Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015


Blog BS Hồ Hải




MỞ ĐẦU

Hôm 19/9/2015, Quốc hội Nhật Bản đã thông quan dự luật an ninh mới, theo đó, luật này cho phép quân đội Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài sau 70 năm chỉ lo an ninh quốc nội. Đây là sự kiện cực kỳ quan trọng ở vành đai Thái Bình Dương kể từ sau chiến tranh thế giới II. Quyết định này sẽ làm thay đổi toàn cục khu vực cho chiến lược các quốc gia lớn nhỏ không chỉ trong khu vực mà cho cả toàn cầu.

LƯỚT QUA

Lịch sử Trung Hoa chưa bao giờ chiến thắng Nhật trong chiến tranh, và chỉ có Nhật xâm lược Trung Hoa, mặc dù, theo dòng lịch sử, những người làm nên Nhật Bản là cựu quan triều đình Trung Hoa bỏ nước ra đi tìm vùng đất mới. Một vùng đất nằm trên vành đai động đất triền miên, khô cằn, nhưng họ đã làm nên một nước Nhật hùng cường nhờ vào văn hóa Hiệp Sĩ Đạo.

Cũng lịch sử chiến tranh, Hoa Kỳ chưa bao giờ thắng Trung Hoa với chiến thuật lấy thịt đè người. Hai lần thất bại ở chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953; và chiến tranh Việt Nam 1963 - 1975, người Mỹ đã thua Trung Hoa, chứ không phải Bắc Hàn thắng Nam Hàn, hay Việt Nam Cộng Hòa thua Việt Nam Cộng Sản.

Sau chiến tranh thế giới II, người Mỹ đã phải phân thân ra 3 khu vực:

1. Vành đai Thái Bình Dương với những đồng minh mới: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Phillipines, Việt Nam Cộng Hòa, nhằm chống lại làn sóng cộng sản lan rộng trên toàn châu Á.

2. Khối NATO để chống lại Liên Xô cũ để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan rộng khắp châu Âu.

3. Trung Đông và Bắc Phi cũng không ngoài mục đích sự lan rộng sức mạnh của Liên Xô và nắm yết hầu năng lượng của thế giới.

Một mình cáng đáng cả thế giới, mà phải đối đầu 2 cường quốc cộng sản: Liên Xô và Trung Hoa, buộc lòng người Mỹ phải bắt tay với Trung Hoa năm 1972 qua Thông Cáo Thượng Hải để dồn sức hạ gục Liên Xô, khi mà hữu hảo giữa Liên Xô và Trung Hoa đi đến hồi căng thẳng ở biên giới của 2 nước. Và sau 17 năm, Liên Xô đã thực sự đuối sức với tuyên bố, tùy nghi di tản đối với đàn em cộng sản tại Hội nghị quốc tế cộng sản cuối cùng tại Berlin, Đông Đức vào mùa đông 1989 của ông Gorbachev. Ngày nay, nước Nga - thay thế Liên Xô cũ - đã là một quốc gia có hình thái chính trị đa nguyên, và trở thành con rùa lật ngữa, khi mà ông Putin điều hành nước Nga vẫn đi theo lối mòn cũ - phụ thuộc vào bán tài nguyên để kiếm sống, chứ không phải dựa vào sự sáng tạo của dân.

Đến hôm nay, NATO đang tạm ổn, các quốc gia châu Âu thuộc đồng minh Hoa Kỳ đã đủ lực để đương đầu với Nga. Độc lập năng lượng đã giúp Hoa Kỳ ít bận tâm hơn ở Trung Đông và Bắc Phi. Hoa Kỳ chuyển trục sang Thái Bình Dương sau 40 năm bỏ rơi nó.

Sau 43 năm được nuôi dưỡng, Trung Hoa từ một cường quốc quân sự đã trở thành một cường quốc kinh tế cũng với chiến lược lấy thịt đè người. Mối hiểm họa ấy không chỉ là của nước Mỹ, mà còn là của vành đai Thái Bình Dương và của toàn cầu.

Gọi là hiểm họa Trung Hoa vì với hình thái chính trị đơn nguyên tập quyền phong kiến kiểu mới của Trung Hoa sẽ kéo cả nền văn minh nhân loại trở về thời kỳ man rợ nhất của loài người. Tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều hiểu rõ điều này, khi mà Trung Hoa gần đây đã xâm lược ở biển Nhật Bản và Biển Đông, vì đại dương là mặt tiền của các quốc gia.

CÁC BÊN MUỐN GÌ?

Với Trung Hoa, họ muốn cai quản Thái Bình Dương mà lâu nay Hoa Kỳ là thống soái các đại dương. Đặc biệt, 3 quốc gia mà Trung Hoa muốn làm chư hầu cho mình là: Bắc Hàn, Việt Nam và Nhật Bản, kể cả Phillipines và khối Asean. Đối với Đài Loan, về lâu dài, nếu không có gì thay đổi thì Đài Loan đương nhiên trở thành như Hong Kong sau 1997.

Việt Nam và Bắc Hàn thì đã là sân sau và vùng đệm để Trung Hoa xuất khẩu chiến tranh trong thời chiến, và xuất khẩu lạm phát, rác thải trong thời bình - nhưng với chính sách bế quan tòa cảng, cai trị như thời quân chủ chuyên chế, Bắc Hàn thoát được Trung Hoa xuất khẩu rác và lạm phát, mà còn ăn bám Trung Hoa từ 1953 đến nay. Còn Việt Nam, nhờ vào chính sách cởi trói, đã tạm thời thoát nghèo, nhưng chưa thoát nợ và chưa thoát lạc hậu, vẫn còn lệ thuộc Trung Hoa cả kinh tế lẫn chính trị.

Với Nhật Bản, sau những quấy phá của Trung Hoa ở các hòn đảo có chủ quyền Nhật bản và trên biển Nhật Bản trong vòng 5 năm qua, nó đã là giọt nước tràn ly, mặc dù theo Japan Times thì, Hoa Kỳ không muốn Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài, nhằm kiểm soát tình hình ở vành đai Thái Bình Dương.

Nhưng, như lịch sử, Nhật Bản không thể là cái bung sung của Trung Hoa và của cả Hoa Kỳ. Họ đã từng là một đế chế lừng lẫy từ Âu sang Á. Họ đủ khả năng tự lực, tự cường trước Trung Hoa và trước Hoa Kỳ để có thể giành lại thị trường và đồng minh của họ ở bất cứ nơi đâu họ muốn, mặc dù, sau 1990, kinh tế Nhật Bản suy trầm do bão hòa về GDP và dân số lão hóa, chứ không phải họ kém cõi về điều hành đất nước và sáng tạo.

Với Hàn Quốc, sau khi đổi hiến Pháp năm 1987, họ đã chuyển một hình thái chính trị đa nguyên tập quyền quân đội thành đa nguyên tản quyền dân sự. Hàn Quốc đã ghi tên vào 20 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới chỉ sau 2 thập niên, mặc dù, tài nguyên không có gì, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, dân số và diện tích chỉ bằng một nửa của Việt Nam, và phải chống chọi với người anh em phản trắc Bắc Hàn đang chịu làm chư hầu cho Trung Hoa.

Hàn Quốc không mong muốn gì hơn là thống nhất đất nước để một nửa núm ruột của mình cùng chung sống hòa bình, hùng mạnh độc lập, tự chủ với Trung Hoa, và vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới như Nhật Bản xưa nay.

Với Phillipines, một quần đảo nằm tách ra khỏi châu Á lục địa là địa chính trị thuận lợi, song sự yếu kém trong điều hành quốc gia, và thiên tai hằng năm đã làm họ trở nên yếu kém với Trung Hoa. Mấy năm nay, việc Trung Hoa chiếm bãi cạn Scarborough trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Phillipines là điều dễ hiểu, sau khi bà cựu tổng thống Gloria Macapagal Arroyo đã ký sắc lệnh không cho phép Hoa Kỳ thuê căn cứ quân sự Subic, biến nó thành đặc khu kinh tế do Trung Hoa đầu tư, để hôm nay buộc phải mở cửa lại nhằm bảo vệ an ninh quốc gia dưới sự xâm lược của Trung Hoa.

Phillipines muốn tự lực tự cường với sự xâm lăng của Trung Hoa e rằng rất khó, nếu Hoa Kỳ không can dự vào Biển Đông, và giúp đỡ họ.

Với Miến Điện, đây là khúc gân gà thực sự khó nhai đối với Trung Hoa, nhờ vào chiến lược biết nép mình chờ thời cơ, để chuyển đổi nền chính trị quốc gia từ đa nguyên tập quyền quân đội sang đa nguyên tản quyền dân sự như Hàn Quốc đã làm từ 1987. Và từ năm 2011 đến nay Miến Điện đang đi từng bước vững chắc trong đường lối của mình nhờ vào những nhà trí thức cả trong quân đội, và ngoài dân sự - đại diện là tổng thống Thein Sein và Khôi nguyên Nobel Hòa Bình Aung Kyi.

Miến Điện sẽ tự lực tự cường với Trung Hoa chỉ trong vòng 2 thập niên tới là điều chắc chắn, vì họ còn giữ được văn hóa và quốc đạo trong dân chúng, nhưng cũng giống các quốc gia khác có cùng biên giới với Trung Hoa, Miến Điện phải lo sự xung đột sắc tộc do Trung Hoa giật dây ở biên giới phía Bắc với Vân Nam của Trung Hoa.

Với Asean, bằng vào chính sách hối lộ và giá rẻ cạnh tranh trong kinh doanh, các quốc gia trong khối Asean sẽ không dễ cưỡng lại ham muốn của giai cấp cầm quyền khi Trung Hoa dùng tiền để lấy được các hợp đồng đầu tư béo bở, như họ đã từng dùng nó để thắng ởchâu Phi và Nam Mỹ. Ngoài ra, các quốc gia trong khối Asean sẽ khó lòng nhiệt tình can dự và sự xâm lược trên biển Đông của Trung Hoa, nếu họ không có đường biên giới với Trung Hoa và biển Đông.

Với Việt Nam và Đông Dương, Lào luôn hiền hòa như lâu nay, họ sẽ lợi dụng sự xâm lược của Trung Hoa và sự níu kéo của Việt Nam để làm lợi cho quốc gia mình. Nhưng Lào không thể thoát được cảnh đất nước sẽ bị tàn phá tài nguyên thiên nhiên. 

Với Cambodia cũng không thoát khỏi chiến lược như Lào, nhưng Cambodia có một lợi thế địa chính trị hơn Lào và Việt Nam là, không có đường biên giới với Trung Hoa, đây sẽ là việc Cambodia dễ dàng vượt qua Việt Nam và Lào về tự lực tự cường như Thái Lan cùng hình thái chính trị Quân chủ lập hiến hiện nay.

Riêng Việt Nam, với chiều dài lịch sử và quan hệ 2 quốc gia Việt Trung, với địa chính trị vô cùng quan trọng của châu Á, Trung Hoa không bao giờ muốn Việt Nam thoát khỏi sân sau của mình.

Nhưng sau khi 25 năm - 1950 đến 1975 - nhờ sự viện trợ của Trung Hoa trong chiến tranh Việt Nam, rồi bây giờ là 25 năm năm - 1990 đến 2015 - chính quyền hiện nay đã thấy được dã tâm của Trung Hoa. Nhà cầm quyền ở Việt Nam thực sự đã muốn thoát khỏi làm sân sau của Trung Hoa, song vẫn chưa muốn mất đi quyền lợi của mình là được độc quyền tham nhũng, ăn chia, vì cần làm "vừa lòng" Trung Hoa, vừa chống chọi với Trung Hoa.

Cuối cùng là Hoa Kỳ, sau 43 năm nuôi Trung Hoa lớn mạnh, Hoa Kỳ vừa lo xong việc độ lập năng lượng, họ bắt buộc phải làm cho Trung Hoa yếu đi - chứ hô không muốn Trung Hoa sụp đổ. Vì họ có một phần lệ thuộc vào sức mạnh lấy thịt đè người của Trung Hoa - đông dân và thị trường to lớn, giá còn rẻ.

Hoa Kỳ chỉ muốn Trung Hoa yếu đi. Hoa Kỳ chỉ muốn Nhật Bản và Nam Hàn còn lệ thuộc về quốc phòng và quân sự với mình. Hoa Kỳ chỉ muốn Đài Loan là nơi họ còn đe dọa Trung Hoa. Và Hoa Kỳ chỉ muốn Asean nói chung và Việt Nam nói riêng là tiền đồn chống lại Trung Hoa dưới sự giúp đở của Hoa Kỳ, nhằm cai quản Thái Bình Dương đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ.

KẾT

Vậy thì, mô hình nào cho nền kinh tế chính trị cho Việt Nam trong 10 năm tới trong bối cảnh của vành đai Thái Bình Dương đang nóng bỏng như hiện nay. Xin hẹn lại bài tiếp theo: Mô hình nào cho tương lai của Việt Nam.

Blog BS Hồ Hải

Thein Sein và Aung Kyi: Đối lập, nhưng không đối kháng.


MỞ ĐẦU

Thoạt nhìn về mặt hiện tượng, người ta thấy Trung Hoa và Hoa Kỳ là 2 quốc gia thù địch, không đội chung trời, nhưng nhìn sâu vào bản chất của vấn đề mới thấy rằng, Hoa Kỳ và Trung Hoa như một cặp vợ chồng đồng sàng dị mộng. Họ đồng sàng vì họ phải sống lệ thuộc vào nhau, khi Hoa Kỳ cần một thị trường rộng lớn chiếm 1/5 dân số toàn cầu, và Trung Hoa cần Hoa Kỳ để xuất khẩu hàng hóa, và ăn cắp tài nguyên trí tuệ loài người phục vụ cho sự phát triển quốc gia. Lịch sử cho thấy, Hoa Kỳ chỉ có thể làm yếu Trung Hoa qua con đường kinh tế chứ không muốn làm Trung Hoa sụp đổ hay gây chiến với Trung Hoa qua 2 lần thất trận. Trung Hoa sẽ yếu là chắc chắn, và đó là cơ hội để Việt Nam hơn là thảm họa.

Cũng thoạt nhìn, người ta thấy Việt Nam đang mắc kẹt giữa 2 cường quốc Hoa Kỳ và Trung Hoa trong chiến lược tranh bá toàn cầu. Nhưng khi nhìn đúng bản chất của Việt Nam hiện nay thì nhà cầm quyền Việt Nam tự lập ra cái bẫy để mình bị mắc kẹt vào đó. Bắt đầu sự mắc kẹt là sự hiển nhiên của lịch sử phải chọn Hồ Chí Minh và con đường của ông, nhưng sau đó, thế hệ sau ông chưa thoát được cái bóng của ông và những món nợ về kinh tế, địa chính trị, tư tưởng, v.v... để đi tìm một con đường mới cho tổ quốc và dân tộc. 

LƯỚT QUA SAI LẦM

Qua trao đổi với các thành viên trẻ ưu tú loại 1% toàn cầu, hằng năm họ tổ chức Model UN để cải tạo thế giới, tôi và họ cùng thống nhất một quan điểm rất đúng về mặt bản chất của vấn đề Việt Nam rằng, Việt Nam đang sai lầm ở kiến trúc thượng tầng. Nó cũng giống như Hoa Kỳ, từ trước khi có bộ giáo dục ra đời năm 1979, thì từ năm 1906 đên 1980, Hoa Kỳ có tới 316 giải Nobel, trung bình mỗi năm có 4 giải. Từ năm 1980 tới nay, chỉ vỏn vẹn 40 giải, mỗi năm một giải, mặc dù Hoa Kỳ vẫn là nước có nhiều giải Nobel nhất thế giới với 356. Có nghĩa là, khi chính trị xen bàn tay lông lá quá sâu và xã hội thì khả năng của con người giảm dần theo phép toán tỷ lệ nghịch.

Cho nên, về chính trị, với mô hình đơn nguyên tập quyền sao y Liên Xô trước 1990, và của Trung Hoa từ sau 1990, Việt Nam đang rơi vào 2 tình thế nan giải của quốc nạn tham nhũng và thiếu hiền tài để xây dựng quốc gia. Trong mô hình này có 2 vấn đề lớn mà nhà cầm quyền Việt Nam cần phải thay đổi:

Một là, kiến trúc thượng tầng phải phá bỏ sự tập quyền độc tài của nhà cầm quyền về mặt chính trị, để có sự kiểm soát quyền lực, nhằm giảm thiểu quốc nạn tham nhũng. Đây mới đúng là duy vật luận đúng nghĩa của quy luật mâu thuẫn và thống nhất các mặt đối lập. Không còn cách nào khác hơn là phải đa nguyên chính trị.

Hai là, mô hình sở hữu công về kinh tế đã giết chết sức dân. Nó làm cho nền kinh tế nước Việt kiệt quệ sau khi đổi hết tài nguyên để làm cơ sở hạ tầng, tương lai sẽ là đi vay, và vay đến khi vỡ nợ thì chính quyền sẽ tự sụp đổ, hoặc tự làm chư hầu của Trung Hoa mà không cần bất cứ một thế lực thù địch nào nhúng tay vào. Hay nói cách khác, về mặt bản chất, thế lực thù địch của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay chính là nhà cầm quyền chứ không ai khác.

HẬU QUẢ

Gần đây, tứ trụ triều đình của nhà cầm quyền Việt Nam đã có những chuyến ngoại giao con thoi cả 2 phía Trung Hoa và Hoa Kỳ cùng đồng minh Hoa Kỳ để cứu một nền kinh tế.

Ban giao hòa hiếu với Trung Hoa là điều phải làm, vì chúng ta không thể di dời địa lý nước ta ra khỏi biên giới Trung Hoa; Nhưng không vì thế mà chúng ta phải nhân nhượng và lép vế.

Ban giao với Hoa Kỳ chủ yếu là để vào TPP. Nhưng, theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành thì nền kinh tế Việt Nam không có gì ngoài của các nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và gia công lắp ráp gia công. Việt Nam muốn xuất khẩu thì Việt Nam phải có hàng để xuất khẩu, Việt Nam không có sản xuất ra được hàng để xuất khẩu. Trong năm 2014, thì các doanh nghiệp FDI chiếm 70% thị phần xuất khẩu. Thế tại sao 200-300 nghìn doanh nghiệp Việt Nam mà chỉ chiếm chưa đầy 30%, trong 30% đó, thì phần lớn là những nguyên liệu tạm nhập tái xuất? Chúng ta thấy rõ ràng cái vấn đề là, phải xây dựng nội lực Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ cao, có ban điều hành tốt, có phương tiện tài chánh, đầu tư, tiếp cận nguồn vốn có lãi suất hợp lý, v.v... Hiện nay dù ta có phá giá đồng tiền cách mấy đi nữa, dù có mở thị trường TPP, dù có FTA, v.v... thì cuối cùng người ta có mở cửa thì chúng ta cũng không vào được, vì chúng ta có hàng đâu mà vào, để bán cho người ta?

Phát biểu của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành được trích dẫn ở trên từ phút thứ 34 trong clip này.

Cái đáng sợ nhất của 2 sai lầm lớn ở trên chính là rường cột văn hóa con người Việt đã bị phá vỡ. Đây là một vòng xoắn bệnh lý của kinh tế chính trị Việt Nam khi nào còn mô hình kiến trúc thượng tầng với 2 sai lầm trên. Một quốc gia mà văn hóa đạo đức bị phá vỡ thì quốc gia ấy không thể ngóc đầu được, thậm chí dân tộc bị đồng hóa và lưu vong trên chính tổ quốc mình.

Khi kinh tế kiệt quệ, ắt chính trị phải đổi. Thế thì đổi chính trị để giải phóng sức dân thì kinh tế cất cánh như Hàn Quốc, hay là sẽ chờ sự sụp đổ của Trung Hoa như Liên Xô năm 1989 để mới thay đổi như các quốc gia Đông Âu? Điều này hầu như rất khó xảy ra, ngoại trừ có chiến tranh khu vực giữa Trung Hoa và các quốc gia.

MÔ HÌNH

Tất cả các con đường điều đến La Mã. Tư tưởng do dân, vì dân và của dân là nòng cốt cho mọi tư tưởng dù đi theo thể chế nào, để nhằm giải phóng sức dân, nhằm tự lực tự cường, và hạn chế tha hóa do độc tài của chính quyền gây ra. Lâu nay, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn nói là chính quyền hiện nay là của dân, do dân và vì dân, nhưng dân không được quyền sở hữu bất kỳ điều gì, ngay cả suy nghĩ của mình.

Việt Nam trong tương lai phải có một nhà nước thực sự được dân yêu, dân nuôi, chứ không phải một nhà cầm quyền chỉ biết ban bố công ơn đến dân, và bắt dân phải gồng mình nuôi nhà cầm quyền như 40 năm qua.

Hoa Kỳ trở thành cường quốc số 1 toàn cầu, hay Nhật Bản, Hàn Quốc tuy diện tích nhỏ, thiếu tài nguyên, đầy hiểm họa thiên nhiên, sống bên bờ biển với Trung Hoa, vẫn cứ hùng cường, mà ngay cả Hoa Kỳ vẫn phải muốn kiềm chế họ quá hùng mạnh, cũng là nhờ vào có một nhà nước sống nhờ dân, một nhà nước đi theo con đường dân giàu nước mạnh. Khi Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế năm 1997, dân Hàn Quốc không bỏ đất nước ra đi như Trung Hoa vài năm nay, mà dân còn tự quyên góp vàng, tiền để cứu lấy đất nước là cũng từ đây mà ra.

Hãy thử đặt câu hỏi, nếu như nhà nước Trung Hoa và Việt Nam rơi vào tình cảnh như Hàn Quốc năm 1997 thì dân sẽ hành động như thế nào? Khi mà hôm nay Nhân dân Nhật báo Trung Hoa đả kích tỷ phú giàu nhất Trung Hoa là kẻ ăn cháo đá bát, và chỉ trong năm 2011 đã có 18.000 quan tham Trung Hoa ôm 130 tỷ đô la trốn ra nước ngoài. Chưa có thống kê nào ở Việt Nam, là các quan tham và dân đã tuồng đô la ra nước ngoài tìm quê hương mới, nhưng chắc chắn là có, khi mà gần đây trang Chân dung quyền lực đã đưa ra bằng chứng rõ ràng.

Để có mô hình của dân, do dân, và vì dân thì việc đầu tiên phải cần làm sau khi đại hội đảng cầm quyền lần thứ 12 kết thúc là phải sửa ngay hiến pháp 2013 mới sửa đổi chưa ráo mực. Sửa cái gì? Sửa ngay chính 2 sai lầm trên đã chỉ ra. Và một thể chế mới cần phải hình thành để giải phóng sức dân. Thể chế mới này cuối cùng sẽ là đa nguyên tản quyền. Nhưng nó phải qua 2 giai đoạn, với một quy trình thời gian tính bằng vài thập kỷ, vì để thay đổi cả một cộng đồng sai lệch không thể ngày một, ngày hai. Có thể tóm tắt 2 giai đoạn đó như sau:

Giai đoạn 1: Đa nguyên tập quyền chỉ khu trú vào an ninh quốc phòng do đảng cộng sản tiếp tục lãnh đạo, nếu người dân còn tin tưởng, với ứng cử và bầu cử công khai có quốc tế kiểm tra. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm, nhằm để có một bộ luật chỉnh chu cho một thể chế tiếp theo dẫn đến tam quyền phân lập, và để cán bộ và nhân dân tập trở lại lối sống theo hiến pháp và pháp luật mà lâu nay đã bị xé rào. Nhưng trong giai đoạn này quyền lực thứ tư phải được giải phóng và trao cho dân - báo chí truyền thông - nhằm góp phần kiểm soát quyền lực của nhà cầm quyền trong việc tha hóa và tham nhũng.

Giai đoạn 2: Đa nguyên tản quyền với thể chế tam quyền phân lập, và quân đội làm duy chỉ nhiệm vụ bảo vệ quốc gia, cảnh sát chỉ lo nội và ngoại an. Quân đội và cảnh sát chỉ trung thành với dân tộc và tổ quốc, chứ không trung thành với đảng phái hay bất kỳ giai cấp thống trị nào vì mục tiêu chia phần đất nước. Đến giai đoạn này, đòi hỏi hiến pháp và luật pháp cần phải có những tu chính án bổ sung và sửa đổi.

THỰC HIỆN

Khi tôi đọc Dự thảo báo cáo chính trị đại hội đảng 12, thì thấy cái gì đảng cầm quyền ở Việt Nam cũng có nêu ra, cũng muốn nó tốt đẹp, nhưng 2 vấn đề lớn để cho những cái đó thành hiện thực thì hoàn toàn mất dạng.

Công việc thực hiện mô hình để đi đến đích một nước Việt tự lực, tự cường là một quá trình dài nhiều thập kỷ, và rất nhiều việc của nhiều bộ phận cấu thành một chính phủ phải làm, mà 2 bài viết ngắn này chỉ có thể phát thảo khung sườn, nhưng mấu chốt vẫn là một thể chế chính trị huy động lòng dân và sức dân.

Không giải phóng sức dân bằng một nền chính trị đúng quy luật triết học thì chắc chắn nền chính trị Việt Nam hiện nay sẽ hoặc là phải làm chư hầu cho Trung Hoa, hậu quả là dân nghèo, nước yếu; hoặc là nhà cầm quyền tự tay cầm gươm tuẩn tiết là điều không tránh khỏi. 

Để thực hiện tiến trình 2 giai đoạn này nhằm giảm thiểu quốc nạn - ta chính là kẻ thù của ta - và huy động sức dân nhằm đưa đất nước đến chỗ tự lực, tự cường thì, không còn cách nào khác, nhà cầm quyền cần ủng hộ và tạo điều kiện các tổ chức dân sự hoạt động công khai, và thực sự thực hiện nền kinh tế thị trường đúng nghĩa dưới hiến pháp và pháp luật sửa đổi.

Nhà cầm quyền không có gì phải sợ các tổ chức dân sự và giải phóng sức dân khi mà, nhà tù, trường học, bệnh viện, súng đạn và cả nền kinh tế, v.v... đang nằm trong tay của mình. Việc khuyến khích các tổ chức dân sự hình thành và hoạt động công khai, cùng ngồi với nhà cầm quyền để làm việc một cách thực sự cầu thị, không là mối nguy, mà là cơ hội để nhà cầm quyền có được hiền tài thực sự, và huy động sức dân để cứu nền kinh tế, cũng chính là cứu sự sụp đổ của chính nhà cầm quyền tự giết mình, và đưa Việt Nam đến tự lực, tự cường trước hiểm họa Trung Hoa.

Mặc khác, các tổ chức dân sự đã làm việc với Hội đồng An ninh Hoa Kỳ cũng thấy trách nhiệm của mình là, cần đoàn kết, làm ra những dự thảo như một cơ cấu chính phủ, nhằm chuẩn bị cho một Việt Nam hậu cộng sản trong tương lai.

KẾT

Đã đến lúc nhà cầm quyền và người dân - mà đại diện là các tổ chức dân sự - phải dẹp bỏ cái nhìn không thân thiện, mà ngồi lại với nhau xây dựng một Việt Nam tự lực tự cường. Cách đây 5 năm, vào 2010, có lẽ Miến Điện đã từng học hỏi Việt Nam trong cởi trói kinh tế, nhưng hôm nay Việt Nam cần phải học Miến Điện cải cách chính trị để tự tay đảng cầm quyền tháo cái bẫy mà chính mình đã tạo ra.


Ngày xửa ngày xưa, có 3 con lợn. Cả 3 cùng có tham vọng để lại dấu ấn gì đó cho đời.


Con thứ nhất tên Tào Tháo. Xảo quyệt, nham hiểm, nó có thể làm tất cả mọi điều, miễn giành chiến thắng.


Con thứ hai tên Lưu Bị. Lưu Bị thích sử dụng những cảm xúc, hay dùng các từ "chân thành", "tin cậy" để thuyết phục mọi người. Nếu thấy cơ hội được leo cao, thậm chí nó có thể khóc.


Con thứ ba là Tôn Quyền. Nó được thừa kế cả một trại lợn và bắt buộc, đổi mới hay là chết.


Có thể được yêu hay bị ghét, nhưng thành thật mà nói, ba con lợn ấy biết mình là ai và biết phải làm gì cho đời.


Tất cả những con lợn còn lại, biết mỗi ăn tạp.


(Dịch có cải biên từ Joshua Yip)

BÀI CỦA LS ĐINH THẾ HƯNG


Cuối những năm 80 đầu 90 của thế kỷ trước khi Bầu Kiên còn cặm cụi nhặt bạc lẻ, Bầu Đức đang là phó mộc thì Tăng Minh Phụng đã nổi lên là một đại gia. Bởi lẽ Bảy Phụng kinh doanh lĩnh vực dày dép, may mặc và hàng tiêu dùng bằng nhựa. Đánh đúng tâm lý khát hàng tiêu dùng của dân chúng sau thời gian tem phiếu hành hạ và nền kinh tế như con bệnh vừa qua khỏi cơn nguy kịch đang nhúc nhắc ăn giả bữa


Mở rộng quy mô công ty lên tầm Group là tham vọng của ông chủ gốc Tàu. Nhưng cũng giống như bao kẻ làm ăn vấn đề đầu tiên Phụng vấp phải là câu chuyện tiền ở đâu?


Khi cần tiền mần ăn thì ông bạn đầu tiên người ta nghĩa đến là các Bank. Nhưng các Bank hồi đó có thể đếm trên đầu bàn tay. Những ai đến các Bank thủa ấy còn nhớ cảm giác khúm núm như đến cơ quan công quyền chứ không phải doanh nghiệp buôn tiền như bây giờ


Hơn nữa Minh Phụng là doanh nghiệp tư nhân mà tư nhân hồi đó còn đang bị ghẻ lạnh mặc dù Hiến pháp 92 long trọng tuyên bố các thành phần kinh tế bình đẳng. Hơn nữa số tiền Minh Phụng vay quá lớn có thể hơn cả vốn điều lệ của một ngân hàng cỡ 4.000 tỷ đồng. Vay vốn khó như lên giời với quy định không cho váy 10% vốn của tổ chức tín dụng


Bảy Phụng dùng chiêu xé lẻ các khoản vay bằng cách lập nhiều công ty con và thuê người làm giám đốc mục đích chỉ là để ngân hàng cho vay tiền (thế là lừa cmn đảo). Chiêu này sau được` Nguyễn Đức Kiên nâng lên tầm cao mới


Gom cục tiền Bảy Phụng ném tất vào lĩnh vực ở Việt Nam thời đó dân làm ăn nói đến còn run rẩy lưỡi: Bất động sản !


Nhưng bối cảnh lúc đó, luật lá về địa ốc còn hỗn mang như vũ trụ thủa hồng hoang giống như một cái bẫy có thể sập xuống bất cứ lúc nào, khiến Chánh án tối cao lúc ấy phải thốt lên xử kiểu gì cũng được ! Thậm chí chiểu theo luật lúc đó doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là bất hợp pháp


Đúng lúc đó, cơn bão khủng hoảng tài chính quét qua châu Á, đúng lúc đó, thị trương bất động sản dừng lại nghe ngóng chính sách và đóng băng theo chu kỳ


Nợ ngân hàng đến hạn trả trong khi tiền vay ngân hàng đang chết dí ở những đám đất hoang ! Đương nhiên các đồng chí PC 15 vào cuộc theo đúng phận sự vì có dấu hiệu tội phạm!


Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa được thành lập và theo Bộ luật hình sự lúc đó bảy Phụng bị bắn nghìn lần mới đúng.


Tại tòa Bảy Phụng khóc mà rằng: Hãy cho tôi dăm năm nữa khi bất động sản hồi phục tôi sẽ trả đủ gốc và lãi không thiếu một xu.


Quan tòa cười khảy, báo chĩ bĩu môi, bằng hữu ngao ngán: số nợ đó 10 đời nhà mày trả chưa hết . Chết đến nơi còn chém gió


Quan tòa đã làm đúng bởi họ chỉ biết tuân theo pháp luật đúng như biểu tượng nữ thần công lý bịt mặt mang thanh kiếm


Như một sự tiên đoán thời gian sau bất động sản nóng rừng rực. Đất hoang trở thành đất vàng. Nhưng năm 2003 Minh Phụng đã bị hành quyết vài năm sau 500 bác ngồi Ba Đình bấm nút bỏ hình phải tử hình với tội Lừa đảo với lý do hoàn thiện thể chế cho phù hợp với kinh tế thị trường .Lúc đó tăng Minh Phụng đã sang cát


Thể chế là thứ vô hình nhưng nó có thể trói buộc hay kìm hãm xã hội đúng quy luật cơ sở hạ tầng và thượng tầng kiến trúc như bạn Mác quả quyết


Thể chế có thể giết chết người thậm chí giết chết cả tinh hoa nếu nó ì ạch
Vi phạm pháp luật, xử đúng pháp luật, nhưng đó là pháp luật nào?


Vụ Minh Phụng xét dưới góc độ nào đó là cú quẫy đạp tuyệt vọng trong cái thể chế kinh tế quá chật chội, ọp ẹp, lỗi thời và bất an buộc người ta phải thừa nhận và hốt hoảng thay đổi !


Về trình tự, thủ tục làm hợp đồng tặng cho nhà đất:
Điểm a, d khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:
"a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này...
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã".
Như vậy, để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất từ mẹ bạn sang bạn trước hết bạn và mẹ bạn phải đến một tổ chức công chứng tại Hà Nội để lập và công chứng hợp đồng tặng cho tài sản này. Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, bạn đăng ký sang tên bạn tại cơ quan đăng ký đất đai (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện).
Hồ sơ bao gồm:
+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (đã công chứng);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ mang tên mẹ bạn);
+ Giấy tờ nhân thân của bên cho (mẹ bạn) và bên nhận (bạn) như: CMND, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của bạn; CMND sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mẹ bạn;
+ Hồ sơ khai thuế.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 về thu nhập được miễn thuế “4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau”.
Trong trường hợp của bạn việc đăng ký sang tên đối với tài sản trên sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Về việc chứng minh tài sản riêng:
Theo quy định tại Điều 43, Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về tài sản riêng của vợ, chồng và quyền định đoạt đối với tài sản riêng: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng… Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”.
Theo quy định trên, tài sản là căn nhà và quyền sử dụng đất mà bạn được mẹ tặng cho là tài sản riêng của bạn, nếu trong hợp đồng tặng cho ghi rõ là tặng cho riêng bạn - và bạn có toàn quyền quyết định đối với tài sản này mà không phụ thuộc vào chồng bạn, trừ khi bạn mang nhập tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Thạc sĩ, luật sư Phạm Thanh Bìn
h

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Lý Gia Thành cho rằng:

 "Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất; làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành; sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào; bền bỉ là pháp bảo của giàu sang…".


Đã bao giờ bạn ngồi xuống và tự hỏi vì sao những người khác cứ tiếp tục thăng tiến, kiếm được nhiều tiền trong khi bản thân mình thì lại không?

Ảnh: Shutterstock
Biết rằng so sánh bản thân với người khác là điều vô ích. Bàn tay có ngón ngắn, ngón dài và con người cũng vậy, sẽ có những người thành công hơn nhiều người khác.
Tuy nhiên, hãy xem xét năm lý do hàng đầu sau đây, xếp theo thứ tự quan trọng từ thấp đến cao, về việc vì sao một số người lại thành công. Mục đích của việc đọc qua chúng là để học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công mà không làm nhục chí bản thân. Sau đó, là để thực hiện hành động này càng nhiều càng tốt.
5. Người thành công cân nhắc các khoản thu nhập tiềm năng
Bạn kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng việc bạn tiết kiệm được bao nhiêu. Điều đó cho thấy, dòng lưu chuyển tiền tốt sẽ cực kỳ hữu ích vì nó cho phép bạn tiết kiệm tiền và đầu tư các khoản khác. Sẽ rất khó khăn để đầu tư cho tương lai mà không có nguồn thu nhập đầy đủ.
Chìa khóa ở đây là thu nhập tiềm năng. Bạn có thể không có được thu nhập với “con số khủng” nhưng bạn phải hình dung được tương lai ra sao? Nếu tương lai công việc bạn sẽ tươi sáng, nếu đó là công việc ý nghĩa thì bạn nên gắn bó với nó lâu dài ngay cả khi hiện giờ bạn không nhận được quá nhiều tiền.
Công việc đó liệu có nhiều cơ hội tốt đang chờ đợi phía trước và có thực tế không? Mất bao lâu để bạn có được vị trí mong muốn trong ngành nghề này? Đây là vài câu hỏi bạn cần trả lời.
Nếu công việc bạn đang làm khiến bạn “chết dần chết mòn” thì hãy làm mọi thứ để thay đổi. Nếu không thể nhảy sang một công việc khác, hãy tự lập công ty hoặc rủ những người bạn cùng chí hướng làm việc đó. Đừng quá xem trọng kết quả tức thì. Hãy đưa ra quyết định và hành động hôm nay để bạn có được nguồn thu nhập trong tương lai, đầu tư và tính toán các nguồn thu nhập một cách nghiêm túc.
4. Người thành công kiên nhẫn
Vấn đề lớn mà mọi người đang mắc phải, đặc biệt là giới trẻ, là tất cả đều muốn kết quả tức thì. Nếu bạn thiếu kiên nhẫn, mong muốn việc mình làm có kết quả ngay lập tức thì bạn đang đặt ra một tương lai ảm đạm cho chính bản thân mình.
Việc đầu tư, công việc và kinh doanh hứa hẹn ngay lập tức hoặc hoàn vốn nhanh chóng luôn là những thứ viễn vông, tốn kém hoặc dối trá. Càng nhiều, càng nhanh được hoàn vốn thì càng nhiều rủi ro, đó là quy luật tự nhiên.
Người giàu có hiểu rằng sự thành công cần phải có thời gian. Và đây là một mẹo nhỏ cho những người trẻ mới vào đời: Bạn có hàng tấn thời gian nên hãy sử dụng nó thật hiệu quả. Có thể bạn muốn thấy thành quả ngay nhưng điều bạn cần là thành công lâu dài. Bạn hoàn toàn có khả năng xây dựng tương lai an toàn bằng cách bước đi từ tốn.
3. Người thành công hoàn toàn tập trung
Những người lắm tiền nhiều của thường có xu hướng tập trung vào những gì họ giỏi nhất và những gì tạo ra nhiều giá trị nhất. Sau đó, với những công việc khác, họ thuê chuyên gia và tin tưởng giao phó.
Nếu bạn có một công việc hoặc hoạt động kinh doanh đầy tiềm năng, hãy tập trung toàn bộ kỹ năng bạn giỏi và đừng chuyển sang hướng khác. Dĩ nhiên, cân bằng cuộc sống là điều quan trọng, nhưng hãy chú ý đến thời gian và năng lượng, đừng lãng phí những điều đó.
2. Người thành công vượt qua nỗi sợ hãi
Điều này đặc biệt quan trọng khi nói đến việc đầu tư. Theo trang Fox Business, 52% người Mỹ không sở hữu bất kỳ cổ phiếu hay quỹ chứng khoán nào. Trung bình những người có ít hơn 25.000 USD thường tiết kiệm khi về hưu và chỉ có 26% trong số họ sở hữu cổ phiếu ở độ tuổi dưới 30. Dù rằng cổ phiếu không phải là cách duy nhất để trở nên giàu có nhưng đó là một khoản đầu tư dài hạn và nên được xem xét như một phần đầu tư cho tuổi hưu.
Một số người không đầu tư vì họ nghĩ mình không đủ tiền. Trong thực tế, hoàn toàn có thể bắt đầu với chỉ 500 USD. Tiền bạc là chuyện bạn có thể giải quyết. Song khó khăn lớn hơn là sự sợ hãi và ngờ vực.
Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu. Các phương tiện truyền thông liên tục nhắc đến chứng khoán và thị trường liên tục thay đổi. Phần lớn bởi vì phóng viên quan sát thị trường không thực sự hiểu những gì họ viết. Lấy ví dụ năm 1979 và 2008, thị trường cổ phiếu hai năm đó rất hỗn độn và khủng khiếp. Truyền thông liên tục đưa tin. Nhiều phóng viên còn cho rằng thị trường sẽ chết.
Thị trường không phải là thuốc chữa bách bệnh hay là nơi kéo dài mãi những rủi ro. Nó cũng là "cỗ máy” làm ra tiền lâu dài, là cách tốt để tạo ra thu nhập khi bạn về hưu hơn các hình thức khác. Những người giàu có khả năng vượt qua nỗi sợ hãi để nắm bắt những lợi ích tiềm năng dài hạn.
1. Người thành công luôn lên kế hoạch
Khi có một kế hoạch, bạn sẽ chuẩn bị đầy đủ. Người thành công biết điều này. Với một bản kế hoạch, bạn hoạch định sẽ kiếm được bao nhiêu, tiết kiệm được bao nhiêu, bao nhiêu trong đó thì để đầu tư và quan trọng nhất là bạn còn lại bao nhiêu dành cho tuổi hưu?
Lên hoạch sẽ cho bạn thấy những gì quan trọng và những gì ít quan trọng hơn. Việc này cũng giúp bạn có cái nhìn dài hạn, vượt qua nỗi sợ cố hữu.
Bá Tú

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015


Ở nhiều quốc gia, người ta đã từng nhiệt tình, hăng hái xây dựng một xã hội như một "thiên đường nơi trần gian", để rồi sau vài chục năm nhìn lại, thì tất cả đều ngỡ ngàng, khổ đau ê chề vì tất cả đang trên con đường quay trở về "địa ngục nơi hạ giới", trở về chính cái xã hội "Nô lệ" mà mình đã bị cột chặt cả về thể xác lẫn tinh thần - cái xã hội tái xuất này luôn có một phần ở tình trạng đói nghèo, nô dịch về văn hóa, tha hóa hoàn toàn về đạo đức và chúng ta đã từng vượt qua. Như vậy, con người đã quay ngược bánh xe lịch sử, tái trở lại xã hội mà đã từng bị bãi bỏ, bị phủ định nhưng ở một hình thức mới mà đến những người gọi là trí thức ở xã hội đó cũng chỉ "lờ mờ" nhìn ra.
Những chênh lệch quá lớn như vậy, xảy ra qua nhiều năm, các ý tưởng cơ bản, trật tự và thành quả ở mức tổng thể xã hội, mức cục bộ cá nhân không phải bất kỳ ai cũng nhận ra, cũng nghiên cứu rành rẽ và phát biểu đầy đủ. Từ những con người hừng hực hy vọng và tham vọng lớn lao, mỗi con người có thể đang đối mặt với sự khiếp sợ của chế độ chuyên chế, các thế hệ đang sống với tương lai mờ mịt và bế tắc với sự thay đổi. "Đường về Nô lệ" khó có thể đảo ngược được dù cho ban đầu, không ai ở những thế hệ đầu tiên lại có thể cảnh báo, liên kết được giữa lý tưởng tươi sáng với hiện thực đen tối đó. Định mệnh của mỗi chúng ta trong một quốc gia nằm ở chính hoạt động và cơ chế chúng ta theo đuổi từ ngày đầu.
Điều nêu ra ở đây đã được những triết gia cảnh báo cho chúng ta từ hàng chục năm nay. Năm 1944 F. A. Hayek đã xuất bản cuốn sách kinh điển "The Road to Serfdom" , với hai bản dịch tiếng Việt là "Đường về Nô lệ" của dịch giả Phạm Nguyên Trường và "Con đường dẫn tới Chế độ Nông nô" của dịch giả Nguyễn Quang A.
Cuốn sách cảnh tỉnh chúng ta rằng, khi ta bị tước bỏ quyền tự do kinh doanh, chúng ta đã ngày càng bị tước bỏ quyền tự do cá nhân và quyền tự do chính trị từ trước đó. Và cùng với nhiều nhà tư tưởng chính trị từ thế kỷ 19 như De Tocqueville và Lord Acton cảnh báo, nhiều nước vẫn tiến thẳng theo hướng về chế độ "Nô lệ mới" mà quên mất những cảnh báo đầy trí tuệ uyên thâm đó. Hãy xem những tiên đoán của De Tocqueville về “tình trạng nô lệ mới” như sau:
"... sau khi đã tóm lấy mỗi thành viên của cộng đồng dưới quyền lực hùng mạnh của nó, và nhào nặn anh ta một cách tuỳ ý, quyền lực tối cao sau đó dương tay ra tóm toàn bộ cộng đồng. Nó bao phủ bề mặt của xã hội bằng một mạng lưới các qui tắc nhỏ phức tạp, chi li và cùng một kiểu, qua đó những người có trí tuệ độc đáo nhất và có tính cách năng động nhất cũng không thể xuyên qua để vượt lên trên đám đông. Ý chí của con người không bị phá huỷ hoàn toàn, mà được làm mềm đi, được nắn cong và được hướng dẫn; nó hiếm khi buộc những con người hành động, nhưng họ liên tục bị kiềm chế khỏi hành động. Một quyền lực như vậy không phá huỷ, nhưng nó ngăn cản sự tồn tại; nó không cai trị một cách hung tàn, nhưng nó đè nén, làm kiệt sức, làm lu mờ, và làm u mê một dân tộc, cho đến khi mỗi quốc gia bị sa sút thành chẳng gì hơn một bầy động vật công nghiệp nhút nhát, mà chính phủ là người chăn dắt. – Tôi đã luôn luôn nghĩ rằng tình trạng nô lệ loại chính qui, yên lặng, và dịu dàng đó, loại tôi vừa mô tả, có thể được kết hợp dễ dàng hơn so với người ta thường tin với một số dạng bề ngoài nào đó của quyền tự do và rằng nó có thể thậm chí được thiết lập dưới sự giúp đỡ của chủ quyền nhân dân”.
Những điều trên đây dấu hiệu như thế nào, nguyên nhân là vì sao, làm sao thoát khỏi chúng? Qua cuốn sách thú vị "Đường về nô lệ", Hayek làm rõ gần như tất cả, nhất quán với thông điệp: "Bất cứ thể chế nào quốc hữu hóa tư liệu sản xuất của xã hội và kế hoạch hóa tập trung thì sớm muộn cũng dẫn đến sự bất bình đẳng, nghèo khổ hay là Chế độ Nô lệ... và ông phát biểu luôn tuyên ngôn chính trị của trường phái tân tự do, mà ông là chủ soái. Tuyên ngôn làm hồi sinh và phát triển học thuyết kinh tế tự do (laiser-faire) của Adam Smith (1723 - 1790) đối lập với trường phái tân cổ điển do J. M. Keynes (1883 - 1946) chủ trương sự can thiệp mạnh của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế.
Cuốn sách này đã được coi là cẩm nang của nhiều nền kinh tế: Anh và Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ trước dưới thời của Thatcher và Reagan; Nga và các nước Đông Âu với nền kinh tế chuyển đổi thời kỳ sau 1990, và Trung Quốc từ khi mở cửa 1978… Cuốn sách phản ánh đầy đủ tư duy kinh tế - xã hội phong phú và sâu sắc của tác giả. Xin mời bạn đọc nghiên cứu bản dịch của Nguyễn Quang A hoặc tìm đọc bản dịch của Phạm Nguyên Trường theo cuốn sách của NXB Tri thức.

>> Tải file:

Các bác vẫn đang cãi nhau ....thì mình nên biết học để làm gì.....thế là, học để ...ngu hỏi ,,,,


http://www.gocnhinalan.com/nhung-cuon-sach-hay/chung-ta-dang-hoc-de-ngu.html

link gốc:
http://www.triethocduongpho.com/2015/09/12/chung-ta-dang-hoc-de-duoc-ngu/

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015


Bí kíp và tài liệu học tiếng Anh thành tài trong 1 năm? 


Chào các bạn, mình là Nguyễn Hiệp CEO Step Up English Center. Từng thi vào khối A với 300 điểm TOEIC-trình độ vịt nghe sấm toàn đánh bừa-mình cực kì thấu hiểu tâm trạng và khó khăn của 1 người mất gốc không biết gì tiếng Anh. Không đi học thêm, bằng tìm tòi phương pháp tự học và internet đã giúp mình lưu loát tiếng Anh chỉ trong 1 năm. Sau đây mình sẽ chia sẻ 1 cách cụ thể và đủ dùng nhất toàn bộ những gì có thể mà mình biết và nghiên cứu trong vài năm để giúp các bạn giỏi nhanh hơn. Mong rằng đây là tất cả những gì bạn cần để tự học tiếng Anh thành tài.

Mất bao lâu sẽ giỏi tiếng Anh? Mình hoàn toàn thông cảm tâm lí từ bỏ tiếng Anh vì cảm giác nó quá lớn. Bản thân mình trước đây cũng nghĩ thế. Cứ nghĩ rằng mình phải học 75000 từ trong quyển từ điển và 200 cấu trúc ngữ pháp thì mới giỏi. Trong khi 1 ngày mình cũng chỉ học được 10 từ thì phải mất mấy chục năm mất. Nhưng may mắn thay giỏi tiếng Anh gần hơn bạn nghĩ rất nhiều. Nhiều bạn không hề biết rằng chỉ với vốn từ vựng 1500 từ và khoảng 100 cấu trúc ngữ pháp là bạn có thể hiểu tới 90% tin tức/sách truyện/phim ảnh bằng tiếng Anh, vốn từ vựng đó đủ để bạn sống tại 1 nước bản xứ mà không quá khó khăn trong giao tiếp. Tức là từ số 0 để có thể “hiểu hiểu” tiếng Anh cũng chỉ cần 6 tháng tập trung. Chính mình cũng từ số 0 và mình làm được, nên mình nghĩ cứ có nỗ lực và tập trung thì ai cũng làm được.

Tại sao các bạn lại có quyền được kém tiếng Anh? Vì bạn cùng lớp, bạn cùng khối và cả khoá bạn đều không thấy ai giỏi tiếng Anh do đó kém tiếng Anh là điều hoàn toàn chấp nhận được với bạn? Mình cũng không thể hiểu tại sao vài bạn khối kĩ thuật lại nói rằng mình học trường kĩ thuật nên không giỏi tiếng Anh. 1 lí do rất liên quan. Đã là sinh viên là phải giỏi tiếng Anh rồi.

Thế công thức chắc chắn để giỏi tiếng Anh là gì? 


-Ưu tiên tiếng Anh là số 1. Tiếng Anh phải là thứ nhất định phải có.  Thái độ của bạn với tiếng Anh phải như ôn thi đại học phải thật sự sống chết với nó. Đưa nó lên làm ưu tiên tối cao trong mọi hoạt động của mình. Với mình đó là mình sẵn sàng bỏ học trên trường những môn mình không thích để xuống thư viện học tiếng Anh, đó là có tiền tiêu vặt cũng dành luôn để mua học liệu và đồ dùng. Định luật 3 Newton cả thôi, lực tác động bằng phản lực, tức là bạn nỗ lực với môn học đó thì mới có thấy kết quả tốt được. Còn hời hợt thì chắc chắn không bao giờ thành.

-Là không từ bỏ. Bạn từng bỏ cuộc bao nhiêu thứ rồi? Cách bạn làm 1 thứ thường là cách bạn làm mọi thứ khác. Nếu bạn sẵn sàng bỏ cuộc với 1 thứ quan trọng như tiếng Anh thì bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc với những thứ khác quan trọng của cuộc đời bạn. ĐỪNG-BỎ-CUỘC. Bạn nghĩ rằng mình học là thành công ngay từ đầu? Mình cũng từng chán khá nhiều lần. Lúc đầu có thử vài phần mềm học mà không thấy hiệu quả. Đại đa số mọi người thấy 1 công cụ không hiệu quả là từ bỏ luôn, còn mình luôn nghĩ rằng mình chưa tìm được thứ mình thích do đó vẫn tiếp tục tìm kiếm. Kể cả có phải học tới trung tâm tiếng Anh thứ 10 để tìm thấy phương pháp tốt mình cũng phải làm. Đơn giản vì tiếng Anh phải có bằng mọi giá trước khi ra trường. Thời gian đẹp nhất để làm việc này là ngày nhập học đại học, hoặc là ngay hôm nay sau khi bạn đọc bài này. Không có tiếng Anh sau này sẽ như bị cận thị mà không có kính, giỏi tiếng Anh không hề khó như bạn nghĩ. Mình tin rằng với nỗ lực thì chưa đầy 1 năm ai cũng có thể giỏi tiếng Anh từ số 0. Không có tiếng Anh thì chỉ dành cho con người thế kỉ trước.


-Là học để yêu môn học đó bằng mọi giá. Cách dễ nhất để giỏi 1 cái gì đó là yêu nó và hàng ngày sống với nó. Hãy học nói lời yêu trước khi nói lời chửi. Với mình là sáng dậy bật nhạc tiếng Anh, rửa bát nấu cơm nghe tin tiếng Anh, tối nghỉ xem phim tiếng Anh... Không nhiều người trong các bạn làm như thế đúng không? Mình đảm bảo là chỉ làm như thế sau 2 tuần sẽ thấy khả năng nghe lên vượt bậc. Có hứng thú nghe sẽ tự dưng thấy mình có chút “năng khiếu”, rồi dành nhiều thời gian hơn sẽ giỏi nhớ từ hơn giỏi đọc hơn...Nghe giỏi đơn giản là nghe nhiều, cũng giống như tập thể hình, muốn có cơ bắp to phải đi tập chứ không có thuốc uống được.


Những hiểu nhầm khi học tiếng Anh: 

-Phải sang nước ngoài học mới giỏi được? Phải ở trong môi trường? Anh rể mình là Việt Kiều, anh ấy kể là ngay cả ở Mỹ cũng rất nhiều người không nói được tiếng Anh. Bạn không cần sang Mỹ vẫn giỏi được bình thường. Bạn chỉ cần bỏ sức và có lòng quyết tâm là được.
-Phải có năng khiếu? tiếng Việt là 1 trong những ngôn ngữ khó nói nhất thế giới mà bạn vẫn có thể dùng tốt đó thôi. Để giỏi 1 ngôn ngữ có nhiều cách như học qua nghe/ nói/ đọc viết/ vận động…Những người được coi là có năng khiếu ở Việt Nam là những người giỏi tiếp thu ngôn ngữ qua đọc và viết bởi vì cách học tiếng Anh hiện nay toàn đâm vào ngữ pháp trước. Bạn không giỏi ngữ pháp không có nghĩa bạn không thể giỏi tiếng Anh. “Năng khiếu” duy nhất bạn cần là sự cố gắng. Luôn luôn có cách học phù hợp cho mỗi người.

                    Chương 1: Khởi động-từ số không, người nông dân phải làm sao? 




Mục tiêu của việc học:
Bật kênh truyền hình nước ngoài lên hiểu được hoàn toàn. Đọc sách bằng tiếng Anh cũng hiểu hoàn toàn. Gặp người Mỹ nói với họ thoải mái và không cảm thấy khó diễn đạt ý của mình. Đừng bao giờ học chỉ để lấy IELTS hoặc TOEIC rồi để đó. Ngôn ngữ là phải dùng được, ngôn ngữ chỉ để thi là ngôn ngữ chết.

Học cái đầu tiên: Phát âm. 


Bạn thấy bế tắc và khó vào khi học nghe nói tiếng Anh? Phát âm cơ bản là nền tảng và là chìa khoá không thể bỏ qua cho cả người bắt đầu và trung cấp. Phát âm quan trọng hơn bạn nghĩ đó. Vì:

Phát âm chuẩn thì nghe tốt hơn: Chắc hẳn bạn cũng có phân vân như bao bạn khác là tại sao có rất nhiều từ cơ bản và mình biết rồi nhưng không nghe ra. Ví dụ từ business, trong đầu bạn sẽ là từ có 3 âm tiết được đọc là “bi zi nít”. Thực tế người Mỹ sẽ đọc là BIZ-niz có 2 âm tiết và nhấn vào đầu, khi nghe thấy từ này bạn không tìm thấy nó trong bộ nhớ của bạn nên không nghe ra. Đó là lí do tại sao những người phát âm sõi thì nghe tiếng Anh dễ hơn nhiều. Trong Tiếng Anh có rất nhiều âm mà Tiếng Việt không hề có, (tiêu biểu như /∫/, /ð/, /θ/… ), kèm theo đó là vô số các hiện tượng biến âm, nuốt âm, ngậm âm… Một câu đơn giản như “What do you want?” trên thực tế sẽ không bao giờ được nói một cách “tử tế” theo kiểu đánh vần thong thả từng từ một, mà sẽ được “biến tấu” đại khái thành “wa-da-ya-want” nói liền. Học xong khoá phát âm cũng là lúc bạn thấy khả năng nghe mình lên 1 bậc. Phát âm chuẩn cũng là bạn tự tin giao tiếp và được tôn trọng hơn, đặc biệt sau này nếu bạn muốn đi du lịch hoặc làm cho các tập đoàn đa quốc gia.

Làm sao tự học phát âm chuẩn và hay? Phát âm tiếng Anh là thứ hoàn toàn có thể tự học mà cũng đạt tới gần mức bản xứ nếu như bạn có động lực và sự tự giác học. Điều đầu tiên các bạn cần làm là phải có 1 cái gương để làm theo luôn. Sau đó là phải ghi âm lại đoạn của bạn nói để so sánh với bài nói gốc mới chỉnh sửa được. Học 1 cách kiên nhẫn cẩn thận không được vội với bước này.

Mặt mình đây, ngày xưa toàn ngồi nói tới đau cổ thì thôiMặt mình đây, ngày xưa toàn ngồi nói tới đau cổ thì thôi


Khi đã đọc chuẩn từng âm là tới lúc học cách đọc cả đoạn văn, quan trọng nhất là phải “quen miệng”. Nhớ rằng để đọc nhuyễn 1 từ nào đó bạn cũng phải đọc qua nó gần chục lần. Công cụ hợp lý nhất để bạn tập đọc cả đoạn văn đó là VOA Special bạn có thể search trên youtube rất nhiều. Điểm đặc biệt của video là giọng rất chuẩn, đọc rất chậm và nhấn trọng âm rất rõ ràng kèm phụ đề như karaoke. Bạn cần tập đọc ít nhất khoảng 15-20 video như thế.

Sau bước đó là tới bước luyện ngữ điệu, người Việt mình nói ngữ điệu không lên xuống nhiều và mỗi từ là 1 tiếng được nói tách ra. Do đó khi nói tiếng Anh chúng ta cũng thường nói tiếng Anh theo cách của người Việt. Ngữ điệu tiếng Anh khác hoàn toàn, nó phải được nói liền 1 cách mượt mà như dòng suối chảy và khi bạn nói có ngữ điệu là bạn đưa cảm xúc của bạn vào trong câu nói. Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất là nhại phim, phim tốt nhất để nhại là phim Friends vì giọng họ chuẩn, phim có tính nhân văn cao và hài nhẹ nhàng dễ tiêu hoá. Bản thân mình cũng phải nhại tới cả trăm phim đó. Vì nhại nhiều quá nên khi vào hoàn cảnh mình nhớ cấu trúc cần diễn đạt 1 điều gì đó rất dễ dàng. 1 mũi tên trúng nhiều đích, nhớ từ mới, luyện nghe, luyện ngữ điệu mà hiểu thêm văn hoá của nước họ.
Hệ quả của phát âm sai rất lớn, vì nó sẽ hình thành những thói quen phát âm lệch lạc rất khó sửa sau này, giống như uốn cây thì người ta thường chỉ uốn khi cây còn non. Nếu bạn đang ở vạch xuất phát trên con đường chinh phục Tiếng Anh, Phát âm chính là cái đích đầu tiên mà bạn cần hướng đến! Và nếu bạn chỉ sẵn sàng học một khóa Tiếng Anh duy nhất, thì hãy chọn Phát âm!
Tài liệu cần dùng: [1] Pronunciation Workshop / [2] BBC pronunciation. (link tải mọi tài liệu ở cuối cẩm nang)

Bước 2 : Nghe 1 ngày nhiều tiếng 

Nghe gì lúc mới học? Con người học bất kì ngôn ngữ nào cũng là từ nghe trước khi biết nói và đọc. Bạn muốn có thứ để nói ra thì phải nạp thật nhiều vào đầu trước tiên. Có thể bạn chưa biết, não chúng ta có 2 phần là ý thức và tiềm thức. Để xử lí hiểu 1 đoạn âm thanh thì não tiềm thức sẽ xử lí nhận dạng phân loại âm thanh và não ý thức sẽ nhận dạng ý nghĩa cho nó. Phần tiềm thức là phần hoạt động mọi lúc kể cả khi ngủ, có người ngủ được khi tiếng TV ầm ầm nhưng thức giấc ngay khi nghe tiếng khóc của em bé khe khẽ, hoặc được người khác nhắc tên mình khi ngủ. Bạn phải “dạy” tiếng Anh cho phần này bằng cách nghe thụ động trước, tức là nghe thật nhiều tiếng Anh mà không cần hiểu thì phản xạ “nghe thấy” (tức là nhận dạng [biz-niz] là business).

Chăm nghe là chắc chắc giỏi và nghe là cách học ngôn ngữ tốt nhất. Khi nghe nhiều 1 từ nào đó, từ đó được ghim sâu trong tâm trí của bạn thì chỉ cần tra từ điển 1-2 lần là sẽ nhớ như in. Các bạn đừng tưởng rằng mình biết chữ tiếng Anh đó là mình có thể nghe được từ đó. Bí kíp để nghe được hội thoại tiếng Anh đó là bạn phải được nghe MỌI CÂU đó từ trước đó vài lần rồi. Vì nghe tiếng Anh không phải nghe từng từ riêng lẻ mà là phải nghe cả cụm, tiếng Anh mọi âm luyến và nối vào nhau chứ không tách như tiếng Việt hoặc tiếng Trung.

Tài liệu nào để nghe đầu tiên? Nếu bạn là fan của âm nhạc thì có tin vui cho bạn. Step Up đã soạn sẵn 1 bộ 100 bài hát và có kèm lyric và phần lời dịch tương ứng. Có sẵn cả phần để trống để bạn có thể luyện tập điền vào ô trống. Có thể dùng những bộ tài liệu được đọc rất chậm như: [3] Dialogues for beginners.[4] Learn Via Listening. Tìm trên Youtube: [5]Tên-bài-hát+lyric/karaoke (vietsub tuỳ bạn). Tìm Bedtime story. Hoặc lên hẳn trang truyện nói tiếng Anh cho trẻ con cực đẹp như www.bedtimestoriescollection.com


Nghe gì lúc đã khá? Bắt đầu nghe những thứ khó hơn như [6] Effortless English, bộ này được cái rất bài bản đầy đủ vốn từ vựng nhưng điểm trừ là rất nhanh chán. Tuỳ từng bạn mới có thể đủ kiên nhẫn theo được bộ này.
Dễ dàng hơn rất nhiều đó là nhạc và phim. Khi mới học thì nên xem phim hoạt hình vì giọng trong phim hoạt hình rất dễ nghe và ngôn từ trong sáng không tiếng lóng như Up, Despicable me, Toy Story…trình độ cao hơn chút bạn nên xem phim Friends, mình xem phim Friends liên tục trong 3 tháng và trình độ nghe cải thiện vượt bậc. Bản thân mình ngày xưa sinh viên năm 1-2 không có việc gì nên 1 năm xem gần 500 phim tiếng Anh phụ đề, từ vựng và khả năng nghe của mình cực kì xuất sắc.

                                        Chương 2: Vượt chướng ngại vật 

Từ mới là chìa khoá, làm sao để học từ mới nhớ lâu 1 cách tự nhiên? 
Có từ mới là có tất cả, có thể không giỏi ngữ pháp nhưng biết những từ khoá trong câu đó bạn sẽ hiểu được. Giải quyết được vấn đề này là giỏi tiếng Anh dễ như ăn bánh. Như mình đã nói chỉ cần khoảng 1500 từ nền tảng là sẽ dễ dàng hấp thụ tiếng Anh hơn rất nhiều. Số từ còn lại sẽ tự vào đầu bạn 1 cách dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn có được 1500 từ này. Bất kì việc nào cũng cần phải thắng lực “ma sát nghỉ” nên bạn phải thực sự nỗ lực để có được 1500 từ này.

Chuẩn bị: Phải có 1 quyển sổ siêu đẹp siêu dễ thương, cả con trai cũng nên mua sổ cute để cho mình thật thích viết vào đó, nên viết bút  nước đỏ-xanh-tím tuỳ bạn, càng màu sắc càng kích thích trí nhớ. Chuẩn bị ghi lại những gì mình học được trong ngày, những "tín hiệu" tiếng Anh mà mình gặp được và học được trong ngày. 1 ngày 10 từ trong 6 tháng chắc chắn là nghe hiểu được khá khá rồi. Dùng cả giấy dán “post it note” loạn xị trong nhà nữa nhé, viết to đẹp và trang trí lên nữa. Đừng viết từ trọc mà phải viết cả câu chứa từ hoặc viết cả cách dùng của từ kèm với giới từ. Như “take off/keen on/interested in/count on…”

Học cái gì: Nếu không biết 1 chữ nào thì bắt đầu học với 100 từ cơ bản tiếng Anh


Phân loại từ vựng cần học: Tại sao em học 10 từ mà chỉ nhớ được 2-3 từ là sao?Từ vựng tiếng Anh sẽ được phân loại theo thời gian bạn có thể gặp. Có từ 1 ngày bạn gặp 2 lần, có từ 1 năm mới gặp 2 lần. Sai lầm của hầu hết các bạn chăm học tiếng Anh mà không có chiến lược đó là từ nào mới cũng học mà không biết rằng chỉ nên học những từ “gía trị” với mình, tức là những từ mình có thể nhớ và dùng được nó sớm. Học những từ quá ít gặp thì rất nhanh bị quên. Kinh nghiệm cá nhân của mình lúc mới bắt đầu học là chỉ học những từ ít âm tiết và ít chữ cái. Chỉ ghi nhớ những từ mà mình thấy “quen quen” đã gặp lần 2-3. Bằng việc phân loại này bạn có thể nhớ tới 6-8 /10 từ đã học. Tại sao mình nói là nghe là phương pháp học tiếng Anh tốt nhất? Vì đó là phương pháp học 1 ngôn ngữ tự nhiên nhất của loài người và bạn có thể “gặp” 1 từ rất nhiều lần mà không mất nhiều công sức. Cứ nghe 1 ngày 5-10 tiếng tiếng Anh không cần hiểu đó là cách rất hiệu quả để nhớ từ. Học các tiền tố hậu tố: Tiết kiệm 30% công sức học từ vựng nhờ biết tất cả anh em họ hàng của từ. [7] Phụ lục tiền tố hậu tố.

Vận dụng cảm xúc: Bạn sẽ nhớ 1 từ vựng vĩnh viễn khi gặp nó 9 lần vận dụng nghe nói đọc viết liên hợp và nhiều văn cảnh khác nhau. Để 1 từ mới ghim vào đầu bạn nó sẽ cần năng lượng cảm xúc để có thể đi được tới trí nhớ dài hạn, bạn thử nghĩ mà xem mọi thứ bạn nhớ lâu đều đi kèm với rất nhiều cảm xúc với sự kiện đó. Với cảm xúc mạnh thì chỉ cần 1-2 lần là nhớ từ đó vĩnh viễn rồi. Do đó khi học tiếng Anh phải là lúc mình sung sức và tỉnh táo nhất. Từ mới lấy từ phim và nhạc thì chỉ nên chọn những từ xuất hiện nhiều và trong những khung cảnh đáng nhớ nhất.



Em xem phim từ nào em cũng biết nghĩa mà không hiểu sao em không thể dịch nổi cả câu? 


“Let the cat out of the bag-kể thông tin bí mật”“Let the cat out of the bag-kể thông tin bí mật”


Trả lời : [8] Idioms! Các bạn thiếu thành ngữ, tiếng Anh có 1 cái khá oái oăm là tồn tại rất nhiều sự kết hợp kì quặc của các từ để trở thành 1 từ hoàn toàn khác. Ví dụ như từ “gHet” những bạn mới học chỉ biết nghĩa là lấy, nhưng get lại đi với over, on, back, up...thật sự khó hiểu. Tới lúc này là ngày bạn học bộ Essential English Idioms. Học xong bộ thành ngữ cơ bản này bạn sẽ bẻ khoá được kha khá văn viết và văn nói tiếng Anh đó.

Kĩ thuật âm thanh tương tự: (Không dành cho nhiều người) Ngày trước mình dùng kĩ thuật âm thanh tương tự mà học được 50 từ/ngày, bây giờ bất kì từ nào mình cũng chỉ cần 30s là có thể nhớ nó sau cả tháng không đọc lại. Kĩ thuật này nếu tập áp dụng cho quen thì rất thần kì. Mình nghĩ tập nhiều ai cũng làm được, chỉ cần hơi điên và sáng tạo cộng kiên nhẫn chút là được. Bằng mọi giá thử phương pháp này trong 50 từ đầu không bỏ cuộc nhé, rồi hãy kết luận là nó hiểu quả hay không. Nếu bạn có khả năng học 50 từ/ngày như mình thì chỉ cần 3 tháng là đủ từ dùng cả đời đó. Học sẽ nhanh kinh khủng.

Phương pháp chính bản thân mình dùng rất đơn giản gọn nhẹ. Việt hoá từ đó đọc giống giống là được, sao cho nhìn từ tiếng Anh là mình nhớ ngay ra từ tiếng Việt đó. Từ từ tiếng Việt đó chế câu chuyện sao cho nó dính được với nghĩa tiếng Việt của từ đó. Câu chuyện của bạn có thế nào đi nữa thì đều là tự do bạn tạo ra nên bạn sẽ rất dễ nhớ. Còn ví dụ của mình chắc nó chỉ hợp logic với mình thôi nhưng mình nhớ nó rất lâu. Ví dụ tự bạn nghĩ ra thì bạn sẽ nhớ lâu hơn nhiều.

consequence => con xé quần, con xe quèn, con sẽ quên…Con mà xé quần thì
biết ngay là Hậu Quả rồi.
Innovate => in nâu vệt (in không có vết => 1 Cải Tiến lớn trong ngành in chẳng
hạn)
Helmet => Heo mệt: Con heo rất mệt khi phải đội Mũ Bảo Hiểm Tưởng tượng
ngay ra hình 1 con heo đang đội mũ bảo hiểm.
Remember => Đi đâu giờ? mình chẳng Nhớ là đi đâu giờ?
Kettle => Khét lè => Đun cái Ấm quên tắt thế là cháy khét lè.
Alley=> bully=> Trong Alley thường có Bully (a đến b), trong Ngõ Hẻm thường có
đầu gấu rình rập.





                    Chương 3: Tăng tốc:  Đọc và nghe đẳng cấp cao hơn:  



Đọc gì để tập đọc và giải trí? Thứ dễ vào đầu nhất là truyện tranh đó. Manga là thứ rất lôi cuốn và dễ vào đầu. http://kissmanga.com/ và tìm Doraemon hay là Dragon balls, Naruto...Lúc mới học thì cả quyển sách là từ mới, bây giờ thì chỉ có chục từ trên 1 trang là mới, lúc này là lúc tăng tốc bởi vì bạn không cần phải tra từ điển, chỉ dùng ngữ cảnh cũng có thể bẻ khoá được từ đó nghĩa như nào. Tới giờ thì dễ dàng quá rồi, thừa thắng xông lên thôi các bạn.

Vấn đề thường gặp của những bạn ở trình độ trung cấp này là khả năng nghe và đọc hiểu đoạn dài. Đọc tới câu thứ 5 là quên câu 1? Nghe câu 3 quên câu 1? Mình “bắt bệnh” chuẩn vì chính mình đã gặp vấn đề này. Điều này hoàn toàn bình thường và xảy ra với tất cả mọi người. Giải pháp là gì? Mình phát hiện ra 1 bí kíp mà có thể giúp tất cả các bạn có thể đọc văn bản tiếng Anh cực kì dễ dàng mà không gặp vấn đề gì đó là “Bí kíp 501”. Bí kíp 501 chỉ ra rằng khi bạn đọc tới trang sách tiếng Anh thứ 501 (tương đương 2-3 quyển sách tiếng Anh) là bạn sẽ đọc hiểu trở nên rất dễ dàng. Lí do bạn chưa thể nhớ được tiếng Anh bởi vì nguyên liệu nhớ của não bạn vẫn bằng tiếng Việt và chỉ bằng việc đọc nhiều nghe nhiều mới làm cho não bạn chuyển dần sang lưu trữ dữ liệu bằng tiếng Anh. Để luyện nghe làm bài TOEIC dài hay IELTS thì bạn phải có khả năng nghe hiểu cả tiếng đồng hồ, tương đương với việc nhớ cả bài giảng. Thế thì phải chuyển loại tài liệu luyện nghe sang loại khác hẳn so với phim vì phim chủ yếu là đối thoại, còn bài nghe luyện thi là độc thoại dài. Phần luyện nghe bài dài mình trình bày kĩ hơn ở mục luyện thi IELTS. Bí quyết chọn sách hay để đọc: Lên Amazon rồi xem điểm và đánh giá của sách để không bị phí thời gian đọc sách dở.

Với những sách khó hiểu thì đọc bản tiếng Việt trước khi đọc bản tiếng Anh. Đọc sách kinh doanh (hoặc bất kì sách gì liên quan tới chuyên ngành của bạn) bằng tiếng Anh. Đọc nhiều là khả năng viết cũng sẽ lên theo vì vốn từ vựng bạn dày lên và bạn cũng học được nhiều cấu trúc hấp dẫn. Mình luôn ghi vào sổ của mình những cấu trúc diễn đạt “sang chảnh” để sau này khi cần thì dùng.

Luyện nghe: [10] Tài liệu luyện nghe cực đỉnh cho dân kinh tế và kĩ thuật.

Luyện nói: Nói dở cũng được nhưng phải nói ra thật nhiều. Nếu bạn có người bạn (hoặc người yêu) giỏi tiếng Anh thì không còn gì bằng, không thì hãy kiếm gia sư hay ai đó kiên nhẫn nói chuyện tiếng Anh với bạn. Họ quan tâm và tạo động lực cho bạn nói. Tiếc là không phải ai trong chúng ta cũng có môi trường như thế.

Để nói có ngữ điệu hay thì không gì bằng nhại phim, người ta nói gì mình nhại theo đó là tự dưng sau 1 tháng sẽ có ngữ điệu tự nhiên. Khi người ta không nói thì mình ngồi bình luận phim hoặc diễn tả hành động diễn viên bằng lời. Cách nữa học nói là luyện nghĩ bằng tiếng Anh. Dịch toàn bộ câu mà mình nghe được từ người nói chuyện với mình sang tiếng Anh. Dịch từ khoá thôi nhé, không thì không kịp. Để luyện phản xạ nói thì hãy tìm cho mình 1 câu lạc bộ để sinh hoạt thường xuyên. Khi bạn nói sai, hoặc thấy bí từ để nói đó chính là động lực để bạn tìm hiểu từ đó và tìm cách cải thiện tiếng Anh của mình. Nhiều bạn chỉ cố vùi tiếng Anh của mình thật sâu để khỏi thấy việc cần sửa chữa.
Để làm quen bạn có thể chat với IRIS trên android hay SIRI trên Iphone. Còn luyện chat chữ có thể chat với [9]CleverBot. Gần như bạn hỏi gì nó cũng trả lời được đó. Trả lời 1 cách khá là giống con người.

“User: Can you help me to improve my english?
Cleverbot: Yes.
User: How?
Cleverbot: You do wear the same shoes.
User: Yes. And?
Cleverbot: How old are you?
User: I'm 22.
Cleverbot: Are you sure?
User: Yes.
Cleverbot: You are wrong.
User: 24 right?
Cleverbot: Yes.
User: How do you know?
Cleverbot: Because I know.
User: How many wood would a woodchuck chuck?
Cleverbot: If a woodchuck could chuck wood?”


                                        Chương 4: Về đích 


Thế là đã 6 tháng với mỗi ngày 4-5h học hân hoan thì bạn đã hoàn toàn có thể sang trang mới. Đó là luyện chứng chỉ cao hơn. Tại sao mình không viết TOEIC vì TOEIC mình thấy chỉ có đọc và nghe thì không hề khó khăn gì để đạt trên 800 với cường độ học như này trong vài tháng tới.

IELTS là kì thi uy tín của quốc tế và dễ chịu hơn và không học thuật quá như TOEFL. Giỏi IELTS sẽ thêm tự tin khi tuyển dụng. Bài kiểm tra nói và viết của IELTS có nhiều điểm tương đồng với bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào của nhiều công ty nước ngoài. 1 động lực lớn khi học tập đó là cảm nhận sự tiến bộ. Học giao tiếp rất tốt nhưng học IELTS còn tốt hơn khi IETLS là 1 thước đo có thể so mình vào để
thấy rằng mình tăng như thế nào.

Mình xin chia sẻ vài lưu ý khi học IELTS:
-Tự học là số 1: Không phải cứ đi học trung tâm mới có thể đạt điểm cao, biết cách tự học và có động lực, niềm tin là hoàn toàn có thể tới nơi. Không thể vài câu nói mà có thể giúp các bạn lên 8.0 được nên mình lập page “Hành Trình IELTS 8.5” để cập nhật mọi phương pháp và tài liệu. https://www.facebook.com/hanhtrinhIELTS8.5. Sứ mệnh của trung tâm mình lập ra là để phổ biến việc tự học và tăng tốc cho các bạn sinh viên. Ngồi học 8h/ngày thấy thoải mái còn hơn là ép mình học căng thẳng trong 2h. Hiệu quả đến từ việc tích luỹ thật lâu dài qua thời gian chứ không qua vài tuần nhồi nhét.

-Gắn việc học tiếng Anh với mọi sở thích cá nhân và đam mê nghề nghiệp. Nghe có vẻ lạ nhưng đây là chiến lược 80% dân IELTS điểm cao tự học sử dụng, các bạn ấy trước khi động vào sách luyện IELTS thì đã xem cả trăm phim, nghe cả vài nghìn bài hát tiếng Anh, đọc cả chục quyển sách mà các bạn ấy thích. Khi học sách luyện thi là chỉ làm quen với format của kì thi thế là đã điểm khá tốt rồi. Người giỏi thì luôn làm 1 việc mà đạt được cùng nhiều mục đích. Khi học tiếng Anh cũng thế, đừng học Eng chỉ để giỏi mỗi tiếng Anh không mà hãy học để tăng cả hiểu biết và vốn sống, nuôi dưỡng bản lĩnh và tâm hồn. Đọc Sherlock Holmes/ Harry Potter hay tạp chí shopping hay truyện cười bằng tiếng Anh. Bất cứ cái gì thuộc đam mê của các bạn mà các bạn đọc thì các bạn hoàn toàn không có cảm giác "bị" học. Chỉ có đắm chìm với ngôn ngữ 1 cách hân hoan mới thành công.


-Có thật nhiều tài liệu nhiều lĩnh vực:  Vốn từ trong bài thi IELTS không chỉ tập trung vào kinh tế như TOEIC mà còn cả tự nhiên và xã hội. Mình rất hay xem Discovery Channel về đủ các vấn đề như núi lửa, nhện, vũ trụ, môi trường… Học từ vựng từ những thứ đó cực kì dễ vào đầu mà hợp với những gì có trong IELTS. Chiến lược kinh điển của dân IELTS Việt Nam là điểm đọc và điểm nghe thật khủng rồi tự kéo các phần khác. Đừng luyện thi IELTS chỉ bằng cách học thuộc mẫu câu và chỉ luyện tips, học kiểu ấy vừa khô khan sẽ dễ bị mai một mà không thêm gì cho vốn sống của các bạn. Vốn sống không mài ra ăn được? Vốn sống chính là 1 trong những thứ quyết định được khả năng giao thiệp của các bạn sau này bởi vì các bạn sẽ biết bắt nhịp được với sở thích rất nhiều loại người-bí quyết để có mạng lưới và quan hệ rộng.

Tiếng Anh quan trọng lắm, nó là chìa khoá cho cả thế giới mới. Hãy chia sẻ cẩm nang và cơ hội này cho những người cần nhé. Sắp tới mình cũng làm mấy clip hướng dẫn phát âm và cả cẩm nang giao tiếp tiếng Anh nữa. Bạn nào quan tâm thì subscribe (theo dõi) facebook của mình. Có câu hỏi gì thì comment luôn vào đây nhé, mình sẽ tổng hợp và cố gắng giải đáp hết.



[1]Pronunciation Workshop http://www.mediafire.com/folder/wcvtvwvan5lv3/Pronunciation_Workshop Bonus: Quy tắc phát âm tiếng Anh (bản tiếng Việt) http://www.mediafire.com/view/010r4i8y9jc3xzh/quy-tac-phat-am-tieng-anh.pdf
[2]BBC pronunciation http://www.youtube.com/playlist?list=PL3B9945D36E1FF870
[3]Dialogues for beginners. http://www.mediafire.com/download/s8haj6kf16v681g/DIALOGUES%20FOR%20BEGINNERS.zip
[4]Learn Via Listening http://www.mediafire.com/download/f8vp11nyu39b978/Learn%20English%20via%20Listening%20Level%201.zip
 [5]Youtube Tên-bài-hát+lyric/karaoke http://www.youtube.com/watch?v=wx_PEWBSMyE
 [6]Effortless English (cái này quá nặng, bạn có thể google hoặc tới Step Up)
[7] Phụ lục tiền tố hậu tố. http://www.mediafire.com/view/fv38s9404j1k3ut/Step%20Up%20Tien%20to%20hau%20to.pdf
[8]Idioms https://www.mediafire.com/folder/8o5jb4mcz3r7w/idioms
[9]http://cleverbot.com/
[10] Tài liệu luyện nghe: Itune U-kho học liệu mở vô tận của Apple (google Cách sử dụng Itune U). Có thể tham khảo kho video từ các trường đại học và các tổ chức khác:
http://academicearth.org/
http://www.internationalentrepreneurship.com/
http://mitworld.mit.edu/
http://www.mbavid.com/index.php/mba-videos/video-categories
http://ted.com
http://www.youtube.com/education

Để giải đáp mọi thắc mắc của các bạn thì gặp chuyên gia để tư vấn riêng sẽ tốt hơn nhiều. Vì thế Step Up đã thành lập tổ tư vấn tại chỗ để “khám-chữa bệnh-kê đơn” miễn phí cho mọi người. Sau khi đăng kí vào chương trình bạn sẽ được làm kiểm tra phương pháp học để xem phương pháp học phù hợp với não bạn (người học bằng hình ảnh/âm thanh/vận động tốt), tiếp theo bạn sẽ được làm test trình độ và tư vấn chiến lược học tập hợp lí. Hơn thế nữa bạn còn được có tài liệu mang về. http://stepup.edu.vn/tu-van-truc-tiep-tieng-anh-cho-nguoi-moi-bat-dau/  (CHỈ DÀNH CHO CÁC BẠN TẠI HÀ NỘI)

Có thể trong quá trình gửi mail không đến được nơi mong các bạn thông cảm. Các bạn có thể theo dõi facebook của mình để được cập nhật nhất.