Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

 Các đối tượng khách hàng

1. Khách

2. Khách hàng.

3. Khách hàng tiềm năng

4. Khách hàng mục tiêu

5. Khách hàng thực sự

6. Khách hàng thân thiết.

7. Khách hàng VIP

8. Khách hàng lan tỏa.


Bài 1: Biden thắng cử Tổng thống Mỹ và cục diện thế giới?

Biden sẽ là bất chiến tự nhiên thành. Người thành công không phải là người tài giỏi mà sẽ là người ít làm việc Ngu Xuẩn nhất.

Cuộc khủng hoảng kinh tế lần này xảy ra nhanh hơn, đời tổng thống sẽ không như thông lệ là 2 nhiệm kỳ. 

Covid làm tổn thất rất lớn đến nhân mạng người Mỹ, thất nghiệp vì doanh nghiệp phá sản, các gói cứu trợ được bơm ra như là để an dân. Việc của tổng thống sắp tới sẽ là an dân, củng có nội bộ và nội lực nước Mỹ. Cần các chính sách của đảng Dân Chủ như tăng thuế người giàu, các chính sách hỗ trợ người nghèo tương tự như thời Obama 2009-2016.

Việc của tổng thống Trump đã hoàn thành sứ mệnh "Make Amercian great again" tăng trưởng kinh tế, phát triển các công ty công nghệ và chuyển dịch các công ty này về Mỹ, thương chiến với TQ, " cùng nhau" chóng chọi với đại dịch Covid. 

Mở ra một chu kỳ tiếp theo: chu kỳ khủng hoảng và chu kỳ hậu Covid.

Việc tiếp theo là đánh giá các tài sản giảm giá và tăng giá???




 Trump hay Biden thắng đều không quan trọng?

Quan trọng là các chính sách đằng sau đó nó ảnh hưởng như thế nào đến thị trường tài chính cầu. 

Nhìn vào cái chart cung tiền của Fed cộng với tình hình dịch Covid cũng sẽ đoán biết phần nào về cuộc bầu cử sắp tới. Thế giới đã bước vào giai đoạn suy thoái và Covid là tác nhân là trầm trọng, nhanh hơn mà thôi. Cả nền kinh tế toàn cầu như một cơ thể người, vào lúc sức đề kháng yếu mà vi rút tấn công nữa thì làm cơn bệnh nặng hơn. 

Chính trị là một sân khấu lớn mà giới quý tộc Mĩ bày ra 4 năm 1 lần để dân chúng có cơ hội chọn anh này hay anh kia. Nhưng thật ra trước khi nhập tiệc thì món ăn đã được bày ra rồi. 

Không phải Trump hay Biden mà là đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa. Tổng thống chỉ là người đại diện trong cái tổ chức ấy.  Vì sao đảng dân chủ Dân chủ được chọn? Vì sao đảng Cộng Hòa được chọn? Suy về thành tố nhỏ nhất đó là gia đình. Ông Trump đại diện như ông chồng, lúc kinh tế ngon lành, tiền bạc dồi dào thì ra ngoài làm ăn kiếm tiền, kinh bang tế thế, đánh đông dẹp bắc, xách súng đạn đi bắn tùm lum. Nói chung là xài tiền ấy. Ông Biden mà đằng sau ổng là đảng Dân chủ tựa như bà vợ đảm, khi kinh tế khó khăn bà vợ quay về lo cho gia đình, củng cố nội bộ, vun vén chăm lo yên ổn cuộc sống. 

Còn Fed thì cung cấp đô là cho chính phủ Mĩ và thế giới xài. Vậy thì cái quan trọng thị trường tài chính chứng khoán, vàng, bất động sản, ngân hàng, lạm phát, Bitcoin và Cryptocurrency,.... sẽ như thế nào? 

I'm here and waiting....

Ps: Hẹn gặp anh em thiện lành ở quán Lẩu Dê sau khi có kết quả nhé. Mình vẫn thích mẫu người ông Trump nhưng lý trí nói rằng ông Biden sẽ thắng.







Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020


 Trump- Biden, phần thắng không thuộc về kẻ mạnh

Người Mỹ chọn Biden, điều này không mới. Trong hàng trăm cuộc thăm dò dư luận trước đó, Biden luôn dẫn điểm trước Trump. Người theo thuyết âm ưu thường phán: có sự can thiệp của thế lực thù địch; Có bàn tay lông lá của TQ; Có sự can thiệp của Nga... vân vân và mây mây.

Tôi không nghĩ vậy, trong xã hội thông tin, người Mỹ đủ khôn ngoan để lựa chọn. Sự can thiệp nếu có chỉ có thể làm thay đổi cán cân nho nhỏ, nhưng đây, Trump thường xuyên bị Biden dẫn điểm, có lúc Trump bị bỏ xa tới hơn 10 điểm...

Hơn năm năm về trước, khi Trump quyết định ra tranh cử, ông đã cho xuất bản cuốn sách: “Đã đến lúc phải cứng rắn để khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ”. Sách có 10 chương, trình bày toàn bộ quan điểm của Trump về các chính sách chấn hưng nước Mỹ. Bằng cách tư duy mạch lạc, ngắn gọn, Trump trình bày rất thuyết phục về các vấn đề nóng bỏng của nước Mỹ: Dầu mỏ; Người nhập cư; Quan hệ thương mại với TQ... Đọc xong cuốn sách, tôi bị Trump mê hoặc. Tôi trở thành fans của Trump từ đó.

Rồi Trump lên ngôi trong chiến thắng sít sao với Hillary Clinton, Trump sang thăm VN, Trump xuất hiện ở nhiều nơi với những bài phát biểu làm rung động hàng triệu con tim... Nhưng Trump không chỉ có thế, vẫn còn một Trump khác. Trump chỉ trích thẳng thừng Trung Quốc, Trump tấn công các tổng thống tiền nhiệm như Obama, Trump mỉa mai John Mcain, Trump miệt thị các lãnh đạo đối lập, Trump dùng những từ ngữ chợ búa, Trump giống như một gã cao bồi tung hoành ở Nhà Trắng... Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donal Trump bị chia rẽ một cách sâu sắc và chứa đầy bất ổn. Thế giới dưới thời Trump đồng minh ly tán, sức mạnh suy giảm.

Theo dõi cuộc tranh luận giữa hai ứng viên trên truyền hình Trump lớn tiếng bắt nạt và công kích cá nhân, thậm chí buộc tội cho Biden là nhận tiền của Ucraina mà không cần chứng cứ. Trái ngược với một Biden điềm đạm, tập trung vào chính sách để làm nước Mỹ bình ổn trở lại và khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ.

Khen cho Trump, một tổng thống đầy năng lượng, một chuyên gia kinh tế thực dụng, một người chống cộng thật thà... đã gục ngã trước Biden khù khờ, già nua hom hem, thua kém Trump về mọi mặt. Người Việt yêu Trump vì phẩm chất này chăng? Cũng có thể vì bất mãn cho một nền dân chủ còi cọc mà người Việt đồng loạt tập trung sự chú ý vào cuộc bầu cử ở bên kia bán cầu để chứng kiến một cuộc so găng không cân sức.

Theo dõi cuộc đua giữa Trump với Biden, khiến người ta liên tưởng đến cuộc chiến Lưu Bang- Hạng Vũ cách đây hơn 2 ngàn năm. Hạng Vũ trăm trận trăm thắng, chỉ thua mỗi trận thành Cai Hạ để rồi chết trong tay Lưu Bang...

Phần thắng không không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ mạnh hơn. Phần thắng thuộc về kẻ biết đoàn kết cộng đồng và phát huy sức mạnh tập thể. Biden không thắng mà chính Trump đã tự biến mình thành kẻ thất bại.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

 Bài viết hơi dài nhưng hay . Mời các bạn đọc tham khảo nhé!

CẢNH GIÁC VỚI FAKE NEWS VÀ CƠ HỘI CHO TRUMP TÁI CỬ
Châu Trinh Phan
Hai hôm nay thực sự là quá mệt mỏi với hàng loạt fake news liên quan đến bầu cử Mỹ. Rất nhiều người cuồng Trump thì chuyển từ thái cực “Trump thắng chắc” sang chửi bới phe “Thổ tả” gian lận, làm rất mất mặt những người ủng hộ Trump chân chính. Đáng tiếc là nhiều người nổi tiếng, KoLs cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi những fake news đó và đưa ra những nhận định không chính xác. Bài viết này là nhằm làm rõ vài kiến thức cơ bản về bầu cử Mỹ để mọi người hiểu rõ hơn và theo dõi diễn biến chính trường Mỹ khách quan hơn trong khoảng thời gian từ sau bầu cử (3/11) đến ngày tân Tổng thống nhậm chức 20/1).


PHÂN BIỆT “PROJECTION” VS “OFFICIAL RESULTS”
Đây là điều RẤT NHIỀU NGƯỜI nhầm lẫn. Bất kể hãng thông tấn lớn nào như CNN, Fox, MSNBC, RCP, WSJ… dù có đưa projection rằng “Trump đã chiến thắng ở Alabama” hay “Biden đã chiến thắng ở Michigan” thì đều là KHÔNG CHÍNH THỨC. Chỉ có duy nhất Uỷ ban Bầu cử Tiểu bang mới là đơn vị cung cấp kết quả chính thức tại tiểu bang của họ. Và công bố này thường là rất muộn, có nơi có thể kéo dài vài tuần.
Điều này có nghĩa mặc dù CNN hay FoxNews “project” là Biden đã giành 270 ĐCT hay 300 ĐCT thì nó vẫn chỉ là “dự báo” mà thôi và kết quả thực tế sẽ có thể sẽ rất khác. Ở các kỳ bầu cử bình thường khi có sự thắng bại rõ rệt, một UCV giành được số ĐCTvượt xa con số 270 (ví dụ mùa 2016 Trump được projected là thắng 306 ĐCT) thì các projections đó với kết quả chính thức được công bố về sau thường sẽ giống nhau. Vì lý do này, mọi người vẫn lầm tưởng là projection là kết quả chính thức. Thực ra không phải vậy.
Các tiểu bang vẫn tiếp tục kiểm đếm tất cả số phiếu hợp lệ (mặc dù có thể chiến thắng đã ngã ngũ) và sẽ chỉ công bố sau khi hoàn thành kiểm đếm 100% số phiếu này. Nếu hiểu điều này thì mọi người sẽ ko bị lừa những fake news kiểu như “theo luật thì phải dừng kiểm đếm vào cuối ngày bầu cử” hay “chỉ có bang ABC xin phép Tối cao Pháp viện kéo dài thời gian kiểm đếm mà giờ có bang XYZ lại làm thế không xin phép. Thế là gian lận”. Mỗi tiểu bang có luật riêng về cách kiểm đếm, thời gian kiểm đếm và công bố… Họ cũng có cơ chế cho người của các ứng viên tham gia giám sát quá trình kiểm đếm. Nếu có gian lận, sai phạm thì sẽ có quy trình để các bên liên quan khởi kiện, yêu cầu tái kiểm hoặc huỷ bỏ số phiếu nào đó…
=> Tóm lại: Giả như cuối tuần này, Biden được projected là thắng ở Arizona và Nevada trong khi Trump thắng ở tất cả các tiểu bang tranh chấp còn lại thì Biden sẽ “được cho là” thắng 270 ĐCT và Trump thắng 268 ĐCT. => KẾT QUẢ NÀY VẪN CHƯA CHÍNH THỨC. Biden vẫn chưa thể chính thức trở thành President-Elect (mặc dù báo chí có thể vẫn sẽ gọi như thế).
2. HIỂU THỦ TỤC VÀ TIẾN TRÌNH BẦU CỬ MỸ
Cái này rất nhiều nguồn đã nói nhưng xin nhắc lại một số mốc cơ bản:
Ngày 3/11/2020: (Ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11) là ngày Bầu cử trên toàn quốc ở Mỹ. Họ bầu đủ thứ một lúc chứ không phải chỉ bầu mỗi Tổng thống. Họ bầu lại 1/3 Thượng viện, toàn bộ Hạ viện, Thống đốc các tiểu bang; bầu cử quốc hội và quan chức địa phương; bầu cử các vấn đề bổ sung ở địa phương của họ (kiểu như trưng cầu dân ý). Nhiều tiểu bang cho bỏ phiếu sớm, cho bỏ phiếu qua bưu điện… Những cái này là đều có từ lâu rồi chứ không phải chỉ mùa này mới có.
Trong vòng 2 tuần sau ngày 3/11: các tiểu bang tiến hành kiểm đếm và công bố kết quả chính thức theo quy trình, luật định riêng của họ. Có nơi được kiểm sớm đếm sớm, có nơi phải chờ đến 7pm ngày 3/11 mới được khởi động việc kiểm đếm.
Ngày 8/12/2020: là hạn chót cho các tiểu bang xử lý dứt điểm các tranh chấp về phiếu bầu. Tức là, sau khi có kết quả chính thức thì ứng viên nào có muốn khiếu kiện về kết quả (bắt đếm lại, cáo buộc gian lận…) thì sẽ kiện và mọi việc kiện tụng sẽ phải xử lý dứt điểm vào ngày 8/12. Điểm này quan trọng vì nó có nghĩa là không có ông UCV nào dở hơi lại đi kiện vì cái Projection của CNN hay FoxNews nói rằng UCV đó đã thua ở tiểu bang ABC nào đó cả. Again, mỗi tiểu bang có quy trình riêng nhưng về cơ bản khi khiếu kiện chưa ngã ngũ thì kết quả bỏ phiếu chưa thể gọi là chính thức.
Ngày 14/12/2020: (Ngày Thứ Hai sau ngày Thứ Tư thứ 2 của tháng 12): Các Đại cử tri nhóm họp tại thủ phủ của từng tiểu bang để bỏ phiếu bầu Tổng thống. Số phiếu này sẽ được niêm phong lại và chờ kiểm đếm chính thức tại DC.
Ngày 23/12/2020: (Ngày Thứ Tư thứ 4 của tháng 12) là hạn chót để các tiểu bang gửi phiếu bầu của các ĐCT về trụ sở quốc hội ở Washington DC.
Ngày 03/01/2021: Quốc hội mới được bầu (tại kỳ bầu cử ngày 3/11) sẽ nhóm họp lần đầu tiên tại Washington DC.
Ngày 06/01/2021: Lúc 1pm, sẽ có phiên họp hỗn hợp đặc biệt gồm cả Thượng viện và Hạ viện (do Phó tổng thống Mike Pence điều hành). Khi đó, các phiếu bầu tổng thống do ĐCT bầu hôm 14/12 sẽ được đưa ra kiểm đếm. Nếu không có ai đủ 270 phiếu thì Hạ viện sẽ bầu Tổng thống từ 2 UCV có nhiều phiếu ĐCT nhất. Mỗi tiểu bang sẽ được bỏ 1 phiếu. 50 tiểu bang sẽ bỏ 50 phiếu và UCV nào được 26 phiếu sẽ thắng. Nếu nhóm nghị sỹ từ một tiểu bang nào đó bỏ phiếu nội bộ mà không tự phân định được họ sẽ dành phiếu của tiểu bang đó cho UCV nào thì phiếu của tiểu bang đó sẽ không được tính. Hạ viện sẽ bỏ phiếu đi bỏ phiếu lại bao giờ bầu bằng ra được Tổng thống thì thôi. Tương tự, 100 TNS ở thượng viện sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu Phó Tổng thống. Có điểm đáng chú ý là mặc dù Thủ đô Washington DC được cho 3 phiếu ĐCT trong bầu cử tổng thống sẽ không có tiếng nói gì trong cuộc bầu cử Tổng thống ở vòng này. Sau ngày này thì tổng thống mới đắc cử mới chính thức trở thành President-Elect.
3. TƯƠNG LAI NÀO CHO TRUMP?
Sẽ không ngạc nhiên (và với những ai chống Trump thì cũng không nên phẫn nộ) nếu cuối tuần này cả Biden lẫn Trump đều tuyên bố chiến thắng bất kể các projections nghiêng về bên nào vì projections vẫn không phải là kết quả chính thức.
Những ai yêu mến Trump (và không cuồng) thì cũng nên bình tĩnh, đừng thất vọng vì thực ra Team Trump đã có tiên liệu về kịch bản như hiện tại (ý là well prepared) và cửa ngồi tiếp của Trump 4 năm nữa vẫn rất sáng ngay cả khi các hãng thông tấn ở hai phe tả hữu đều cho rằng Biden đã giành được 270 ĐCT (sau chiến thắng dự kiến ở Nevada).
Trump vẫn có nhiều cách để kéo Biden vào kỳ bầu cử “vòng hai” vào tuần đầu tháng 1/2021 tại Quốc hội Mỹ và sẽ chiến thắng Biden ở đó. Cộng hoà đang nắm 26 đoàn HNS Tiểu bang, Dân chủ nắm 23 đoàn HNS tiểu bang (và đang có nguy cơ mất tiếp 2 đoàn HNS tiểu bang về tay Cộng hoà trong mùa bầu cử này). Trong đoàn HNS tiểu bang PA, tương quan lực lượng giữa CH vs DC đang cân bằng nhau. Hai yếu tố sau có thể là ví dụ:
Sau khi có kết quả chính thức, Team Trump sẽ kiện đối với kết quả ở một vài tiểu bang mà họ tin rằng có sai phạm, gian lận trong việc kiểm đếm. => sẽ phải kiểm đếm lại, ra toà kiện tụng. Nếu tiến trình này bị kéo dài quá ngày 8/12 thì tình hình rất phức tạp và chưa có tiền lệ nên không rõ sẽ diễn biến như thế nào nhưng không loại trừ khả năng huỷ bỏ toàn bộ kết quả bầu cử của tiểu bang đó (đồng nghĩa Biden mất đi vài phiếu ĐCT). Trump được cho là có chút lợi thế nhất định bởi hiện tại Tối cao Pháp viện đang có 6/9 thành viên là phe bảo thủ. Tuy nhiên, lợi thế này khá nhỏ bởi thường thì thẩm phán của TCPV khá công minh nên cũng khó có khả năng họ sẽ trắng trợn bênh Trump và Cộng hoà nếu việc khiếu kiện không có chứng cớ xác đáng.
Nếu Biden chỉ chính thức giành được 270 phiếu ĐCT thì khi kiểm đếm vào ngày 6/1/2021, rủi ro Biden bị hụt phiếu là khá cao bởi không loại trừ có Đại cử tri phản thùng (faithless electors), chọn bỏ phiếu cho người khác. Lịch sử ĐCT phản thùng thì có nhiều, nhưng chưa từng có tiền lệ nào ảnh hưởng đến kết quả bầu tổng thống. Biết đâu mùa này lại tạo thành tiền lệ. Với Biden thì rủi ro cao hơn bình thường vì chỉ mất 1 ĐCT cũng là mất đa số. Mùa 2016, Trump thắng 306 ĐCT nhưng khi kiểm đếm chính thức thì có tận 10 ĐCT phản thùng. Đó là điều đáng lưu ý.
Tóm lại, phải chờ đến ngày 6/1/2021 thì may ra mới rõ thắng thua. Fan của Trump nên bình tĩnh và fan của Biden đừng có mừng quá sớm.
Hy Mã 2020

 Cũng muốn viết một vài dòng về bầu cử tổng thống Mỹ cho xôm tụ với anh em. Thôi thì nói sơ sơ vậy.


Trump như đã biết là tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Nếu Biden đắc cử thì ông sẽ là tổng thống thứ 46. Con số đó gợi lại cho bạn điều gì không? Đấy chính là sự thay đổi.


Thay đổi liên tục để chiến thắng, thay đổi trên đỉnh cao để không lặp lại sai lầm cũ của nhau, đó là nguyên tắc của người Mỹ, những người lập quốc, hội Tam Điểm, hay nhóm những tập đoàn đứng sau lưng nước Mỹ. Đánh giá bầu cử Mỹ không thể bằng 1, 2 câu bề ngoài. Tuy nhiên sẽ có điều này sẽ luôn đúng: Dân Chủ hay Cộng Hoà chỉ là 2 đường ray chở chiếc xe lửa mang tên nước Mỹ. Người được lựa chọn luôn phục vụ nước Mỹ ở các thời kỳ cần thiết biến động. 


Ví dụ, Obama và Hillary Clinton giống như nhau. Sai, tốt, xấu, đẹp, ưu nhược điểm cũng giống như nhau. Nếu chọn Hillary cho cái năm 2016 ấy thì Mỹ sẽ đối diện tiếp cả những cái dở của triều đại 8 năm Obama. Chiến thắng của Trump bên cạnh sự đi trước của ông với Big Data, thì nó còn đi đúng với lịch sử Mỹ: sự thay đổi. Ở đây là vấn đề nội tại nước Mỹ mà Obama đã bỏ quên. 


Trump theo lý sẽ có 8 năm để thực hiện những thay đổi này. Dù thay đổi ra sao, thì kế hoạch vĩ mô không thể ra kết quả trong 4 năm. Nhưng Covid-19 bùng phát đã khiến mọi thứ đảo lộn, và trở thành tử huyệt của ông trước đối thủ Biden. Miêu tả cho dễ hiểu thì Covid-19 là một biến số trong nhiệm kỳ của Trump. Trở thành lợi thế cho kẻ đáng lẽ bị ông đánh bại quá dễ dàng.


Người ta ghét Trump, nhưng cũng gờm Trump. Còn ở Biden chỉ có yêu thích hoặc coi thường. Vấn đề này có lẽ là năng lực. 


Covid-19 tạo ra những lá phiếu từ bưu điện chưa được kiểm, đấy là biến số cho bầu cử Mỹ. 


Trong một năm 2020 điên đảo, thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Kể cả một kịch bản chiến thắng cho Trump hay Biden, nó cũng sẽ đi vào lịch sử.


 BẦU CỬ MỸ - Cử tri Đoàn

Bài này hay, thông tin bổ ích mình đọc được từ facebook của Jasmine Nguyen. Cô ấy bảo cũng copy từ người khác và người đó cũng không biết tác giả là ai. Cám ơn tác giả (someone somewhere on net) - Theresa Karma

==========

GIẢI THÍCH VỀ CỬ TRI ĐOÀN TRONG BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ+ CẬP NHẬT LIÊN TỤC KẾT QUẢ BẦU CỬ MỸ

Trước khi nói về Cử Tri Đoàn và cách thức cùng thể lệ bầu cử, chúng ta cần nhớ rằng nước Mỹ không phải là một quốc gia có 50 tỉnh mà nước Mỹ là một hiệp chủng quốc gồm 50 tiểu bang tự trị. Khi các tiểu bang gia nhập vào Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, họ chỉ phải đồng ý là sẽ tuân thủ theo một số điều luật của liên bang mà bang nào cũng phải theo. Ngoài các điều luật đó ra, các tiểu bang hoàn toàn tự trị và tự vận hành. Nói một cách nôm na, nước Mỹ như là tập thể của 50 vườn hoa. Tuy nằm trong công viên lớn có tên là Hoa Kỳ, nhưng các chủ vườn có thể trồng các loại cây và hoa mà mình muốn với điều kiện là cây của vườn này không được lấn sang đất của vườn khác. Chính phủ liên bang không giới hạn số lượng và chiều cao của cây. Nói một cách khác, sự phát triển kinh tế của bang này không được gây hại đến sự phát triển kinh tế của các bang khác.

Tại các tiểu bang của Hoa Kỳ, hiến pháp và luật lệ của mỗi tiểu bang có giá trị và hiệu lực cao hơn hiến pháp và luật lệ của chính phủ liên bang. Các cuộc bầu cử ở cấp tiểu bang đều theo thể thức phổ thông bầu phiếu, nghĩa là ai được nhiều phiếu thì người đó thắng. Chỉ có chiếc ghế tổng thống Hoa Kỳ mới được bầu theo thể thức Cử Tri Đoàn (Electoral College).

VÌ SAO CẦN CÓ CỬ TRI ĐOÀN?

Vì sao chiếc ghế Tổng Thống không được quyết định bằng thể thức phổ thông bầu phiếu, nghĩa là đa số thắng thiểu số? Câu trả lời rất đơn giản là, ngay từ đầu, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã hoàn toàn không có ý định tạo ra một nền dân chủ dựa trên nền tảng thuần tuý của nguyên tắc đa số thắng thiểu số. Sau khi nghiên cứu lịch sử thế giới một cách cẩn thận và tỉ mỉ, họ đã học được điều mà, ngày nay, hầu hết mọi người đã quên hoặc chưa bao giờ được học. Đó là, một nền dân chủ chỉ thuần túy dựa trên nguyên tắc đa số thắng thiểu số, lấy thịt đè người là một nền dân chủ bất công và không bao giờ là nền dân chủ thực sự. Trong một nền dân chủ thuần túy dựa trên sức mạnh của đại đa số thì các nhóm thuộc đại đa số sẽ có thể dễ dàng áp đặt sự chuyên chế của mình lên phần còn lại của đất nước. Nó sẽ tạo ra một xã hội trong đó các nhóm đa số sẽ lấn lướt, áp đặt, và hiếp đáp các nhóm thiểu số; các bang lớn, đông dân sẽ lấn áp và chà đạp quyền lợi của các bang nhỏ.

Nền dân chủ dựa trên sức mạnh của đại đa số được ví như khi hai con sói và một con cừu ngồi lại với nhau để đưa ra quyết định “dân chủ” về món ăn cho bữa tối. Dĩ nhiên con cừu sẽ luôn là món ăn cho bữa tối và cả bữa trưa ngày hôm sau. Con cừu, với thân phận thế cô, sức yếu sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được trong một xã hội mà đại đa số là sói. Tượng tự, trong một xã hội mà đại đa số là phụ nữ, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, đàn ông luôn luôn sẽ là người rửa chén sau bữa ăn. Trong một xã hội mà bần cố nông nhiều hơn thành phần trí thức, tiểu tư sản, thì khi “bầu phiếu dân chủ”, bần cố nông sẽ luôn cai trị những người trí thức. Dân chủ theo kiểu đa số thắng thiểu số này sẽ rất nguy hiểm cho đất nước, là phản dân chủ, và là án tù chung thân cho số ít. Đây là nền “dân chủ” mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn tránh bằng mọi giá.

Thấy được sự nguy hiểm của nguyên tắc “lấy thịt đè người”, dùng sức mạnh của số đông để đàn áp, thống trị số ít này, các nhà lập quốc của Hoa Kỳ đã phải ngồi lại với nhau ròng rã nhiều tháng để tìm ra một phương pháp nhằm giảm thiểu sức mạnh toàn trị của số đông trên mảnh đất Hoa Kỳ. Và cuối cùng, họ đã nghĩ ra một hệ thống bầu cử Tổng Thống có tên là Electoral College, tức Cử Tri Đoàn.

Cử Tri Đoàn được sáng lập để ngăn ngừa và giảm thiểu sự lấn áp của số đông đối với số ít, để đảm bảo quyền lợi cho các bang có số dân nhỏ, để đảm bảo tiếng nói và nguyện vọng của họ cũng được xem trọng như các tiểu bang lớn.

Đó là lý do vì sao các tiểu bang dù nhỏ hay lớn đều chỉ được có hai đại diện trong Thượng Viện. Điều này đảm bảo rằng trong các cuộc bầu phiếu tại Thượng Viện tất cả các bang đều có sức mạnh như nhau vì mỗi bang đều có hai phiếu bầu. Để bù lại việc các bang lớn bị “xử ép” khi chỉ có hai đại diện tại Thượng Viện, số ghế đại diện của mỗi bang tại Hạ Viện được dựa trên dân số của mỗi bang. Như vậy, các tiểu bang lớn sẽ được nhiều ghế đại diện trong Hạ Viện hơn các tiểu bang nhỏ. Tuy có vẻ “bất công” đối với các tiểu bang nhỏ, nhưng thực sự thì lại rất công bằng bởi vì con ngựa to lớn hơn và làm việc có hiệu quả cao hơn nên dĩ nhiên phần ăn sẽ được nhiều hơn con lừa. Công bằng tuyệt đối không bao giờ tồn tại.

Theo thể thức bầu cử của Cử Tri Đoàn ngày nay, một ứng cử viên cần ít nhất 270 phiếu bầu để giành chiến thắng. Vì sao điều này lại quan trọng như vậy? Bởi vì thể thức Cử Tri Đoàn khuyến khích xây dựng liên minh và vận động bầu cử trên bình diện toàn quốc để giành được sự ủng hộ của nhiều loại cử tri khác nhau, từ nhiều vùng khác nhau của nước Mỹ. Nếu một cử tri chỉ có được sự ủng hộ của miền Nam hoặc miền Tây thì không đủ để đắc cử. Họ không thể giành được con số tối thiểu 270 phiếu đại cử tri nếu chỉ có một phần của đất nước ủng hộ họ. Do đó, đối với một ứng cử viên, mọi tiểu bang và mọi cử tri đều trở nên quan trọng như nhau.

Ngược lại, nếu chiến thắng nghĩa là chỉ cần làm sao để có đủ số phiếu phổ thông, thì một ứng cử viên chỉ cần tập trung toàn bộ nỗ lực của mình để vận động tại các thành phố lớn nhất hoặc các bang lớn nhất mà không cần phải quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, và khó khăn của các tiểu bang nhỏ.

Thể thức Cử Tri Đoàn còn có tác dụng ngăn ngừa sự gian lận và hối lộ. Thí dụ như nếu Châu Á cần bầu ra một tổng thống. Châu Á có 4,6 tỉ dân, Trung Quốc có 1,5 tỉ dân và Ấn Độ có 1,4 tỉ dân. Nếu theo thể thức Cử Tri Đoàn thì thắng được Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa đủ điểm để đắc cử. Vì vậy, các ứng cử viên phải coi trọng và quan tâm đến các nước khác. Nếu theo thể thức bầu phiếu phổ thông, thì các ứng cử viên chỉ cần tập trung vận động để dân Trung Quốc và Ấn Độ bầu cho mình vì hai nước này hợp lại đã có 3 tỉ dân. Trung Quốc và Ấn Độ có thể liên minh mua chuộc một ứng cử viên nào đó và vị ứng cử viên đó chỉ cần đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ sau khi đắc cử. Vì phiếu bầu của Việt, Miên, Lào không quan trọng và không cần thiết nên quyền lợi của các nước này cũng sẽ không được đảm bảo. Như vậy, Trung Quốc và Ấn Độ có thể thao túng toàn bộ Châu Á. Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng sông Mekong và sông Hồng theo ý của mình. Họ có thể đào kênh thuỷ lợi dẫn hết nước vào ruộng của họ, tuỳ tiện xây đập thuỷ điện và kết quả là gây hại cho các nước thấp cổ, bé miệng ở hạ nguồn như Việt, Miên, Lào. Đây chính là hệ thống dân chủ dựa trên nguyên tắc đa số thắng thiểu số, lấy thịt đè người, bang lớn chèn ép bang nhỏ mà các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn ngăn ngừa bằng mọi giá.

Cử Tri Đoàn còn có rất nhiều cái lợi khác, một trong số đó là đếm phiếu. Theo thể thức bầu phiếu phổ thông, nếu hai ứng cử viên có số phiếu xấp xỉ bằng nhau thì việc đếm lại phiếu bằng tay (recount) trên phạm vi toàn quốc sẽ được dùng để quyết định người thắng cuộc vì computer có thể bị trục trặc. Việc đếm phiếu bằng tay trên phạm vị toàn quốc sẽ gây tốn kém rất nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc. Đó là chưa kể đến việc sau khi đếm phiếu mà vẫn xấp xỉ thì lại phải đếm lại. Thể thức Cử Tri Đoàn sẽ giải quyết vấn đề này nhanh gọn và đỡ tốn kém hơn nhiều. Tôi xin được lấy tiểu bang Minnesota làm ví dụ. Minnesota được 10 Electoral Votes (gọi là 10 phiếu đại cử tri). Ai thắng được số phiếu phổ thông tại Minnesota thì sẽ được cộng 10 phiếu đại cử tri vào tổng số phiếu đại cử tri của mình. Nếu như số phiếu phổ thông của hai cử viên tại bang này xấp xỉ bằng nhau thì chỉ cần đếm lại phiếu tại Minnesota để quyết định thắng thua chứ không cần phải đếm lại phiếu trên toàn nước Mỹ. Và đây cũng là một trong những lý do mà các chuyên gia thời nay gọi các nhà lập quốc là “thiên tài” khi họ đã sáng lập ra Cử Tri Đoàn.

THỂ THỨC CỦA CỬ TRI ĐOÀN

Quốc hội Hoa Kỳ được chia làm hai viện: thượng viện (Senate) gồm có 100 Thượng Nghị Sĩ (TNS) và Hạ Viện (House of Representatives) gồm có 435 Hạ Nghị Sĩ (HNS). Lúc đầu, Hạ Viện chỉ có 59 ghế. Số ghế này được tăng theo sự phát triển dân số. Đến khi số ghế lên đến 435 thì Hạ Viện quyết định không tăng nữa. Mỗi tiểu bang có 2 TNS và con số này không đổi. Số HNS của mỗi bang được phân bố dựa trên dân số. Tiểu bang California có 53 ghế HNS vì dân số đông, trong khi bang Alaska chỉ có 1 ghế HNS vì dân số ít. 435 ghế trong Hạ viện được chia cho các bang theo chỉ số ưu tiên dựa trên một công thức toán học thuần tuý chứ không dựa trên một ưu tiên chính trị nào cả.

Đầu tiên, tất cả 50 tiểu bang đều được phân bố một ghế. 435 - 50 = 385. Chiếc ghế số 51 sẽ trở thành chiếc ghế thứ hai cho California vì lúc này chỉ số ưu tiên của bang này cao nhất nhờ vào số dân đông nhất. Sau đó, chỉ số ưu tiên của bang này được giảm xuống theo công thức toán học vừa nêu ở trên. Nếu chỉ số ưu tiên vẫn còn cao nhất thì chiếc ghế thứ 52 sẽ trở thành chiếc ghế thứ ba cho California. Cứ như vậy cho đến khi chỉ số ưu tiên của California thấp hơn Texas (Texas có số dân cao thứ nhì) thì Texas sẽ nhận được chiếc thứ hai của mình. Tiếp tục như vậy cho đến khi không còn ghế nào để phân bố.

Dân số của các tiểu bang được thống kê 10 năm một lần. Vì số ghế giới hạn ở mức tối đa là 435, nên bang nào giảm dân số thì phải mất ghế và bang nào tăng dân số sẽ được tăng ghế.

Mỗi tiểu bang sẽ nhận được số phiếu đại cử tri bằng với tổng số ghế của mình trong cả hai viện. Ví dụ: California có 53 ghế trong Hạ Viện cộng với 2 ghế trong Thượng Viện nên sẽ có 55 phiếu đại cử tri.

Cộng số ghế trong Thượng Viện (100) và Hạ Viện (435) thì sẽ được 535 ghế. Do đó, 50 tiểu bang sẽ có tổng cộng 535 phiếu đại cử tri. Trường hợp cá biệt duy nhất là Washington D.C. Vì không phải là một tiểu bang của Hoa Kỳ nên Washington D.C. không có TNS và HNS mà chỉ có một đại diện trong quốc hội. Tuy vậy, địa hạt này vẫn được phân bố 3 phiếu đại cử tri.

Như vậy, toàn nước Mỹ hiện nay có 538 phiếu đại cử tri (100 + 435 + 3 = 538). Một cử tri nếu muốn đắc cử Tổng Thống phải đạt được tối thiểu là 270 phiếu đại cử tri. Trong trường hợp không ai đạt được số 270 phiếu, hoặc các ứng cử viên có số phiếu bằng nhau thì Hạ Viện sẽ bầu Tổng Thống và Thượng Viện sẽ bầu Phó Tổng Thống.

VAI TRÒ CỦA ĐẠI CỬ TRI

Bầu cử Tổng Thống Mỹ được tiến hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được tiến hành theo thể thức phổ thông bầu phiếu. Giai đoạn hai được bầu bởi các Đại Cử Tri. Lấy Minnesota làm ví dụ. Minnesota có 10 phiếu đại cử tri. Cử tri của đảng nào thắng ở Minnesota bằng phiếu phổ thông thì đảng đó sẽ cử 10 đại diện của đảng mình vào đoàn Đại Cử Tri. Đoàn này, trước khi đến Washington D.C. để bầu Tổng Thống, sẽ phải hứa là sẽ trung thành với cử tri của đảng mình.

Điều đặc biệt là họ không bắt buộc phải làm theo những gì đã hứa. Luật pháp cũng không bắt buộc họ phải trung thành. Họ chỉ phản bội lời hứa khi có lý do chính đáng. Thường thì họ phản bội lời hứa vì lương tâm của họ cho rằng ứng cử viên của đảng mình không xứng đáng làm Tổng Thống. Lý do thứ hai, vì họ là người sinh hoạt trong đảng nên họ có thể nhìn thấy những sai trái trong nội bộ mà những người đi bầu bình thường không thấy được. Trong trường hợp này, họ có thể bầu cho bất kỳ ai mà họ muốn hoặc bỏ phiếu trắng. Những người này được gọi là Faithless Electors (Đại Cử Tri Vô Tín).

Trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ, những người Vô Tín này không nhiều và sự vô tín của họ chưa bao giờ làm đảo ngược kết quả bầu cử. Trong các cuộc bầu cử năm 1948, 1956, 1960, 1968, 1972, 1976, và 1988 mỗi cuộc đều chỉ có một người Vô Tín. Năm 2000, có một người bỏ phiếu trắng. Nhưng cuộc bầu cử mới nhất vào năm 2016 có đến 5 người phản Hillary Clinton và 2 người phản Donald Trump. Như vậy, Hillary Clinton là người đang giữ kỷ lục bị phản nhiều nhất trong một cuộc bầu cử.

HIỆU QUẢ CỦA CỬ TRI ĐOÀN

Mục đích chính của thể thức Cử Tri Đoàn là để ngăn chặn sự nguy hiểm của sự thống trị của số đông, lấy thịt đè người, lấy mạnh hiếp yếu. Kể từ khi được chính thức đưa vào sử dụng trong các cuộc bầu cử vào năm 1788, thể thức Cử Tri Đoàn với cách phân bố số phiếu đại cử tri bằng với số đại diện trong Quốc Hội đã luôn chứng tỏ sự hữu hiệu của nó trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các tiểu bang.

Một ví dụ điển hình là việc tranh chấp quyền lợi nguồn nước từ sông Colorado giữa California và sáu tiểu bang khác (Wyoming, New Mexico, Colorado, Utah, Nevada, Arizona). Miền Nam California vốn dĩ rất khô hạn vì thiếu nước trầm trọng và hầu như không bao giờ có mưa. Từ xưa đến nay, nguồn nước chính của Nam California là từ sông Colorado. Để bảo đảm lượng nước đủ dùng từ sông này, California đã nhiều lần sử dụng lợi thế 53 ghế tại Hạ Viện so với 28 ghế của sáu bang kia để đưa ra những dự luật có lợi cho mình qua việc hạn chế việc sử dụng nước của các bang ở thượng nguồn. Tuy 53 ghế là lợi thế rất lớn, nhưng nó cũng chỉ chiếm 12% của các ghế tại Hạ Viện. Các bang không liên quan sẽ không muốn đứng về phía ai mà chỉ bầu cho những gì họ cho là hợp lý và có lợi cho nước Mỹ. Kết quả là hầu hết các dự luật đó đều thất bại. Nếu có dự luật nào được thông qua tại Hạ Viện thì khi đưa lên Thượng Viện cũng sẽ không được thông qua. Ở Thượng Viện mỗi bang chỉ có hai ghế đại diện nên sáu bang kia (12 đại diện) sẽ lật ngược thế cờ. Đến năm 1950s, California mới bắt đầu dẫn nước từ miền Bắc xuống miền Nam, nhưng để phát triển kinh tế, nông nghiệp, và để đáp ứng cho sự tăng dân số tại miền Nam, California không thể chỉ dựa vào nguồn nước SWP từ phía Bắc mà cần luôn cả nguồn nước từ sông Colorado. Biết không thể đảm bảo nguồn nước bằng việc lấy thịt đè người, California phải xuống nước và hứa cho sáu bang kia nhiều ưu đãi về kinh tế như bán cam rẻ hơn, bán các sản phẩm nông nghiệp khác với giá rẻ hơn. Như vậy, tuy có mâu thuẫn quyền lợi, nhưng các bang có liên quan vẫn phải đối xử ôn hoà và tôn trọng lẫn nhau.

Kể từ năm 1788, có 5 ứng cử viên thắng cuộc bầu phiếu phổ thông nhưng lại không thắng được chức Tổng Thống mà 4 người trong số đó là của đảng Dân Chủ. Mỗi lần thất bại, đảng Dân Chủ đều đổ thừa cho thể thức Cử Tri Đoàn và bảo rằng “Electoral doesn’t work” vì nó không phản ánh ý kiến của số đông. Họ còn cho rằng Electoral College được lập ra để làm lợi cho đảng Cộng Hoà. Thật ra, họ đã sai khi nói như vậy.

Cử Tri Đoàn được đưa vào sử dụng (năm 1788) trước khi có đảng Dân Chủ (năm 1828) và đảng Cộng Hoà (năm 1854), cho nên không thể nói là nó được lập ra để thiên vị và bênh vực bất kỳ đảng nào. Cử Tri Đoàn được lập ra để phá vỡ sự độc quyền thống trị lâu dài của số đông, cho số ít có khả năng cạnh tranh và cơ hội để thắng số đông và nó đã làm được những gì mà các nhà lập quốc muốn nó làm. Phiếu phổ thông đại diện cho sức mạnh của số đông và năm lần thất bại của số đông đã chứng minh điều đó. Như nhiều chuyên gia chính trị đã nói: “Electoral College works perfectly. It works as designed. That’s how it’s supposed to work.”

Để thấy thêm hiệu quả tuyệt vời của thể thức Cử Tri Đoàn trong việc phá vỡ sự độc quyền thống trị của số đông hay của một đảng nào đó, chúng ta không cần phải nhìn đâu xa mà hãy nhìn lại những cuộc bầu cử gần đây nhất. Năm 2000, Al Gore của đảng Dân Chủ thắng phiếu phổ thông nhưng Goerge Bush lại làm tổng thống vì thắng phiếu đại cử tri. Năm 2016, Hillary Clinton của đảng Dân Chủ cũng thắng phiếu phổ thông nhưng Donald Trump lại làm tổng thống vì thắng phiếu đại cử tri. Nếu không có thể thức Cử Tri Đoàn thì Al Gore và Hillary Clinton của đảng Dân Chủ đã làm tổng thống. Như vậy có nghĩa là suốt 28 năm (từ 1993 đến 2021), nước Mỹ liên tục bị độc quyền thống trị bởi 5 Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ. Với sự độc quyền cai trị trong suốt 28 năm đó, đảng Dân Chủ hoàn toàn có đủ sức và đủ thời gian để đưa nước Mỹ theo bất kỳ mô hình xã hội nào họ muốn. Thể thức Cư Tri Đoàn đã phá vỡ sự độc quyền thống trị dài hạn và nguy hiểm này. Ngược lại, 28 năm của 5 đời Tổng Thống Cộng Hoà cũng không phải là một điều tốt cho đảng Dân Chủ. Như vậy ai có thể nói Electoral College doesn’t work?

Ngoài ra, thể thức Cử Tri Đoàn còn làm cho các cuộc bầu cử trở nên vô cùng khó đoán. Trong khi thể thức phổ thông bầu phiếu là một lá bài chỉ có hai mặt sấp ngửa dễ đoán thì thể thức Cử Tri Đoàn như một bộ bài có 50 lá mà lá nào cũng có hai mặt, lá nào cũng quan trọng như nhau và không ai dám chắc lá nào sẽ thuộc về ai. Tính khó đoán này giúp ngăn ngừa âm mưu thao túng cuộc bầu cử, tạo ra rất nhiều tình huống bất ngờ, làm tăng thêm sự náo nức, háo hức, và hồi hộp chờ đợi. Nó biến ngày bầu cử thành ngày hội thật sự của nước Mỹ./.

Xin bổ sung thêm bài này của anh Tim Pham.

link: https://www.facebook.com/photo?fbid=1776903925819010&set=a.198624020313683

share từ FB cô Theresa Karma