THẬP KỶ----> mục tiêu là sự TỰ DO

Bạn thuộc nhóm nào? Quyết định là ở chính bạn.


Đọc sách là công việc vô cùng cần thiết với mọi người, đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, mình đã biết đọc sách đúng cách hay chưa?

Không tập trung

Khi bạn viết và nói, bạn phải dùng đến tư duy nhiều hơn, còn đọc sách là đọc lại những tư duy của người khác, dẫn đến việc bạn thường bị động và khó tập trung được. Nên nhớ rằng, nếu muốn kiến thức là của mình, thì bạn cũng phải tư duy về nó, phải tập trung thì mới có thể có hiệu quả cao được. Tập trung là tâm thế cần thiết nhất cho bất kì công việc nào, và đọc sách cũng vậy bạn nhé.

Đọc chậm và đọc kĩ toàn bộ cuốn sách

Có nhiều người cho rằng đọc chậm rãi và kĩ lưỡng là đúng đắn, nhưng trái lại, điều đó lại chính là hạn chế rất lớn. Hiệu quả nhất là việc biết được chỗ nào nên đọc nhanh, đọc lướt và chỗ nào nên đọc chậm, nghiền ngẫm để hiểu. Nếu như bạn đang cầm trên tay một lượng kiến thức vô cùng lớn, điều cần phải làm không phải là đọc kĩ từng từ một, mà bạn hãy đọc lướt qua để lấy kiến thức, chỉ nên đọc kĩ những câu mang nội dung thông tin cần thiết. Theo tính toán cho thấy, đọc lướt sẽ nhanh hơn gấp ba, bốn lần việc bạn đọc chậm và đọc kĩ từng từ. 

Đọc từng chữ và đọc thành tiếng

Một số bạn có thói quen đọc to thành tiếng, điều đó tưởng chừng như tích cực, nhưng hóa ra nó lại là điều không nên làm. Chúng ta nên đọc bằng não, đọc và suy ngẫm, không nên phát ra thành tiếng vì như vậy tốc độ đọc của bạn sẽ giảm đi một nửa.

Hiểu nội dung và nhớ nội dung

Hiểu và nhớ kiến thức là cái đích mà chúng ta hướng đến khi đọc sách, nhưng bạn chớ tham lam mà muốn thuộc hết 100% nội dung cuốn sách. Theo nghiên cứu cho rằng, sau một tuần, khối lượng kiến thức đọng lại trong đầu chỉ còn 30%, và sau một năm nó giảm xuống còn 10%. Bạn chỉ nên đọng lại trong đầu mình những ý chính cô đọng và cần thiết cho mục đích của bạn, chỉ cần như vậy đã là thành công rồi.

Đọc ngược lại và tìm hiểu kĩ vấn đề chưa hiểu rồi mới đọc tiếp

Đây là lỗi sai rất thường xuyên xảy ra trong vô thức với các bạn. Có những kiến thức mà đọc mãi không hiểu, dẫn đến việc bạn hay lật dở trở lại xem mình có đọc sót chỗ nào không. Đừng lo lắng và nản chí, bạn hãy cứ đọc tiếp nhé. Sách là một chỉnh thể hoàn chỉnh, có những kiến thức mà chỉ khi bạn đọc đến hết những dòng cuối cùng của sách mới có thể hiểu được.

Quên không ghi chú, gạch chân

Đây là một lỗi sai rất nghiêm trọng. Trí nhớ con người là hữu hạn, ta không thể cùng một lúc nắm bắt được tất cả mọi thứ. Những từ in nghiêng, những dòng ghi chú, những chỗ gạch chân là trợ thủ đắc lực trong việc nắm bắt kiến thức. Một ngày nào đó lật giở lại cuốn sách, thay vì việc đọc lại từ đầu, nếu như bạn đã ghi chú và gạch chân những phần cần thiết, bạn sẽ thấy việc đọc chẳng hề khó khăn như mình nghĩ đâu.

Nằm đọc và đọc trước khi đi ngủ

Đây là thói quen rất phổ biến của các bạn. Bởi có thể vừa nghỉ ngơi, lại vừa thư giãn đọc sách được, chỉ cần trong tay có một cuốn sách là có thể thực hiện việc đọc của mình. Nhưng nếu muốn đọc sách để lấy kiến thức mà lại nằm đọc và đọc trước khi đi ngủ, thì không những bạn không thu lại được gì mà đó lại chính là liều thuốc ngủ hữu hiệu nhất với bạn đó. Muốn thu lượm được nhiều nhất, bạn nên ngồi ngay ngắn, nghiêm túc và hãy tự cam kết với bản thân mình, phải đọc xong mới được phép đi ngủ nhé. 

Chỉ khi bạn thay đổi tư duy về việc mình làm, quyết tâm đối với việc đọc của mình, thì việc đọc sách mới có thể có hiệu quả cao.


http://songvachet79.blogspot.com/2013/05/oc-sach-ung-la-nao.html
Rất dài nhưng rất hay!!! Mời các bạn xem:




Chương trình Đường Đến Thành Công VTC 10 phỏng vấn Doanh nhân Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc điều hành Công ty CP Vật Giá Việt Nam Vatgia.com














Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao cũng chỉ có 24 giờ như nhau nhưng có những người sống một cuộc sống thật thảnh thơi, thoải mái, giàu sang, trong khi nhiều người khác lại phải luôn chật vật với cuộc sống của mình, thậm chí luẩn quẩn trong vòng quay tài chính không lối thoát? Liệu đó có phải do người giàu may mắn hơn người nghèo hay anh này có số giàu, còn anh kia có số nghèo? Hoặc bạn nghĩ người giàu thường thông minh hơn người nghèo? Tất cả đều không phải, đó là sự khác nhau đơn giản về tư duy kiếm tiền giữa một người giàu có và một người lao động thông thường. Bạn có muốn biết sự khác nhau quan trọng đó là gì hay không? Đây là một bí mật được sử dụng bởi tất cả những người giàu mà những người lao động trung bình không biết. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta về bí mật này chính là lý do mà 94% người dân Việt Nam đã nghỉ hưu với hoặc dưới mức sống tối thiểu.


Với những sẻ chia, đóng góp thiết thực, cuốn sách
10 điều khác biệt nhất giữa kẻ giàu & người nghèo có thể sẽ giúp bạn rời xa thế giới nghèo khó hoặc chí ít cũng thay đổi quan điểm của mình về các phương thức làm giàu, để bước lên những nấc thang cuộc sống cao hơn nhờ 10 nguyên tắc vàng bao gồm:

1. Người giàu nghĩ dài, người nghèo nghĩ ngắn.

2. Người giàu bàn về ý tưởng, người nghèo buôn chuyện tào lao.

3. Người giàu cấp tiến, người nghèo thủ cựu.

4. Người giàu dám mạo hiểm, người nghèo an phận thủ thường.

5. Người giàu học cả đời, người nghèo theo nửa đoạn.

6. Người giàu nỗ lực vì lợi nhuận, người nghèo làm việc vì lương.

7. Người giàu rộng tay, người nghèo đong đếm.

8. Người giàu có nhiều nguồn thu nhập, người nghèo chỉ có một.

9. Người giàu nỗ lực để tăng lợi nhuận, người nghèo cặm cụi cố tăng lương.

10. Người giàu tư duy tích cực, người nghèo sống bi quan.

Chúc các bạn thành công!

Audio book: 

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

12 QUY LUẬT BÍ MẬT giúp BẠN đạt được THÀNH CÔNG VƯỢT BẬC HƠN NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Phan Nguyễn Khánh Đan 2014 07 31
Người chiến thắng một trò chơi có thể là kẻ mạnh hay kẻ yếu, nhưng chắc chắn 100% rằng đó là người hiểu rõ luật chơi nhất.
Cuộc sống cũng tương tự với những quy luật của riêng nó. Người Thành Công và Hạnh Phúc Nhất là những người nắm bắt và tôn trọng quy luật cuộc sống theo một cách giúp họ phát huy hết những điều tốt đẹp nhất mình có và sống trọn vẹn cuộc đời…
Cuộc sống của bạn bị chi phối bởi nhiều năng lượng khác nhau của tự nhiên, nhưng một trong những nguồn năng lượng quyền lực chính là Nghiệp Chướng.
Nghiệp Chướng vốn là một từ tiếng Phạn xuất phát từ đạo Phật. Ý nghĩa của nó tương đương với định luật III của nhà bác học Isaac Newton ở phương Tây rằng “mỗi một lực được sinh ra đều gây ra kèm theo nó một phản lực cùng phương, ngược chiều và có giá trị tương đương.” Hiểu trong cuộc sống, Nghiệp Chướng là nội dung cốt lõi của luật nhân quả. Nó ám chỉ rằng, mỗi lời bạn nói hay mỗi một hành động bạn làm đều sẽ tạo ra một năng lượng (hay còn gọi là tạo nghiệp) phản hồi lại. Phản lực này có thể được gia giảm, thay đổi hoặc kìm hãm, nhưng điều chắc chắn rằng con người KHÔNG thể chống lại hay triệt tiêu nó.
“Luật nhân quả không nhất thiết phải là một sự trừng phạt cho những hành động sai trái, mà mục đích của nó nhằm phục vụ cho quá trình học hỏi, khôn lớn và phát triển của con người.”
Con người không thể thoát khỏi phản lực, hay hệ quả, hay quả báo từ những việc mình đã làm. Tuy vậy, những phản lực đó chỉ trở thành quả báo tồi tệ khi và chỉ khi anh ta tạo điều kiện cho việc đó xảy ra, chẳng hạn như lối sống thiếu đạo đức và bất lương, gieo rắc sự tiêu cực trong những hành vi mình làm.
“Hãy nhớ, bạn không thể thoát khỏi luật nhân quả, bất kể những điều bạn làm là vô tình hay có chủ đích, bất kể những việc đó do con người hay tự nhiên gây ra!”
Những người thành công và hạnh phúc là những cá nhân hiểu rõ và thích nghi với quy luật cuộc sống – trong đó có luật nhân quả. Nhờ vậy, họ tập được lối sống tích cực, bình thản, tự tin đón nhận và vượt qua được mọi việc dù tốt dù xấu xảy ra trong cuộc sống của mình. Họ biết cách làm thế nào để thành công và làm giàu cho chính mình mà vẫn thuận theo tự nhiên và tôn trọng người khác.
Bạn lo sợ nhân quả khi và chỉ khi bạn thiếu tự tin vào bản thân mình và không hiểu biết về nó. Để tống khứ mọi nỗi sợ hãi vô căn cứ và đạt được một cuộc sống tuyệt vời, sau đây là 12 quy luật của Nghiệp Chướng mà bạn cần nắm bắt:
——-
1. Quy luật tối cao – Luật Nhân Quả:
Gieo gì, gặt nấy.” Tất cả những lực bạn phóng vào vũ trụ, vũ trụ sẽ hồi đáp bạn bằng một phản lực tương đương. Nếu bạn muốn đạt được Hạnh Phúc, sự Thanh Thản, Tình Yêu, Tình Bạn,… thì trước hết, hãy tự mình sống có đạo đức, tự cho bản thân mình và chia sẻ cho người khác sự Hạnh Phúc, Thanh Thản, Tình Yêu hay Tình Bạn mà bạn mơ ước có được. Bạn muốn nhận điều gì, hãy cho đi trước!
——-
2. Quy luật Sáng Tạo:
Cuộc sống của bạn chẳng hề diễn ra một cách tự nhiên như bạn tưởng. Bạn mơ ước cuộc sống mình thế nào, hãy chủ động tạo ra nó. Bản thân mỗi người chúng ta cũng là một Tiểu Vũ Trụ, từ trong ra ngoài, và tiểu vũ trụ này cũng tuân theo luật nhân quả. Tất cả những gì hiện hữu xung quanh bạn đều chứa đựng thông tin và sự thật về chính con người bạn.
Hãy là chính mình! Sống thật với chính mình! Hãy lấp đầy bản thân và không gian của bạn bằng những điều tốt đẹp mà bạn muốn có trong cuộc sống, để thu hút những điều đó đến với mình trong hiện thực.
——-
3. Quy luật Khiêm Nhường:
Bạn khước từ, trốn chạy hay chối bỏ trách nhiệm với điều gì mà cuộc sống ban cho bạn – bất kể điều đó tốt hay xấu – nó sẽ tiếp tục theo đuổi và ám ảnh bạn. Chừng nào bạn còn nhìn thấy kẻ thù, hoặc nhìn thấy những điều tiêu cực ở mọi người xung quanh, chừng đó bạn chưa thể hạnh phúc, thành công hay có một cuộc sống thanh thản được.
——-
4. Quy luật Phát Triển:
Bạn muốn đi đến đâu, bạn sẽ đến được nơi đó.” Nếu bạn muốn nâng tầm tư duy của mình lên một bậc cao hơn để thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, người cần thay đổi chính là BẠN – chứ không phải người khác hay một tác nhân nào khác.
Thứ quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho bạn chính là BẢN THÂN BẠN. Bạn không thể thay đổi thế giới hay kiểm soát những con người hay sự vật khác, nhưng bạn có 100% quyền thay đổi và kiểm soát Bản Thân Bạn theo cách mà bạn muốn. Do vậy, chỉ cần thay đổi và làm chủ được bản thân mình, cuộc sống sẽ đổi thay và thuận theo ý bạn.
——-
5. Quy luật Trách Nhiệm:
Nếu cuộc sống của ngươi đầy rẫy những điều bất ổn, hãy xem lại mình.” – Khổng Tử
Nghĩa là, nếu cuộc sống của bạn không ổn, hẳn là bạn có gì đó không ổn. Bản thân chúng ta là những tấm gương phản ánh mọi thứ xung quanh chúng ta, và vạn vật hiện hữu xung quanh chúng ta cũng phản chiếu chính chúng ta. Đây là một quy luật luôn luôn đúng. Do vậy, nếu bạn muốn thành công, hạnh phúc, hay có một cuộc sống như mơ ước, trước hết hãy dám chịu 100% trách nhiệm cho mọi quyết định và hành động của mình!
12 quy luật cuộc sống
6. Quy luật Kết Nối:
Có thể bạn vẫn thường nhìn thấy nhiều điều bất công trong cuộc sống, chẳng hạn như người tốt gặp bất hạnh hay kẻ xấu không bị trừng phạt đích đáng. Đừng lo lắng! Luật nhân quả vẫn luôn hiện hữu và tiếp diễn, bằng cách này hay cách khác, trên cơ sở mọi con người và sự vật được kết nối với nhau chứ không phải từng trường hợp riêng lẻ như những gì bạn có thể thấy.
Một quá trình kết thúc sẽ được nối tiếp bằng một quá trình khác.
Mọi công việc chỉ có thể trọn vẹn khi con người chủ động hoàn tất chúng. Điểm bắt đầu và điểm kết thúc đều quan trọng như nhau, vì cả hai đều cần thiết để hoàn thành một công việc hay duyên nợ trong cuộc sống của bạn.
Steve Jobs từng nói rằng, những thành công của ông là kết quả của việc “kết nối những dấu chấm” trong suốt cuộc đời mình. Do vậy, bạn không cần phải lo lắng hay dằn vặt bản thân mình vì những sai lầm trong quá khứ, những bất ổn trong hiện tại hay tương lai vô định. Quá khứ, hiện tại và tương lai của bạn đều được kết nối với nhau vì mục đích và ý nghĩa nhất định, và bạn luôn có quyền chọn lựa để tạo ra kết quả tích cực từ sự nối kết đó.
——-
7. Quy luật Tập Trung:
Bạn không thể làm tốt hai ba việc một lúc. Nếu bạn đã quyết tâm nâng tầm tư duy của mình đến các giá trị tinh thần cao thượng có thể mang lại thành công và hạnh phúc cho bạn, bạn không được để bản thân mình bị chi phối bởi những sự nóng giận và tham sân si thường ngày.
——-
8. Quy luật Niềm Tin:
Nếu bạn tin điều gì là thật và niềm tin đó đủ lớn, cuộc sống của bạn sẽ được triệu hồi theo cách thức hiện thực hóa niềm tin đó. Đây cũng là quy luật giúp bạn có quyết tâm biến những lời hứa và tuyên bố của bản thân thành hiện thực.
——-
9. Quy luật Cũ-Mới:
Nếu bạn cứ mãi đắm chìm trong quá khứ, phân tích và dằn vặt những sai lầm hay ký ức đã qua, điều này sẽ khiến bạn không thể sống hạnh phúc trong hiện tại và cản bước bạn trên con đường tiến đến một tương lai tươi sáng hơn. Nếu bạn vẫn còn chất chứa trong lòng những suy nghĩ, thói quen, giấc mơ,… cũ kỹ và không còn hợp thời, tâm trí và trái tim bạn sẽ không thể có chỗ cho những suy nghĩ, thói quen và giấc mơ mới và tươi đẹp hơn.
——-
10. Quy luật Đổi Thay:
Lịch sử, cũng như những sai lầm trong quá khứ, sẽ liên tục lặp đi lặp lại cho đến hết đời bạn, trừ phi bạn rút ra bài học từ những trải nghiệm đó. Thay đổi tích cực xảy ra khi và chỉ khi bạn rút kinh nghiệm, mang theo bài học mới như những hành trang và phá bỏ lề thói cũ.
——-
11. Quy luật Thưởng Phạt:
Mọi phần thưởng cũng như những điều tốt đẹp trong cuộc sống, chúng là kết quả của những nỗ lực và sự lao động không mệt mỏi. Những giá trị tốt nhất và bền vững nhất đòi hỏi cả sự kiên nhẫn và bền bỉ theo đuổi. Hạnh phúc mỉm cười khi và chỉ khi bạn đủ dũng cảm để làm điều mình được sinh ra để làm, và kiên trì theo đuổi đến cùng sứ mệnh đó. Rồi phần thưởng ngọt ngào sẽ đến với bạn vào thời điểm thích hợp nhất!
——-
12. Quy luật Cảm Hứng:
Không có điều gì bạn làm trong đời là vô ích cả.
Bạn đã đầu tư làm việc gì, nó sẽ mang lại cho bạn kết quả, ở dạng này hay dạng khác, bằng cách này hay cách khác.
Giá trị đích thực của một sự vật hay sự việc phụ thuộc vào công sức và cái tâm tốt đẹp mà bạn đã đầu tư vào nó. Mọi đóng góp của bạn dù lớn dù nhỏ đều tạo ra giá trị. Nên nếu bạn có ước mơ, đơn giản là hãy hành động! Bạn có thể thành công, thất bại hay va vấp, nhưng tất cả những gì bạn làm đều sẽ tạo ra giá trị. Nếu thành công chính là điều bạn muốn, thì thất bại hay vấp váp sẽ mang lại cho bạn kinh nghiệm và bài học để thay đổi và tiến gần hơn đến thành công.
“Sai lầm tệ hại nhất của một con người chính là không làm gì cả!”
Theo Luật Nhân Quả, việc không làm gì có thể giúp bạn tránh được vài quả báo trước mắt, nhưng có thể khiến bạn lãnh đủ quả báo tệ hại nhất trần gian về lâu dài: một cuộc sống vô nghĩa, không học hỏi, không phát triển. Cuộc sống ngày nay không ngừng đổi thay, nếu bạn đứng yên và không học hỏi để phát triển, bạn sẽ tụt hậu, bị mọi người chung quanh vượt lên và bỏ xa.
Tình yêu chính là nguồn năng lượng tối thượng của vũ trụ. “Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống” – Mahatma Gandhi từng nói. Chỉ cần nuôi dưỡng và cho đi một tình yêu tích cực, bạn sẽ có cảm hứng dồi dào để hành động và gặt hái được mọi điều tốt đẹp mình hằng mơ ước.
.


~Phan Nguyễn Khánh Đan
CEO Nhà sách trực tuyến Sức Mạnh Ngòi Bút
Thạc sĩ Kinh Doanh Quốc Tế trường ĐH Curtin Singapore

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Bạn có muốn làm giàu không? Chắc ít người trả lời là không! Vậy bạn có khả năng làm giàu không? Hãy đọc 9 mục sau và tự kiểm tra xem mình làm được bao nhiêu mục? Càng nhiều thì càng có khả năng làm giàu.
1.     Có khao khát làm giàu.
Bạn cần có niềm khao khát cháy bỏng về việc làm giàu. Ai cũng muốn làm giàu, nhưng những người không có đủ khao khát cháy bỏng thì sẽ không vượt qua được những khó khăn, trở ngại, hy sinh cần có để được giàu có.
2.     Chấp nhận hy sinh để theo đuổi con đường làm giàu.
Để làm giàu, giai đoạn ban đầu đòi hỏi bạn phải hy sinh rất nhiều. Hy sinh thời gian rảnh rỗi, hy sinh thu nhập, chịu cực chịu khổ. thất bại không nản… Những hy sinh này có thể phải kéo dài nhiều năm, 5 năm, 10 năm… Bạn có chấp nhận không? Nếu bạn không muốn chấp nhận thì bạn không thể làm giàu lớn được (thu nhập từ tiền lương chỉ có thể giúp bạn tích lũy đều đặn theo đường thẳng chứ không thể tăng vọt đột biến được)
3.     Tìm ra con đường làm giàu theo cách của mình, phù hợp với mình.
Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau (về khả năng, sở trường, kiến thức, kinh nghiệm, sức khỏe, tài chính, chuyên môn, sở thích, môi trường sống…), do đó,bạn cần phải tìm ra cách làm giàu phù hợp với mình. Ví dụ: giới trẻ ngay nay có rất nhiều cơ hội và khả năng làm giàu từ Internet, ví dụ nếu bạn giỏi thiết kế đồ họa, bạn có thể cung cấp dịch vụ thiết kế đồ họa thông qua Internet. Nếu bạn làm cho việc thiết kế này nhẹ nhàng, tự động cao, và bạn biết cách marketing dịch vụ của mình, chất lượng tốt, giá rẻ… thì bạn rất có khả năng làm giàu dần.
4.     Được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Trong thời đại thông tin việc làm giàu đòi hỏi bạn phải được trang bị tốt về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc làm giàu của bạn. Hãy tìm ra cách làm giàu của mình – tốt nhất là dựa trên sở trường, sở thích, thuận lợi hiện có của bạn. Rồi xác định mình còn yếu những gì, còn cần thêm những kiến thức gì, và có kế hoạch trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết này.
5.     Thay đổi mình nếu cần.
Nếu bạn không tự tin, thì không thể làm giàu. Nếu bạn không có tính tự giác, không có kỷ luật với bản thân, thì bạn khó làm giàu. Nếu bạn có thói quen chậm trễ, thích nhàn nhã… thì bạn cũng khó vượt qua giai đoạn đầu trong quá trình làm giàu… Hãy liệt kê những điều bạn cần thay đổi để có thể làm giàu, và ghi những điều này ra trước mắt bạn, để hàng ngày bạn nhìn thấy, và cố gắng thay đổi theo hướng tích cực hơn.
6.     Kiên nhẫn, bền bỉ xây dựng nền móng cho con đường làm giàu của mình.
Đôi khi chỉ cần hơn 01 năm là bạn đã rất giàu (như những gương thành công trên Internet) – nhưng đó là dành cho rất ít người (có thể đếm trên đầu ngón tay, chia cho khoảng 7 tỷ người trên thế giới). Thông thường, nhanh thì bạn cần phải đầu tư, hy sinh trong 2-3 năm mới có thể gặt hái kết quả, nếu chậm hơn thì 5-7 năm. Trong suốt thời gian đó, bạn phải hy sinh rất nhiều, và phải luôn bền bỉ phấn đấu, làm việc, và giữ vững lòng tin vào mình. Có thể nói hơn 90% mọi người đều bị “rơi rụng” nửa chừng trên con đường làm giàu, nhiều khi họ bỏ cuộc mà không biết rằng mình đã đến rất gần đích.
7.     Học hỏi không ngừng.
Thời đại thông tin và công nghệ thông tin này buộc bạn phải liên tục học hỏi, vì những gì bạn biết sẽ trở thành lạc hậu chỉ sau vài tháng.
8.     Sáng tạo không ngừng.
Ngày nay, cơ hội làm giàu rất nhiều, và rất nhiều người có thể làm giàu. Do đó, bạn phải cạnh tranh nhiều hơn. Và sáng tạo không ngừng chính là một chìa khóa chính giúp bạn mở được cánh cửa thành công trước người khác. Hiện nay người ta thích những gì khác lạ, độc đáo, tiện lợi… Do đó, bạn nên tìm cách hiểu khách hàng của mình muốn gì, thích gì, rồi sáng tạo để phục vụ khách hàng tốt hơn. Và khách hàng sẽ giúp mang tiền vào túi của bạn.
9.     Hợp tác đôi bên cùng có lợi
Bạn sẽ dễ làm giàu hơn nếu bạn hợp tác với mọi người. Và việc hợp tác này luôn phải dựa trên nguyên tắc “win-win” tức đôi bên cùng có lợi. Cho nên, bạn cũng cần phải lưu tâm đến việc mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm sự hợp tác.