Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

 VSA giả thiết là thị trường sẽ chuyển động cơ bản dựa vào dòng tiền thông minh (Smart Money) hay còn gọi là dòng tiền lớn, thường đây là dòng tiền của của tổ chức (Market Makers, Big Boys)

Các cổ phiếu đều sẽ trải qua 1 chu kỳ gồm 4 giai đoạn:

  1. Tích lũy
  2. Đẩy giá
  3. Phân Phối
  4. Đè giá

Chu kỳ cứ tiếp diễn khi hết vòng tròn 4 giai đoạn trên.

4 giai đoạn của chu kỳ giá cổ phiếu


Chu kỳ thị trường hay cổ phiếu được chia làm 4 giai đoạn:



Giai đoạn 1: Tích lũy (Mua vào)
Đây là nơi mà các tổ chức thu mua một số lượng lớn của cổ phiếu ở mức giá thấp nhất có thể.
Vùng tích lũy thường diễn ra ở các vùng giá sideway, cổ phiếu không rõ xu hướng tăng hay giảm, và thường không kiếm được lợi nhuận ở vùng này.

Vũng tích lũy GAS

Tích lũy VnIndex năm 2013
Giai đoan 2:  Đẩy giá (Mua vào)
Khi đã thu gom được một số lượng lớn cổ phiếu ở vùng tích lũy và nhận thấy lượng cung cổ phiếu đã cạn, thì tổ chức bắt đầu quá trình đẩy giá nhằm mục đích thu lợi. Quá trình này thường diễn ra trong vòng 3-7 tháng tùy vào sự tích lũy của cổ phiếu. Nền tích lũy càng dài thì đòi hỏi quá trình đẩy giá diễn ra càng lâu để tổ chức có thể phân phối hết số lượng cổ phiếu mà mình đã thu mua.

Quá trình đẩy giá của ACB.
Giai đoan 3:  Phân phối (Không tham gia)
Phân phối là giai đoạn mà cổ phiếu hay thị trường chung đạt đỉnh, tổ chức bán phần lớn số cổ phiếu đang nắm giữ ra thị trường với giá cao nhất có thể. Đây là giai đoạn bán mạnh của tổ chức, làm cho cổ phiếu hay thị trường nhanh chóng đạt đỉnh, thường ở vùng này tâm lý nhà đầu tư nhỏ lẻ là hưng phấn nhất.

Đỉnh phân phối VCB

Đỉnh phân phối HHS 

Phân phối đỉnh thị trường chung đầu năm 2014
Giai đoan 4:  Đè giá (Không tham gia)
Khi tổ chức đã bán gần hết cổ phiếu, họ bắt đầu quá trình đạp giá xuống bằng mọi cách. Lực cung được đẩy vào thị trường một cách ồ ạt, lấn át lực cầu khiến giá cổ phiếu nhu rơi tự do, hiện tượng bán tháo xuất hiện. Lúc này tâm lý hoảng loạn xuất hiện trên diện rộng, những người cầm cổ phiếu không kịp trở tay và một số người ngẫu nhiên trở thành nhà đầu tư dài hạn.

Hiện tượng đè giá thị trường chung 2015

 TỪ PHẦN LAN NHÌN VỀ UKRAINE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM


Bài copy từ tác giả Nguyễn Anh Vũ trong nuóm Nghệ Nhân,


Chiến tranh là sự chết chóc, chia lìa và tốn kém tiền bạc. Trong chiến tranh mong mỏi duy nhất của người dân là hoà bình, đoàn tụ. Để tránh được chiến tranh chúng ta phải hiểu được nguyên do của từng cuộc chiến, từ đó có ứng xử thích hợp góp phần đẩy xa nguy cơ những cuộc chiến. Bài viết chỉ là sự phân tích logic với các sự kiện đang diễn ra. Những sự kiện về Phần Lan - Liên Xô tham khảo từ cuốn Sụp đổ của Jared Diamond.


TỪ PHẦN LAN

Nhìn vào bản đồ chúng ta thấy được Phần Lan có phía Bắc giáp với Na uy, phía Tây giáp với Thuỵ Điển, phía Đông giáp với Nga. Cách vịnh Phần Lan có Estonia, Latvia, Luthuania, Belarus.


Khoảng từ năm 1100, thì Phần Lan bị Thuỵ Điển và Nga tranh giành. Phần Lan gần như bị Thuỵ Điển kiểm soát đến năm 1809 thì Nga thôn tính hoàn toàn. Cách mạng tháng 10 của Nga nổ ra Phần Lan được độc lập. Từ đó Phần Lan là một nước theo chế độ dân chủ tư bản tự do, nhưng vẫn là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn.


Vào tháng 8 năm 1939 Hitler và Stalin ký với nhau Hiệp ước Bất tương xâm Đức - Liên Xô bao gồm cả thoả thuận ngầm Phần Lan thuộc ảnh hưởng của Liên Xô. Việc ký kết vừa xong thì bất ngờ Đức đánh vào Ba Lan. Stalin hiểu càng phải đẩy biên giới của Liên Xô càng xa phía Tây càng tốt nhằm ngăn chặn mối đe doạ của Đức. Do đó vào tháng 10 năm 1939, Liên Xô gửi tối hậu thư yêu cầu bốn nước vùng Baltic: Phần Lan, Estonia, Latvia và Luthuania sát nhập vào Liên Xô duy nhất chỉ có Phần Lan từ chối. 


Đầu tháng 10 năm 1939 Liên Xô đưa ra hai yêu sách với Phần Lan: Biên giới Liên Xô - Phần Lan ở Eo đất Karelia phải lùi xa Leningrad. Và Phần Lan phải để Liên Xô thiết lập căn cứ Hải quân trên bờ biển phía Nam Phần Lan gần thủ đô Helsinki đồng thời nhượng lại một số đảo nhỏ trong vịnh Phần Lan. Lo sợ nếu nhượng bộ một phần yêu sách sẽ phải tiếp tục nhượng bộ trong tương lai, họ từ chối.


Ngày 30 tháng 11 năm 1939 Liên Xô dùng 500.000 quân với hàng ngàn xe tăng, máy bay và pháo binh tối tân. Phần Lan không có xe tăng, máy bay, pháo binh cũng như súng chống tăng. Họ chỉ có súng cá nhân và súng máy nhưng đạn được hạn chế. Họ sử dụng chiến thuật du kích sử dụng ván trượt tuyết để kéo dài trận chiến đấu. Không có một nước nào giúp đỡ họ trong cuộc chiến này cả. Binh lính Phần Lan hiểu họ đang chiến đấu cho gia đình, cho đất nước và nền độc lập. Họ khao khát hy sinh cho nền độc lập của họ. Việc kéo dài chiến tranh làm tổn thất quân lính Liên Xô phục vụ mục đích đàm phán với Liên Xô và chờ sự chi viện các nước đồng minh. Nhưng tất cả lời hứa chi viện đều là lừa phỉnh dối trá, chẳng có quân đội và máy bay nào sẵn sàng cho việc chi viện cả. Yêu sách của Liên Xô để kết thúc chiến tranh là toàn bộ vùng đất của Karelia, số dân ở đây vào khoảng 10% dân số Phần Lan phải rời bỏ Karelia lùi về phần đất còn lại của Phần Lan (giải toả trắng). Cảng Hanko gần Helsinki được Nga sử dụng làm căn cứ hải quân.


Đến năm 1941 Phần Lan lại bị cuốn vào chiến tranh thế giới thứ 2 vì họ cũng muốn lấy lại vùng đất Karelia. Đến tháng 7 năm 1944 họ phải đến Moscow để tìm kiếm hoà bình và ký hiệp định mới. Phần Lan trả tiền bồi thường chiến tranh cho Liên Xô 300 triệu đô trong 6 năm. Đó là khoản tiền lớn đối với nền kinh tế nhỏ lẻ chưa công nghiệp hoá của Phần Lan lúc bấy giờ. Rồi chính nghịch cảnh này là động lực cho họ phát triển công nghiệp nặng như đóng tàu, các nhà máy xuất khẩu. Phần Lan phải chấp nhận 20% giao thương thương mại với Liên Xô. Phần Lan nhập khẩu dầu, đầu máy xe lửa, nhà máy điện hạt nhân và kể cả xe Moskvich của Liên Xô. Phần Lan xuất khẩu tàu thuyền, tàu phá băng, hàng tiêu dùng sang Liên Xô. Về phía Liên Xô, Phần Lan là nguồn cung cấp công nghệ và là cửa ngõ của Liên Xô đến với phương Tây. 


Với họ là một đất nước nhỏ bé và yếu ớt, không nhận được sự giúp đỡ nào từ phương Tây khi bị Liên Xô xâm lược. Do đó việc duy trì sự tin tưởng của Liên Xô đòi hỏi họ phải hạ mình bằng cách hy sinh một số về kinh tế và một số tự do biểu đạt. Họ phải kiểm duyệt để truyền thông không được nói xấu Liên Xô. Họ hiểu rằng Phần Lan sẽ không bao giờ an toàn nếu Liên Xô cảm thấy không an toàn. Trong quan hệ đối ngoại, Phần Lan luôn đi trên dây giữa việc phát triển mối quan hệ với phương Tây đồng thời duy trì tin cậy với Liên Xô. Khi tổng thống của Phần Lan đang được Liên Xô tin cậy thì họ thậm chí thông qua một đạo luật khẩn cấp để gia hạn nhiệm kỳ của tổng thống Kekkonen thêm 4 năm. 


Đây là một thể chế dân chủ xã hội tự do mà trong nhiều thập niên vẫn duy trì được một mối quan hệ tuyệt hảo và tin cậy với Liên bang Xô Viết trước đây và nước Nga hiện thời mà không phải trở thành một nước đàn em.


Phần Lan chỉ là một nước nhỏ, có biên giới dài với Liên Xô. Không thể trông cậy vào các nước đồng minh. Trách nhiệm sống còn của của dân tộc, của đất nước phải tự thân. Nước xa không cứu được lửa gần. Cho dù là một thành viên của EU và từng được mời gia nhập khối NATO nhưng cho đến nay Phần Lan vẫn chỉ bảo lưu lời mời đó. Họ biết rằng nếu họ gia nhập NATO thì chắc chắn Nga không để cho họ được yên ổn.


NHÌN VỀ UKRAINE

Năm 1991 Liên Xô Viết tan rã, 12 nước cộng hoà lần lượt được tách ra và tuyên bố độc lập. Ukraine là một trong số các nước cộng hoà đó tách ra từ Liên Xô. Giống như Nga sau khi được tách ra, Ukraine cũng có tình trạng kinh tế trì trệ. Hy vọng kinh tế khởi sắc nhờ việc bắt tay hợp tác với phương Tây và Mỹ. Sự thật Mỹ và phương Tây không hậu thuẫn cho Ukraine phát triển kinh tế trong hoà bình và thịnh vượng. Họ chỉ hậu thuẫn vũ khí quân sự để Ukraine đối đầu với Nga. Ukraine không học được bài học mà Phần Lan đã rút ra: họ sẽ không an toàn nếu Nga không cảm thấy an toàn.


Lịch sử không có chữ nếu, nhưng lịch sử mang lại cho chúng ta những bài học. Tại thời điểm Nga chiếm đóng bán đảo Crimea của Ukraine, sau đó sáp nhập vào Nga, nếu Ukraine chấp nhận thực tại như Phần Lan đã từng chấp nhận mất lãnh thổ, đồng thời không có ý định gia nhập vào khối NATO, làm cho Nga không cảm thấy bị mất an toàn thì sẽ không có sự kiện Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine ngày hôm nay. Chấp nhận thực tại về lãnh thổ, đóng sách vở sang Phần Lan học cách phát triển bên cạnh một nước lớn mà không phải làm đàn em. Tranh thủ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất công nghiệp. Bài học đầu tiên mà Phần Lan dạy cho Ukraine không phải là phát triển kinh tế mà: Muốn mình an toàn thì đừng để Nga cảm thấy mất an toàn từ mình và nước xa không cứu được lửa gần.


Bài học Phần Lan không được áp dụng, nên Ukraine trở thành con tốt trong bàn cờ địa chính trị giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây, để tự mình đứng vào những nước thuộc Thế giới hỗn loạn. Đó là những nước mà tiến hay lùi đều không được nữa. Lưu ý với các bạn rất nhiều nước thuộc Thế giới hỗn loạn có nguyên nhân từ Mỹ mà tôi có thể kể tên: Iraq, Somali, Afghastan, Syria ... Ukraine sẽ không bao giờ thắng Nga trong các cuộc tranh chấp và Mỹ cùng với các nước phương Tây cũng chẳng bao giờ cho phép Ukraine thua tan tác. Họ sẽ tiếp tục hơi thổi ngạt để Ukraine ít nhất cũng sống lâm sàng với mục đích là một cái gai chọc vào sườn của Nga.


Lần lượt các nước Đông Âu trong phe CNXH cũ và những nước cộng hoà tách từ Liên Xô trở thành thành viên của EU và gia nhập khối NATO. Rào dậu biên giới, bước đệm để bảo vệ sự tấn công quân sự ngày càng siết chặt nước Nga. Kinh tế giảm sút, tiếng nói trên nghị trường Quốc tế không có giá trị, chỉ còn lại sức mạnh quân sự. Các đòn trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) liên tục giáng vào Nga làm cho nền kinh tế khó khăn càng khó khăn hơn. Do đó Nga có thể cho rằng nền kinh tế của họ đã nằm ở đáy rồi, họ không còn gì mà mất về mặt kinh tế nữa, mà nếu có mất cũng không đáng kể.


Là một Quốc gia đã từng là cường quốc, Nga không thể đứng khoanh tay nhìn bản thân bị siết chặt đến mức ngạt thở. Nga sẽ không chấp nhận việc bị đe doạ về quân sự và kinh tế. Đó là lý do mà Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine.


BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Địa chính trị của Thế giới luôn biến đổi như biểu đồ chứng khoán. Không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn, là một câu mà chúng ta vẫn thường nghe và nó luôn đúng. Chúng ta không từng nghĩ đến việc sụp đổ của Liên Xô và cuối cùng nó đã xảy ra. Thì chuyện Trung Quốc tan đàn sẻ nghé cũng hoàn toàn có thể đến. Do đó việc kiên trì với mục đích kéo dài hoà bình cho đất nước, tranh thủ phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân là điều mà chúng ta cần hướng tới.


Hiện nay có một số "chí sĩ yêu nước bàn phím" tự nhận là cấp tiến, nhưng tầm nhìn không qua ngọn cỏ. Đó là những người bài Tàu một cách cực đoan, nhưng thực tế chuyên buôn hàng Tàu đểu, hay nếu bắt phải bỏ tất cả những thứ gì liên quan đến Trung Quốc ra thì họ đang khoả thân. Do nhận thức kém, do mù quáng họ luôn luôn kích động chống phá ảnh hưởng đến đường lối ngoại giao của nhà nước. Xin được nhắc lại một bài học nữa từ Phần Lan, là một nước dân chủ tự do nhưng họ phải kiểm duyệt để truyền thông không được nói xấu Liên Xô. Những người tự nhận là cấp tiến muốn nước mình phải là đồng minh của Mỹ, cho Mỹ thuê Cảng quân sự Cam Ranh với hy vọng Mỹ sẽ bảo vệ mình. Họ không biết hay quên rằng Mỹ đã từng bỏ rơi đồng minh của mình là Việt Nam Cộng hoà hay gần đây nhất là Afghanistan. Những “chí sĩ yêu nước bàn phím” này luôn muốn người phát ngôn Bộ Ngoại giao phải nói như họ nói. Sống bên cạnh thằng hàng xóm đầu gấu mà lắm tiền, thì phải ăn nói nhỏ nhẹ chứ không nó vả cho không còn cái răng nào!


Việt Nam một nước nhỏ sống bên một nước lớn Trung Quốc luôn có dã tâm xâm chiếm, vị trí địa chính trị của chúng ta tương tự như Phần Lan với Liên Xô hay như Ukraine với Nga. Do vậy chúng ta cần phải học kỹ những bài học lịch sử đã và đang diễn ra trên thế giới. Là người đã sống trong chiến tranh, có nhiều mất mát trong chiến tranh tôi luôn trân quý hoà bình. Vì vậy đối với tôi một lãnh tụ giỏi là người có đường lối ngoại giao uyển chuyển làm sao cho đất nước không chịu chiến tranh để phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân!

 Đế quốc nào bành trướng thì cũng sẽ lụn bại. Nga từng là một để quốc lớn và từ 1991 đến nay đang là một đế quốc thất bại. 


Nó thất bại không phải vì thiếu tiền, thiếu vũ khí, thiếu máu người, mà vì thiếu văn minh. Dân tộc Nga vĩ đại có một nền văn hóa rực rỡ. Nhưng điều đó không tránh được việc họ đã để những tên độc tài khát máu thống trị mình. 


Nền độc tài của Stalin đã đưa nước Nga và Liên Xô thành một siêu cường.


Nhưng kho hạt nhân lớn nhất thế giới, nền công nghiệp vũ trụ hàng đầu cũng như trữ lượng dầu khí tưởng như vô hạn đã không giữ được đế quốc Liên Xô khỏi bị sụp đổ. Nó sụp đổ vì thiếu vắng những giá trị của thời đại. Đó là dân chủ, tự do, nhân đạo.


Những kẻ độc tài kiểu Putin hay Tập Cận Bình chỉ nghĩ đến được những việc như thay đổi hiến pháp để cầm quyền suốt đời. Họ chỉ thích tập hợp quanh mình những kẻ khiếp nhược mà ta thấy trong cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia của Putin. Vì vậy mà khi kẻ độc tài lên cơn điên thì không có ai cản được, khi vua cởi truồng mà tất cả vẫn phải nhắm mắt khen đẹp.


Tổng thống Trump ở Mỹ có thể muốn làm nhiều việc động trời. Nhưng quanh ông ta là cả một thiết chế dân chủ, là quốc hội, là tòa án, là những con người có tư tưởng dân chủ nằm ở mọi nơi. Người đảng cộng hòa, do ông ta đưa vào các vị trí quan trọng cũng vẫn hành động theo lương tâm và luật pháp. Đó chính là sự khác nhau về đẳng cấp văn minh.


Giờ đây Putin nuối tiếc vị thế của hoàng đế, khi có cảm giác là mình đã bình định được thiên hạ ở Nga và các nước Trung Á. Những cuộc chiến ông ta phát động ở Georgi (Gruzia) hay nay ở Ukraine là để thỏa mãn mộng bá của vương cá nhân ông ta chứ không liên quan gì đến lợi ích của 140 triệu người Nga. Mọi câu chuyện về lịch sử Ukraine mà ông ta kể ra hôm nọ chỉ để lừa bịp những kẻ nhẹ dạ. 


Cho dù chúng có đúng đi nữa thì việc dùng bom đạn để sửa lại lịch sử cũng giống như giả sử người Đức đòi lại vùng Đông Phổ nằm ở Ba-Lan và kể cả thành phố Kaliningrad của Nga, hay giả sử người Hungary, người Tiệp đòi lại các lãnh thổ họ bị mất trong hai cuộc đại chiến. Người Việt còn nhớ đến các vùng đất Cham-pa, Chân-Lạp, Cao Lãnh, Trà Vinh từng là của ai? 


Cái lý người Nga bị tàn sát ở Ukraine thì rõ là bốc mùi của vụ Nạn-Kiều-Hoa mà Đặng Tiểu Bình dựng ra năm 1978-1979 hay Hitler dựng ra vụ Sudeten ở Tiệp-Khắc 1938.


Tất nhiên Putin không tấn công sang ba nước Pribaltic bé tí tẹo, mặc dù cộng đồng Nga ở đó cũng không nhỏ. Ba nước này tuy nhỏ nhưng hơn Nga về đảng cấp văn minh. Người ta vẫn nhớ đến cuộc nổi dậy bất bạo động của người dân ba nước Estonia, Latvia và Litva trong năm 1990 đã khiến cho hàng chục sư đoàn Liên Xô đóng ở các lãnh thổ đó phải im lăng và rút lui. Quân Nga dù chiếm đóng các nước này nhưng vẫn ngước nhìn lên ( lính Nga ở CHDC Đức khi xưa cũng vậy). Người Nga vẫn kiềng nể hai nước nhỏ có biên giới với mình ở phương bắc là Phần Lan và Na-Uy.  


(Người Phần Lan với trình độ phát triển hơn, không dựa vào chiến tranh lấy thịt đè người nên với 200.000 quân ít trang bị hơn, đã cầm chân 600.000 quân Liên Xô trong cuộc chiến Lappland 1939-1940.)

 

Putin đánh vào Ukraine vì đó là mắt xích yếu nhất của cái gọi là „vòng vây dân chủ“ thắt quanh nước Nga. Tại sao Ukraine, nước đông dân nhất, to nhất và và có nền công nghiệp năng, công nghiệp quốc phòng mạnh nhất trong các nước cộng hòa Xô Viết, chỉ sau Nga, lại là mắt xích yếu nhất? 


Không thể đem quan hệ Nga- Ukraine so với quan hệ Trung-Việt. Khác hẳn với bang giao đầy thù hận Trung-Việt, hai dân tộc Nga-Ukraine có huyết thống với nhau, có văn hóa và ngôn ngữ rất cận kề. Trong lịch sử, hai dân tộc này đã từng thống nhất với nhau và gần đây nhất là hơn 70 năm Xã hội Chủ nghĩa. Hàng triệu gia đình Nga-Ukraine đã xóa nhòa nhiều mỗi hận thù lịch sử để lại. Do đó kích động hận thù giữa hai dân tộc này là một tội ác kinh khủng.


Không biết có phải vì mối quan hệ huyết thống này hay không mà khi Liên-Xô tan vỡ, Ukraine độc lập đã không đi con đường riêng mà tiếp tục dính vào nước Nga một cách dị thường, từ thể chế, từ nền kinh tế đến văn hóa.


Khác với các nước vùng Baltic, Tiệp, Slovakia hay Ba-Lan, người Ukraine đã ngủ quên trong 24 năm liền, từ 1990 đến 2014. Thời kỳ đầu của chế độ hậu Cộng sản, Nga cũng lúng túng trong vũng bùn của chính mình, đó là cơ hội mà Ukraine đã bỏ qua. Kiew vẫn duy trì một nhà nước phi dân chủ, bị đám tài phiệt lũng đoạn. Quân đội và công an vẫn làm việc theo kiểu Nga và chịu ảnh hưởng của Nga. Vì vậy nên khi Nga đưa quân vào lấy Crime và gây hấn ở hai tỉnh miền Đông (Donesk và Luhansk), Ukraine thua toàn tập. Quân đội có mà như không.


Sau cách mạng Maidan và vụ Crime, Ukraine thay đổi 180°, hướng về phương tây và hoàn toàn cự tuyệt với Nga. Các trường học đã không dạy tiếng Nga, các viên chức liên quan đến Nga bị đào thải. Tất nhiên việc đó dẫn đến nỗi bât bình và lo sợ trong cộng đồng Nga, một lý do cho các phần tử ly khai phất cờ.


Giờ đây Ukraine đang rất nguy hiểm. 


Mọi cải cách dân chủ từ 2014 đến nay đã làm cho những kẻ độc tài như Putin và Lukaschenko khó chịu. Những ông vua mới thay đổi hiến pháp này không thể chấp nhận việc một tỷ phú Poroscheko chúc mừng một tay hề như Zelensky lên làm tổng thống. Cái gai này phải nhổ để ngai vàng của họ không bị "Bọn khi quân" đe dọa.


Nhưng các bước tiến dân chủ đó không đủ để vực dậy một nền kinh tế tuy đầy công nghiệp nặng, nhưng lạc hậu vài chục năm, không làm lành mạnh được một xã hội đầy tham nhũng, vẫn bị thao túng bởi đám cá mập (Oligarch). 


Điểm yếu nhất của Ukraine là quân đội bị Nga thao túng quá lâu, bị rút ruột thảm hại (Hạm đội của Ukraine hầu như mất hết về tay Nga). Lo ngại rằng quân Nga sẽ đè bẹp quân Ukraine trong những ngày đầu là có cơ sở. 


Những ai phê phán phương tây bỏ rơi Ukraine cũng nên hiểu rằng: Sự sống còn và nền độc lập của dân tộc nào cũng phải do dân tộc đó tự lo. Vũ khí phương tây có đổ vào cho một quân đội không được chuẩn bị thì cũng vô nghĩa. Chẳng người Mỹ hay người Đức nào có thể chết thay để bảo vệ nền độc lập của Ukraine, dù có thương tiếc nó. 


Việc Putin có chiếm được Kiew và thành lập chính phủ thân Nga hay không, phụ thuộc vào sức đề kháng của quân Ukraine. Đó là trước mắt, nhưng về lâu về dài Putin sẽ sa vào một cuộc chiến dai dẳng, vì Ukraine khác Afghanistan một trời một vực. Đế quốc đang lụn bại sẽ càng lụn bại thêm.


Vấn đề của Ukraine hiện tại là đã bỏ lỡ mất mấy chục năm, không hiện đại hóa, đưa đất nước mình lên một thang bậc văn minh hơn. Chưa kể đến sức sống và khả năng đề kháng cao của xã hội dân chủ, mà ngay cả người Nga ở các nước Baltic hay ở Bắc Âu cũng mừng vì được sống trong xã hội đó hơn là để ông Putin vào làm phiền.


Có lẽ đây là điểm mà người Việt nên học từ câu chuyện Nga với các láng giềng.


Fb anh Tho Nguyen

 PUTIN NGẠO MẠN TỰ TIN, BỊ GÀI VÔ THẾ BỊ ĐÁNH HỘI ĐỒNG!

*****

Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ và các nước phương Tây hùa nhau đồng loạt lên tiếng cho rằng Nga sẽ tấn công Ukraina trong vài ngày tới và có những động thái chuẩn bị ráo riết và thật sự cho sự kiện này. Trong những động thái chuẩn bị đó, nổi bật lên nhất mà ai cũng nhìn thấy là việc Mỹ và các nước phương Tây “để lộ” ra cho thấy sự trừng phạt sẽ xảy ra dành cho nước Nga là vô cùng hời hợt, yếu ớt, khiến những cây bút bình luận quốc tế phải chỉ trích, lo lắng…


Nếu chịu khó quan sát kỹ tình hình, sẽ không khó để nhận ra rằng Mỹ và các nước phương Tây –và cả Ukraina nữa, giống như một cô gái đẹp thấy một tên côn đồ háo sắc lảng vảng trước cửa nhà nhưng không lo đóng cửa mà trái lại mở rộng cửa ra, vừa la: “Tôi bị hiếp dâm!”, vừa tự tay cởi cúc áo lần lượt và vội vã… Giống y như Mỹ và các nước phương Tây –và cả Ukraina nữa- “mời” Putin tấn công Ukraina và sẽ sẵn sàng nằm sấp xuống “chịu đòn”! Tại sao vậy? Chỉ có một câu trả lời là: Trận địa đã được thiết lập, bẫy đã được giăng, chỉ chờ đối thủ “bước vào tròng” để “úp sọt”. Với vị thế, tiềm lực hiện tại của Mỹ và các nước phương Tây cùng Ukraina, xét trên mọi bình diện, phương diện… không thể có chuyện yếu hơn, thua kém một nước Nga vẫn đang luẩn quẩn trong vòng vây của sự đói nghèo. Putin và nước Nga chỉ hơn Mỹ và các nước phương Tây ở sự liều lĩnh, tính côn đồ, bấp chấp luật pháp, thông lệ, hiến chương quốc tế… Một gã côn đồ sẵn sàng vác dao chém người trong cơn điên máu sẽ thắng trong cuộc đối đầu tay đôi với một người lương thiện, nhưng chắc chắn sẽ thua khi những người lương thiện đoàn kết được với nhau để đối phó với y. Cả thế giới đang chờ một cái cớ hợp pháp để có thể cùng nhau tham gia vào cuộc thanh trừng một gã giang hồ quốc tế hung hãn, cái cớ đó nằm ở đất nước Ukraina và đã nhen nhóm, được chuẩn bị từ năm 2014, lúc Nga ngang ngược xâm lược bán đảo Crimean của Ukraina mà không coi ai ra gì. Ukraina cũng đã chờ cái cớ này từ lâu để có thể mượn lực nước ngoài lấy lại bán đảo Crimean, khi không thể đường đường chính chính đấu tay đôi với Nga trên phương diện quân sự.

Trận chiến nào cũng có tổn thất, thương vong và các nước phương Tây ở châu Âu đã chuẩn bị sẵn cho tình huống này dù Nga nắm phần lớn nguồn cung nguyên nhiên liệu giá rẻ cho châu Âu trong mùa đông giá buốt. Các nước châu Âu không chỉ có một lựa chọn là buộc phải mua khí đốt, dầu hỏa của Nga, trong tình huống bất khả kháng thì những quốc gia này vẫn còn có nguồn cung từ Mỹ và các quốc gia khác… Đã có những chỉ dấu cho thấy một số nước ở châu Âu chấp nhận thiệt thòi, quyết liệt tỏ thái độ với Nga.


Putin có biết điều này? Theo tôi thì Putin thừa sức biết điều này, chỉ có điều là với bản chất gan dạ, liều lĩnh, mạo hiểm… của một võ sĩ, một cựu nhân viên tình báo, một kẻ hung hãn, quyết đoán bẩm sinh, Putin vẫn quyết định “bước thử một chân” vào trận địa đã được bố trí sẵn của phe địch xem sao để "nắn gân", nếu không được thì nhảy ra… Nhưng, Putin đã sai lầm!


Tổng thống Ukraina sẽ không để Putin muốn đưa quân vào lãnh thổ của mình lúc nào thì đưa, muốn rút ra lúc nào cũng được. Nước Nga đưa quân vào Ukraina thì dễ, nhưng rút ra thì khó bởi Tổng thống Ukraina và quân đội nước này sẽ đánh “xà quần” với quân Nga, vừa đánh vừa la trong vai người bị hại cho đến khi đồng minh của họ đến cứu viện một cách hợp pháp thì thôi.


Có người đặt vấn đề với tôi rằng: Một gã hề (Tổng thống Ukraina xuất thân là một diễn viên hài trên truyền hình) có đấu lại với Putin? Nên nhớ, nếu bạn không đủ thông minh, bạn không thể hài hước. Nếu bạn có khả năng hài hước khiến rất nhiều người bật cười thì bạn là người rất thông minh, đừng vội xem thường, quy kết những người có năng khiếu thiên bẩm này là kém cỏi vì họ luôn là người xuất chúng hoặc ít nhất là vượt trội so với đám đông. Chẳng phải Putin trước khi có cơ hội tham gia chính trường và được làm Tổng thống nước Nga đã từng có lúc định hành nghề lái taxi để nuôi sống gia đình mình? Nếu Putin chỉ là một anh tài xế lái taxi thì chúng ta có biết tên của y và sau này có một số người trên thế giới ngưỡng mộ y? Putin cũng chỉ là một con người, cũng có thể phạm sai lầm, cũng có thể thất bại như bất cứ ai trên đời…


Putin đấu với phần còn lại của thế giới bằng lá gan, sự dũng cảm, tính mạo hiểm và nhất là sự tự tin của y, một người luôn chiến thắng ròng rã suốt mấy chục năm nay trên chính trường quốc tế và trong nước Nga. Chính sự ngạo mạn này sẽ dìm chết Putin trong trận đấu sắp tới vì có vẻ như mọi người đã nhìn ra điểm yếu này và khiêu khích, khai thác nó tận cùng!


Nguồn: Hữu Phú - 24.2.2022

 


Nhiều anh em nhắn tin cho mình hỏi rằng, trời tây đánh nhau thì mình làm sao phải bán tháo thì mình chia sẽ với anh em vậy.

Cái quan trọng nhất của việc Nga – Ukraine đánh nhau chính là làm tăng giá dầu. mà dầu là nhiên liệu đầu vào của nền kinh tế, nó như mạch máu vậy, len lỏi khắp cơ thể. Khi giá dầu tăng, đẩy giá cả hàng hóa lên 1 mặt bằng mới và lạm phát xảy ra. Khi lạm phát xảy ra thì:

1. Lãi suất huy động phải tăng để bù lạm phát: lãi suất tăng thì dòng vốn thị trường chứng khoán sẽ bị rút ra, nếu không tăng lãi suất huy động thì nguồn vốn đầu vào của ngân hàng sẽ chảy ra các kênh khác như vàng, bất động sản.v..v..v… lãi suất huy động tăng mà lãi suất cho vay giữ nguyên thì rõ ràng lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ giảm. Lãi suất cho vay tăng theo thì đồng nghĩa nền kinh tế sẽ chậm lại, kế hoạch hồi phục sau covid của chính phủ có thể không đạt mục tiêu dự kiến.

2. Chi phí nhiên liệu đầu vào trực tiếp sẽ tăng, ngoài ra các chi phí khác cũng có thể tăng theo, ví dụ như chi phí tiền lương. Việc đình công đang diễn ra ở 1 số nơi. Ngoài ra chi phí nguyên vật liệu đầu vào cũng sẽ tăng vì nhiên liệu tăng luôn. Nếu doanh nghiệp không tăng giá thì lợi nhuận mỏng lại, còn nếu tăng giá giữ lợi nhuận thì đối mặt với việc sụt giảm sản lượng. Trong nền kinh tế có mối liên kết thì sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này sẽ là sản phẩm đầu vào của doanh nghiệp khác, tất cả đều tăng thì người tiêu dùng lãnh đủ. Sức mua giảm cũng sẽ quay về câu chuyện lạm phát và chính phủ phải giải quyến vấn đề đó bằng cách tăng lãi suất, hoặc tốt hơn là bõ bớt thuế xăng dầu để giúp hạ nhiệt lạm phát.

3. Nhiều anh em có thể hỏi nếu vậy thì doanh nghiệp bất động sản sẽ ngon, đồng ý là có thể ngon đối với doanh nghiệp chưa tăng quá nóng, có dự án mở bán trong giai đoạn tới, chứ không phải doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu tư dự án, vì chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ đẩy lên rất cao. Nên nhớ độ co giãn cầu theo giá của bất động sản là tương đối cao, nếu bán giá quá cao thì thanh khoản sẽ sụt giảm.

4. Dòng vốn thị trường sẽ bị rút ra bởi lo ngại chiến tranh kéo dài, việc rút vốn gây ra hiệu ứng domino ngắn hạn gây call margin hàng loạt. Đặc biệt dòng vốn ngoại rút bớt về khi tương lai fed sẽ tăng lãi suất do áp lực lạm phát lên nước Mỹ.

5. Chiến sự kéo dài làm giao thương giữa Việt Nam và khu vực Châu Âu sẽ khó khăn hơn ít nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp được hưởng lợi từ EVFTA. Đặc biệt Các doanh nghiệp có thị trường ở Nga thì xem như xong. Lượng khách quốc tế đến Việt nam cũng sẽ ít hơn, gây khó khăn cho việc hồi phục của ngành du lịch, hàng không.

6. Nhìn chung giá dầu tăng chỉ làm lợi cho vài doanh nghiệp dầu khí và phần còn lại của nền kinh tế sẽ bị thiệt hại. Mà sự kỳ vọng vào nền kinh tế phản ánh và Vnindex.

7. Nếu Nato vào cuộc, nó không còn là cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền để dựng nên 1 chính quyền thân Nga mà là sẽ là cuộc chiến giữa các cường quốc trên mặt trận Ukraine. Nhu cầu tích trữ dầu mỏ chiến lược sẽ tăng cao ở các quốc gia tham chiến, đặt biệt là Nga, lượng dầu sẽ tiếp tục khan hiếm. Các nhà cung cấp dầu mỏ lớn như nhóm Opec và đá phiến Mỹ dự kiến năm 2022 này cũng sẽ không thay đổi kế hoạch tăng sản lượng bất chấp giá dầu tăng phi mã. Không rõ họ có chịu tăng sản lượng hay không, chuyện này rất khó đoán. Trường hợp tốt nhất họ tăng sản lượng nhưng nhỏ giọt để duy trì giá dầu trên 100 USD.

Có lẽ vài dòng trên đã giúp anh em hiểu được vì sao có sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán Việt Nam và tương lai Vnindex sẽ thế nào!

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

 COVID, CHIẾN TRANH ĐỀU PHỤC VỤ CHO CUỘC ĐẠI THU MUA CỦA GIỚI TÀI PHIỆT



Tiền không có tổ quốc. Các nhà tài chính không biết thế nào là lòng ái quốc và sự cao thượng. Mục đích duy nhất của họ chính là thu lợi”. (Wikimedia Commons)


“Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất, sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất, dư luận dễ bị dẫn dắt nhất, sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất, và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất”. Vì vậy, khủng hoảng và suy thoái được các nhà tài phiệt ngân hàng xem như một thứ vũ khí được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm đối phó với chính phủ và người dân…


Ngân hàng Anh (Bank of England) ra đời vào năm 1694, kéo theo một loạt các khái niệm về tiền tệ và công cụ tài chính đòn bẩy phức tạp hơn rất nhiều so với quá khứ đã được các ông chủ ngân hàng sáng tạo ra.


Ý tưởng chủ đạo của các nhà tài phiệt ngân hàng chính là biến khoản nợ tư nhân thành món nợ vĩnh cửu của quốc gia, lấy thuế của toàn dân làm thế chấp, và tiền tệ quốc gia được ngân hàng phát hành dựa trên cơ sở các khoản nợ. 


Vị hoàng đế nổi tiếng của Pháp Napoleon cũng đã nhìn thấu bản chất của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, và từng nhận xét một cách sắc bén rằng: “Tiền không có tổ quốc. Các nhà tài chính không biết thế nào là lòng ái quốc và sự cao thượng. Mục đích duy nhất của họ chính là thu lợi”.


Chính vì nguyên nhân này, các tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ kiên quyết chống lại việc thành lập Ngân hàng. Ngày 8/1/1835, tổng thống Jackson đã trả xong khoản nợ cuối cùng của nước Mỹ. Ông cũng là vị tổng thống may mắn thoát chết khỏi việc bị ám sát “hụt”, khi kẻ ám sát bắn vào ông cả 2 viên đạn… lép (mặc dù tỷ lệ này chỉ vào khoảng 1/125.000 mà thôi). Đây được xem là kỳ tích trong các vụ ám sát tổng thống Mỹ khi có liên quan đến hệ thống tiền tệ.


Năm 1881, tổng thống thứ 20 của Mỹ là James Garfield bước lên đài chính trị và đã nắm bắt được điểm cốt yếu của vấn đề. Ông nói rằng:


“Ở bất cứ quốc gia nào, ai khống chế được việc cung ứng tiền tệ thì người đó trở thành người chủ tuyệt đối của các ngành công, thương nghiệp hiện có. Nếu hiểu rõ được rằng, hệ thống tiền tệ được kiểm soát và khống chế một cách dễ dàng bởi một nhóm người, bạn sẽ hiểu rõ nguồn gốc của nạn lạm phát và chính sách siết chặt tiền tệ”.


Chỉ 200 ngày sau khi nhậm chức, ông Garfield bị ám sát, tạo nên một sự kiện gây rúng động dư luận Mỹ thời bấy giờ và là sự dằn mặt “sâu sắc” cho các tổng thống kế nhiệm trong việc “cư xử phải phép” với giới tài phiệt.


Thế là, họ đã đi từ việc giữ hộ tiền thu phí, cho vay kiếm lời… đến một ý tưởng táo bạo, hiệu quả hơn, đó là tạo ra khủng hoảng. Họ làm thế giới quên lãng rằng chúng ta có một quy luật gọi là “Bàn tay vô hình”.


Quy luật ‘Bàn tay vô hình’ với nguyên tắc ‘thuận theo tự nhiên’ đã bị vô hiệu bởi hệ thống tài chính ‘khuyến khích nợ’ 

Vào năm 1776, nhà kinh tế học Adam Smith đã đưa ra một hệ tư tưởng kinh tế gọi là “Bàn tay vô hình”, với quan điểm cho rằng nền kinh tế nên “thuận theo tự nhiên” - tức là tôn trọng sự vận hành của quy luật cung - cầu. Theo Adam Smith, khi nền kinh tế vận hành đầy đủ theo quy luật cung - cầu, tức là không có sự can thiệp chính quyền trong sở hữu, kinh doanh, mà chính quyền chỉ đảm bảo duy trì nền pháp trị công bằng và minh bạch, khi đó giá trị gia tăng, phúc lợi xã hội và cân bằng thị trường đạt mức tối ưu. Điều này mang lại phúc lợi tốt nhất cho toàn xã hội. 


Về một phương diện nào đó, các cá thể trong nền kinh tế có quan hệ cộng sinh. Trong tác phẩm “Nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia”, Adam Smith phát biểu quan điểm rằng nền kinh tế bình thường sẽ phát triển trên cơ sở quy luật tự nhiên, còn xã hội không bình thường là sản phẩm của độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người. Thị trường sẽ tạo ra sự hài hòa giữa các lợi ích bằng phương cách của nó.


Từ đó có thể thấy, không phải dễ dàng để đưa các chính phủ “vào tròng” và chịu cảnh đất nước vay nợ, đặc biệt khi các chính trị gia là những người yêu nước chân chính. Làm thế nào để “nắm được” tài sản của toàn dân với khoản thu thuế “béo bở” hàng năm, cũng như khống chế được hệ thống tiền tệ của một quốc gia, là vấn đề rất trọng yếu đối với các nhà tài phiệt ngân hàng. 


Ông cho rằng: “Cứ để cho một cá nhân nào đó chạy theo lòng ham lợi của mình, anh ta sẽ thấy mọc lên những kẻ cạnh tranh làm anh ta mất nghề. Cứ để cho một người nào đó bán hàng hóa của mình quá đắt hoặc không muốn trả công cho công nhân của mình như những kẻ khác, anh ta sẽ mất khách trong trường hợp thứ nhất và không có người làm trong trường hợp thứ hai”. 


Như vậy, những động cơ vị kỷ của con người điều khiển trò chơi, và sự tác động qua lại giữa họ sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ nhất - sự hài hòa của xã hội.


Nhưng một nền kinh tế lý tưởng mà Adam Smith mong muốn, nơi cung - cầu được vận hành theo đúng quy luật, không bị méo mó bởi khả năng in tiền của chính quyền hay các công cụ tài chính kích thích đầu cơ đánh vào lòng tham của con người, giờ không còn nữa. Đó là lý do cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trở thành các “cơn sóng thần” càn quét tất cả sự cân bằng của thị trường, sự liêm chính của các thực thể tham gia thị trường, từ người sản xuất, người tiêu dùng, ngân hàng và chính phủ dần tụt dốc, cung - cầu đúng nghĩa về tiền tệ, hàng hóa, vốn trở nên méo mó. 


Trong tác phẩm “Chiến tranh tiền tệ”, tác giả Song Hongbing cho rằng: “Dưới sự đe dọa của khủng hoảng và suy thoái, người dân dễ trở nên thỏa hiệp nhất, sự đoàn kết dễ bị phá vỡ nhất, dư luận dễ bị dẫn dắt nhất, sức tập trung xã hội dễ bị phân tán nhất, và đương nhiên, mưu kế của các nhà tài phiệt ngân hàng cũng dễ được thực hiện nhất”. 


Vì vậy, khủng hoảng và suy thoái được các nhà tài phiệt ngân hàng xem như một thứ vũ khí được sử dụng một cách hiệu quả nhất nhằm đối phó với chính phủ và người dân.


Nói một cách đơn giản, khi một xã hội rơi vào khủng hoảng do “bội chi tài chính”, nguyên nhân có thể là do nạn đầu cơ, chiến tranh... thì âm mưu tước đoạt tài sản của toàn dân sẽ dễ dàng đạt được. Vàng đã giúp chặn đứng quá trình nguy hiểm này và đóng vai trò bảo hộ tài sản của dân chúng. Nhưng cũng chính bởi vì điều này mà Vàng đã bị “trù dập” và “xóa sổ” không thương tiếc bởi các thế lực tài phiệt và các chính trị gia muốn leo lên chiếc thang quyền lực bằng con đường vay nợ này.


Thế lực nào đã tài trợ cho Hitler?

Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc năm 1918, Đức đã thất bại thảm hại và chịu khoản bồi thường chiến tranh khổng lồ. Tuy nhiên, nước Đức đã hoàn toàn thoát khỏi nạn lạm phát tiền tệ siêu cấp năm 1923 và bắt đầu công cuộc khôi phục nền kinh tế với tốc độ nhanh chóng. Vì đâu là một nước Đức “suy kiệt” về kinh tế lại có thể “quật khởi” trở lại sau một khoảng thời gian ngắn và từng bước củng cố tiềm lực về kinh tế để kích động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II?


Ngày 30/1/1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Ngày 1/9/1939, Đức đã phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, nghĩa là họ chỉ mất 6 năm để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Một điều ít ai biết rằng, thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hitler, giới tài phiệt phố Wall muốn phát động một cuộc chiến tranh với quy mô lớn. 


Theo Global Research, các tổ chức tài chính trung ương của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ như là Ngân hàng Anh, Hệ thống dự trữ liên bang (FRS), cũng như các tổ chức tài chính và công nghiệp khác đã đặt ra mục tiêu thiết lập sự kiểm soát tuyệt đối đối với hệ thống tài chính của Đức, để kiểm soát các quá trình chính trị ở Trung Âu. Để thực hiện chiến lược này, các nhà tài phiệt đã hợp tác tài chính với chính phủ Đức Quốc xã và hỗ trợ cho chính sách đối ngoại bành trướng của chính quyền này, nhằm chuẩn bị và mở ra một Thế chiến mới.


Vào mùa hè năm 1924, một dự án được gọi là “kế hoạch Daw Dawes” (Giám đốc của một trong những ngân hàng thuộc nhóm tài phiệt Morgan) đã cấp cho Đức một khoản vay lớn 200 triệu USD, một nửa trong số đó được hạch toán bởi JP Morgan (dưới sự chỉ dẫn của người đứng đầu Ngân hàng Anh là Montagu Norman). Trong khi các ngân hàng Anh-Mỹ giành được quyền kiểm soát không chỉ đối với việc chuyển các khoản thanh toán của Đức, mà còn đối với ngân sách, hệ thống lưu thông tiền tệ và hệ thống tín dụng của nước này.


Tổng số tiền đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Đức trong giai đoạn 1924-1929 lên tới gần 63 tỷ Mác (trong đó 30 tỷ Mác được hạch toán bằng các khoản vay) và thanh toán tiền bồi thường chiến tranh 10 tỷ Mác. 70% doanh thu được cung cấp bởi các chủ ngân hàng từ Hoa Kỳ (hầu hết là từ JP Morgan). Kết quả là vào năm 1929, ngành công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới, nhưng phần lớn nằm trong tay các tập đoàn tài chính-công nghiệp hàng đầu của Mỹ.


Nhà cung cấp chính của cỗ máy chiến tranh Đức, đã tài trợ 45% cho chiến dịch bầu cử của Hitler vào năm 1930, và nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn Rockefeller. Còn tập đoàn Morgan thông qua công ty điện tử General Electric, đã điều khiển ngành công nghiệp điện và vô tuyến của Đức, và thông qua công ty viễn thông ITT đã chiếm giữ 40% mạng điện thoại nước Đức.


Sự hợp tác của các “ông lớn” Mỹ với tổ hợp công nghiệp quân sự Đức rất mãnh liệt và có sức lan tỏa, cho đến năm 1933, các ngành chủ chốt của ngành công nghiệp Đức và các ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Ngân hàng Netherdner... đều nằm dưới sự kiểm soát của giới tài chính Mỹ.


Cựu Thủ tướng Đức Heinrich Brüning (cầm quyền năm 1930-1932) đã viết trong hồi ký của mình rằng kể từ năm 1923, Hitler đã nhận được một khoản tiền lớn từ nước ngoài. Vào tháng 5 năm 1933, các chủ ngân hàng lớn nhất ở Phố Wall đã phân bổ cho Đức khoản vay mới với tổng trị giá 1 tỷ USD. Vào tháng 6/1933, Đức quốc xã lại có được 2 tỷ USD từ ngân hàng Anh.


Từ “bàn đạp kinh tế” này, Hitler đã phát động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, gây ra hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới lần thứ I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước đó cộng lại.


“Vòng xoáy” của chiến tranh khiến các nhà tài phiệt thỏa mãn cơn khát cho vay, bởi đơn giản chính phủ của các quốc gia tham chiến buộc phải vay nợ để leo thang chiến tranh. Cuộc chiến càng khốc liệt, số tiền vay càng nhiều, và hệ lụy là cả nền kinh tế tương lai của toàn dân bị thế chấp vào canh bạc này.


Nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel Robert Cox Merton đã nói: “Trong mắt của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế, không có chiến tranh và hoà bình, không có khẩu hiệu và tuyên ngôn, cũng không có hy sinh hoặc danh dự”.


Ai tạo ra, kiểm soát và thu lời từ các công cụ tài chính đòn bẩy?

Bất kể hệ thống tài chính phát triển đến đâu, các sàn giao dịch được hỗ trợ bằng công nghệ hiện đại thế nào thì bản chất của hệ thống này thực chất là sáng tạo ra các công cụ nợ và chuyển mọi thứ từ hàng hóa, quyền mua, quyền sản xuất, quyền sở hữu tài sản cố định, lưu động thành nợ (bao gồm nợ chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân). 


Tại sao hệ thống tài chính lại có thể cho vay nhiều như thế, tiền từ đâu ra để chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể vay ngày một nhiều như vậy? Câu trả lời là bản thân hệ thống tài chính không có tiền nhưng các quy định hoạt động của nó được chấp nhận bởi các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thanh toán quốc tế, quỹ tiền tệ quốc tế... khiến nó có thể “tự tạo tiền”. Dĩ nhiên là “tiền ảo”. 


Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, các ngân hàng thương mại (NHTM) Mỹ nắm giữ chứng khoán hóa các khoản vay mua nhà, các loại chứng khoán này được mua bán, giao dịch giữa các NHTM để tạo “thanh khoản” và “giá trị ảo” trên giấy tờ mà không quan tâm tới khả năng trả nợ của người đi vay, gây ra bong bóng tài sản nhà ở tại Mỹ. 


Đến một ngày, giấy không gói được lửa, Lehman Brother buộc phải tuyên bố phá sản. Quân cờ domino đầu tiên sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của ngành tài chính Mỹ và sau đó là cả thế giới, tạo ra cuộc khủng hoảng năm 2008.


Theo nhận định của IMF, 40% khoản nợ doanh nghiệp từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, EU, Trung Quốc... có khả năng trở thành nợ xấu nếu nền kinh tế thế giới rơi vào đình trệ, tổng nợ xấu có thể lên tới 19.000 tỷ USD.


Thực ra, từ một đồng vốn huy động được từ người gửi tiền vào hệ thống NHTM có thể giúp các NHTM cho vay ra 4 đến 5 đồng, thậm chí nhiều hơn. Trong thuật ngữ tài chính, hiện tượng này được gọi là “số nhân tiền”. Đây là lý do khiến các công ty tài chính, các nhà tạo lập thị trường vốn ra sức sáng tạo các công cụ nợ, lách các chuẩn mực an toàn để tăng cường huy động, cho vay và sinh lời. 


Các công cụ nợ càng sáng tạo thì tên gọi và hình thức vận hành, phương thức giám sát càng phức tạp, nhưng rốt ráo thì nợ vẫn là nợ. Một ví dụ điển hình là tổng giá trị các sản phẩm phái sinh trong sổ sách của Deutsche Bank vào quý 2/2019 đã lên tới 53,5 nghìn tỷ USD; lớn gấp 14 lần GDP của Đức và gần 3 lần GDP của cộng đồng kinh tế châu Âu. 


Tác giả loạt sách “Dạy con làm giàu” Robert Toru Kiyosaki đã kể một “chuyện vui” về vấn đề trên: “Mồi lửa cuối cùng cũng bén thành ngọn lửa, người người hoảng sợ và tháo chạy nhưng không biết phải làm sao. Để trấn an, chủ sới bạc nói rằng việc ‘có lửa có khói’ là chuyện bình thường và chuyện kiểm soát ngọn lửa là điều hoàn toàn làm được. Những điều này đã làm yên lòng mọi người, vậy là người ta lại tiếp tục đánh bạc”.


Do đó, tổng kết về nguyên nhân của mọi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đã xảy ra trong quá khứ luôn không thể thiếu một kết luận quan trọng: “Sự xuống cấp đạo đức, thiếu vắng sự liêm chính trong ngành tài chính - ngân hàng là cơ hội để ‘virus khủng hoảng’ lây lan một cách tự do cho tới khi cơ thể của cả hệ thống tài chính phát bệnh”.


Nhưng rốt cuộc, đồng tiền “cuối cùng” rơi vào “túi” ai? Trong hầu hết các cuộc khủng hoảng, các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đều sử dụng “chiêu đặc biệt” là mở hầu bao để thúc đẩy tín dụng phát triển, tạo nên tình trạng thị trường bong bóng, rồi sau khi tài sản của người dân đã đổ dồn vào cơn sóng đầu cơ thì họ rút mạnh vòng quay lưu chuyển tiền tệ, tạo nên suy thoái kinh tế và sụt giá tài sản. 


'Xén lông cừu' 

Khi giá tài sản sụt xuống chỉ còn 1/10 thậm chí là 1/100 giá trị thực thì họ lại ra tay mua vào. Trong ngôn ngữ của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế thì hành động này được gọi là “xén lông cừu”.


Chẳng hạn, trong cuộc Đại suy thoái 1930, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất cho vay lên mức 6%. Ngay lập tức, ngân hàng FED tại New York cũng tăng lãi suất cho vay đầu tư chứng khoán từ 5% lên 20%. Các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người, thị trường cổ phiếu sụt giá một cách thê thảm chẳng khác gì cảnh vỡ đê. 


Trong suốt tháng 10 và 11/1029, khắp các sàn chứng khoán chỉ thấy mỗi lệnh bán. Khối tài sản trị giá 160 tỷ USD (tương đương với tổng vật tư khổng lồ mà nước Mỹ đã sản xuất được trong Thế chiến thứ II) trong nháy mắt đã tan thành mây khói. 


Như vậy, không phải chính phủ hay các ngân hàng trung ương là kẻ thu lời từ các công cụ tài chính đòn bẩy tài chính, mà kẻ hưởng lợi trực tiếp từ dòng tiền tài chính, từ khủng hoảng và chiến tranh lại chính là các nhà tài phiệt tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới.


Chính phủ Anh đã sa lầy vào “vũng bùn” vay nợ và quả thật chẳng thể nào hoàn trả hết các khoản nợ đã vay. Đến cuối năm 2005, khoản nợ của chính phủ này từ 1,2 triệu bảng năm 1694 đã tăng lên thành 525,9 tỷ bảng, chiếm đến 42,8% GDP của nước Anh. Từ đó, việc phát hành và chi phối hệ thống tài chính - tiền tệ của Anh rơi vào tay các nhà tài phiệt.  


Trong “Chiến tranh tiền tệ”, tác giả Song Hongbing đã “điểm danh” những nhân vật quan trọng nhất của phố Wall hiện tại, bao gồm: J.P. Morgan; James J. Hill; George Berk (Chủ tịch First National Bank) trực thuộc Tập đoàn Morgan; John Rockefeller; William Rockefeller; James Stillman (Chủ tịch National City Bank); Jacob Schiff (công ty Kuhn Loeb) trực thuộc Tập đoàn Standard Oil Citibank. 


Đầu mối trung tâm về vốn do họ tạo nên đang trở thành thế lực chủ yếu khống chế đại bộ phận các ngành công nghiệp cơ bản cũng như nền tài chính thế giới.


Chính quyền ‘vay tiền giải cứu’ bằng mọi giá - vòng luẩn quẩn ‘nợ chồng nợ’, kinh tế suy thoái

Bản chất của việc vay nợ là “chi tiêu trước” những gì mà nền kinh tế sẽ tạo ra trong tương lai dựa vào sức lao động. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, khi áp lực “đòn bẩy” nợ quá cao, bong bóng nợ “quá căng”, nền kinh tế không còn khả năng chống chịu, thì sẽ xảy ra việc vỡ nợ, phá sản, kéo theo hiện tượng domino khiến nền kinh tế đi vào chu kỳ suy thoái. Thêm vào đó, bản chất của vay nợ để giải cứu kinh tế của chính quyền các nước chính là quá trình biến nợ tư nhân thành nợ chính quyền: đó là quá trình công hữu hóa tài sản quốc gia (!) - một con đường “tiến lên xã hội chủ nghĩa”. 


Trên thực tế, sau mỗi cuộc khủng hoảng, chính quyền các nước đều nỗ lực đi vay nợ để “giải cứu” ngân hàng, doanh nghiệp, nhưng càng giải cứu bằng vay nợ, kinh tế càng trì trệ, bong bóng tài sản (những tài sản rủi ro và có thể đầu cơ) càng phình nhanh hơn, rủi ro hơn và dễ đổ vỡ hơn. 


Chính quyền nợ càng nhiều, người dân sẽ đóng thuế càng cao sau đó, gánh nặng nợ nần sẽ kiểm soát tài sản, kìm hãm năng lực sáng tạo của người dân, doanh nghiệp và cả chính phủ hàng thập kỷ… Đó tuyệt đối không phải là con đường phát triển bền vững, công bằng và hạnh phúc như cách lý giải trên bề mặt của nó. 


Liệu các ngân hàng có quan tâm đến việc các đòn bẩy tài chính của họ sẽ dẫn đến việc người vay mất khả năng hoàn trả, hoặc tạo ra tình trạng ỷ lại, đầu cơ cho người vay…? Trên thực tế, họ dùng các nguyên tắc cho vay dưới chuẩn để có thể tiến sâu hơn vào “ván bài” mưu cầu lợi nhuận này. Trong khi đó, “tuyến phòng thủ cuối cùng” - chính quyền nhà nước, lẽ ra cần điều hướng nền kinh tế của đất nước theo hướng phát triển an toàn, bền vững, thì chính quyền của một số nước có thể còn đang “tiếp tay” cho sự “tăng trưởng” kinh tế này. Họ sử dụng hệ thống tài chính, ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại như một “cơ chế” nhằm mục đích duy trì quyền lực và củng cố bộ máy chính trị. 


Trong nền kinh tế hiện đại, tất cả các ngành công nghiệp đều được đan xen sâu sắc với hệ thống ngân hàng, thông qua một mạng lưới các khoản nợ và nghĩa vụ. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy các khoản nợ ngày một tăng, từ nợ vay tiêu dùng, nợ doanh nghiệp, nợ chính phủ… Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế năm 2008 là từ các khoản cho vay hộ gia đình (household debt), lúc đỉnh điểm tỷ lệ các khoản vay mua nhà núp bóng dưới các loại chứng khoán hóa lên tới 97% GDP của Mỹ.


Do đó, để tránh rủi ro hệ thống và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn trước các cuộc khủng hoảng, đồng thời tránh làm “lung lay” quyền lực chính trị của giới cầm quyền, chính phủ sẽ phải có biện pháp “giải cứu” ngành ngân hàng và các doanh nghiệp lớn có tác động “trọng yếu” tới an ninh tài chính quốc gia. 


Theo The New York Times, rủi ro hệ thống này đã khiến chính quyền của Tổng thống Bush, Tổng thống Obama và Fed phải tiến hành các hoạt động “giải cứu” hệ thống tài chính, ngân hàng trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 2008, 2009. Fed đã cấp tổng khoản vay lên tới 1,3 nghìn tỷ USD vào tháng 3/2009, trong cả chương trình thanh khoản khẩn cấp và chương trình giải cứu ngân hàng Bear Stearns, American International Group và một số tổ chức tài chính khác; cũng như đầu tư tiền vào các điều khoản có lợi cho hàng trăm ngân hàng.


Tại Ý, nợ chính phủ Ý vượt quá 131% sản lượng kinh tế hàng năm, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đó là cấp độ cao thứ hai ở châu Âu, chỉ sau Hy Lạp. Khi các nhà đầu tư trở nên lo lắng về gánh nặng nợ công, họ đòi hỏi lãi suất cao hơn cho trái phiếu chính phủ. Điều đó làm giảm giá trị của trái phiếu. 


Vào cuối năm 2019, Bloomberg đưa tin rằng các ngân hàng Trung Quốc đang lao đao trong cơn khủng hoảng, nợ tiêu dùng của người dân nước này tăng vọt và hiện tượng tái cơ cấu trái phiếu quy mô lớn là những dấu hiệu cho thấy hệ thống tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang căng thẳng nghiêm trọng. “Quả bom nợ” 40.000 tỷ USD của Trung Quốc ngày càng “phình to”.


Nợ chính phủ của Trung Quốc được trang Commodity ước tính lại theo chuẩn quốc tế lên tới 92,8% GDP năm 2019, và được ví là “đã vượt qua mặt trăng”; cách ví von này không chỉ cho thấy khoản nợ công thực sự lớn hơn mức chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rất nhiều, mà còn ám chỉ sự bất ổn tiềm ẩn trong các khoản nợ chính quyền trung ương và địa phương của nền kinh tế này. 


Tờ The Financial Times cho rằng chính phủ và các cơ quan tiền tệ đã tạo ra động lực cho các ngân hàng hành xử thiếu thận trọng. Khi chính phủ chính là nguyên nhân thị trường bị bóp méo, người ta khó có thể nhận ra được những hành vi vô đạo đức trong hệ thống tài chính. 


Vấn đề ở chỗ, người dân càng ỷ lại vào chính quyền, thì chính quyền càng phụ thuộc vào việc vay tiền của các tổ chức tài chính quốc tế, của các định chế tài chính lớn - chính là thủ phạm tạo ra khủng hoảng tài chính, để “cho vay giải cứu”, biến nợ tư nhân thành nợ công, thế chấp bằng tiền thuế của dân; đây quả là cách “bóc lột” cao tay của các nhà tài phiệt. 


Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, mà nguyên nhân bề mặt là do đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra, nhiều người cho rằng các doanh nghiệp sẽ quay trở lại sản xuất bình thường, nền kinh tế sẽ có thể vực dậy sau ít nhất là vào cuối quý II/2020. Tuy nhiên, các học giả kinh tế Giancarlo Corsetti và Emile Marin của ngân hàng Deutsche cho rằng NHTW các nước lại bơm ra một lượng tiền thậm chí lớn hơn cả lượng tiền được bơm vào Đại khủng hoảng kinh tế năm 2008. 


Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này mới chỉ... bắt đầu, và kết quả của nó sẽ không hề “lạc quan” với mô hình “phục hồi kinh tế hình chữ V” như đã thấy trong quá khứ. Vào tháng 3/2020, gần 80 quốc gia đã yêu cầu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) “giúp đỡ” để vay số tiền lên đến 83 tỷ USD kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. 


Liệu có phải rằng khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái là chính phủ có thể bơm tiền ra để “hạ cánh mềm” và tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế? Đến một ngày, quả bom nợ sẽ được “kích nổ”, domino phá sản xảy ra và dù có bơm thêm tiền vào nền kinh tế thì cũng không thể giải quyết được hậu quả. Mọi thứ vẫn phải quay về điểm cân bằng, đó là dựa vào năng suất lao động, chứ không phải “tăng trưởng nóng” dựa trên vay nợ, vì càng bơm tiền thì nợ xấu càng nhiều và quả bóng nợ càng phình to. 


Chẳng qua bơm tiền là liều thuốc “morphin” mà các nhà tài phiệt ngân hàng “bắt tay” cùng các chính trị gia, các chính quyền độc đoán nhằm “giúp” nền kinh tế “giảm đau”, hay nói đúng hơn là “hút máu” nền kinh tế một cách hợp pháp mà thôi. Đây chẳng phải là cách mà ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta thông qua hệ thống kinh tế-tài chính? Có lẽ đã đến lúc nhân loại cần phải tỉnh táo để nhận ra rằng bản chất thật của nền kinh tế hiện đại đầy tà ác và vô vàn thủ đoạn, bắt nguồn từ “lòng tham không đáy” của cả kẻ cho vay lẫn người đi vay.


(Internet)

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

 

Nay mình chia sẽ với anh em kinh nghiệm đầu tư từ 2014 của mình. Việc đầu tư không hề dễ, và không có chuyện bõ tiền vào là lãi ngay, dưới đây là kinh nghiệm đúc kết từ  không biết những lần lên bờ xuống ruộng và 1 lần cháy tài. 3 năm qua thì mình không còn cháy tk hay phải lỗ quá 20% nữa, tất cả điều lãi


1. Chọn cổ phiếu: đầu tư cơ bản đòi hỏi anh em phải có kiến thức kinh doanh, kế toán căn bản, tài chính căn bản. Kiến thức, sự hiểu biết chính là cái phễu lọc. Phễu lọc tốt đòi hỏi cần có nguyên liệu đầu vào chất lượng (cổ phiếu). Hãy chọn những cổ phiếu minh bạch thông tin, nhiều thông tin, ban lãnh đạo tập trung làm kinh doanh chứ không tập trung lái cổ phiếu, thì thông tin đầu vào có chất lượng cao, đầy đủ sẽ giúp việc ước tính lợi nhuận sẽ ít bị sai lệch hơn. Còn cổ phiếu nhỏ, lãnh đạo chuyên lái cp, thông tin ít thì chất lượng thông tin sẽ bị méo mó, thông tin đưa ra phục vụ việc làm giá, như bọn xxx, lúc giá tăng thì chã ai biết gì, tới khi phân phối thì bung thông tin ra chuyển nhượng cty con hay dự án gì đó lãi nghìn tỉ, nhà đầu tư nhảy vào ngay đỉnh, chết trên đỉnh everest, có rất nhiều nghiệp vụ kế toán để tạo ra báo cáo đẹp, tô vẻ doanh nghiệp ảo nên bắt buộc phải né đám này ra. Đừng đem rác vào lọc. Blue chip là lọc tốt nhất vì những hành động thiếu đạo đức của ban lãnh đạo sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu, doanh nghiệp cũng bị chi phối bởi nhiều tổ chức lớn, lãnh đạo khó hoành hành


2. Chọn thời điểm: bất kì doanh nghiệp cũng có chu kì, ngắn và dài. Do đó dù có nắm VCB, HPG, MWG, VNM hay FPT thì trong ngắn hạn chuyện lỗ là bình thường. Do là cổ phiếu bluechip, có nhiều thông tin nên lý thuyết thị trường hiệu quả sẽ cực kì chính xác, nhờ thông tin nhiều mà cổ đông lớn, ndt tổ chức họ sẽ định giá được cổ phiếu vì vậy nếu kết quả kinh doanh sụt giảm thì họ bán ra làm giá cổ phiếu giảm. Như HPG mặc dù lãi kỉ luật 34k tỉ, nhưng vẫn bán tháo đơn giản vì năm 2021 là đỉnh lợi nhuận nhờ giá bán thép tăng mạnh, 2022 sẽ sụt giảm còn khoảng 28k tỉ vì giá thép hạ nhiệt, lúc này định giá của HPG sẽ thấp hơn, đầu tư là dự đoán tương lai, vì vậy không phải tới lúc công bố lợi nhuận sụt giảm thì người ta mới bán, họ bán trước vì kiểu gì lợi nhuận, giá cũng giảm, làm cho giá giảm trước khi công bố kết quả kinh doanh, ai mua trong ngắn hạn sẽ lỗ. Tuy nhiên dài hạn thì không chết được vì doanh nghiệp sẽ giải quyết bài toán tăng trưởng lợi nhuận của chính mình, như Hpg thì 2022 sẽ là đáy lợi nhuận, 2023 lợi nhuận đến thêm từ các mảng như nông nghiệp, điện lạnh, thùng container với giá trị gia tăng lớn hơn thép thô, 2024 doanh thu và lợi nhuận sẽ vượt 2021 nhờ đưa vào vận hành các nhà máy mới, nâng công suất, tăng mạnh doanh thu và lợi nhuận. Do đó cơ hội về bờ của anh em vẫn có nếu chọn sai điểm vào. Điểm vào tốt nhất là khi lợi nhuận năm tới cao hơn lợi nhuận năm nay, thị trường hiệu quả sẽ trả giá cao hơn cho cổ phiếu của anh em. Mwg cũng từng đối mặt với việc bão hoả ở mảng điện thoại, ngay lập tức thị trường hạ định giá làm giảm gần 50% giá, mãi sau thử nghiệm hàng trăm lần mới cho ra công thức tăng trưởng mới là điện máy xanh, giá lại phi x3-x4 trong vài năm..


3. Quản trị rủi ro doanh m

Không có gì chắc chắn ở một tương lai bấp bênh vì vậy anh em phải xây dựng 1 doanh mục ứng phó bão. Nguyên tắc xây dựng doanh mục là. Lợi nhuận cao rủi ro cao và nguyên tắc 80/20. Khi mua một cổ phiếu nào đó điều đầu tiên ae phải biết là rủi ro nó là gì, dự đoán sai thì ra sao? Kết quả kinh doanh tối thiểu trong năm sau của nó là bao nhiêu? Lấy ví dụ HPG tiếp. Anh em ước lãi 28k tỉ, EPS trung bình sẽ là 6200, PE cao nhất và thấp nhất là 10 và 6 thì giá của nó có thể giao động từ 36k - 60k. Nếu ae mua ở giá 40, khi thị trường bi quan bán đổ bán tháo thì có thể giảm về 36k rồi sẽ có lực cầu rất lớn vì thị trường HIỆU QUẢ, tay to biết được HPG đang ở mức PE 6 là đáy, trong khi triển vọng không thay đổi, do thị trường định giá thấp, ae phải đối mặt với việc lỗ 10% (42-36) khi thị trường bán đổ bán tháo. Tuy nhiên việc ước tính lợi nhuận có thể sai do thông tin và kiến thức không đủ, ae phải biết mình có thể sao bao nhiêu %, ví dụ lãi thấp nhất trong năm sẽ là 25k tỉ chứ không phải là 28k tỉ, thì EPS lúc này là 5500, như cũ là nhân với PE đáy và đỉnh là 10-6 thì sẽ ra 55 và 33, lúc này ae phải đối mặt với rủi ro mất 17,5% nếu bị bán tháo về 33. Nhưng thị trường có lúc bi quan thì cũng có lúc hưng phấn, khả năng về đỉnh 55 trong năm vẫn có, nên lỗ của ae chỉ là lỗ tạm thời. Với việc kiểm soát đc rủi ro như vậy thì ae có thể hoàn toàn bõ 80% vốn vào cổ phiếu mình hiểu rõ như HPG, lợi nhuận chắc chắn sẽ không cao vì đơn giản ai cũng biết đáy ở 36 và đỉnh ở 60, thì giá 40 người người nhà nhà lao vào bắt, giá 55 thì xả ồ ạt chứ ko chờ tới đáy và đỉnh. 80% vốn mang đến lãi x2-x3 bank là rất ngon rồi, còn 20% thì để đầu cơ vào những mã "mờ ảo" hơn, vì mờ ảo thì ít người thấy, ae có thể tìm thấy vàng trong rác, lãi 50-100% thì cũng là chuyện bình thường, tuy nhiên cũng có thể tìm thấy sh*t trong rác, giảm 50% trong 20% thì cũng chỉ mất 10% trong doanh mục, phần lãi từ 80% kia sẽ bù đắp được, cùng lắm thì hoà vốn chứ ko banh xác được, sống càng lâu lãi càng to, NAV là 1 đường thẳng đi lên chứ không phải đường cong hình Sin

- Đặc biệt: tuyệt đối không được all in vào bất kì  1 mã nào hay nhiều mã trong 1 ngành, hãy chọn ít nhất 3 cổ phiếu có triển vọng tốt ở 3 ngành trong doanh mục, tỉ trọng cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào sự am hiểu, hiểu càng nhiều thì càng chắc, mua càng nhiều. Chứ không phải thấy "tìm năng", "target" càng lớn là mua càng nhiều


4. Quản trị cảm xúc: AE phải luôn ghi nhớ câu lợi nhuận cao - rủi ro cao, đừng thấy người ta x2 - x5 nav mà ham, có thể họ đang chạy xe buông tay mà họ không biết đấy, đu theo thì dễ vỡ mật. Phải luôn tìm điểm sai của mình trong ước tính lợi nhuận, đánh giá liên tục. Luôn xem lại bản thân của mình, nếu mình tin là không có gì sai sót, chắc ăn thì lúc đó độ tự tin của anh em đã đạt đỉnh, cái ngày ăn bô không sẽ không còn xa. Đa phần những ae x2-x3 trả hết lại thị trường là do tự tin quá mức. Bố mày đánh x2 x3 hơn tụi quỹ đầu tư thì làm sao mà sai được nữa, phải dùng full margin, xin tiền vợ, vay tiền thêm mà làm giàu thôi, kết quả là all in 1 phát banh xác.


5. Tư duy về chứng khoán. Hãy tư duy chứng khoán như một kênh đầu tư có lãi suất và rủi ro cao hơn bank. Do đó tốt nhất hãy dùng một khoản tiền tiết kiệm vừa phải bõ vào chứng khoán để gia tăng lãi nhiều hơn (tiếp tục áp dụng quy tắc 80/20 trong việc quản lý tài sản). Khi quan niệm như vậy thì ae sẽ chấp nhận mức lãi vừa phải, 20-30%/năm là đủ nên sẽ ít chọn những cổ phiếu có lợi nhuận và rủi ro lớn, không gặp áp lực khi nắm giữ lâu dài, còn anh em dồn hết tài sản vào đánh chứng khoán để thành tỉ phú thì có xu hướng chọn những cổ đầu cơ mạnh như flc, cii, ceo, dig với hy vọng tăng cả chục lần, đến khi ra đảo thì chẳng biết ngày về, đó là áp lực vô hình khiến anh em thoả hiệp với rủi ro lớn. Điều này cũng góp phần tạo hình Sin cho Nav của anh e

Đôi lời chia sẽ với anh em những ngày cuối năm, hy vọng những điều này sẽ giúp anh em có lãi, đem quà tết về cho gia đình trong những năm tới

!m.....ục... .ững năm tới!

Trần Thành Hải

 Của Thiên Trả Địa - Bẫy Tâm Lý Trên Thị Trường Chứng Khoán

Đã bao nhiêu anh em ngồi nhìn lại quá trình đầu tư của mình? Có khi nào anh em thấy mình đánh tăng 4 trận, nhưng trận thứ 5 thì cuốn sạch lãi, thậm chí âm vốn luôn không?

Mình tin rằng 99% anh em nhà đầu tư mới đều mắc phải lỗi này, vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Trong đầu tư để thành công không chỉ giỏi kiến thức chuyên môn về phân tích là đủ mà còn cần kỹ năng về tâm lý và quản trị vốn. Đó là lý do vì sao nhiều người có học vấn cao, hay đã thành công trong một lĩnh vực nào đó khi bước vào thị trường chứng khoán đều sấp mặt như nhau. Hôm nay mình sẽ nói về yếu tố tâm lý trong đầu tư cũng như đầu cơ.

Khi mới bước vào thị trường, đang phần tất cả chúng ta đều rất đề phòng. Tuân thủ các nguyên tắc quản lý vốn. Tuy nhiên có những lúc thị trường tăng, cứ mua là thắng, việc kiếm được tiền làm anh em tưởng mình thật sư tài giỏi và thị trường dễ kiếm tiền. 2 việc này khiến anh em gọi thêm vốn vào, nếu không thì sẽ bõ qua các nguyên tắc quản lý vốn, bắt đầu mua ít mã hơn, chọn những mã xanh tím liên tục để ăn đậm hơn, thậm chí dụng cả margin. Cứ sau mỗi lần lãi, mình nghĩ tâm lý chung thì ae rất hiếm khi rút ra, tìm mọi cách mở to nav nhất có thể. Lúc này ở giai đoạn cảm xúc, chỉ 1 bước nữa là banh xác. Anh em nên nhớ nếu ae có 500 triệu, lãi 40% tương ứng 200tr thì nav có 700, margin 1:1 sẽ lên 1.4 tỉ, chỉ chỉ cần thị trường điều chỉnh nhỏ, cổ phiếu giảm 20% thì danh mục bay mất 280tr, âm luôn 80tr vào vốn ban đầu rồi. 

Vậy để khắc phục lỗi tâm lý đó thì phải làm thế nào? Anh em phải luôn ghi nhớ những điều sau đây.

1. Anh em phải biết không bao giờ cổ phiếu hay thị trường tăng mãi được. Đến một lúc nào đó sẽ phải điều chỉnh, thậm chí quay đầu giảm. Cổ phiếu càng tăng "biên an toàn" càng giảm va rủi ro sẽ tăng lên. Ví dụ như anh em định giá DIG 120k/cổ phiếu, giá hiện tại 90k. Biên an toàn là 30k. Nếu giá tăng lên 100k thì biên chỉ còn 20k...rủi ro sẽ tăng. 

2. Phải biết dừng, nghĩ ngơi sau mỗi vụ mua bán. Nếu anh em mua bán liên tục thì phải chấp nhận việc lỗ khi gặp cổ phiếu hoặc thị trường điều chỉnh ngắn hạn. Khoản lãi trước đó nhanh chóng bốc hơi. Kiếm được tiền rồi thì nghĩ cách giữ khoản tiền vưà kiếm được, có cách giữ rồi mới nghĩ tới chuyện kiếm tiếp.

3. Giá cổ phiếu tăng càng mạnh thì càng gần đỉnh. Đây là kinh nghiệm mà mình đúc kết từ 8 năm thăng trầm trên thị trường. Vì sao giá tăng mạnh thì lại gần đỉnh? Vì đội lái kéo giá mạnh mục đích là để gây chú ý, hấp dẫn nhỏ lẻ, kích thích lòng tham. Nên nhớ các cổ phiếu tăng trần sẽ hiển thị đầu bảng thống kê giao dịch, margin được mở ra ở vùng đỉnh cho anh em xúc hút. Khi phân phối xong thì chỉ còn nhỏ lẻ trên chuyến tàu cuối đó thôi. Ở đoạn này đa phần ae sẽ có hành vi "hold to die" vì xuống tiền ở đoạn đỉnh thì anh em đã có niềm tin cực lớn với cổ phiếu, cái tôi cao ngất trời, không thể sai được. Kết cục là gồng lỗ đến khi âm nặng tài khoản. Đối với những anh em đầu cơ thì phải cẩn trọng điều này. Lúc đa số mọi người điều tham lam thì phải biết sợ hãi.

4. Trong đầu cơ, nav nở càng to thì phải càng đa dạng hoá bằng 1 danh mục có nhiều doanh nghiệp của nhiều dòng khác nhau, chứ không phải đa dạng kiểu full thép hay full bds. Đa dạng kiểu đó một khi vào đúng sóng thì ăn 50-70%. Nhưng qua sóng rồi thì chỉ còn cái nịt.

5. Thất bại là mẹ thành công, nhưng chiến thắng nhiều lúc lại là bà ngoại thất bại. Lúc nào anh em cũng phải nhìn lại bản thân mình, trước khi xuống tiền phải kiểm tra xem mình có đang rơi vào bẫy fomo hay không? Cổ phiếu đó đã tăng bao nhiêu lần kể từ đáy rồi? Định giá cổ phiếu đó là bao nhiêu? Chứ không phải nghe ai đó bảo cổ phiếu xứng đáng 5tr. 10tr hay 100tr là cứ nhảy vào múc. Đừng bao giờ tiếc nối khi cổ phiếu mình bán non,hoặc cổ phiếu mình ngắm nó phi ầm ầm. Cảm giác tiếc nối sẽ khiến anh em sửa sai ngay đỉnh.


Bài viết cũng khá dài rồi nên mình tạm dừng ở đây, hẹn anh em ở những bài viết sau về kinh nghiệm


đầu tư!

 



Hôm nay mình tiếp tục chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm cho anh em. Trên thị trường, đa số cổ phiếu đều có lái, anh em đầu tư không biết gì về lái thì một ngày nào đó chắc chắn anh em sẽ bị cháy tài khoản bởi những người trong bóng tối. Trong 8 năm đầu tư, mình có cơ hội làm việc với một vài đội nên mình cũng có chút kinh nghiệm về họ, và cách làm giá chứng khoán, tạo ra 1 cuộc chơi như thế nào. Ở bài viết này mình không lên án hay tôn vinh hành vi của đội lái, trung lập.

1. Đội lái: Họ là ai???

- Họ là những người nắm chắc thông tin doanh nghiệp, có quan hệ mật thiết với người trong doanh nghiệp, hoặc có thể là lãnh đạo doanh nghiệp. Họ lợi dụng thông tin sớm về chuyển biến tình hình doanh nghiệp, ví dụ như DN vào chu kì tăng trưởng mạnh nhờ vận hành nhà máy mới, hay sắp chuyển nhượng 1 dự án nào đó ghi nhận lợi nhuận khủng, hoặc đầu cơ tích trữ hàng tồn kho giá rẻ, thâu tóm, thoái vốn...v...v..nói chung là họ biết được câu truyện chính sắp tới là gì. 


2. Họ làm giá như thế nào?

Quy trình làm giá gồm 4 giai đoạn: ĐẠP - GOM - ĐẨY - XẢ


1. ĐẠP. Ở giai đoạn này họ mượn hàng, có thể là thoả thuận, hoặc mua khớp trên sàn để đạp mạnh cho các bên khác bán ra để chuẩn bị cho bước 2 là gom. Giai đoạn này có rất ít thông tin, hoặc toàn thông tin xấu, nên giá ì ạch, hoặc giảm bền vững...


2. Gom. Bước này song song với Đạp, tay trái bán tay phải mua vào giá thấp hơn, nên cuoos cùng họ chỉ mất phí thôi. Nhà đầu tư thấy cổ phiếu giảm liên tục, tin xấu ra nhiều nên họ rất sợ, đi lên mạng tìm thông tin lại thấy nhiều tin tiêu cực hơn nữa, tâm lý sẽ bán ra. Ngoài ra họ còn nghe 1 số chuyên gia theo trường phái "Cuốn Theo Chiều Gió", thấy cổ phiếu giảm là tìm lí do để giải thích cho việc đó, ngăn cản nhà đầu tư mua vào và khuyến nghị bán ra. Lúc này thanh khoản rất thấp, dễ rụng.


3. Đẩy. Giai đoạn này vẫn chưa có thông tin gì nhiều, thanh khoản không tăng, nhưng giá lại tăng chậm nhưng đều như vắt chanh. Lúc này nhiều người vẫn nghi ngờ bởi vì giá tăng nhưng tin tức không có, lục lại tin cũ thì toàn tin xấu,trong đầu cứ câu hỏi vì sao? Tại sao?? Nhưng trong tim thì rộn ràng tiếc nuối vì thấy tàu ngày càng xa dần....


4. Xả. Bước này là bước đầy cảm xúc và làm người ta chết trong sung sướng. Bước này kéo rất mạnh, xanh tím với khối lượng bùng nổ. Mục tiêu là để bắn tín hiệu cho đám đông, liên tục đúng top trên bảng xếp hạng về giá và thanh khoản, các bạn môi giới bắt đầu để ý, phân tích cho khách hàng mình mua. Đội lái họ cũng rất tâm lý, cung cấp đầy đủ mọi thứ cho các bạn đu đỉnh. về kỹ thuật thì đánh như sách giáo khoa, các chỉ số điều cho tín hiệu mua, về cơn bản thì tin tức bơm ra ồ ạt, ai cũng dựa vào đó để lý giải cho đợt tăng giá vừa rồi, điều này đúng nhưng quá trễ, giá đã phản ánh tin tức đó cả rồi. Trong giai đoạn xả sẽ có 1 số chuyên gia nhảy vào phá bỉnh, chim lợn cổ phiếu, hô vượt giá trị thực này nọ, lúc này đám đông sẽ phân hoá, 1 số người sẽ trở lại nghi ngờ giá của cổ phiếu. Đội lái sẽ tát vào mồm của các chuyên gia này bằng cách kéo lên thêm 20-30% nữa, việc phân tích, nhận định sai khiến những chuyên gia này mất uy tín, họ im lặng. Và lúc này chỉ còn những người fomo thì hào khí ngất trời vì giá tăng "Đúng như dự đoán", nhà nhà, người người đều có hàng, ai cũng tin cứ mua sẽ giàu.... Thế là bắt đầu full margin, mượn thêm tiền ngoài vào đánh chứng, kêu khách hàng gia tăng tỉ trọng. Lúc này lệnh to, thanh khoản cao, anh em sẽ thấy những lệnh múc vài tỉ, nhưng chiều bên kia thì họ kê bán liên tục ...đặt bán 1000 cổ thì chỉ mua lại 700, cứ quay vòng như vậy, vừa quay vừa kéo giá đến khi ra gần hết lượng cổ phiếu nắm giữ v...v...rồi chuyện gì tới thì cũng sẽ tới. Sau khi vừa đẩy vừa xả, còn khoảng 30% khối lượng thì thẳng tay xuống....giá cổ phiếu đỏ lè, anh em cứ nghĩ chắc chỉnh mạnh, ai chậm chân thì đây là cơ hội cuối lên chuyến tàu cuốn cùng...xả được 1 phần rồi đội lái sẽ kéo lên để xả đợt cuối cùng, khi kéo lên chắc chắn rất nhiều anh em nghĩ chỉnh xong, nhảy vào cướp hàng của lái 1 cách mù quán....và đúng như tên gọi của nó , chuyến tàu cuối cùng. Kéo hoàn thành mô hình 2 đỉnh, hàng ra hết, lúc này chỉ còn mỗi anh em nhỏ lẻ, đoàn kết...chết hết. Giá rơi như thang máy nhưng chẳng mấy người chạy được vì những lí do sau đây:

- Đau. Sợ cảm giác đau khi phải cắt lỗ

- Sĩ diện. Rất nhiều môi giới bệnh nghề nghiệp, sợ thừa nhận sai sẽ mất uy tín, mất khách hàng, kết cục là gồng tới mất khách....

- Ôm ấp kỉ niệm đẹp. Rất nhiều nhà đầu tư hỏi tại sao báo lãi to kỉ lục mà giá giảm không phanh? Vì kỉ lục đó đã qua rồi, tương lai có thể 3-5 năm sau mới có cái kỉ lục mới, thì 3-5 năm sau mới có cái đỉnh mới, còn vài tháng nữa thì trở về mặt đất đã....

Đó là những lí do chẳng mấy ai chịu nhảy khi tàu đang chìm...


Đó là quá trình sơ bộ của việc làm giá chứng khoán. Một khi anh em hiểu được thì sẽ khó chết. Mạnh dạng cắt lỗ khi cuộc chơi kết thúc, xác định đúng câu chuyện của doanh nghiệp, cẩn trọng khi tất cả mọi người fomo, những chuyên gia mọc lên như nấm.....

Bài viết sơ lược vậy thôi, mình tạm dừng ở đây vì nhiều yếu tố nhạy cảm, có thể ảnh hưởng các bên liên quan. 

"Lái, người giúp bạn nhận ra giá trị thực, nhưng không phải là người ban phát của cải cho bạn"

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

 TUYỆT CHIÊN LỰA CHỌN BẤT ĐỘNG SẢN VÙNG VEN SINH LỜI


     1.Lựa chọn phân khúc bất động sản mà bạn muốn tham gia đầu tư. Bất động sản công nghiệp, bất động sản công nghiệp ăn theo, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản ăn theo du lịch…Huy động nguồn tài chính đầu tư phù hợp, đầu tư cá nhân, đầu tư theo nhóm. Đối với nhà đầu tư nhỏ với số ít, các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhóm nguồn tài chính dồi dào. "Đừng đợi đủ tiền để mua bất động sản, mua xong bất động sản rồi đợi giá tăng".


    2.Lựa chọn các bất động sản có vị trí tốt. Chọn mua các lô đất ở các trục đường chính. Đường càng lớn thì lô đất càng có giá trị, có tính thanh khoản cao. "Đường mở thì đời cũng mở". Quan tâm đến tính độc lạ, lô góc, lô mặt tiền, lô 3 mặt tiền, gần vị trí trung tâm…Lựa chọn các lô đất có đường ô tô, hoặc xe ô tô quay đầu, đường thông, không bị hẻm cụt.


    3. Pháp lý của lô đất. Lô đất phải có sổ đỏ, đất

 không bị tranh chấp. Thông tin của người bán phải đúng tên, tuổi, địa chỉ, số cmnd… Hình thức sử dụng chung hay riêng, càng rõ ràng càng tốt. "Cần phải đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước ký".


     4. Quy hoạch của lô đất. Quy hoạch tầm nhìn của lô đất năm 2030, các tiện ích xung quanh, các yếu tố tác động lên giá trị của 1 bất động sản. Kiểm tra quy hoạch trên Thông tin land, kiểm tra ở sở tài nguyên môi trường có dấu mộc trước khi xuống tiền, đảm bảo an toàn và tin cậy.


   5. Lựa chọn các lô đất có giá thấp hơn giá thị trường 8% đến 10%. Bất động sản giá ngộp, các bất động sản cần bán gấp. Đây là một chiến lược đầu tư theo giá trị, lời ngay sau khi mua. Đảm bảo được biên độ lợi nhuận cao, hạn chế bớt rủi ro.


      6. Tỷ lệ thổ cư trong lô đất. Đất ven đô thường có diên tích lớn vài trăm mét đến hàng ngàn mét. Đất vùng ven thường là đất cây lâu năm, đất hàng năm khác. Lựa chọn các lô đất có một ít thổ cư vừa đảm bảo có thể cất nhà, làm biệt thự, trang trại và xung quanh là trồng rau, cây trái, vườn, nuôi cá. Xu hướng nhiều nhà đầu tư muốn xây thêm ngôi nhà thứ hai, thích sống gần gữi với thiên nhiên đồng quê. Lựa chọn các lô có sẵn đường của nhà nước, đường hiện trạng để dễ phân lô tách thửa.


    7. Lựa chọn các lô đất có khả năng tăng giá. Lựa các lô đất gần các dự án đầu tư công như làm đường, trung tâm thương mại, làm hồ, khu công nghiệp, dự án du lịch nghỉ dưỡng. Quan tâm đến những khu vực có sóng thông tin, sóng hạ tầng, và quá trình đô thị hóa…Nắm được tình hình của thị trường sức mua, thời điểm vào và điểm ra hợp lý, để bất động sản x2,x3… Lựa chọn các tiện ích phúc lợi xung quanh. Khi đi khảo sát thực tế, bạn quan sát xung quanh lô đất có các tiện ích trường học, bệnh viện, ubnd, sân vận động, chợ, siêu thị, công viên... Đối với những lô ở những nơi đất khỉ ho cò gáy. Chúng ta phải tâm đến các tiện ích phúc lợi, dự án hình thành trong tương lai.


    8. Lựa chọn các lô đất không bị lỗi về phong thủy. Lô đất không bị dính mồ mả, không gần chùa, chiền, am cốc. Không bị đâm đường, không gần cầu cống, lô đất không bị ngập lụt, lô đất bị tốp hậu. Lô đất bị thấp rất nhiều so với mặt đường.


    9. Làm đẹp cho các lô đất. Sang lắp mặt bằng cho lô đất, trồng thêm cây xanh, các tiểu cảnh, chặt bớt các cây to… Nâng cao giá trị của lô đất bạn đang đầu tư, các khu du lịch sinh thái, du lịch homestay...


   Xu hướng đầu tư bất động sản vùng ven là xu hướng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Với tầm tài chính 500tr đến 2 tỷ, giúp nhiều nhà đầu đạt được biên độ lợi nhuận như mong muốn. Thảo đã liệt kê ra các yếu tố để giúp anh chị lựa chọn một bất động sản tốt vùng ven, sinh lời, an toàn và hiệu quả. Còn quan điểm của


anh chị như thế nào?